Dựa vào h27 1 và kiến thức đã học em hãy trình bày đặc điểm khí hậu của châu Phi

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 27 trang 86: Quan sát hình 27.2, nhận xét về sự phân ố của môi trường tự nhiên ở châu Phi. Giải thích vì sao có sự phân bố như vậy?

Trả lời:

Quảng cáo

Châu Phi có các môi trường tự nhiên: Xích đạo ẩm, nhiệt đới, hoang mạc và môi trường địa trung hải.

- Sự phân bố của các môi trường tự nhiên:

     + Môi trường xích đạo ẩm: Gồm bồn địa Công-gô và một dải hẹp ở ven vịnh Ghi-nê.

     + Hai môi trường nhiệt đới: Nằm ở phía bắc và nam Xích đạo.

     + Hai môi trường hoang mạc: Gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở Bắc Phi; hoang mạc Ca-la-ha-ri, hoang mạc Na-mip ở Nam Phi.

     + Hai môi trường địa trung hải: Gồm dãy At-lat và vùng đồng bằng ven biển Bắc Phi, vùng cực Nam châu Phi.

- Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo. Nguyên nhân: Do các đới khí hậu đối xứng qua xích đạo. Từ xích đạo về mỗi phía bắc và nam châu Phi đều có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới,...

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa Địa Lí lớp 7 ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Địa Lí 7 khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Giải bài tập Địa Lí lớp 7 | Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 ngắn nhất được biên soạn bám sát theo chương trình sách giáo khoa Địa Lí lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-27-thien-nhien-chau-phi-tiep-theo.jsp

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Địa Lí 7 – Bài 28: Thực hành: Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Quan sát hình 27.2 và dựa vào kiến thức đã học:

– So sánh diện tích của các moi trường ở châu Phi.

– Giải thích vì sao các hoang mạc ở châu Phi lại lan ra sát bờ biển?

– Trong các môi trường thiên nhiên ở châu Phi, chiếm diện tích lớn nhất là môi trường nhiệt đới và môi trường hoang mạc; tiếp theo là môi trường xích đạo ẩm, môi trường địa trung hải; chiếm diện tích nhỏ nhất là môi trường cận nhiệt đới ẩm.

– Các hoang mạc ở châu Phi lan ra sát bờ biển vì:

      + Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa; ven bờ tây bắc châu Phi có dòng biển lạnh Ca – na – ri chảy qua nên hoang mạc Xa – ha – ra ăn lan ra biển

      + Dòng biển lạnh Ben – ghê – la và vị trí đường chí tuyến Nam đã hình thành nên khí hậu hoang mạc ở ven biển Tây Nam châu Phi

– Phân tích các biểu đồ nhiệt đô và lượng mưa dưới đâytheo gợi ý sau:

+ Lượng mưa trung bình năm, sự phân bố lượng mưa trong năm.

+ Biên độ nhiệt trong năm, sự phân bố nhiệt độ trong năm

+ Cho biết từng biểu đồ thuộc kiều khí hậu nào. Nêu đặc điểm chung của kiểu khí hậu đó.

– Sắp xếp các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa A, B, C, D vào các vị trí đánh dấu 1, 2, 3, 4 trên hình 27.2 sao cho phù hợp

– Phân tích các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

+ Biểu đồ khí hậu A:

   • Lượng mưa trung bình năm: 1.244mm

   • Mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau

   • Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 7, khoảng 18oC . Tháng mùa đông, nên đây là biểu đồ khí hậu của một địa điểm ở nửa cầu Nam.

   • Biên độ nhiệt trong năm khoảng 10oC.

   • Thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới

+ Biểu đồ khí hậu B:

   • Lượng mưa trung bình năm: 897mm

   • Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9

   • Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, khoảng 20oC . Tháng 1 – mùa đông, nên đây là biểu đồ khí hậu của một địa điểm ở nửa cầu Bắc

   • Biên độ nhiệt trong năm khoảng 15oC.

   • Thuộc kiểu khí hậu : nhiệt đới

+ Biểu đồ khí hậu C:

   • Lượng mưa trung bình năm: 2592mm

   • Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau

   • Tháng nóng nhất là tháng 4, khoảng 28oC . Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 7, khoảng 20oC. Đường biểu diễn nhiệt độ ít dao động và lại có mưa lớn nên đây là biểu đồ ở khu vực xích đạo.

   • Biên độ nhiệt trong năm khoảng 8oC.

   • Thuộc kiểu khí hậu : xích đạo

+ Biểu đồ khí hậu D:

   • Lượng mưa trung bình năm: 506mm

   • Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8

   • Tháng nóng nhất là tháng 2, khoảng 22oC . Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 7, khoảng 10oC. tháng 7-mùa đông nên đây là biểu đồ khí hậu của một địa điểm ở nửa cầu Nam.

