Top các cổ phiếu tăng trưởng lợi nhuận 6 tháng năm 2024

Kết thúc tháng 6/2023, VN-Index đóng cửa ở mức 1.120,18 điểm, tăng hơn 112 điểm so với đầu năm. Thanh khoản bình quân/phiên tháng 6/2203 vào khoảng 17.021 tỷ, tăng hơn 62% so với đầu năm.

Sự tích cực hơn của thị trường cũng được nhìn thấy ở các cổ phiếu ngân hàng. Cụ thể, tính đến 30/06/2023, có đến 23/27 cổ phiếu ngân hàng được giao dịch trên thị trường chứng khoán tăng điểm so với đầu năm. Đồng thời có đến 18/27 mã chứng khoán của các nhà băng tăng trưởng trên 10%.

Trong đó, tăng mạnh nhất là mã PGB của PGBank với mức tăng gần 68%. Cổ phiếu này đã bước vào đà tăng từ hồi tháng 4/2023, sau khi có những thông tin về việc cổ đông lớn Petrolimex [chiếm hơn 40% cổ phần] thoái vốn. Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội [HNX], 4 nhà đầu tư, gồm 3 tổ chức và 1 cá nhân đã trúng đấu giá 120 triệu cổ phiếu PGBank do Petrolimex bán ra. Kết thúc tháng 6/2203, PGB đóng cửa ở mức giá 27.400đ/cổ phiếu.

Theo sau là NAB của Nam Á Bank với mức tăng gần 68%. NAB hiện đang được giao dịch trên UpCOM và ngân hàng đang tiến hành các thủ tục niêm yết cổ phiếu này trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM [HoSE]. Theo thông tin mới nhất từ phía ngân hàng, HoSE đã tiếp nhận hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu NAB. Kết phiên ngày 30/06/2023, NAB có giá là 14.100đ/cổ phiếu.

VBB ở vị trí thứ 3, khi ghi nhận thị giá tăng từ 7.800đ/cổ phiếu hồi đầu năm lên 10.800đ/cổ phiếu vào cuối tháng 6/2023 [tăng 38%]. VietBank hiện cũng có kế hạch niêm yết trên HoSE. Được biết, hồi năm 2022, ngân hàng này đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kết quả kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, các chỉ số tài chính và quản trị điều hành theo quy định của pháp luật để niêm yết trên thị trường chứng khoán, song lại gặp vấn đề chưa đảm bảo quy định hành chính. Do đó, kế hoạch lên sàn HoSE vẫn chưa được thực hiện trong năm 2022.

VIB theo sau với mức tăng 32,8%. Báo cáo tài chính quý I/2023 của ngân hàng cho thấy, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt xấp xỉ 2.700 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng thu nhập hoạt động đạt hơn 4.900 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 19%. Tổng tài sản của VIB đạt hơn 357.000 tỷ đồng vào cuối tháng 3.2023, tăng trưởng 4,2% so với đầu năm. Ngày 30/06/2023, giá đóng cửa của VIB ở mức 19.650đ/cổ phiếu.

Cổ phiếu STB của Sacombank đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng với tăng trưởng 32,4%. Theo chia sẻ của Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng, ông Dương Công Minh, tại đại hội cổ đông thường niên Sacombank năm 2023, ngân hàng đã đáp ứng phần lớn yêu cầu của việc tái cơ cấu. Vấn đề liên quan đến số cổ phần của nhóm ông Trầm Bê vẫn đang tồn đọng. Sacombank đã trình phương án mua lại số cổ phiếu đó từ Ngân hàng Nhà nước để bán đấu giá và xử lý dứt điểm vấn đề. Sau khi xử lý xong, hoàn tất tái cơ cấu, ngân hàng có thể chia cổ tức.

5 cổ phiếu ngân hàng còn lại trong bảng xếp hạng top 10 ngân hàng có mức tăng trưởng giá cổ phiếu cao nhất từ đầu năm đến nay đó là TPB [32,1%]; BVB [26,6%]; SHB [25,6%]; TCB [25,1%]; VCB [25%].

Trong nhóm big 4 [Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank] hiện chỉ có mã VCB của Vietcombank là lọt top 10 cổ phiếu có tăng trưởng thị giá mạnh nhất trong 6 tháng đầu năm. Đáng chú ý, kết thúc tháng 6/2023, cổ phiếu VCB đã đạt mốc 100.000đ/cổ phiếu, đưa vốn hóa ngân hàng vượt qua cả Deutsche Bank của Đức. Trong khi BID của BIDV chỉ tăng khoảng 12,3%; CTG của VietinBank chỉ tăng 8,3%.

