Trường đại học có xuất hóa đơn không

Cách viết hóa đơn thu tiền học phí như thế nào? Đây là nội dung được nhiều đơn vị kinh doanh quan tâm, đặc biệt là các cơ sở dạy học, cơ sở đào tạo,… Về vấn đề này, Cục Thuế đã ban hành một số công văn giải đáp, hướng dẫn chi tiết.

1. Khoản thu tiền học phí có phải chịu thuế không?

Căn cứ theo Khoản 13, Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định về đối tượng không chịu thuế:

13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.

Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.”

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 13, Thông tư 39/2014/TT-BTC về việc cấp hóa đơn do Cục Thuế đặt in, cơ quan thuế cấp hóa đơn cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh có phát sinh hoạt động bán hàng hóa cung ứng dịch vụ. Nếu tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn.

Theo Khoản 7, Điều 3 sửa đổi, bổ sung Điều 16 của Thông tư 39/2014/TT-BTC, người bán cần phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu hay hàng hóa trả thay lương cho người lao động.

Theo các quy định trên, nếu không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định thì sẽ không được cơ quan thuế cấp hóa đơn.

Bên cạnh đó, trong quá trình bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, các tổ chức, đơn vị phải lập hóa đơn, bao gồm các trường hợp hàng hóa, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, cho, biếu, tặng,….

Doanh nghiệp phải lập hóa đơn, kể cả khi hàng hóa cho biếu tặng, quảng cáo, khuyến mại,…

Doanh nghiệp có thể căn cứ vào đối tượng kinh doanh và tình hình thực tế của đơn vị để thực hiện theo đúng quy định.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

2. Hướng dẫn cách viết hóa đơn thu tiền học phí

Theo Khoản 2, Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC, cách viết hóa đơn thu tiền học phí như sau:

2.1. Tổ chức nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT; đối tượng được miễn thuế GTGT thì sử dụng hóa đơn GTGT; trên hóa đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán; dòng thuế suất; số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.”

Cách viết cụ thể, kế toán có thể xem trong ví dụ sau:

Viết hóa đơn thu tiền học phí.

Trên đây là một số hướng dẫn cách viết hóa đơn thu tiền học phí. Đơn vị có thể căn cứ vào hướng dẫn tại các Công văn của Cục Thuế để biết cách viết hóa đơn đúng quy định.

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel: 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: //einvoice.vn/

Bạn đang quan tâm tới vấn đề làm các thủ tục báo cáo thuế đối với trường học như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau để biết thủ tục báo cáo thuế đối với trường học như thế nào nhé!

Chính sách báo cáo thuế đối với trường học. Nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục – đào tạo đang thắc mắc về những chính sách thuế áp dụng với đơn vị  của mình, có ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp hay không? Hoặc có được khấu trừ thuế giá trị gia tăng không? Đây là vấn đề được rất nhiều các bạn kế toán, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục quan tâm.

Ngày nay, Giáo dục cũng trở thành loại hình doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư. Và theo đó  giáo dục cũng là một loại hình kinh doanh đặc biệt. Vậy các chính sách thuế GTGT đối với hoạt động giáo dục đào tạo có gì khác biệt với các hoạt động kinh doanh khác.

Các báo cáo thuế đối với trường học như sau:

Là ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Giáo dục đào tạo [gồm giáo dục mầm non, đào tạo ngoại ngữ, đào tạo trẻ tự kỷ…] là ngành nghề kinh doanh yêu cầu 2 loại giấy phép:

– Giấy phép 1: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp [Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp] trong đó có đăng ký ngành nghề giáo dục, đào tạo.

– Giấy phép 2: Giấy phép hoạt động đào tạo do Sở giáo dục và Đào tạo cấp.

Quy trình cấp phép tùy thuộc vào loại hình đào tạo, ví dụ đào tạo ngoại ngữ – tiếng Anh hoặc giáo dục mầm non có quy trình cấp phép khác nhau.

Giấy phép này ngoài việc đảm bảo cho doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động còn là cơ sở để doanh nghiệp xác định được ưu đãi thuế.

Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động được áp dụng với: Thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động xã hội hóa  tại  lĩnh vực giáo dục – đào tạo dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường [ được gọi là lĩnh vực xã hội hóa].

Trong danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp thực hiện xã hội hóa được thực hiện theo danh mục do Thủ tướng chính phủ quyết định.

  • Miễn thuế 4 năm, giảm 50 % số thuế phải nộp trong vòng 5 năm tiếp theo với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn mà không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định của nhà nước.

Dạy học dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học, dạy múa hát, hội họa, kiến thức chuyên môn: Đây là Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

Được Khấu trừ giá trị gia tăng đầu vào: khóa học kế toán doanh nghiệp

  • Hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế giá trị gia tăng đầu vào mà không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất.
  • Và thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ [kể cả tài sản cố định] sử dụng đồng thời cho việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.

