Tống mỹ linh là ai

Trong phần giới thiệu cuốn sách mới Big Sister, Little Sister, Red Sister: Three Women at the Heart of Twentieth-Century China, ra mắt ngày 15/10, tác giả Jung Chang viết rằng ý tưởng ban đầu của cô là viết một cuốn sách về Tôn Trung Sơn. Cô muốn tìm hiểu xem liệu ông có thực sự là một nhà lãnh đạo cách mạng tiên phong của Trung Quốc hay không.

Nhưng những câu chuyện về người vợ của ông, bà Tống Khánh Linh và 2 chị em gái của bà là Tống Ái Linh và Tống Mỹ Linh đã cuốn hút Jung Chang. Và cô quyết định cho ra mắt một cuốn sách về những thăng trầm của 3 chị em gái đầy quyền lực nhà họ Tống.

Cuốn sách đã được ra mắt ngày 15/10. Ảnh: Amazon.

Cả 3 người, Ái Linh, Khánh Linh và Mỹ Linh đều được sinh ra ở Thượng Hải vào khoảng đầu thế kỷ trước và học tập tại Đại học Wesleyan ở Macon, Georgia, một trong những trường đại học dành cho nữ giới lâu đời nhất nước Mỹ.

Cha của họ, ông Tống Gia Thụ, cũng tiếp thu nền giáo dục Mỹ và là một nhà truyền giáo trong thời gian ở Mỹ. Việc được đi học cao, có nền tảng gia đình tốt, thông thạo tiếng Anh và hiểu biết về chủ nghĩa quốc tế đã giúp chị em nhà họ Tống có vị trí cao trong xã hội thượng lưu Thượng Hải. Và họ cũng đã tạo nên một sự khác biệt lớn với tất cả những phụ nữ Trung Quốc có học thức khác khi kết hôn với ba trong số những người đàn ông có ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc lúc bấy giờ: Nhà cách mạng Tôn Trung Sơn, Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch và người giàu nhất Trung Quốc và cũng là hậu duệ của Khổng Tử, Khổng Tường Hi.

Mối liên hệ với nhà cách mạng Trung Quốc

Một điều bất ngờ là cuốn sách của Chang không bắt đầu bằng những câu chuyện của gia đình họ Tống, mà thay vào đó là Tôn Trung Sơn. Tác giả miêu tả Tôn Trung Sơn là một người quá tập trung vào công việc. Không ở Trung Quốc trong cuộc Cách mạng năm 1911 nhưng Tôn Trung Sơn đã đóng góp công sức rất lớn và được bầu làm Đại tổng thống lâm thời Trung Hoa Dân Quốc năm 1912. Nhưng chỉ sau một khoảng thời gian ngắn ông đã thực hiện lời hứa nhường chức cho Viên Thế Khải với điều kiện ông này phải bắt vua nhà Thanh thoái vị để thành lập chế độ cộng hòa. Nhưng Viên Thế Khải đã không thực hiện lời hứa và hành trình cách mạng sau đó của Tôn Trung Sơn hết sức bôn ba, lận đận.

Ba chị em nhà họ Tống đã có rất nhiều ảnh hưởng trong lịch sử Trung Quốc thế kỉ 20. Ảnh: Alamy.

Và mối liên hệ giữa Tôn Trung Sơn và nhà họ Tống bắt đầu từ người cha Tống Giáo Thụ. Ông Tống rất ngưỡng mộ Tôn Trung Sơn, đã quyên góp một số tiền lớn cho hoạt động cách mạng và ủng hộ nỗ lực chống lại Viên Thế Khải, sự kiện được gọi là "cuộc cách mạng lần thứ hai" của Tôn Trung Sơn. Sau khi hành động này thất bại, Tôn Trung Sơn đã phải sang lưu vong tại Nhật Bản. Ông Tống Gia Thụ và cô con gái lớn Ái Linh, thư ký tiếng Anh cho Tôn Trung Sơn, cũng đồng hành và hỗ trợ rất nhiều cho nhà cách mạng Trung Quốc. Tác giả Jung Chang có tiết lộ chi tiết là Tôn Trung Sơn đã theo đuổi Ái Linh và cầu hôn bà, dù ông đã có một người vợ.

