Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp nội dung chính

Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Hoàng Trung Thông » Đường chúng ta đi [1960]

I. Mở bài

Nhận xét về sáng tác của HCM trong tập "NKTT", bên cạnh ý kiến của Hoài Thanh về những dạng biểu hiện tinh tế khác nhau của chất thép trong thơ Bác, nhà thơ Hoàng Trung Thông cũng có một nhận xét vô cùng đặc sắc:
" Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
ánh đèn toả rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngat tình"
ý kiến của nhà thơ HTT không chỉ gợi lên bát ngát tình, đọc những lớp ý nghĩa khác nhau, mà còng được thể hiện qua chính thực tiễn sáng tác của HCM, tiêu biểu là bài thơ.
II. Thân bài
Trong ý thơ của mình, HCM đã dùng hình ảnh "trăm bài" như một hình ảnh biểu tượng để chỉ hơn một trăm bài thơ trong tập "NKTT" của Bác. Đối với ông mỗi bài thơ trong tập nhật ký đều là một "ý đẹp", đẹp cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật. Lời NX này đã khẳng định giá trị lớn lao của từng ý thơ, từng tác phẩm trong tập Nhật ký.
Dòng thơ :" ánh đèn... xanh" vừa như một hình ảnh tả thực, miêu tả ánh sáng toả ra từ ngọn đèn soi sáng mái đầu còn trẻ của nhà thơ khi đọc thơ Bác, vừa có thể hiểu như một hình ảnh biểu tượng chỉ ánh sáng tinh thần toả ra từ tập "NKTT", soi sáng tâm hồn trí tuệ cho những thế hệ sau, cho những người đầu xanh tuổi trẻ => ý thơ đã khẳng định giá trị của ánh sáng tư tưởng, của những bài học nhân sinh toả ra từ tập nhật ký.
- Nếu Hoài Thanh chỉ khẳng định hai dạng biểu hiện cảu chất thép trong thơ Bác thì HTT không chỉ khẳng định chất thép trong thơ người mà còn khẳng định mối quan hệ độc đáo giữa chất thép và chất tình.
+ "Thép" ở đây là xu hướng CM và tiến bộ về tư tưởng là cảm hứng quan tâm đến thơ "chuyên chú" ở con người như Nguyễn Văn Siêu đã nói, tinh thần "đâm mấy.........chẳng tà" của NĐC và được nâng cao trong thời đại CMVS.
"Thép" là tích cách của nhà thơ đối với thiên nhiên ưu đãi với vạn vật, với con người. Củng có khi là những tâm sự riêng tư thầm kín, là những nỗi niềm tâm sự của một con người bình thường như mọi người mà HCM thể hiện trong mọi sáng tác của mình.
2. CM
Bình giảng một trong hai bài thơ
a. Với bài "Chiều tối"P
- "Thép" là những phương diện lớn lao cao cả phi thường [đề số 5.2b..]
- "Tình":
+ Tình yêu thiên nhiên, niềm thiết tha gắn bó với cuộc sống bình dị của con người.
+ Những tính cách bình thường [Đề 5, 2c]
b. Đối với bài "Giải đi sớm"
- "Thép":
+ Vượt lên trên hoàn cảnh, sự tự do tinh thần, cuộc vượt ngục tinh thần lớn lao cao cả.
- "Tình":
+ Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nghệ sĩ tinh tế nhạy cảm trước bức tranh TN buổi sớm với những vận động đổi thay hết sức bất ngờ.
+ Là tính cảm xót xa thương cho chính mình khi đối diện trước cái khắc nghiệt của cảnh giải đi sớm: Đường xa, giá lạnh, bóng tối và sự vắng lặng vây quanh người tù đất khách.
=> Bài thơ [1], [2] vừa thể hiện một chất thép tinh thần cũng vừa bộc lộ một chất tình sâu sắc phong phú đa dạng, đó là một tác phẩm vừa nồng nàn chất thép vừa thấm đượm chất tình. Chính sự kết hợp độc đáo giữa chất "thép" và chất "tình", giữa cái lớn lao sâu sắc của nội dung tư tưởng với cái mới mẻ tinh tế của hiện thực nghệ thuật như thế đã làm cho bài thơ [1], [2] trở thành một "ý đẹp", và hơn một trăm bài thơ trong tập Nhật ký là "trăm ý đẹp". Tập "NKTT" như vậy vẫn tiếp tục toả ra cái ánh sáng kỳ diệu, áng sáng của tâm hồn trí tuệ tình cảm soi đường chỉ lối cho những thế hệ sau, cho những người đầu xanh tuổi trẻ.
III. Kết luận:
Lời nhận xét của nhà thơ Hoàng Trung Thông vừa chỉ ra mối quan hệ độc đáo giữa chất thép và chất tình trong thơ Bác vừa khẳng định giá trị lớn lao lâu dài của tập Nhật ký bằng thơ. ý kiến này như một bổ xung độc đáo cho ý kiến giải cội nguồn làm nên sức hấp dẫn lâu dài của tập nhật ký bằng thơ:
"Lại thương nỗi đoạ đầy thân Bác
Mười bốn trăng xê tái gông cùm
ôi chân yêu mắt mờ tóc bạc
Mà thơ bay cách hạc ung dung"

