Tôn trọng đối tượng giao tiếp là gì

Sự tương tác tốt sẽ giúp tạo lập mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn với mọi người xung quanh. Vậy giao tiếp là gì? Như thế nào là giao tiếp tốt? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng bePro.vn tìm hiểu bài viết ngay sau đây nhé! 

Khái niệm

Giao tiếp là gì? 

Giao tiếp là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận. Một cách rõ ràng và thuyết phục nhất có thể.  Đồng thời thúc đẩy được sự giao tiếp hai chiều.

Kỹ năng giao tiếp là gì? 

Kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống bao gồm khả năng truyền đạt thông điệp, lắng nghe. Trao đi và nhận lại phản hồi giữa chủ thể giao tiếp [người nói] và đối tượng giao tiếp [người nghe]. Nhằm đạt được một mục đích giao tiếp nhất định. 

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng trong thế kỷ 21. Đó là những quy tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hàng ngày. Giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn. 

Giao tiếp là gì? Kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh

Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là mắt xích quan trọng trong các kỹ năng chúng ta cần học hỏi và hoàn thiện. Để đạt hiệu quả tương tác với các đối tác khác nhau. Thúc đẩy kỹ năng làm việc nhóm – kỹ năng mà hầu hết các ngành nghề mà mọi doanh nghiệp đều cần. 

Chính vì vậy, có thể thấy rằng giao tiếp là một kỹ năng cần thiết và đáng để chúng ta rèn luyện. Khi có khả năng giao tiếp tốt. Bạn sẽ chủ động hơn trong cuộc trò chuyện. Và giúp người đối diện cảm thấy được quan tâm, tôn trọng. Điều này, đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thêm nhiều mối quan hệ mới. Vị thế của bạn trong mắt người khác cũng tăng lên và từ đó mang lại những kết quả tốt cho sự nghiệp.

Trong cuộc sống hay công việc, nếu có được kỹ năng giao tiếp tốt. Mọi quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp trở nên gần gũi hơn. Cùng với đó, cơ hội thăng tiến cũng rộng mở hơn với người có kỹ năng giao tiếp tốt. Đặc biệt đối với người làm kinh doanh luôn cần một kỹ năng này để mở rộng quan hệ khách hàng, đối tác.

Một số bí quyết giúp giao tiếp hiệu quả

Biết cách lắng nghe

Biết lắng nghe người khác, quan tâm vấn đề đang bàn bạc sẽ giúp bạn gắn kết các mối quan hệ với người khác. Bạn bè, đồng nghiệp và những người quen biết sẽ đánh giá cao kỹ năng lắng nghe của bạn. Để thể hiện sự lắng nghe, khi giao tiếp, bạn nên kết hợp cùng ngôn ngữ cơ thể. Như mỉm cười, gật đầu, đưa ra những phản hồi một cách có suy nghĩ…

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò rất lớn vào hiệu quả của quá trình giao tiếp. Do đó, bạn đừng né tránh người đang nói chuyện với bạn. Trong một cuộc trò chuyện, từ dáng đứng, dáng ngồi ngồi hay ánh mắt. Và biểu cảm của bạn đều ảnh hưởng đến người khác. Chính vì vậy, bạn cần điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể cho phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp. Bạn nên đứng thẳng hướng về phía họ, luôn nhìn vào mắt khi nói chuyện. Mỉm cười, gật đầu thể hiện quan điểm. Và lưu ý không dùng tay chỉ trỏ vào người khác khi trò chuyện.

Điều chỉnh phong cách nói chuyện với từng người nghe

Tùy thuộc vào các đối tượng giao tiếp, bạn thiết lập phong cách và hình thức giao tiếp cho phù hợp. Ví dụ, khi giao tiếp với sếp, các hình thức giao tiếp trang trọng. Khi làm việc teamwork, video conference sẽ là kênh giao tiếp hiệu quả hơn một email dày đặc thông tin.

Nhớ tên người đối diện

Khi gặp đối tác, khách hàng hay đồng nghiệp mới. Bạn hãy nhanh chóng nhớ tên của họ và gọi một cách thân mật. Thay vì nói một cách chung chung như “Rất vui được gặp anh/ chị”. Thì bạn hãy nêu tên cụ thể của người đó “Rất vui được gặp anh Nam”. Điều này sẽ gây thiện cảm tốt hơn với người nói chuyện cùng.

Luyện tập cách nói và thái độ khi nói

Khi nói chuyện, bạn nên đi trực tiếp vào những vấn đề quan trọng. Nói một cách rõ ràng và súc tích. Đồng thời tránh nói những câu chuyện dài lê thê khiến người nghe phân tán tư tưởng. Và lãng phí thời gian của cả hai. Bên cạnh đó, bạn hãy luôn hỏi xem họ có hiểu hay không và sẵn lòng để giải thích. 