Lúc này, một sự việc có thể đã phần nào thay đổi suy nghĩ của Ái Linh và gia đình họ Tống và họ có thể đã thấy ông quá tập trung vào công việc. Trong khi Tôn Trung Sơn đang ở Osaka, ông nhận được tin vợ ông cùng một cô con gái gặp phải tai nạn xe hơi nghiêm trọng ở Tokyo. Nhưng thay vì vội vã đến bên vợ mình, Chang bày tỏ rằng Tôn Trung Sơn không có ý định về thăm họ. Chang đã viết: “Phản ứng đầu tiên của ông ấy là không có lý do gì để đến Tokyo vì ông không phải là bác sĩ của họ. Và ông Tôn cho rằng ngay cả khi ông ấy có là bác sĩ thì cũng quá muộn để đến kịp. Bên cạnh đó, ông cũng còn các cuộc hẹn ở Fukuoka”.

Ái Linh và cha mình đã phần nào sững sờ về quyết định đó.

Sau khi Ái Linh kết hôn với Khổng Tường Hi, bà đã không thể tiếp tục đảm nhận vai trò thư ký tiếng Anh cho Tôn Trung Sơn. Lúc này Tống Khánh Linh trở thành người phụ tá mới cho nhà cách mạng Trung Quốc. Bị cuốn hút bởi lí tưởng và con người của Tôn Trung Sơn, Khánh Linh đã hết lòng vì ông và đồng ý kết hôn với ông bất chấp sự phản đối của cha mình.

Đặc biệt, tác giả Chang cũng lí giải việc nhà cách mạng Tôn Trung Sơn hiện vẫn nhận được rất nhiều sự kính trọng từ Đài Loan, Trung Quốc đại lục và ở các khu phố Tàu trên khắp thế giới, một phần là vì chính Tưởng Giới Thạch đã tạo nên sự sùng bái cá nhân đối với ông Tôn, điều giúp bảo đảm vận mệnh chính trị của chính ông ta với vai trò là người thừa kế lí tưởng của Tôn Trung Sơn khi ông qua đời vào năm 1925.

Ba ngã rẽ riêng

Với vai trò là vợ của Tôn Trung Sơn, thời gian sau đó, Tống Khánh Linh vẫn nối tiếp lí tưởng cách mạng của chồng mình. Khánh Linh cũng hết sức ủng hộ và hỗ trợ hoạt động của những người cộng sản Trung Quốc và là người duy nhất trong 3 chị em ở lại Trung Quốc sau năm 1949. Từ đó cho đến khi bà mất, năm 1981, bà cũng không được gặp lại các chị em của mình.

Tống Mỹ Linh, Tống Ái Linh và Tống Khánh Linh năm 1942. Ảnh: AP.

Người chị cả, Ái Linh, là một trụ cột kinh tế của gia đình. Phần nào nhờ vào sự giúp đỡ của bà mà ông Khổng Tường Hi đã trở thành Bộ trưởng Tài chính và Thủ tướng của Trung Hoa Dân Quốc. Mặc dù cây viết Chang không đề cập nhiều về Ái Linh như Khánh Linh và Mỹ Linh nhưng chính Ái Linh là người đã giới thiệu Mỹ Linh và Tưởng Giới Thạch. Bà cũng hi vọng rằng cuộc hôn nhân này có thể củng cố hơn nữa sự giàu có và quyền lực của gia đình họ Tống. Bà đã sang Mỹ vào thập niên 1940 và qua đời năm 1973 tại New York.

