Trục đối xứng là gì tâm đối xứng là gì

Các em sẽ được tìm hiểu về đối xứng trục trong bài viết này. Phần 1 là phần lý thuyết, bao gồm định nghĩa về đối xứng trục, các loại hình có trục đối xứng. Phần 2 là phần bài tập kèm hướng dẫn giải chi tiết để các em ôn tập và củng cố kiến thức

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ĐỐI XỨNG TRỤC

A. LÝ THUYẾT

1. Hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng

Định nghĩa: Hai điểm đối xứng nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.

Bạn đang xem: Trục đối xứng là gì

Nếu điểm M∈d">M∈d thì điểm đối xứng với M qua d cũng chính là điểm M.

2. Hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng

Định nghĩa: Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua đường thẳng d và ngược lại.

Hình đối xứng qua một đường thẳng d của:

– Một đường thẳng là một đường thẳng.

– Một đoạn thẳng là một đoạn thẳng.

– Một góc là một góc bằng nó.

– Một tam giác là một tam giác bằng nó.

– Một đường tròn là một đường tròn có bán kính bằng bán kính đường tròn đã cho.

3. Hình có trục đối xứng

Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua đường thẳng d cũng thuộc hình H.

Một số hình có trục đối xứng quen thuộc:

– Một góc có trục đối xứng là tia phân giác của góc.

– Hai đường thẳng giao nhau có trục đối xứng là hai đường thẳng chứa các phân giác của các góc do hai đường thẳng tạo nên; hai trục đối xứng này vuông góc với nhau.

– Tam giác cân có một trục đối xứng là đường cao cũng là phân giác, trung tuyến, thuộc cạnh đáy. Tam giác đều có ba trục đối xứng.

– Hình thang cân có trục đối xứng là đường thẳng đi qua trung điểm của hai đáy.

Định lí: Đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang cân đó.

B. BÀI TẬP

Bài 1. Vẽ hình đối xứng với các hình đã cho qua trục d [h.58].

Lời giải:

Vẽ hình:

Bài 2. Cho góc xOy có số đo 50o, điểm A nằm trong góc đó. Vẽ điểm B đối xứng với A qua Ox, vẽ điểm C đối xứng với A qua Oy.

a] So sánh các độ dài OB và OC

b] Tính số đo góc BOC

Lời giải:

a] Ox là đường trung trực của AB => OA = OB

Oy là đường trung trực của AC => OA = OC

=> OB = OC

b] ΔAOB cân tại O [vì OA = OB]

Tam giác AOB cân tại O có OM là đường cao nên cũng là đường phân giác của góc AOB.

Chuyên mục: Game Tiếng Việt

Đáp án:

Giải thích các bước giải:

+Giống nhau: đều phải là trung điểm 

+Khác nhau: -Trục đối xứng: Là đường  thảng vuông góc một đoạn thẳng tại trung điểm của dt đó

-Tâm đối xứng là: một điểm là trung điểm của một đoạn thảng 

Nếu đang còn mơ hồ thì

VÍ DỤ

+Khi đường thẳng d là đường trung trực của đoạn thẳng AB thì điểm A đối xứng với điểm B qua đường thẳng d. Khi đó đường thẳng d gọi làtrục đối xứng của hai điểm A và B.[d/n]

+Khi điểm O là trung điểm của đoạn thẳng AB thì A đối xứng với B qua O. Đây gọi là đối xứng tâm. Khi đó, điểm đối xứng với điểm O qua O cũng chính là điểm O.