Sẵn sàng phản hồi

Phản hồi một cách nhanh chóng đối với thông điệp của chủ thể giao tiếp. Cũng chính là một hình thức cổ vũ các ý tưởng tích cực. Và tạo tương tác giữa người nói và người nghe, giúp cải thiện hiệu quả giao tiếp.

Sự tôn trọng

Song hành với sự đồng cảm, sự tôn trọng được thể hiện trong việc. Không làm gián đoạn bài phát biểu. Như tắt điện thoại và chế độ thông báo của các mạng xã hội. Về phía chủ thể giao tiếp, có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ. Để đảm bảo mọi thành viên đều có thể nghe được bài phát biểu. Bên cạnh đó, việc ăn mặc phù hợp sẽ tạo cảm hứng tập trung cho người nghe, từ đó tăng hiệu quả giao tiếp.

Xem thêm: 

Nguyên tắc làm việc nhóm mang lại hiệu quả tích cực

Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả mà bạn nên áp dụng

Trên thế giới này, không ai là một hòn đảo cô độc giữa lòng đại dương cuộc đời. Con người luôn luôn tiếp xúc, trao đổi với nhau. Chính vì thế mà giao tiếp là một nhu cầu tối cần thiết đối với sự tồn tại của con người và đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Cũng như bao hoạt động khác, để thành công, hoạt động giao tiếp phải tuân thủ theo một số nguyên tắc cụ thể như: nguyên tắc tôn trọng ngừơi khác, nguyên tắc đồng cảm, nguyên tắc thiện chí, nguyên tắc thả "neo" và sử dụng "neo". Nguyên tắc giao tiếp là những chuẩn mực, những quy định, những quy tắc mà người giao tiếp phải tuân thủ. Có rất nhiều quy tắc giao tiếp nhưng theo tôi quy tắc tôn trọng con người trong giao tiếp là quan trọng hơn cả. Và qua việc phân tích các đặc điểm cũng như các khía cạnh của nguyên tắc tôn trọng sau đây, ta sẽ thấy được tầm quan trọng của nó. Đầu tiên tôn trọng người khác là đặt người ta cao hơn vị trí thật hoặc ít nhất là đúng vị trí thật của người ta. Con người thường có xu hướng xấu là thích nghĩ đến bản thân mình hay tệ hơn là “đạp người khác xuống để mình ngoi lên”. Như vậy là ta chưa có một cái nhìn và sự thừa nhận công chính đối với bản chất thật của người ta hay nói khác đi là ta chưa biết tôn trọng người khác. Như vậy, tôn trọng người khác là ít nhất ta phải đặt họ vào đúng vị trí thật của họ. Ngoài ra, mỗi người đều có nhu cầu được người khác thấy sự quan trọng của mình và trọng mình. Nên ta chỉ có thể tôn trọng người khác khi ta đáp ứng cái nhu cầu cơ bản đó của họ. Nghĩa là hãy có khuynh hướng đề cao họ. Tác dụng của nguyên tắc này rất lớn, vì trong quá trình giao tiếp, đối phương được ta làm cho thoả mãn nhu cầu chính yếu của mình, thì họ sẽ cởi mở hơn, thân thiện hơn và dễ dàng hợp tác với ta hơn. Tuy nhiên, "khuynh hướng đề cao người khác" không đồng nghĩa với xu nịnh. Nếu đề cao người khác là hành động cao đẹp của người quân tử bao nhiêu, thì ngược lại xu nịnh là hành vi xấu xa của kẻ tiểu nhân bấy nhiêu. Đề cao người khác là thật lòng, toàn tâm toàn ý công nhận những mặt tốt của họ. Còn nịnh hót thì ngựơc lại, ta "bằng mặt chứ không bằng lòng". Nghĩa là trong ta chưa chấp nhận những mặt tốt đó mà chỉ dùng những lời nói hay cử chỉ để lấy lòng người ta thôi. Nên để thực hiện thành công nguyên tắc này, ta phải khen ngừơi khác bằng một tấm lòng chân thật như ông bà ta thường nói "hữu xạ tự nhiên hương". Ngoài ra, tôn trọng ngừơi khác còn là biết chấp nhận toàn diện con người người ta. Con người vốn có nhiều mặt, có ưu thì cũng có khuyết. Nếu ta chỉ tán thành mặt này mà không tán thành với mặt kia; đồng thuận với những ưu điểm mà không đồng thuận với những khuyết điểm của người khác thì quả là ta chưa biết tôn trọng người vây. Vì khi đó trong mắt ta, họ chỉ là một phần của họ thôi chứ không phải là họ. Nên tôn