Không chỉ bị thu hút bởi vẻ đẹp và tính cách của Mỹ Linh, Tưởng Giới Thạch còn nhận thấy vai trò quan trọng của bà trong đại nghiệp của ông ta: Mỹ Linh là một người nói tiếng Anh lưu loát và bà có thể trò chuyện với các nhà lãnh đạo thế giới và sẽ mang lại hiệu quả tốt trong các chiến dịch gây quỹ cho hoạt động của Tưởng Giới Thạch tại Mỹ. Nhưng theo Jung Chang, Mỹ Linh đã cảm thấy bị Tưởng Giới Thạch phản bội lòng tin khi ông đổ lỗi cho gia đình bà về sự thất bại tại Trung Quốc đại lục. Mỹ Linh là người sống lâu nhất trong 3 chị em và dành 25 cuối đời tại NewYork. Bà mất năm 2003 ở tuổi 105.

Có một điều rất đặc biệt trong Big Sister, Little Sister, Red Sister là câu chuyện của ba chị em gái “khuynh đảo” Trung Quốc thế kỉ 20 đã được thể hiện trong bối cảnh nam giới có sức mạnh thống trị. Chương mở đầu cuốn sách tập trung hoàn toàn vào Tôn Trung Sơn và chương tiếp theo là về ông Tôn Gia Thụ. Tất cả điều này nhằm toát lên rằng ảnh hưởng của phụ nữ thời kì đó chỉ có thể được thể hiện thông qua mối liên hệ với những người đàn ông quyền lực và mạnh mẽ. Tác giả Jung Chang cũng cho độc giả hiểu được tâm lí và những hạn chế mà phụ nữ ở Trung Quốc thế kỷ 20 phải đối mặt khi họ muốn tạo dựng sự thành công của riêng mình.

Tống Mỹ Linh, uy quyền, đẹp và trường thọ

Tống Mỹ Linh là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc hiện đại. Sinh năm 1897 tại Thượng Hải, qua đời năm 2003 tại Mỹ ở tuổi 106, bà là chứng nhân quan trọng của lịch sử cận đại và hiện đại Trung Quốc

Bà có một vị thế đặc biệt: là phu nhân của Tưởng Giới Thạch, người lãnh đạo Quốc dân Đảng Trung Quốc thay thế Tôn Trung Sơn, nắm giữ chính quyền ở Trung Quốc cho đến năm 1949 và sau này ở Đài Loan cho đến khi qua đời năm 1974. Người phụ nữ đầy tham vọng chính trị Mỹ Linh là con thứ 4 trong số 6 con của gia đình ông Tống Diệu Như - một thương gia kiêm nhà truyền đạo Cơ đốc. Người anh cả, Tống Tử Văn, là một thương nhân rất thành đạt, từng được liệt vào danh sách những người giàu nhất thế giới. Ông nắm giữ chức Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính và Ngoại trưởng trong chính quyền Tưởng Giới Thạch ở những thời kỳ khác nhau. Hai người chị là Tống Ái Linh và Tống Khánh Linh, vốn nổi tiếng vì sắc đẹp và các cuộc hôn nhân với những người đàn ông có ảnh hưởng lớn nhất tại Trung Quốc thời kỳ trước Thế chiến II. Chị đầu tiên là Ái Linh kết hôn với Khổng Tường Hy, một chủ nhà băng giàu có đồng thời là Thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính của chính phủ Quốc dân Đảng. Hai vợ chồng kiếm lợi từ việc khéo léo lợi dụng các nguồn tin từ bên trong. Còn chị thứ hai Khánh Linh kết hôn với Tôn Trung Sơn, người lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc chủ nghĩa lật đổ đế chế phong kiến cuối cùng tại Trung Quốc năm 1911, sau này bà đi theo Đảng Cộng sản và trở thành Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa cho đến khi qua đời. Người ta đã từng nhận xét ba chị em nhà họ Tống bằng một câu ngắn gọn song khá chính xác: “Một người mê tiền [Tống Ái Linh], một người yêu Trung Quốc [Tống Khánh Linh] và một người mê quyền lực [Tống Mỹ Linh]”.