TÂM ĐỐI XỨNG VÀ TRỤC ĐỐI XỨNG CỦA ĐỒ THỊ

Quan tâm

1

Đưa vào sổ tay

A. TÂM ĐỐI XỨNG CỦA ĐỒ THỊ
Bài toán :
Cho hàm số $y=f[x]$ có đồ thị $[C]$.
- Chứng minh rằng : điểm $I[x_0, y_0]$ là tâm đối xứng của đồ thị.
- Tìm điểm $I[x_0, y_0]$ là tâm đối xứng của đồ thị.
Phương pháp :
Cách 1 :
+ Đổi hệ trục tọa độ Oxy thành hệ trục tọa độ IXY theo vectơ tịnh tiến $\overrightarrow{OI}=[x_0,y_0]$ công thức đổi trục là : $\begin{cases}x= X+x_0\\ y=Y+y_0 \end{cases}$
+ Viết phương trình đường cong $[C]$ trong hệ trục mới, giả sử có phương trình Y=F[X].
+ Kiểm tra hàm Y=F[X] là hàm lẻ. Từ đó kết luận điểm $I[x_0, y_0]$ là tâm đối xứng của đồ thị.
Chú ý : Nếu bài toán yêu cầu tìm tâm đối xứng của đồ thị thì ta áp đặt điều kiện để hàm Y=F[X] là hàm lẻ.
Cách 2 :
Gọi $D$ là miền xác định của hàm số $f[x]$
Ta chứng minh rằng : $\forall [x_0 \pm x] \in D$ thì $f[x_0+x]+f[x_0-x]=2y_0$
Ví dụ $1.$
Cho hàm số $[C] : y=x+1+\frac{1}{x-1}$. Chứng minh rằng điểm $I[1;2]$ là tâm đối xứng của đồ thị.
Lời giải :
Cách 1 :
Đổi hệ trục tọa độ Oxy thành hệ trục tọa độ IXY theo vectơ tịnh tiến $\overrightarrow{OI}=[1,2]$; công thức đổi trục là : $\begin{cases}x= X+x_0\\ y=Y+y_0 \end{cases}\Rightarrow \begin{cases}x= X+1\\ y=Y+2 \end{cases}$
Phương trình đường cong $[C]$ trong hệ trục IXY là :
$Y+2=X+2+\frac{1}{X}\Leftrightarrow Y=X+\frac{1}{X}=F[X]$
Ta có : $F[-X]=[-X]+\frac{1}{[-X]}=-\left[ X+\frac{1}{X} \right ]=-F[X]$
$\Rightarrow F[X]$ là hàm số lẻ nên $I[1,2]$ là tâm đối xứng của đồ thị.
Cách 2.
Miền xác định của hàm số $D=\mathbb{R}\setminus \left\{ {1} \right\}$
.
Với mọi $[1 \pm x] \in D$ thì :
$f[1+x]=[1+x]+1+\frac{1}{[1+x]-1}=x+2+\frac{1}{x}$
$f[1-x]=[1-x]+1+\frac{1}{[1-x]-1}=-x+2-\frac{1}{x}$
$f[1+x]+f[1-x]=4=2y_0$
Vậy $I[1,2]$ là tâm đối xứng của đồ thị.
Ví dụ 2. Cho $[C]: y=x^3-3x^2+1$. Tìm tâm đối xứng của đồ thị.
Lời giải :
Miền xác định $D=\mathbb{R}$.
Gọi $I[a,b]$ là tâm đối xứng của đồ thị.
Với mọi $[a \pm x] \in D$ thì :
$f[a+x]=[a+x]^3-3[a+x]^2+1$
$f[a-x]=[a-x]^3-3[a-x]^2+1$
$f[a+x]+f[a-x]=6[a-1]x^2+2a^3-6a^2+2$
Điểm $I[a,b]$ là tâm đối xứng của đồ thị $[C]$.
$\Leftrightarrow f[a+x]+f[a-x]=2b$
$\Leftrightarrow 6[a-1]x^2+2a^3-6a^2+2=2b$
$\Leftrightarrow \begin{cases}a=1 \\ 2a^3-6a^2+2=2b\end{cases}$
$\Leftrightarrow \begin{cases}a=1 \\ b=-1 \end{cases}$
Vậy $I[a,b]$ là tâm đối xứng của đồ thị $[C]$.
Bài tập tự giải :
1. Tìm tâm đối xứng của các đồ thị hàm số :
a. $y=x+\frac{1}{x+1}$
b. $y=\frac{x+1}{x-2}$
2. Tìm tâm đối xứng của các đồ thị hàm số :
a. $y=ax^3+bx^2+cx+d [a \ne 0]$
b. $y=\frac{ax^2+bx+a}{ax+b}$

B. TRỤC ĐỐI XỨNG CỦA ĐỒ THỊ
Bài toán :
Cho hàm số $y=f[x]$ có đồ thị $[C]$
+ Chứng minh rằng : đường thẳng $x=x_0$ là trục đối xứng của đồ thị.
+ Tìm trục đối xứng của đồ thị có phương song song với trục tung $[\parallel Oy]$.
Phương pháp :
Cách 1 :
+ Đổi hệ trục tọa độ Oxy thành hệ trục tọa độ IXY theo vectơ tịnh tiến $\overrightarrow{OI}=[x_0,y_0]$ công thức đổi trục là : $\begin{cases}x= X+x_0\\ y=Y+y_0 \end{cases}$ với $I[x_0;0]$

