Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ ở đâu

Ca dao dân ca xưa gió đưa cành trúc la đà và kể cả không ít những nhà thơ đã tả nhiều về vẻ đẹp thanh bình kinh thành Thăng Long. Cảnh mùa thu thật đẹp, gió nhẹ nhẹ đủ làm gợn sóng mặt hồ Tây, bên bờ hồ liễu rủ biêng biếc. Hãy tham khảo với onthihsg ngay nhé.

Trong ca dao – dân ca, đề tài về cảnh đẹp đất nước chiếm một mảng khá lớn. Mỗi bài là một bức tranh phong cảnh tuyệt với, ẩn chứa lòng tự hào, tình cảm gắn bó thiết tha, sâu nặng với quê hương, xứ sở. Bài ca dao nói về cảnh đẹp Hồ Tây ở thủ đô Hà Nội được lưu truyền rộng rãi và đã trở thành lời ru quen thuộc:

 Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

   Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

     Hồ Tây xưa kia có tên là hồ Lãng Bạc [tức cái bến có sóng lớn], hay còn gọi là Dâm Đàm [hồ sương mù] vì thường vào lúc sáng sơm và chiều tồi, sương phủ dày trên mặt nước. Vì ở vị trí phía Tây kinh thành nên sau này nó được gọi là Hồ Tây. Xung quanh hồ là những địa danh nổi tiếng của đất Thăng Long như chùa Trấn Vũ, huyện lị Thọ Xương, làng Yên Thái [vùng Bưởi] chuyên nghề làm giấy [vỏ cây dó được ngâm mềm, giã nhuyễn rồi cán mỏng thành giấy], phường Nghi Tàm, quê hương của Bà Huyện Thanh Quan , thi sĩ nổi tiếng của nước ta.

     Bài ca dao là bức tranh toàn cảnh Hồ Tây vào một buổi sáng tinh mơ.

     Mở đầu là nét chấm phá đơn xơ nhưng sinh động: Gió đưa cành trúc la đà. Làn gió nhẹ sớm mai làm đung đưa cành trúc nặng trĩu sương đêm, tạo nên cái dáng mềm mại, nên thơ. Bức tranh duy nhất chỉ có nét thanh mảnh của cành trúc la đà trên cái nền mông lung mờ ảo của bầu trời và mặt hồ.

     Trong câu tiếp theo, các âm thanh hòa quyện vào nhau: Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Tiếng chuông ngân nga, tiếng gà gáy rộn rã báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Tiếng chuông chùa vang vọng giữa thinh không gợi cảm giác bình yên. Tiếng gà gáy gợi lên cảm giác quen thuộc nơi thôn dã. Âm thanh của cõi đạo, cõi đời hòa quyện, làm tăng thêm vẻ tĩnh lặng của đất trời lúc đêm tàn, ngày rạng.

     Ai đã một lần đến Hồ Tây khi màn sương dày đặc còn bao phủ mặt hồ sẽ thấy được cái hay, cái đẹp của câu : Mịt mù khói tỏa ngàn sương, để rồi thực sự sống trong tâm trạng lâng lâng thoát tục trước vẻ đẹp thần tiên ấy.

     Nếu ở ba câu thơ trên mới thấp thoáng hơi hướng cuộc sống thì đến câu thứ tư, hình ảnh cuộc sống lao động bỗng hiện ra rõ nét qua nhịp chày giã dó dồn dập của dân làng Yên Thái. Nhịp chày cũng là nhịp điệu hối hả của cuộc sống cần lao.

     Hình ảnh mặt gương Tây Hồ làm bừng sáng cả bài ca dao. Mặt trời lên xua tan sương mù, tỏa ánh nắng xuống mặt nước, Hồ Tây trở thành một gương mặt khổng lồ sáng long lanh, vô cùng đẹp đẽ!

     Như vậy là chỉ vẻn vẹn trong bốn câu thơ lục bát mà cảnh đẹp Hồ Tây đã được ngòi bút tài hoa của người xua vẽ thành bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ. Ẩn chứa sau từng câu, từng chữ là lòng tự hào, yêu mến tha thiết với quê hương của người dân đất Thăng Long ngàn năm văn vật.