trọng người khác là biết chấp nhận người khác, tất là đón nhận mọi mặt của con ngừơi họ. Cách cư xử này cũng đóng vai trò rất lớn trong sự thành công của hoạt động giao tiếp nơi ta. Vì khi đã chấp nhận người khác, thì ta không còn mang não trạng xét đoán người khác nữa, không còn bực bội hay tức giận vì những những khuyết điểm của người nữa. Như vậy lòng ta sẽ thanh thản, bình an và các mối quan hệ của ta với người khác sẽ luôn tốt đẹp. Tuy nhiên, chấp nhận người khác không đồng nghĩa với nhu nhược và tự mãn về người. Mà chấp nhận là để hiểu nhau và cảm thông với nhau. Chấp nhận là loại bỏ những dị biệt ở nhau để cùng chung sống. Chấp nhận là cùng ngồi lại để giúp nhau thăng tiến. Và cũng chính vì thế mà tôn trọng người khác còn có đặc điểm nữa là "đòi hỏi cao ở họ". Nghĩa là ta đánh giá cao năng lực tự hoàn thiện ở họ, tôn trọng những khả năng tiềm ẩn trong họ. Nên yêu cầu, đòi hỏi cao ở họ không phải là lối hành xử khiếm nhã mà là tôn trọng họ thật sự. Cụ thể tôn trọng người là để chấp nhận họ kèm theo những điều kiện, yêu cầu để họ thăng tiến hơn. Không những thế, tôn trọng người khác còn là tôn trọng chính mình. Nói như một câu rong Kinh Thánh được xem là "khuôn vàng thước ngọc" trong nghệ thuật giao tiếp là " Anh em muốn người ta làm gì cho mình thì hãy làm cho người ta như vậy", thì khi mình tôn trọng ngừơi khác tức là mình đã "bật đèn xanh" cho người khác tôn trọng mình vậy. Thế là ta không còn bị nhận những hành động thiếu tôn trọng từ những người khác nữa, vì ta đã làm theo nguyên tắc "gieo gì gặt đó". Vậy là ta đã bớt những tản đá lớn trong cái khối núi phiền muộn mà cuộc đời đem lại cho ta. Mặt khác, khi ta tôn trọng người là ta đã tôn trọng bản thân mình. Vì khi cư xử như thế là ta đã tự biết và có quyền tự hào về ta là một người có văn hoá, có kỹ năng giao tiếp tốt chứ không phải là một người khiếm nhã vậy. Tóm lại, qua những phân tích trên ta thấy tôn trọng người khác quả là một nguyên tắc "chìa khoá vàng" của sự thành công trong giao tiếp. Chính vì thế mà từ nguyên tắc này, bản thân tôi rút ra được rất nhiều kết luận cho bản thân cũng như nghề nghiệp của mình như:1. Có cái nhìn khách quan về học sinh, cũng như thân chủ của mình. Tránh cái nhìn thàn kiến, duy tình cảm.2. Đón nhận những mặt tốt cũng như những mặt xấu của người khác.3. Luôn tư duy tích cực để tìm ra những mặt tốt nơi người khác để dễ chấp nhận họ hơn.4. Thực hiện nguyên tắc "khách hàng là thượng đế" đối với người khác đặt biệt là đối với học sinh và thân chủ của mình.5. Đừng tiếc lời khen khi học sinh hay người khác làm được việc tốt.6. Đánh giá cao, động viên cũng như tạo điều kiện để học sinh và thân chủ của mình phát huy những ưu điểm.7. Tìm kiếm, kích thích, và giúp đỡ học sinh, thân chủ của mình phát huy được những tiềm lực của bản thân.8. Thường xuyên khen học sinh đồng thời kèm theo một vài điều kiện khéo léo để các em nổ lực, phấn đấu mà hoàn thiện bản thân.9. Biết lắng nghe khi nói chuyện với người khác.10. Tập tôn trọng bản thân để có thể tôn trọng người khác.11. Cho người khác thấy họ có vai trò quan trọng trong mắt mình.12. Khi học sinh hay người khác sai lỗi, nếu cần thiết ta cần sửa lỗi một cách khéo léo để tránh động chạm đến lòng tự trọng của người ta.13. Khi học sinh hay người khác làm cho ta một điều gì, ta hãy thành thật mà cám ơn họ bằng cả tấm lòng.14. Đừng thường xuyên lên mặt dạy đời người khác.15. Sống chân thành với người khác, đừng giả tạo......

Page 2


NGÔI NHÀ TRÁI TIM


Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 

Trang Chính  
Tìm kiếm  
Đăng ký  Đăng Nhập  

Video liên quan

Chủ Đề