Ba chị em Tống Mỹ Linh

Vào khoảng năm 1920, Mỹ Linh gặp Tưởng Giới Thạch. Tưởng hơn cô 11 tuổi và là một tín đồ Phật giáo. Mặc dù Tưởng đã có gia đình và một con trai, song ông ta vẫn cầu hôn Mỹ Linh trước sự phản đối mạnh mẽ của bà mẹ Tống Mỹ Linh. Cuối cùng, do sự kiên trì của Tưởng, bà Tống đã chấp thuận cho phép cử hành hôn lễ với điều kiện Tưởng phải “trình diện” giấy ly hôn với người vợ trước và phải từ bỏ Phật giáo để chuyển sang Cơ đốc giáo. Tưởng đã ly hôn người vợ kết tóc và nói rằng ông không thể cải đạo ngay lập tức, song sẽ không nuốt lời. Đám cưới được cử hành trọng thể vào ngày 1/12/1927 tại Khách sạn Majestic, Thượng Hải. Cuộc hôn nhân Tưởng - Tống được coi là một cuộc hôn nhân chính trị. Đến năm 1929, Tưởng chính thức chịu phép rửa tội Cơ đốc giáo. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của hai người chỉ được một thời kỳ đầu hạnh phúc. Càng về sau, sóng gió càng nhiều, một phần do tính trăng hoa của Tưởng, một phần do tham vọng chính trị quá lớn của Mỹ Linh. Đã từng có những lời đồn đại về các cuộc tình vụng trộm của Tưởng đến mức ông phải tổ chức một cuộc họp báo để bác bỏ việc có quan hệ với một nữ y tá riêng. Về phần mình, Tống Mỹ Linh đã phàn nàn với một tướng lĩnh trong quân đội Mỹ rằng bà không thể sống chung với Tưởng. Và cũng đã có lần Mỹ Linh thú nhận bà “chưa bao giờ có quan hệ chăn gối với Tưởng”. Trên thực tế, hai người không có con chung.