     Trên khắp đất nước Việt Nam ta, ở đâu cũng có những cảnh đẹp làm xao xuyến hồn người. Xứ Lạng ở Đồng Đăng có phố Kì Lừa, Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh. Hà Nội với ba sáu phố phường, Hồ Tây, Hồ Gươm, gò Đống Đa, chùa Một Cột… Miền Trung với Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Xứ Huế với vẻ đẹp uy nghiêm, trầm mặc của cung điện, đền đài, lăng tẩm, của sông Hương với núi Ngự Bình. Những đêm trăng sáng, tiếng hò ngân dài trên sông nước Hương Giang : Đò từ Đông Ba đò qua đập đá, Đò về Vĩ Dạ thẳng ngã ba Sềnh, Lờ đờ bóng ngả trăng chênh, Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non. Người dân Nam Bộ tự hào với mảnh đất trù phú, mỡ màu bốn mùa hoa thơm trái ngọt, lúa chín vàng đồng: Cần Thơ gạo trắng nước trong, Ai đi đến đó chẳng mong ngày về…

     Tất cả những câu ca ấy dù mộc mạc hồn nhiên hay trau chuốt, trữ tình đều nói lên cảnh đẹp gấm hoa của non sông đất nước và thể hiện tình yêu quê hương đậm đà, sâu nặng của nhân dân ta. Giống như bao bài ca dao khá

     Tất cả những câu ca ấy dù mộc mạc hồn nhiên hay trau chuốt, trữ tình đều nói lên cảnh đẹp gấm hoa của non sông đất nước và thể hiện tình yêu quê hương đậm đà, sâu nặng của nhân dân ta. Giống như bao bài ca dao khác, bài Cảnh đẹp Hồ Tây sẽ sống mãi trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ người Việt.

BUỔI SÁNG Ở HỒ TÂY​​​​​​​ Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.Hồ Tây vừa huyền ảo, vừa thân thương. Cái huyền ảo là của thiên nhiên, cái thân thương là của cuộc đời. Đương nhiên là cả hai đều rất đáng yêu, song cái đặc sắc của bài ca dao không chỉ ở nội dung mà trước hết ở cách thể hiện.

Đã là tả cảnh, dù là cảnh thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt, các giác quan đều mở ra đón nhận những hình ảnh, đường nét, màu sắc, âm thanh, ánh sáng, hương vị. Về thiên nhiên có bốn chi tiết: làn gió, màng sương, mặt hồ, cành trúc, về sinh hoạt có ba chi tiết: tiếng chuông đền, tiếng gà gáy, tiếng nhịp chày. Để riêng các chi tiết thành hai loại như vậy thì thấy rất rõ là thiên nhiên được miêu tả bằng hình ảnh, đường nét màu sắc, ánh sáng, còn sinh hoạt lại được miêu tả bằng âm thanh và chỉ có âm thanh – những tiếng của đời thường. Tại sao lại không miêu tả như lệ thường, nghĩa là với thiên nhiên thì không chỉ nhìn thấy mà còn nghe thấy và với đời sống thì không chỉ nghe thấy mà còn nhìn thấy? Những âm thanh của thiên nhiên cũng như những hình ảnh của đời sống nào phải kém chất thơ!

