Có nên rửa vùng kín nhiều lần trong ngày

26 Tháng 06, 2021

Vệ sinh vùng kín tưởng dễ nhưng nếu làm không đúng cách có thể dẫn tới viêm nhiễm. Dược sĩ Omi Pharma hướng dẫn chị em vệ sinh vùng kín đúng cách sau khi đi tiểu, khi bị viêm nhiễm, khi đến tháng hoặc sau khi quan hệ. 

1. Chị em nên vệ sinh vùng kín mấy lần một ngày?

Vùng kín là khu vực thường xuyên ẩm ướt, dễ nhiễm khuẩn và dễ có mùi nên việc chị em vệ sinh vùng kín đúng cách là cực kỳ quan trọng. Sau mỗi lần đi tiểu hay đến kỳ kinh nguyệt hoặc quan hệ tình dục, chị em cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh vi khuẩn sót lại gây viêm nhiễm vùng kín. Tuy nhiên không phải cứ vệ sinh vùng kín càng nhiều thì càng tốt bởi điều đó có thể làm biến mất các lợi khuẩn và làm thay đổi pH âm đạo.

Vệ sinh vùng kín mấy lần/ngày?

Do đó vệ sinh vùng kín mấy lần một ngày là đủ là điều chị em nên quan tâm. Cách vệ sinh vùng kín đúng cách cho phụ nữ là tối thiểu 2 lần/ngày. Vào giữa ngày, chị em nên rửa qua vùng kín với nước sạch và dùng giấy thấm khô. Nếu tiện thì chị em nên thay quần lót hoặc trong trường hợp dùng băng vệ sinh hàng ngày thì thay băng mới. Đến chiều tối khi đi tắm, chị em vệ sinh lại vùng kín với các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ cho sạch sẽ. 

2. Hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín sau khi đi tiểu để không bị viêm âm đạo

Cách vệ sinh vùng kín đúng cách cho nữ không bị viêm nhiễm, không đến kỳ kinh nguyệt hay không quan hệ tình dục cực kỳ đơn giản. Vì khi này vùng kín của chị em đang trong trạng thái khỏe mạnh, dịch tiết âm đạo bình thường nên chỉ cần vệ sinh vùng kín với nước sạch là đủ. Chị em nào cẩn thận hơn và muốn cảm giác sạch sẽ, an toàn hơn thì dùng thêm dung dịch vệ sinh.

Hạn chế dùng giấy ướt để vệ sinh vùng kín

Khi tiểu xong, chị em chú ý dùng giấy khô thấm nước tiểu còn sót ở âm hộ. Rất nhiều chị em có thói quen miết giấy mạnh và thậm chí là miết giấy sâu vào bên trong âm đạo. Việc này hoàn toàn không cần thiết và có thể gây viêm nhiễm vùng kín. Bởi giấy vệ sinh chứa khá nhiều vi khuẩn và bề mặt giấy không thực sự mềm mại như chúng ta vẫn thấy. Chưa kể các loại giấy khô có thể kèm theo hóa chất tẩy trắng hoặc chất tạo mùi gây nguy hại cho vùng kín.

Dung dịch vệ sinh phụ nữ pH Care chăm sóc và bảo vệ vùng kín an toàn

Chị em hạn chế dùng giấy ướt để vệ sinh vùng kín, nhất là các loại giấy ướt có mùi thơm. Nên ưu tiên dùng khăn giấy đa năng tự thấm ướt hoặc dùng vòi xịt, xịt nhẹ cho sạch rồi thấm khô bằng giấy. Vào cuối ngày, chị em hãy rửa thật kỹ các mép của âm đạo nhưng tuyệt đối không thụt rửa và không dùng xà phòng hay sữa tắm, dầu gội đầu để vệ sinh âm đạo. Chị em có thể sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ như pH Care để làm sạch âm đạo mà không lo bị khô âm đạo sau khi rửa. 

3. Cách vệ sinh vùng kín bị viêm nhiễm để ngăn ngừa bệnh tái phát

Trường hợp vùng kín đang bị viêm nhiễm nghĩa là đã có sẵn vi khuẩn hay nấm trong âm đạo nên việc vệ sinh càng cần phải cẩn thận. Chị em có thể vệ sinh vùng kín với nước muối hoặc các loại dung dịch vệ sinh đặc trị do bác sĩ kê. Chị em không nên tự ý mua và đặt các loại thuốc, kén không rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần vào âm đạo. 