Tống Mỹ Linh

Trong suốt một thập niên Quốc dân Đảng lãnh đạo Trung Quốc từ 1927-1937, Mỹ Linh luôn bận rộn chuyện “chính sự”. Bà đảm đương rất nhiều công việc quan trọng như thúc đẩy sự phát triển của lực lượng không quân Trung Quốc, làm phiên dịch kiêm thư ký, cố vấn và tuyên truyền viên cho Quốc dân Đảng của chồng. Là một nhà trung gian giữa Mỹ và Trung Quốc, Tống Mỹ Linh đã tiến hành vận động chính trị tại nhiều nơi trên đất Mỹ, tham dự hội nghị thượng đỉnh Cairo [Ai Cập] giữa Thủ tướng Anh Winston Churchill, Tổng thống Mỹ Roosevelt và Tưởng Giới Thạch, khiến cho những người có mặt tại buổi họp băn khoăn tự hỏi liệu bà hay ông Tưởng đang đại diện cho Trung Quốc. Bà cũng nắm giữ sổ mật mã thông tin giữa Trùng Khánh [thủ phủ của chính phủ Tưởng Giới Thạch trong chiến tranh] và Nhà Trắng, đồng thời từng ám chỉ tới việc trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc. Nhận biết được tham vọng của vợ, Tưởng Giới Thạch đã tìm cách hạn chế không cho bà can dự và giải quyết các vấn đề nội chính, điển hình là tách bà khỏi quân đội. Song tài năng thương thuyết và tầm ảnh hưởng của bà trong quan hệ với Mỹ khiến Tưởng không thể không cần đến bà. Điều này được thể hiện rõ nhất qua “Sự biến Tây An”. Tháng 12/1936, sau khi lực lượng Quốc dân Đảng tại Tây An từ chối giao chiến với lực lượng của Đảng Cộng sản, Tưởng Giới Thạch tới khu vực này và ngay lập tức bị hai viên tướng dưới quyền âm mưu làm phản bắt giam. Tống Mỹ Linh đã nhanh chóng bay tới Tây An và tiến hành cuộc thương lượng thành công với các tướng đó. Kết quả là Tưởng Giới Thạch đã được trả tự do đúng vào ngày Noel năm đó. Năm 1949, Đảng Cộng sản đã kiểm soát được hầu hết các thành phố lớn của Trung Quốc. Tưởng Giới Thạch cùng Tống Mỹ Linh đã phải rời khỏi Đại lục tháo chạy ra đảo Đài Loan. Thời kỳ này, uy tín của Tống Mỹ Linh trên chính trường vẫn rất lớn. Bà từng được bầu làm Chủ tịch danh dự Cơ quan Cứu trợ Y tế Trung Quốc của Mỹ - một cơ quan đỡ đầu cho Ủy ban Chữ Thập đỏ Quốc tế và Chủ tịch danh dự Quỹ Cứu trợ Trung Quốc của Liên hiệp Anh. Suốt thời kỳ cuối thập niên 60, bà nằm trong danh sách 10 người phụ nữ được “ngưỡng mộ” nhất nước Mỹ. Kể từ sau khi Tưởng Giới Thạch qua đời năm 1975, những nỗ lực của Tống Mỹ Linh nhằm kiểm soát Quốc dân Đảng không đem lại kết quả nào. Bà quyết định sang Mỹ định cư nhưng vẫn không hoàn toàn rời bỏ nền chính trị Đài Loan. Năm 1988, bà trở lại hòn đảo này để tập hợp các đồng minh cũ sau khi người con trai của Tưởng Giới Thạch là Tưởng Kinh Quốc qua đời. Nhưng bà lại một lần nữa thất bại do xu hướng “bản địa hoá” nền chính trị đã bắt đầu nổi lên tại Đài Loan. Về sau, bà dành phần lớn thời gian tại căn hộ ở hạt Manhattan, New York hoặc dinh thự của gia đình tại Lattingtown, khu ngoại ô Long Island dành riêng cho giới nhà giàu, cách New York 56 km về phía Đông. Đến năm 1998, Tống Mỹ Linh chuyển hẳn về căn hộ ở hạt Mahattan cùng với hai vệ sĩ có nhiệm vụ dọn đường cho bà mỗi khi tới toà nhà Gracier Square do bà sở hữu. Lần cuối cùng Tống Mỹ Linh xuất hiện trước công chúng là vào tháng 1/2000, khi tham dự một triển lãm tranh về chủ đề phong cảnh Trung Quốc do tờ tạp chí World Journal của Trung Quốc tổ chức. Tống Mỹ Linh đã qua đời ngày 24/10/2003 tại Mỹ, thọ 106 tuổi. Bí quyết trường thọ và giữ sắc đẹp Năm 2001, khi tổ chức lễ mừng thọ lần thứ 104 của mình, Tống Mỹ Linh còn nói đùa với những người đến chúc mừng bà: “Sao Thượng đế cho tôi sống lâu thế nhỉ”. Một điều ít ai tin là, tuy trường thọ như thế, nhưng Tống Mỹ Linh lại già yếu rất sớm: từ khi 74 tuổi, các động tác của bà đã chậm chạp và đã bắt đầu phải gắn liền cuộc đời với xe lăn. Theo lời kể của người bác sĩ riêng thì ở tuổi này trí nhớ của bà đã suy giảm, phần lớn thời gian nằm bệt trên giường, trọng lượng cơ thể cũng tăng. Tuy nhiên răng của bà rất chắc và mái tóc thì dài đến lưng và không bạc hết. Người bác sĩ này cho rằng bí quyết sự trường thọ của Tống Mỹ Linh bao gồm: Thứ nhất, tâm thái bình hòa, mọi việc đều nghĩ ổn thoả, không giữ lo lắng trong lòng; Thứ hai, cuộc sống cuối đời hầu như không có áp lực gì; Thứ ba, luôn yêu cầu mọi người vỗ đầu gối, day vai, xát bàn chân để giúp lưu thông khí huyết; Thứ tư, rất chú ý chất lượng bữa ăn, ăn ít, uống nhiều; Cuối cùng là, nếu thấy khó ở thì lập tức vào bệnh viện. Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả. Làm việc không biết mệt là một đức tính của Tống Mỹ Linh. Ngoài nhiệm vụ chính là làm phiên dịch Anh văn cho Tưởng Giới Thạch, bà còn giữ rất nhiều chức vụ khác, ngày nào cũng bận rộn từ sáng đến đêm.