Thiên nhiên yên lặng đến tuyệt đối. Không có tiếng gió, lời chim hay tiếng lao xao cành lá. Chính vì tất cả đều không cất lời mà khung cảnh càng thêm huyền ảo. Tất cả như chìm trong sương, chỉ còn hiện lên một cành trúc. Một cành trúc mảnh mai, mềm mại lá ngọn sát mặt nước và nhẹ đưa theo gió. Một cành trúc của cây trúc vốn nổi tiếng là xinh [Trúc xinh trúc mọc đầu đình… Trúc xinh trúc mọc bờ ao…]. Làn gió ban mai mát lành vừa đủ đung đưa cành trúc và một trời sương khói như mơ. Không có màu sắc nào rực rỡ, lung linh. Chỉ một màu hơi nước bốc lên nghi ngút, và một chút xanh xanh lá trúc. Không có đường nét nào rõ ràng. Bầu trời, không trung, mặt nước sương khói mờ ảo. Tuy nhiên không vì thiếu vắng những âm thanh của thiên nhiên mà cảnh sắc thiếu cả sức sống. Cành trúc lay động nhẹ nhàng. Mặt hồ thì biến đổi: đang mờ trong sương khói chuyển thành một tấm gương lớn sáng trong. Không phải hồ nào cũng khói hương nghi ngút. Màn sương phủ kín mặt hồ chính là một nét riêng của Hồ Tây. Vào thời Lý, Hồ Tây có tên là Dâm Đàm, nghĩa là đầm sương mù. Và tấm gương bừng sáng cả một vùng thì đúng là Hồ Tây, cái hồ mênh mông của một Hà Nội không phải là to lắm.

Chẳng thế mà Hồ Tây có tên là hồ Lãng Bạc [nước mênh mông chan hoà]. Và chỉ một cành trúc thanh mảnh, xinh xắn mà đã làm cho khung cảnh sống hẳn lên.

Từ trong cái yên lặng ấy cất lên những âm thanh của cuộc đời. Dường như là thiên nhiên đã cô giữ im lặng để cho những tiếng đời được vút lên, được ngân nga. Dường như là tác giả đã dùng sắc màu huyền thoại của thiên nhiên để làm khung cảnh cho bản giao hưởng của cuộc đời. Tiếng chuông đền Trấn Vũ lan tỏa giữa chốn nước mây. Tiếng gà huyện Thọ Xương gáy chuyền nhau vọng đến báo hiệu một ngày mới. Và tiếng chày giã đó nhịp nhàng của những người làm nghề giấy làng Yên Thái cần mẫn bắt đầu công việc ngày từ mờ sáng. Nếu như tiếng chuông, tiếng gà chẳng riêng Hồ Tây mới có thì nhịp chày tay thật là âm điệu đặc trưng cho vùng này. Giai điệu Hồ Tây bình bình trầm trầm với tiếng chày đều đều, vút lên với tiếng chuông dóng dả, tiếng gà lảnh lót, rồi ngân nga lan xa…

Bài ca dao có 28 chữ thì đã 8 chữ chỉ địa danh: Trấn Vũ, Thọ Xương, Yên Thái, Hồ Tây. Điều đó cố nhiên là cần vì những tên riêng ấy vang lên gợi ra được không gian vùng Hồ Tây. Nhưng như vậy chỉ còn 20 chữ để tả cảnh. Có ngần ấy thôi, sao đủ tả hết nên chỉ cảnh thiên nhiên được tả [cành trúc la đà, mịt mù khói ma, mặt gương Tây Hồ] còn cảnh sinh hoạt chỉ gợi mà không tả [nhắc tiếng chuông đền, tiếng gà gáy, tiếng nhịp chày mà không dùng những tính từ, động từ miêu tả]: Với 20 chữ vẫn khiến người đọc nhận ra ngay được Hồ Tây qua những bảy chi tiết, mà đều là những chi tiết tiêu biểu, dấu hiệu đặc sắc: hồ rộng, hồ đầy sương, hồ mang nhịp sống vùng thủ công nghiệp cổ truyền, hồ đẹp và nên thơ. Với 20 chữ mà diễn tả nhiều đến thế, không thể dùng những so sánh ngầm kiệm lời: sương như khói, như rừng, mặt nước sáng như gương.

Bài ca dao mang nhịp điệu khoan thai, nhờ dùng thể lục bát, dùng nhịp đôi trong suốt cả bài và ngắt đôi các dòng tám. Nhịp điệu ấy biểu hiện nhịp sống thanh bình yên ả.

Đương nhiên bài ca dao còn hồi hộp như tâm tình của con người trước cảnh mà trước hết là tâm tình người Hà Nội.

căn cứ các biện pháp tu từ đã học: so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ,…phân tích.