Tại chương trình “Tiêu điểm chứng khoán cuối tuần: Chiến lược đầu tư 6 tháng cuối năm 2023”, do công ty chứng khoán MB [MBS] tổ chức mới đây, ông Hoàng Công Tuấn, kinh tế trưởng MBS rằng năm nay thị trường chứng khoán sẽ vẫn tăng trưởng và có thể đạt mốc 1.160 điểm [± 15 điểm] vào cuối năm.

Với riêng nhóm ngân hàng, chuyên gia từ MBS cho rằng các động thái giảm lãi suất điều hành sẽ tạo dư địa cho việc hạ lãi suất cho vay xuống mức thấp hơn, qua đó cải thiện nhu cầu tín dụng. Ngoài ra, hành động trên của Ngân hàng Nhà nước cũng giúp cho biên lợi nhuận thuần của các ngân hàng có khả năng cải thiện trong nửa cuối năm. Nhìn chung, ngành ngân hàng trong năm 2023 có thể có sự phân hóa, khi các nhà băng có bộ đệm dự phòng, chất lượng tài sản tốt sẽ có được lợi thế vững chắc hơn trước những khó khăn của nền kinh tế trong năm nay.

“Ngân hàng và chứng khoán là một trong những ngành được hưởng lợi từ việc hạ lãi suất. Nhà đầu tư chỉ cần chờ những nhịp chỉnh tốt để mua những cổ phiếu đầu ngành thuộc những lĩnh vực này thì sẽ được hưởng quả ngọt”, ông Hoàng Công Tuấn đánh giá.

Diễn biến vượt trội của các cổ phiếu ngành xây dựng trong năm 2023 đã phản ánh hết tiềm năng trưởng lợi nhuận trong năm 2024, tuy nhiên vẫn có những mã còn triển vọng tăng giá.

Ảnh minh họa.

Trong năm 2023, nhóm cổ phiếu xây dựng tăng 42%, cao hơn 30% so với VN-Index. Các cổ phiếu có diễn biến tốt nhất bao gồm CTD [+179%], HHV [+87%] và VCG [+58%]. Trong đó, HHV và VCG hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng đầu tư công - được hưởng lợi cao nhất từ chu kỳ tăng trưởng của đầu tư công, còn CTD ghi nhận lợi nhuận phục hồi mạnh sau giai đoạn tái cơ cấu.

Ngược lại, HBC là cổ phiếu ghi nhận mức giảm so với ngành khi giá cổ phiếu giảm 15% trong năm 2023, sau khi giảm đáng kể 73% trong năm 2022, chủ yếu do các khoản trích lập dự phòng được ghi nhận và xu hướng lợi nhuận âm tiếp tục diễn ra từ năm 2022.

Trong báo cáo triển vọng thị trường chứng khoán năm 2024 mới cập nhật, SSI cho biết, các cổ phiếu xây dựng cơ sở hạ tầng có biến động giá mạnh trong năm 2023 phản ánh tác động của chu kỳ đầu tư công tăng lên, dẫn đến mức tăng trưởng backlog của các nhà thầu. Doanh thu của một số nhà thầu tăng trưởng tích cực trong giai đoạn 2022-2023 cùng với đợt điều chỉnh giá lớn diễn ra trong năm 2022 khiến hệ số giá/doanh thu của cổ phiếu xây dựng khá hợp lý, nếu so sánh với hệ số trung bình 5 năm.

Về triển vọng ngành năm 2024, SSI cho biết, theo kế hoạch phát triển quốc gia giai đoạn 2021-2025, quy mô đầu tư cơ sở hạ tầng trong ngân sách năm 2024 vẫn ở mức cao, do đó đảm bảo tăng trưởng doanh thu và backlog cho các nhà thầu. Tuy nhiên, mức tăng trưởng sẽ chậm lại do mức nền so sánh cao trong năm 2023.

Trong khi đó, sự cải thiện của ngành xây dựng dân dụng có mối liên hệ mật thiết với sự khởi sắc của ngành bất động sản. Dựa trên mức thấp các dự án mới được phê duyệt trong 9 tháng đầu năm 2023 [giảm 47% so với cùng kỳ] mặc dù 2022 cũng ghi nhận mức nền so sánh thấp, đơn vị phân tích dự báo thị trường xây dựng nhà ở sẽ không có nhiều phục hồi trong nửa đầu năm 2024.

Mảng xây dựng công nghiệp vẫn có tiềm năng mở rộng do dòng vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.

Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 [tỷ đồng].

