Tự hào truyền thống gia đình dòng họ là gì

Hướng dẫn Giải GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ chi tiết, đầy đủ nhất, bám sát nội dung bộ SGK Kết nối tri thức, giúp các em học tốt hơn.

1. Khởi động

Cùng nghe bài hát "Lá cờ" [sáng tác: Tạ Quang Thắng] để trả lời câu hỏi:

a] Bài hát nói về truyền thống nào của gia đình Việt Nam?

b] Chia sẻ hiểu biết của em về truyền thống đó?

Hướng dẫn giải:

a] Bài hát nói về truyền thống yêu nước của gia đình Việt Nam.

b] Chia sẻ hiểu biết của em về truyền thống đó: từ xa xưa đất nước Việt Nam luôn tự hào về truyền thống yêu nước, chính bởi tấm lòng yêu nước đó đã đưa đất nước Việt Nam ngày càng vững mạnh hơn.

2. Khám phá

1. Truyền thống gia đình, dòng họ

a] Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống gì? Em hãy suy nghĩ gì về truyền thống ấy?

b] Hãy kể tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết?

Hướng dẫn giải:

a] Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống hiếu học,truyền thống yêu quê hương, đất nước. Em nghĩ đây là truyền thống tốt đẹp cần lưu giữ và phát huy, em thấy ngưỡng mộ, đáng học tập.

b] Tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết:

-Truyền thống yêu quê hương, đất nước.

- Truyền thống hiếu học.

- Truyền thống cần cù lao động.

- Truyền thống làm đồ gốm.

- Truyền thống làm nón lá.

- Truyền thống làm chiếu cói.

- Truyền thống làm đồ gỗ mĩ nghệ.

- Truyền thống làm

2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ

a] Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích gì cho Dung?

b] Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại điều gì cho gia đình Nam?

c] Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân gia đình, dòng họ?

Hướng dẫn giải:

a] Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích cho Dung: giúp Dung có động lực để tiếp tục học tập tốt dù ở xa nhà.

b] Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại điều cho gia đình Nam: biết chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau nên cuộc sống gia đình luôn đoàn kết, vui vẻ, đầm ấm.

c] Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân gia đình, dòng họ: giúp ta có thêm kinh ngiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

3. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ

a] Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc như thế nào cho người thân?

b] Em có suy nghĩ gì về mong muốn của bạn An?

c] Từ việc làm của gia bạn Linh và bạn An, theo em mỗi người cần làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?

Hướng dẫn giải:

a] Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc vui vẻ, tự hào và hạnh phúc, gần gũi yêu thương nhau hơngiữa các thành viên trong gia đình.

b] Em có suy nghĩ về mong muốn của bạn An: Đây là mong muốn chính đáng, rất tích cực phát huy được truyền thống gia đình, đồng thời cũng giới thiệu được truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam tới thế giới.

c] Từ việc làm của gia bạn Linh và bạn An, theo em để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ mỗi người cần làm những việc như:

+ Tìm hiểu về truyền thống gia đình mình qua việc hỏi han, trò chuyện với bố mẹ, ông bà

+ Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình mình bằng những việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi như: Chăm học, chăm làm, yêu thương bạn bè và thầy cô giáo, kính trên nhường dưới,

3. Luyện tập

- Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a] Lao động cần cù, chăm chỉ là một nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ.

b] Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng trân trọng và biết ơn với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

c] Chỉ những gia đình, dòng họ giàu mới có truyền thống đáng tự hào.

- Xử lí 3 tình huống sgk

Hướng dẫn giải:

- Em đồng tình với [a] [b ] - không đồng tình với ý kiến [ c]. Vì đã gọi là truyền thống thì dù gia đình nghèo hay giàu gì thì vẫn được gọi là truyền thống.

-Xử lí tình huống:

+ Theo em, Bình cần làm để phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ: cố gắng nổ lực trong học tập, rèn luyện đạo đức tốt.

+Nếu em là Hải, em sẽ nói với người khuyên em: "mặc dù truyền thống làm đồ chơi Trung thu của gia đình là vất cả nhưng đổi lại được đó là niềm vui của các bạn nhỏ được trọn vẹn, và đây cũng là truyền thống của gia đình nên em cũng sẽ tiếp tục theo chân ông bà cha mẹ để giữ truyền thống đó mãi về sau."

+Em đồng tình với ý kiến bạn Tùng. Vì truyền thống là những gì được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác thì mới được gọi là truyền thống.

4. Vận dụng

-Em hãy viết thư cho ông bà, bố mẹ để nói lên niềm tự hào của em về truyền thống gia đình, dòng họ và chia sẻ những việc em sẽ làm để phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.

-Em hãy lập và thực hiện kế hoạch giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ của em theo bảng mẫu sau:

Tên truyền thống

Cách giữ gìn và phát huy

Hướng dẫn giải:

Hà Nội, ngày....tháng....năm...

Gửi mẹ kính yêu của con!

Thời gian qua con cảm thấy rất tự hào về truyền thống làm nón lá của gia đình mình. Bởi chiếc nón lá không chỉ là vật dụng thiết thân, người bạn thủy chung với người lao động dùng để đội đầu che mưa, che nắng khi ra đồng, đi chợ, là chiếc quạt xua đi những giọt mồ hôi dưới nắng hè gay gắt mà còn là vật làm duyên, tăng nét nữ tính của người phụ nữ Việt Nam Con sẽ cố gắng học tập và rèn luyện tốt hơn, để sau này sẽ đưa sản phẩm truyền thống của gia đình mình ngày càng vươn xa, không chỉ đến với người dân trong nước mà còn đến với đông đảo bạn bè thế giới.

Con gái của mẹ!

Thùy An

- Kế hoạch giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ của em:

Tên truyền thống

Cách giữ gìn và phát huy

Truyền thống hiếu học Cố gắng học tập tốt, rèn luyện đạo đức.
Truyền thống làm gốm Học hỏi kinh nghiệm từ bố mẹ và mọi người xung quanh
Truyền thống giúp đỡ người nghèo Nổ lực trong học tập, rèn luyện tốt đạo đức, giúp các bạn trong lớp từ những việc nhỏ nhặt nhất.

Chủ Đề