Phóng viên - 29/05/2018 | 10:15 [GTM + 7]

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Cổng chính làng Yên Thái

Từ xưa, vùng non nước ven hồ Tây đã đẹp như một bức tranh thủy mặc. Nơi đây có nhiều làng nghề nổi tiếng: trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa, trồng hoa... tạo nên một quần thể làng nghề ôm lấy hồ Tây cổ kính. Một trong những làng nghề để lại nhiều dấu ấn là làng Yên Thái , được biết đến với nghề làm giấy gia truyền đã đi vào câu ca:

“Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Nghề có từ bao giờ, không ai nhớ chính xác. Chỉ biết, người làng sinh ra đã nghe thấy tiếng chày giã giấy rộn ràng, hít thở bàu không khí trong lành của hồ Tây và uống dòng nước trong mát từ giếng làng. Nay giếng cổ đã bị lấp. Nghề giấy cổ truyền cũng không còn nữa. Các hợp tác xã giấy đã giải thể, song hoài niệm về nhịp chày Yên Thái khi xưa vẫn còn đó.Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ:

"Làng Yên Thái là làng chuyên làm giấy rất nổi tiếng. chủ yếu là giấy bạc và giấy moi. thực ra cho đến bây giờ rất ít người biết là yên thái ngày xưa đã từng gây ra ô nhiễm môi trường vì cả 1 khúc sông chảy qua Yên thái hay những ao quanh làng người ta đều ngâm cây gió ở đó nên ao này quanh năm hôi thối, đến cái mức người ta phải đặt 1 cái ao trong làng bị ô nhiễm là ao bựa, và cả khúc sông Tô Lịch chạy qua Yên Thái đều bị ô nhiễm. Không những thế, các ao ở gần giáp với hồ Tây, nay thì không còn cũng bị ô nhiễm nặng nề.

Nhưng ở vùng này có chùa rất nổi tiếng là chùa Thiên Niên, đây chính là trang ấp ngày xưa khi các vua từ thời vua Lý, Trần bắt được các quân Chiêm Thành thì đưa ra đây cho họ sinh sống. Cạnh chùa Thiên Niên là miếu, nơi thờ bà Phan Thị Ngọc Đô, nguyên là một vương phi của Chiêm Thành, người ta đưa bà ra đây, lập cho bà ở cùng các tì nữ, và chính bà là người có công đưa nghề lĩnh trở thành nghề dệt của cả vùng tây nam hồ Tây.

Tuy nhiên lại có ý khác cho rằng bà Phan Thị Ngọc Đô chỉ là người phục dựng lại nghề dệt có từ thời xưa. Tuy nhiên, qua khảo sát các làng dệt quanh hồ Tây thì ai cũng nói bà ấy chính là tổ nghề dệt của vùng Bưởi. Lĩnh của vùng Yên Thái này cũng rất nổi tiếng.".

Cùng với làng Yên Thái thì lại có 1 đường gọi là phố Yên Thái do ng dân tự đặt trên trục đường từ Quán thánh chạy tít lên trên chỗ ngã 3 chợ Bưởi thì phần đầu gọi là phố Thụy Khuê, phần sau gọi là phố Yên Thái, cái đó do ng dân tự đặt lên. Thực ra phố Yên Thái giai đoạn đầu không có gì đặc biệt, chỉ có 1 số nhà giàu, khá giả thì họ xây nhà ngoài mặt phố để giao dịch, buôn bán, đặc biệt buôn bán lĩnh, cũng là nơi mua tơ, bán lĩnh cho những người buôn ở trong Nam ra, ở Phnompenh sang…

Làng Yên Thái mang vẻ đẹp trầm lặng nằm trên phố Thụy Khuê vốn rất tấp nập náo nhiệt. Đường vào làng quanh co, nhiều ngõ ngách , khiến chúng ta có thể liên tưởng tới những ngôi làng cổ đậm chất vùng đồng bằng Bắc Bộ như làng Thổ Hà hay làng Đường Lâm. Nhưng đặc biệt ở chỗ, Yên Thái lại vừa quê vừa pha trộn phố. Có lẽ nên gọi Yên Thái là làng trong phố bởi ở Hà Nội không nhiều những ngôi làng trong phố như thế này. Làng cổ nhiều năm tuổi như Yên Thái lại càng hiếm hơn:

"Ngày xưa bên kia đường tàu, hầu như là ruộng rau, là nhà cấp 4 thôi. Hai mươi năm trở lại đây là bên kia đường tàu bỏ đi rồi là coi như là người ta không làm vườn nữa, nhà cửa bây giờ khác ngày xưa nhiều, coi như nhà tầng hết rồi. Ngày xưa đây là làng, còn bây giờ là phường phố."