Về triển vọng lợi nhuận, SSI cho rằng các nhà thầu xây dựng dân dụng hiện chưa có nhiều khởi sắc và khó cải thiện trong nửa đầu năm 2024. Trong khi đó, các nhà thầu cơ sở hạ tầng có thể kỳ vọng tiếp tục ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận do xu hướng đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng tiếp tục diễn ra trong giai đoạn 2024-2025; tuy nhiên lợi nhuận năm 2023 được coi là mức nền so sánh khá cao.

Biên lợi nhuận của toàn ngành xây dựng đang giảm, có thể là do đòn bẩy cao cũng như cạnh tranh khốc liệt và tính chất phân tán của ngành. Lợi nhuận của các nhà thầu khác nhau tùy thuộc vào đòn bẩy tài chính và cơ cấu chi phí. Các nhà thầu cơ sở hạ tầng có xu hướng có biên lợi nhuận cao hơn [trên 5%] so với các nhà thầu dân dụng [khoảng 5% trước năm 2020 và giảm xuống khoảng 1% trong những năm gần đây].

Xét về mặt định giá P/E, SSI cho rằng khả năng sinh lời thấp khiến P/E của cổ phiếu xây dựng tương đối cao. Mức định giá P/E cao này có thể là do lợi nhuận của các nhà thầu giảm sút và không ổn định. Điều này cho thấy cổ phiếu ngành xây dựng chưa hấp dẫn để đầu tư dài hạn, bên cạnh yếu tố đòn bẩy cao và khả năng sinh lời thấp [thể hiện qua biên lợi nhuận và ROE thấp]. Theo quan điểm của công ty chứng khoán, diễn biến vượt trội của các cổ phiếu ngành xây dựng trong năm 2023 đã phản ánh hết tiềm năng trưởng lợi nhuận trong năm 2024.

Tăng trưởng doanh thu của các công ty xây dựng.

Với các phân tích trên, SSI nhận định trung lập với ngành xây dựng năm 2024, tuy nhiên vẫn đưa 3 cổ phiếu vào danh sách theo dõi với triển vọng tích cực hơn.

CTCP Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả [HHV]: Các dự án BOT tạo ra dự kiến sẽ duy trì ổn định và có mức tăng trưởng tốt. Đồng thời dự kiến sẽ có một lượng backlog đáng kể trong giai đoạn 2024-2025 khi doanh số bán hàng tổng thể trong ngành xây dựng tăng lên.

Các dự án BOT tiềm năng [Đồng Đăng – Trà Lĩnh, Cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng, Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc, cầu Mỹ Thuận 2] đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng kinh doanh của HHV. Một trong những dự án này là cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh dài 93 km [tổng vốn đầu tư là 20.900 tỷ đồng trong đó HHV góp 30% số vốn], được khởi công vào tháng 1/2024 và dự kiến vận hành từ năm 2026 trở đi trong thời gian 24 năm và 10 tháng.

Trong năm 2024, công ty dự kiến sẽ phát hành cổ phiếu công khai và riêng lẻ, từ đó có thể thu hút các nhà đầu tư tiềm năng.

CTCP Xây dựng Coteccons [mã CTD]: Trước những điều kiện đầy thách thức, tốc độ tăng trưởng backlog của CTD trong quý 1/2024 cho thấy khả năng phục hồi vượt trội trong quý và cả năm 2024.

CTD vừa công bố việc mua lại hai công ty [cơ điện và nhôm kính] để phát triển thi công mặt tiền và giúp nâng cao biên lợi nhuận của hoạt động xây dựng. Biên lợi nhuận gộp của mảng này dự kiến rơi vào khoảng 15%.

CTD duy trì vị thế thanh khoản mạnh. Chất lượng các khoản phải thu đã được cải thiện đáng kể khi công ty sắp hoàn thành việc lập hồ sơ dự phòng cho các khoản nợ khó đòi.

Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam [Vinaconex, mã VCG]: Tăng trưởng doanh thu chủ yếu đến từ ngành xây dựng với sự đóng góp đáng kể từ một số dự án lớn: Sân bay Long Thành [VCG là thành viên liên doanh, với tổng giá trị trúng thầu là 1,8 tỷ USD cho đến năm 2026], đường vành đai 4 quanh Hà Nội [Gói XL2 của dự án này dự kiến thực hiện trong 3 năm kể từ năm 2024, ước tính khoảng 1.810 tỷ đồng].

SSI kỳ vọng giá trị backlog sẽ tiếp tục gia tăng do VCG sở hữu lợi thế khác biệt nhờ chuyên môn và vị thế nổi bật trong số các nhà thầu, đặc biệt là trong các dự án quy mô lớn sẽ đấu thầu vào năm 2024.

Chủ Đề