Việc Tống Mỹ Linh miệt mài làm việc như thế ngoài tham vọng quyền lực ra, còn phải nói đến quan niệm của bà: Làm việc khiến con người ta khoẻ ra. Bà nói: Lười biếng là kẻ thù của cuộc sống. Muốn cây đời xanh tươi thì phải thường xuyên làm việc để phòng tránh trí óc suy giảm, giữ cho thân tâm khoẻ mạnh. Mỗi khi gặp vấn đề gì không vui, bà không giữ trong lòng mà tìm người tâm sự để giải tỏa mọi nỗi u uất. Tống Mỹ Linh bất hòa với Tưởng Kinh Quốc – con trai cả của Tưởng Giới Thạch rất nghiêm trọng. Sau khi Tưởng Giới Thạch qua đời, Tưởng Kinh Quốc lo ngại bà thừa cơ phát triển thế lực để đoạt quyền nên nhanh chóng ra tay bằng cách loại khỏi quân đội và điều hết những người thuộc “Bang phu nhân” đi khỏi Đài Bắc chỉ trong vòng mấy ngày, bản thân bà thì bị quản chế lỏng, không còn không gian để ra tay. Lúc đầu Tống Mỹ Linh giận điên người, định tìm Tưởng Kinh Quốc chửi mắng cho hả giận, nhưng sau khi được cô cháu họ bà rất yêu là Khổng Lệnh Nghi khuyên giải, bà đã dần tìm lại được sự bình hòa, cân bằng tâm thái. Khi kết hôn với Tưởng Giới Thạch, Tống Mỹ Linh là một phụ nữ xinh đẹp, bà cao 1m66, nặng 50kg. Đến năm 60 tuổi bà vẫn giữ được vóc dáng rất đẹp, da dẻ trắng ngần, mềm mại, tóc đen nhánh, đôi bàn tay búp măng vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như thời thanh xuân. Những người đã có dịp tiếp xúc với bà khi đó đều kể lại, ở tuổi 60 mà bà như chưa đến 40. Vẻ đẹp của Tống Mỹ Linh không nhờ đến mỹ phẩm mà do tiết chế ẩm thực. Thường ngày bà rất thích ăn hoa quả, rau sống và tránh xa các thứ dầu mỡ. Hồi trẻ bà thích ăn đồ ngọt, nhưng về sau bà cũng tránh xa. Hầu như ngày nào bà cũng tự cân, nếu thấy hơi tăng cân là quay sang ăn toàn rau ngay… Do duy trì đều đặn biện pháp tiết thực để giảm béo kiên trì suốt mấy chục năm nên mới giữ được thân hình cân đối. Những chiếc kỳ bào và váy bà mặc thời trẻ, sau này vẫn vừa in, vì vậy, mọi người còn đặt cho bà biệt danh “Người đẹp bụng mèo”. Việc làm hàng ngày của Tống Mỹ Linh trước khi đi ngủ là: rửa ruột! Thực ra, bà không bị chứng bí tiện, mục đích của rửa ruột là thải độc. Ngày nào bà cũng rửa ruột - một việc mà người khác cho là phiền phức và đau đớn thì bà lại rất vui vẻ làm. Rửa ruột xong. Bà đi tắm rồi đánh một giấc ngủ ngon tới sáng. Một trong những lý do khiến Tống Mỹ Linh giữ được làn da đẹp, mềm mại là kiên