"Phố này từ làng đi lên thôi chứ không phải là dạng như kiểu phố cổ ngày xưa. Ở đây có nước ốc nước đậu, ngô khoai sắn. Bây giờ thì nói chung là thế hệ bây giờ cái gốc ngô khoai sắn ngày xưa không có nữa rồi."

Theo người dân ở đây kể lạ, làng Yên Thái xưa có 3 thôn: Thôn Đoài, còn gọi là An Thái Đoài, có cổng Giếng; thôn Thọ có cổng Hầu, cổng Xanh; thôn Đông có cổng Đông. Những cổng này đều thông với quan lộ và mang những nét riêng biệt, nhưng tụ hội làm nên một địa danh đi vào ca dao, tục ngữ cổ xưa. Trong số những cổng ra vào làng thì cổng Giếng ở thôn Đoài là cổng to nhất, bề thế nhất.

Cổng có kết cấu như một gian nhà lớn, hai cánh cổng lim có trụ quay đặt trên lưng hai con sấu đá. Với khẩu độ rộng, xây tường hồi bít đốc, bước lên xuống qua bậc tam cấp mở ra có thể nhìn thấy toà Phương Đình hai tầng tám mái xây cạnh giếng. Toà Phương Đình này, dân gian gọi là Cầu Vuông, là nơi truyền hiệu lệnh của hàng huyện về làng xã. Bên Cầu Vuông là giếng làng. Giếng Yên Thái có nước trong nổi tiếng, từng đi vào ca dao:

Giếng Yên Thái vừa trong vừa mát

Đường Yên Thái gạch lát dễ đi.

Làng Yên Thái có địa thế rất đẹp, nằm trên đồi Kim Quy, thế đạp sơn núi Tam Thai, lượn theo thế rồng bay. Đầu rồng ngay ở đầu làng, hai mắt là hai giếng khơi, một mắt chính là giếng nước ngay trước cổng làng, một mắt ở thôn Tiên Thượng vì thế nó còn có tên gọi khác là cổng Giếng. Từ xa xưa, người làng chỉ thích gọi tên cổng làng là cổng Giếng, vì hình ảnh giếng nước đã đi sâu vào tiềm thức dân gian.

Hội đình Yên Thái tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch để tri ân công đức ông bà hàng dầu. Lễ hội có rước kiệu, có múa bồng, có tế lễ linh đình ở bốn làng: Yên Thái, An Thọ, Bái Ân và Xuân Đỉnh. Ngoài ra làng Yên Thái còn có lễ tiên hiền tổ chức vào ngày 20 tháng 3 âm lịch để tôn vinh đạo học và cũng là để khai bút đầu xuân. Ngày hôm ấy, các dòng họ có người đỗ đại khoa đều tập trung con cháu ở nhà thờ họ, tuyên dương và ghi danh sách các cháu đỗ đạt vào sổ họ. Sau đó rước lễ, rước sắc văn ra đình tế thánh rồi rước về văn chỉ của làng tế đức Khổng Tử.

Lễ rước có long đình, có cờ lọng, có quạt che hai bên. Cùng đi với đoàn rước có đội bát âm, đàn sáo tưng bừng. Về đến Văn Chỉ, sau khi làm các thủ tục lễ nghi, các nho sinh làm lễ khai bút đầu xuân, trong đó có tổ chức bình văn sướng họa thơ, để gây hứng khởi đồng thời cũng là để xem khẩu khí của con cháu. Đó là một nét đẹp văn hóa có tác dụng khuyến học, khuyến tài tôn vinh đạo học.