nên $\begin{cases}x= X+x_0\\ y=Y \end{cases}$
+ Viết phương trình đường cong $[C]$ trong hệ trục mới, giả sử có phương trình Y=F[X].
+ Kiểm tra hàm Y=F[X] là hàm chẵn. Từ đó kết luận đường thẳng $x=x_0$ là trục đối xứng của đồ thị.
Chú ý : Nếu bài toán yêu cầu tìm trục đối xứng của đồ thị thì ta áp đặt điều kiện để hàm Y=F[X] là hàm chẵn.
Cách 2 :
Gọi D là miền xác định của hàm số $f[x]$
Ta chứng minh rằng : $\forall [x_0 \pm x] \in D$ thì $f[x_0+x]=f[x_0-x]$.
Ví dụ 1.
Cho hàm số $[C] : y=x^2-2x+3$. Chứng minh rằng đường thẳng $x=1$ là trục đối xứng của đồ thị.
Lời giải :
Đổi hệ trục tọa độ Oxy thành hệ trục tọa độ IXY theo vectơ tịnh tiến $\overrightarrow{OI}=[1,0]$ công thức đổi trục là : $\begin{cases}x= X+x_0\\ y=Y+y_0 \end{cases}$ với $I[1;0]$ nên $\begin{cases}x= X+1\\ y=Y \end{cases}$
Phương trình đường cong $[C]$ trong hệ trục IXY là :
$Y=[X+1]^2-2[X+1]+3=X^2+2=F[X]$
Ta có : $F[-X]=[-X]^2+2=F[X]$
$\Rightarrow F[X]$ là hàm số chẵn nên $x=1$ là trục đối xứng của đồ thị.
Ví dụ 2.
Cho hàm số $[C] : y=x^4-4x^3-2x^2+12x-1$. Chứng minh rằng đường thẳng $x=1$ là trục đối xứng của đồ thị.
Lời giải :
Miền xác định $D=\mathbb{R}$.

Với mọi $[1 \pm x] \in D$. Ta có :
$\begin{cases}f[1+x]=
[1+x]^4-4[1+x]^3-2[1+x]^2+12[1+x]-1=x^4-8x^2+6 \\ f[1-x]=
[1-x]^4-4[1-x]^3-2[1-x]^2+12[1-x]-1 =x^4-8x^2+6\end{cases}\Rightarrow f[1+x]=f[1-x]$

Vậy $x=1$ là trục đối xứng của đồ thị.
Ví dụ 3.
Tìm a, b để đồ thị $[C]$ của hàm số $y=x^4+ax^3+bx^2+2x$ nhận đường thẳng $x=-1$ làm trục đối xứng.
Lời giải :
Đổi hệ trục tọa độ Oxy thành hệ trục tọa độ IXY theo vectơ tịnh tiến $\overrightarrow{OI}=[-1,0]$ công thức đổi trục là : $\begin{cases}x= X+x_0\\ y=Y+y_0 \end{cases}$ với $I[-1;0]$ nên $\begin{cases}x= X-1\\ y=Y \end{cases}$
Phương trình đường cong $[C]$ trong hệ trục IXY là :
$Y=[X-1]^4+a[X-1]^3+b[X-1]^2+2[X-1]$
$=X^4+[a-4]X^3+[b-3a+6]X^2+[3a-2-2b]X+b-a-1$
Để hàm số này là hàm số chẵn thì
$\begin{cases}a-4=0 \\ 3a-2-2b=0 \end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}a=4 \\ b= 5\end{cases}$
Vậy khi $a=4$ và $b=5$ thì $x=-1$ là trục đối xứng của đồ thị.
Bài tập tự giải
1. Gọi $[C]$ là đồ thị hàm số $y=x^4+4ax^3-2x^2-12ax$. Xác định $a$ để $[C]$ có trục đối xứng cùng phương với Oy.
2. Chứng minh rằng đường thẳng $x=1$ là trục đối xứng của đồ thị $[C]$ có phương trình $y=x^4-4x^3+6x^2-4x$.

Tâm đối xứng Trục đối xứng Đồ thị hàm số

Nhập tối thiểu 8 ký tự, tối đa 255 ký tự.

Thẻ

Tâm đối xứng ×23
Trục đối xứng ×19
Đồ thị hàm số ×16
  • BẤT ĐẲNG THỨC VÀ CỰC TRỊ
    • PHƯƠNG TRÌNH - HỆ PHƯƠNG TRÌNH - BẤT PHƯƠNG TRÌNH
      • HÌNH HỌC PHẲNG
        • HÌNH HỌC KHÔNG GIAN
          • LƯỢNG GIÁC
            • TỔ HỢP - XÁC SUẤT
              • HÀM SỐ
                • TÍCH PHÂN
                  • HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC
                    • DÃY SỐ VÀ GIỚI HẠN
                      • CÔNG THỨC

                        Liên quan

                        Bài 101529

                        Bài 101528

                        Bài 101525

                        Bài 101522

                        Bài 101521

                        Chủ Đề