   • Biên độ nhiệt trong năm khoảng 12oC.

   • Thuộc kiểu khí hậu : địa trung hải

– Sắp xếp các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa A, B, C, D vào các vị trí đánh dấu 1, 2, 3, 4 trên hình 27.2 sao cho phù hợp.

       + Biểu đồ C: vị trí Li-bro-vin

       + Biểu đồ B: vị trí Ua-ga-du-gu

       + Biểu đồ A: vị trí Lu-bum-ba-si

       + Biểu đồ D: vị trí Kep-tao

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Địa Lí 7 – Bài 27: Thiên nhiên châu Phi [tiếp theo] giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

– Châu Phi là châu lục nóng.

– Khí hậu châu Phi khô, hình thành những hoang mạc lớn.

– Phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến nên châu Phi là lục địa nóng

– Khí hậu châu Phi khô, hình thành những hoang mạc lớn nhất thế giới [hoang mạc Xa-ha-ra]:

      + Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi, nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa

      + Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á – Âu, một lục địa lớn nên gió mùa Đông Bắc từ lục địa Á – Ầu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây ra mưa.

      + Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền.

– Dòng biển lạnh Ca-na-ri chảy ven bờ biển Tây Bắc châu Phi, dòng biển lạnh Ben-ghê-la chảy ven bờ biển Tây Nam châu Phi, lượng mưa vùng ven biển dưới 200mm.

– Dòng biển nóng Ghi-nê chảy ven vịnh Ghi-nê, lượng mưa vùng ven biển trên 2.000mm.

– Dòng biển nóng Xô-ma-li, dòng biển nóng Mô-dăm-bích, dòng biển nóng Mũi Kim chảy ven bờ biển Đông châu Phi, lượng mưa vùng ven biển từ l.000mm đến 2.000mm.

– Châu Phi có các môi trường tự nhiên: xích đạo ẩm, nhiệt đới, hoang mạc và môi trường địa trung hải.

– Sự phân bố của các môi trường tự nhiên:

      + Môi trường xích đạo ẩm: gồm bồn địa Công-gô và một dải hẹp ở ven vịnh Ghi-nê.

      + môi trường cận nhiệt đới ẩm ở vùng ven biển cực đông Nam châu Phi và phía đông đảo Ma – đa – ga – xca

      + Môi trường nhiệt đới : nằm ở phía Bắc; phía Nam xích đạo và phía Tây đảo Ma – đa – ga – xca

      + Hai môi trường hoang mạc: gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở Bắc Phi; hoang mạc Ca-la-ha-ri, hoang mạc Na-mip ở Nam Phi.

      + Hai môi trường địa trung hải: gồm dãy At-lat và vùng đồng bằng ven biển Bắc Phi, vùng cực Nam châu Phi.

– Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo. Nguyên nhân: do đường xích đạo đi ngang qua giữa lãnh thổ châu Phi nên có sự đối xứng của các đới khí hậu qua xích đạo .


Mối tương quan giữa lượng mưa và lớp phủ thực vật ở châu Phi :

– Lượng mưa dưới 200mm: môi trường hoang mạc.

– Lượng mưa 200 – 1000mm: môi trường nhiệt đới và môi trường địa trung hải.

– Lượng mưa trên 1000mm: môi trường nhiệt đới và xích đạo ẩm.

– Xác định vị trí, ranh giới của môi trường hoang mạc và môi trường nhiệt đới trên hình 27.2

      + Hai môi trường nhiệt đới: nằm ở phía bắc và nam Xích đạo.

      + Hai môi trường hoang mạc: gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở phía Bắc và hoang mạc Ca-la-ha-ri, hoang mạc Na-mip ở Nam Phi. Các hoang mạc này đều nằm ở khu vực chí tuyến.

– Đặc điểm của môi trường nhiệt đới và môi trường hoang mạc:

      + Hai môi trường nhiệt đới: càng xa xích đạo lượng mưa càng giảm , rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa và xavan cây bụi . Nhờ nguồn thức ăn phong phú, xavan là nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ và ăn thịt .

      + Hai môi trường hoang mạc: khí hậu khắc nghiệt, mưa rất hiếm, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn; thực, động vật nghèo nàn.

– Nguyên nhân khiến cho hoang mạc chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi:

      + Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi, nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa.

      + Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á – Âu, một lục địa lớn nên gió mùa Đông Bắc từ lục địa Á-Âu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây ra mưa.

      + Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền.

Video liên quan

Chủ Đề