Cách vệ sinh vùng kín khi bị viêm âm đạo

Dược sĩ Omi hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín bằng nước muối sạch như sau:

Bước 1: Rửa vùng kín với nước ấm sạch

Bước 2: Từ từ dội nước muối ở bên ngoài âm hộ, chú ý chỉ rửa ở bên ngoài chứ không thụt rửa sâu trong âm đạo.

Bước 3: Rửa lại với nước sạch và thấm khô vùng kín bằng khăn sạch mềm. 

Chị em chú ý không nên tự pha nước muối để vệ sinh vì rất khó để tự xác định nồng độ chuẩn. Nước muối làm từ muối hạt thô còn lẫn tạp chất khiến âm đạo dễ bị viêm và khô hơn. Vì thế, chị em nên dùng nước muối sinh lý cho tiện và an toàn hơn. Với vùng kín đang bị viêm, chị em có thể dùng dung dịch vệ sinh Canesten với tác dụng kháng viêm rõ rệt.

4. Hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín đúng cách khi chị em đến tháng 

Đến kỳ kinh nguyệt, chị em không chỉ khó chịu với những cơn đau lưng, đau bụng mà còn vất vả vệ sinh vùng kín ít nhất 4 giờ/lần. Dược sĩ Omi hướng dẫn vệ sinh vùng kín đúng cách khi đến tháng cho chị em. Trong trường hợp chị em dùng tampon hay băng vệ sinh thì nên thay thường xuyên 4-6 giờ/lần. Không nên để quá lâu trong âm đạo để tránh bị nhiễm khuẩn. Với tampon thì chị em nên thay sau 2 giờ sử dụng trong ngày kinh đầu tiên [ngày có lượng máu kinh ra nhiều nhất].

Hướng dẫn vệ sinh đúng cách trong ngày đèn đỏ cho chị em

Với chị em dùng cốc nguyệt san thì có thể lấy cốc ra và vệ sinh sau 6-8 tiếng tùy vào điều kiện. Nhiều trường hợp vì dùng cốc nguyệt san quá thoải mái mà chị em...quên luôn, không lấy cốc ra. Cốc nguyệt san rất tiện nhưng lại cần vệ sinh và bảo quản cẩn thận nên ban ngày chị em đi làm không tiện thì tới tối về nên vệ sinh cốc sạch sẽ. Chú ý thấm khô vùng kín trước khi đóng băng vệ sinh hoặc dùng cốc nguyệt san chị em nhé. Trong những ngày đèn đỏ, chị em nên vệ sinh vùng kín với dung dịch dịu nhẹ và có tính kháng khuẩn như Lactacyd trầu không. 

5. Cách vệ sinh vùng kín đúng cách trước và sau khi quan hệ

Chú ý vệ sinh vùng kín đúng cách trước và sau khi quan hệ tình dục

Vệ sinh vùng kín đúng cách cho nữ trước và sau khi quan hệ tình dục sẽ giúp chị em tránh bị viêm nhiễm. Trước khi quan hệ, chị em nên dùng dung dịch vệ sinh để làm sạch vùng kín, rửa theo chiều từ trước ra sau để tránh vi khuẩn ở hậu môn xâm nhập. Sau khi quan hệ, chị em không cần phải vệ sinh ngay, Cách làm sạch vùng kín sau quan hệ tương tự như chị em vệ sinh bình thường. Chú ý không dùng xà phòng để thụt rửa âm đạo. 

6. Gợi ý cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh mẹ nên biết

Vùng kín của bé gái có nhiều nếp gấp và bé chưa thể tự vệ sinh cho mình nên mẹ cần chú ý. Nếu vệ sinh không đúng cách, vùng kín của bé dễ bị hăm đỏ và ngứa ngáy.

Cách vệ sinh vùng kín đúng cách cho trẻ sơ sinh

Dược sĩ Omi hướng dẫn mẹ cách vệ sinh vùng kín đúng cách cho bé gái theo các bước dưới đây: 

Bước 1: Mẹ vệ sinh tay sạch sẽ, chuẩn bị vải bông mềm ẩm

Bước 2: Mẹ nhẹ nhàng dùng tay tác môi âm hộ của bé ra

Bước 3: Dùng khăn ẩm lau nhẹ âm hộ của bé từ trước ra sau rồi lau xung quanh vùng xương mu.

Bước 4: Thay khăn mới để lau vùng bẹn và hậu môn.