Người Yên Thái giờ đây làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Dân tứ xứ về đây quần cư cũng nhiều. Thời hiện đại, văn hóa các vùng - miền bị pha trộn. Cái cũ dễ bị lãng quên. Ít người còn nhắc hay nhớ đến nghề làm giấy thưở xưa ở chính ngôi làng này - cái nghề đã từng giúp cả làng có cuộc sống sung túc.

Ông Hùng - một người dân sống tại làng Yên Thái chia sẻ:

"Làng nghề ở đây, nhịp chày Yên Thái là tiếng giã giấy gió để làm giấy viết sớ trong cung đình. Người ta gọi là tiếng chày Yên Thái canh gà Thọ Xương. Cứ tầm 4 giờ sáng tiếng gà gáy sang canh người ta dậy làm xuất phát từ cái nghề làm giấy cổ truyền, có đình thờ hai thành hoàng và ông tổ nghề giấy cách đây 500 năm."

Từng nhịp chày giã dó đều đều, nhịp nhàng tạo nên khoảnh khắc không thể nào quên cho bất kỳ ai có dịp được ghé qua nơi đây. Nghề làm giấy cổ truyền ở Yên Thái cũng như một vài nơi khác được chuyên môn hóa từ khá sớm với nhiều công đoạn sản xuất, kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi người thợ ở từng công việc cụ thể phải có kinh nghiệm và giỏi nghề. Ở tất cả các công đoạn sản xuất - từ bóc vỏ dó, ngâm và giặt dó, giã dó, nấu dó, lọc dó, seo giấy, đến đóng gói kiện giấy và vận chuyển đi bán - đều hết sức vất vả.

Người làng cũng kể lại trước kia, vào các buổi sáng sớm, cả tổng Bưởi vang nhịp thình thịch của tiếng chày giã giấy xen lẫn tiếng gọi nhau í ới trong các lò giấy. Những ngày phiên chợ mồng 4, mồng 9 hàng tháng, cả làng ra bán giấy tại chợ Cầu, kẻ bán người mua chen chúc, tấp nập. Cả làng trắng xoá giấy phơi. Giấy dó Yên Thái đã từng là mặt hàng triều cống cho triều đình nhà Tống của đời vua Lý Cao Tông [1176- 1210].

Đến đầu những năm 40 của thế kỷ XX nghề giấy chững lại. Lúc này, nhu cầu dùng giấy gió để viết chữ Nho không nhiều. Cách mạng Tháng Tám thành công, chế độ phong kiến sụp đổ, người dân Yên Thái tham gia vào các Hợp tác xã sản xuất giấy. Nghề làm giấy thủ công cứ mai một dần. Các nhà máy giấy hiện đại bây giờ cho năng suất rất lớn. Giấy viết học sinh trắng tinh, thơm tho, dòng kẻ rõ ràng, bìa vở trang trí đẹp mắt. Việc sản xuất duy trì đến năm 1991, hợp tác xã sản xuất giấy dó ở vùng Bưởi giải tán do thiếu nguyên liệu, do không tiêu thụ được sản phẩm.

Kể từ đó, nghề làm giấy dó không còn trên đất Thăng Long - Hà Nội. Tuy nhiên có một điều mỗi khi nhắc tới người dân làng Yên Thái vẫn luôn tự hào đó là Bản di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết trên giấy dó của làng.

Làng Yên Thái giờ đây đã không còn tiếng rộn ràng của nhịp chày giã giấy. Nhiều nhà vẫn giữ chiếc cối đá ngày xưa để ở góc sân làm kỷ niệm. Nhịp sống hiện đại cuốn con người đi. Cái cũ lùi dần vào dĩ vãng. Nhưng nhớ đến cái cũ, hiểu về cái cũ cũng là để biết thêm về cuộc sống hôm nay. Đó là những điều chúng ta – những con người của thế hệ sau, thế hệ hiện đại – vẫn có thể tìm thấy và trân trọng ở mảnh đất này.

Video liên quan

Chủ Đề