Công ty có hoạt động dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật thì hoạt động này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Công ty chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.

Xuất hoá đơn đầu ra

Tại sao giáo dục cũng phải xuất hoá đơn đầu ra?

Thu học phí, đó là khoản thu của doanh nghiệp [kể cả tổ chức, cá nhân không phải doanh nghiệp nhưng kinh doanh hoạt động đào tạo] phát sinh từ hoạt động kinh doanh về đào tạo mà có. Vì vậy, đơn vị thu học phí phải xuất hoá đơn cho tiền học phí thu được

Theo quy định tại thông tư số 39/2014/TT-BTC:

Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động [trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất].

Đối với hoạt động đào tạo, trường hợp đã được cấp giấy phép số 2 giấy phép hoạt động đào tạo do Sở giáo dục và Đào tạo cấp và thuộc diện xã hội hoá giáo dục thì được ưu đãi thuế với thuế suất 10%.

Trường hợp không có giấy phép đào tạo hoặc không đủ điều kiện về xã hội hoá giáo dục thì thuế suất áp dụng là 20% [thuế suất phổ thông].

Thuế suất này được tính trên Doanh thu – Chi phí

Doanh thu: Là tiền học phí thu được

Chi phí: Gồm các khoản phục vụ hoạt động đào tạo như

  • Chi phí về cơ sở vật chất: thuê trường lớp, mua bàn ghế, thiết bị giảng dạy…
  • Chi phí về giáo viên: Tiền lương, các khoản phụ cấp, thưởng….
  • Chi phí quản lý của doanh nghiệp…

Thứ nhất: Khi nhận học phí của học viên kế toán trường học hãy tiến hành Xuất hóa đơn.

Thứ 2: Doanh nghiệp không phải chịu thuế giá trị gia tăng, Kế toán vẫn tiến hành kê khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng.

Thứ 3: Trong  trường hợp Phát sinh thuế thu nhập cá nhân [TNCN] thì làm báo cáo thuế  thu nhập cá nhân theo tháng hoặc quý. Còn nếu không phát sinh thuế Thu nhập cá nhân thì cuối năm làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân nộp.

Thời hạn nộp các báo cáo thuế cho cơ quan quản lý thuế.

Nếu doanh nghiệp kê khai theo tháng thì hạn nộp tờ khai thuế và tiền thuế theo tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng sau. 

Nếu doanh nghiệp kê khai theo quý thì hạn nộp tờ khai thuế và tiền thuế theo quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau.

Trên đây là các loại báo cáo thuế đối với trường học, Kế toán doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục cần lưu ý liệt kê các báo cáo thuế đối với trường quan trọng, nộp đúng quy định để tránh các rắc rối về mặt pháp lý dẫn tới bị phạt.  Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn biết về báo cáo thuế đối với trường học

Nếu như có vấn đề gì về báo cáo thuế đối với trường học các quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay Công ty luật ACC để được tư vấn giúp đỡ về vấn đề kê khai thuế đối với trường học hay các nghiệp vụ kế toán khác nhé.

1. Đối tượng nào không chịu thuế GTGT?

Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp

2. Điều kiện xét hưởng ưu đãi thuế trong lĩnh vực giáo dục?

  • Thứ nhất: đảm bảo hoạt động đúng lĩnh vực được hưởng ưu đãi là lĩnh vực xã hội hóa giáo dục [Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học].
  • Thứ hai: đảm bảo loại hình hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa giáo dục là các cơ sở ngoài công lập được thành lập và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các lĩnh vực xã hội hóa…
  • Thứ ba: đảm bảo tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục.

3. Trường THPT có thuộc đối tượng chịu thuế TNDN khi phát sinh thu nhập chịu thuế?

Hiện tại trường THPT được hiểu là đơn vị sự nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam, mà theo quy định của Luật thuế TNDN thì đơn vị sự nghiệp vẫn là người nộp thuế nếu có phát sinh thu nhập chịu thuế [Điều 2 Luật thuế TNDN 2008] và những thu nhập này của đơn vị không thuộc thu nhập được miễn thuế hay không chịu thuế nên việc nhà trường bị cơ quan thuế truy thu là hoàn toàn hợp lý.

4. Loại thuế suất được sử dụng phổ biến hiện nay ?

– Thuế suất thuế thu nhập cá nhân

– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

– Thuế suất thuế giá trị gia tăng

– Thuế suất thuế bảo vệ môi trường

– Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

– Thuế suất thuế xuất nhập khẩu

Video liên quan

Chủ Đề