Bước 5: Thấm khô da bé bằng khăn bông mềm.

Trên đây dược sĩ Omi Pharma đã hướng dẫn chị em vệ sinh vùng kín đúng cách để phòng ngừa viêm nhiễm. Chị em cần tư vấn về dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp thì liên hệ với dược sĩ Omi nhé. 

Viêm nhiễm phụ khoa thường gặp ở nữ giới độ tuổi sinh đẻ và để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Rất nhiều thói quen hàng ngày tưởng chừng như vô hại lại có thể là nguy cơ gây các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cho bạn. Nếu như những thói quen này được thay đổi, chị em phụ nữ chúng ta sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tự tin hơn. Vì vậy hãy cùng nhau xem bạn đang mắc phải những sai lầm nào trong bài viết dưới đây nhé.

Viêm nhiễm phụ khoa là một thuật ngữ y khoa chỉ một số bệnh lý ảnh hưởng đến các bộ phận sinh dục [âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng …] do tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm. Những biểu hiện có thể khác nhau ở từng bệnh, thường bao gồm một hoặc vài triệu chứng sau:

  • Ngứa
  • Đỏ
  • Đau 
  • Tiết dịch bất thường

Một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa mà các chị em thường mắc phải là: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng, u xơ tử cung,... Những bệnh này dễ tái phát nhiều lần, gây cảm giác tự ti, khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt vợ chồng.

2. Những sai lầm nghiêm trọng gây viêm nhiễm phụ khoa

a. Những sai lầm trong ngày kinh nguyệt

  • Không thay băng vệ sinh thường xuyên: Trong những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu và dịch ra nhiều, đồng thời băng vệ sinh gây bí rít vùng kín. Đây chính là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn, nấm phát triển, xâm nhập vào sâu bên trong. Không thay băng vệ sinh thường xuyên không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, mà còn gây mùi khó chịu cho cơ thể của bạn. Vì vậy, cần thay băng vệ sinh sau tối đa 3-4 tiếng. Chú ý vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm, rồi lau khô “cô bé” trước khi thay băng vệ sinh mới.

  • Không rửa tay trước khi thay băng vệ sinh: Rửa tay trước khi thay băng vệ sinh là một bước rất nhỏ, hay bị bỏ quên, nhưng lại vô cùng quan trọng. Hàng ngày, bàn tay là nơi tiếp xúc với rất nhiều bề mặt, cũng là nơi có hệ vi khuẩn phong phú. Bàn tay bẩn khi tiếp xúc với cô bé sẽ vô tình đưa các vi khuẩn vào vùng kín của bạn. Đừng quên rửa tay bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn trước và sau khi thay băng vệ sinh để tránh mắc sai lầm không đáng có này nhé các chị em.
  • Bảo quản băng vệ sinh sai cách: Nhiều chị em có thói quen để băng vệ sinh trong nhà tắm vì thuận lợi cho việc sử dụng. Tuy nhiên nhà tắm là môi trường ấm, ẩm, nhiều vi khuẩn phát triển. Băng vệ sinh của bạn rất dễ bị các vi khuẩn này xâm nhập, sinh sôi và trở thành mối nguy gây các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Không mua quá nhiều băng vệ sinh dự trữ, bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

b. Vệ sinh vùng kín không đúng cách

  • Sử dụng xà phòng hoặc nước muối để vệ sinh: Âm đạo có môi trường acid, có tác dụng diệt khuẩn một cách tự nhiên. Các loại hóa chất như xà phòng, hay các loại nước muối nồng độ cao làm thay đổi hệ sinh thái bình thường và môi trường PH tự nhiên, cho phép các loại nấm men và vi khuẩn phát triển. Các bác sĩ khuyên rằng chỉ cần vệ sinh nhẹ nhàng bằng nước ấm là bạn có thể làm sạch một cách hiệu quả và an toàn cho vùng kín của bạn.
  • Thụt rửa âm đạo: Nhiều chị em cho rằng việt thụt rửa âm đạo bằng các dạng xịt hay dung dịch sẽ giúp vệ sinh vùng kín tốt hơn. Tuy nhiên điều này không thực sự hiệu quả và không an toàn cho “cô bé” của bạn. Một nghiên cứu 2016 ở Mỹ cho thấy những phụ nữ thường xuyên thụt rửa có liên quan đáng kể đến việc nhiễm HPV. Việc thụt rửa cũng làm thay đổi môi trường khỏe mạnh tự nhiên của âm đạo.
  • Không rửa sạch tay trước khi vệ sinh: Như đã nói ở trên, bàn tay có chứa rất nhiều vi khuẩn có hại, vì vậy nếu để một bàn tay bẩn tiếp xúc với “cô bé” rất có thể vô tình gây nên tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Điều này để lại những ảnh hưởng không đáng có cho chị em chúng mình. 
  • Làm sạch sau khi đi vệ sinh sai cách: Sau khi đi vệ sinh, hãy nhớ quy tắc ”trước ra sau” để không gây ảnh hưởng cho cô bé của bạn. Nếu như chúng ta lau từ sau ra trước có thể làm lây lan các vi khuẩn từ hậu môn đến âm đạo. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng phụ khoa.