trì mat-xa hàng ngày. Luôn có 2 cô gái được đào tạo cơ bản chuyên mat-xa cho bà. Việc mat-xa được áp dụng hàng ngày trước khi ngủ trưa và ngủ tối. Việc mát-xa được bắt đầu từ mắt, sau đó đến mặt, ngực, bụng, chi dưới, rồi lòng bàn chân. Việc mát-xa thường kết thúc khi bà đã chìm vào giấc ngủ. Sự thật về lời đồn tắm sữa để dưỡng nhan Trong dân gian lưu truyền lời đồn đại Tống Mỹ Linh đẹp và trường thọ là do thường xuyên tắm sữa. Nhiều bản hồi ký của những người từng sống cạnh vợ chồng Tưởng - Tống đều nhắc đến chuyện hai người dùng sữa bò để dưỡng sinh. Tống Mỹ Linh rất thích uống sữa. Bà coi sữa là thức uống bổ dưỡng hàng đầu mà bà lựa chọn. Thói quen thích uống sữa của bà được duy trì từ Nam Kinh tới Trùng Khánh. Khi bà đến Trùng Khánh là lúc chiến tranh rất ác liệt, nhưng việc bộ hạ tìm mua sữa cho bà vẫn không bao giờ bị gián đoạn. Sau khi chạy ra Đài Loan, Tống Mỹ Linh vẫn tiếp tục thói quen uống sữa, nhưng khi tuổi cao thì uống sữa dễ bị béo, vì vậy việc uống sữa được đặt dưới sự điều tiết chặt chẽ của bác sĩ. Về việc bà dùng sữa để tắm thì ngay từ năm 1930, đã có báo phê phán sự xa hoa quá đáng của bà: “Hàng ngày bà ta ăn chơi xa hoa ngất trời. Thậm chí tắm cũng bằng sữa bò là thứ mà dân chúng muốn uống cũng chẳng có”. Những lời đồn đại ngày càng cụ thể, như “Có một đội dân công chuyên gánh sữa từ chân núi Tử Kim vào cung điện ở đường Hoàng Phố, Nam Kinh cho Tống Mỹ Linh tắm mỗi tuần một lần, mỗi lần tắm của bà đủ cho một người dân bình thường tiêu xài trong nửa năm”. Sau này cũng có nhiều người viết sách bác bỏ những lời đồn đại này nhưng thiên hạ vẫn bán tín bán nghi. Mãi đến sau khi Tống Mỹ Linh qua đời thì sự thật về việc “tắm sữa” mới được làm sáng tỏ. Nguyệt san Minh Báo số tháng 12/2003 xuất bản ở Hồng Kông đã đăng bài phỏng vấn Khổng Lệnh Nghi, con gái Khổng Tường Hi và bà chị cả Tống Ái Linh - một người sống bên cạnh Tống Mỹ Linh suốt thời gian bà ở Mỹ cho đến khi qua đời. Khổng Lệnh Nghi kể: “Bà có làn da quá nhạy cảm nên phải dùng sữa bò để thoa lên. Phương pháp là: Tắm xong thì dùng sữa tươi thoa lên khắp người, vừa thoa vừa bóp để sữa thấm vào da. Mỗi lần dùng hết khoảng nửa pao [225gr], mỗi tuần thoa hai lần”.

Thì ra lời đồn đại Tống Mỹ Linh tắm sữa bắt nguồn từ việc bà thường xuyên dùng sữa bò để thoa lên người.

Theo Tiền Phong

Video liên quan

Chủ Đề