c. Sử dụng bao cao su kém chất lượng

Bao cao su được nhắc đến là một biện pháp tình dục an toàn phòng tránh các bệnh lây nhiễm. Thế nhưng trên thị trường hiện tại tràn lan rất nhiều loại bao cao su kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ngoài ra, nhiều chị em không để ý đến hạn sử dụng của bao, vô tình sử dụng phải những chiếc bao không còn chất lượng tốt như ban đầu. Đây là một nguy cơ tiềm ẩn mà không nhiều người để ý. Trong quá trình quan hệ, âm đạo bạn nữ dễ xây xát, cùng với việc tiếp xúc trực tiếp bao cao su kém chất lượng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây các bệnh viêm nhiễm. Các nghiên cứu cũng cho thấy chất nhờn trong bao cao su làm thay đổi PH tự nhiên của âm đạo, cho phép vi khuẩn và nấm men phát triển dễ dàng hơn.

Hãy lựa chọn các cửa hàng và hiệu thuốc uy tín để mua bao cao su. Không nên mua quá nhiều để tránh hết hạn và làm giảm chất lượng của bao.   

d. Sai lầm khi sử dụng đồ lót

Đa phần các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hiện nay đều do đồ lót của bạn. Đây là vật dụng tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên nhất với vùng kín. Vì vậy sai lầm trong lựa chọn và sử dụng đồ lót có thể khiến cô bé của bạn phải đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm rất cao

  • Sử dụng đồ lót quá chật và bí: Cô bé vốn là vùng nhạy cảm, một chiếc quần lót quá chật sẽ gây nên tình trạng bí bách, khó chịu và kích ứng da. Sử dụng những chiếc quần cotton thấm hút tốt, thoáng khí sẽ làm cho vùng kín của bạn dễ chịu hơn rất nhiều, đặc biệt trong những ngày kinh nguyệt.
  • Để đồ lót quá đêm: Các dịch nhầy, mồ hôi và vi khuẩn tích tụ trên quần lót nếu để qua đêm không chỉ gây mùi khó chịu mà còn làm tăng khả năng tích tụ, phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Vùng kín của bạn rất dễ bị ngứa hoặc nặng hơn là viêm nhiễm khi thường xuyên sử dụng những chiếc quần lót này. Giặt quần lót luôn trong ngày là điều vô cùng cần thiết. Thay đồ lót sau mỗi 3-4 tháng để đảm bảo quần lót của bạn luôn an toàn với cô bé.

3. Các biện pháp phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa

  • Thay băng vệ sinh sau 3-4 tiếng.
  • Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, hạn chế sử dụng nước muối hoặc các sản phẩm hóa chất như xà phòng, hạn chế thụt âm đạo nếu không cần thiết.
  • Luôn rửa sạch tay trước khi tiếp xúc với cô bé.
  • Sử dụng đồ lót thấm hút tốt và thông thoáng.
  • Thay đồ lót thường xuyên.
  • Sử dụng các loại bao cao su có nguồn gốc rõ ràng, còn hạn sử dụng.

Viêm nhiễm phụ khoa có thể đến từ những sai lầm hay thói quen rất nhỏ. Trên đây là những sai lầm nghiêm trọng gây nên viêm nhiễm phụ khoa mà chị em cần lưu ý. Hy vọng bài viết đã giúp phái đẹp trở nên tự tin hơn với một cô bé khỏe mạnh. Hãy theo dõi trang để cập nhật nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe cho bạn và gia đình.

Gọi hotline 1900638367 hoặc Tải ứng dụng iSofHcare để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội.

ISOFHCARE | Ngày đăng 07/03/2021 - Cập nhật 15/11/2021

Video liên quan

Chủ Đề