Chào bạn,sau đây đây là dàn ý dành cho đề bài của bạn

● Mở bài: Em có thể trích dẫn quan điểm sáng tác của Hồ chí Minh, rồi móc nối sang thơ Hoàng Trung Thông nhé. Đây là một gợi ý cho em

Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng.Nhà văn đồng thời cũng phải là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, phải là người có tinh thần thép, tinh thần xung phong như một người chiến sĩ ngoài mặt trận :

“Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

~> Với quan điểm có sự kết hợp giữa chất chiến sĩ và nghệ sĩ mà thơ của Bác mang sự cộng hưởng kì diệu giữa chất thép và chất tình thể hiện sắc nét trong “Nhật kí trong tù”.Chính vì thế, trong Đọc thơ Bác nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết:”….”

● Thân bài

- Lí luận về đoạn thơ của Hoàng Trung Thông: Với Hoàng Trung Thông, trong cảm nhận của tác gải thì thơ Bác mỗi bài mang một vẻ đẹp khác nhau “trăm bài trăm ý đẹp” , sự tỏa sáng thơ Bác nằm vào lòng dân tộc bởi cái lí cái tình, nói về chất thép nhưng vẫn đong dầy chất tình

- Cắt nghĩa chất thép,chất tình trong thơ Bác

+ Chất thép: Thép là biểu tượng ẩn dụ cho sự cứng cỏi kiên cường bất khuất.Tinh thần thép trong thơ bác mang tính chiến đấu cao,biểu hiện ở ý chí nghị lực phi thường vượt lên trên nghịch cảnh, có bản lĩnh kiên cường và sự tự chủ, bền bỉ kiên trì, mang ý chí tự do ung dung,lạc quan

+ Chất tình: Những rung cảm tinh tế từ một trái tim nhạy cảm,một vẻ đẹp tâm hồn trước cảnh sắc thiên nhiên vạn vật, có tình yêu thiên nhiên tha thiết mãnh liệt

~> Nhận xét của Hoàng Trung Thông về thơ Bác thật xác đáng.Dưới cái nhìn mang đậm chất chiến sĩ quyện trong trái tim đa tình của người nghệ sĩ, những câu thơ mềm mại uyển chuyển mang chất tình nhưng lại có chất thép độc đáo được Hồ Chí Minh biểu hiện xuất sắc

- Chứng minh qua hai bài trong tập Nhật Kí trong tù

♫ Đi đường

- Về chất thép:

+ Không hề nao núng , bi luy trước khó khăn gian khổ

+ Bị gông cùm xiềng xích nhưng vẫn kiên cường đối đầu

+ Ung dung tự tại , lạc quan đối diện

~> Bài thơ không “lên giọng thép” nhưng lại rất thép.Dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo, nhà tù mục nát nhưng HCM vẫn mang trong mình “chất thép”- một ý chí sắt đá, một khí phách anh hùng mang hào khí Đông A

- Về tình: Bài thơ mang trong mình một con mắt nghệ thuật thưởng thức thiên nhiên vạn vạt trên nền cảnhhùng vĩ, núi non trùng điệp.Đó là sự thưởng thức của một tâm hồn luôn giao cảm với thiên nhiên, hào mình vào thiên nhiên dù muôn vàn nguy hiểm,gia n khổ phái trước

~> Với Hồ chí Minh ta nhận thấy rõ tinh thần lạc quan , cái nhìn tươi sáng về thời cuộc. Vượt lên trên cái nhọc nhằn bởi thể xác, một tinh thần hào sảng , tươi đẹp lên ngôi. Đó là sự lạc quan, niềm tin vào cách mạng trong ý chí bền bỉ sắt đá

♫ Ngắm trăng

- Về chất thép: Đó là một cuộc vượt ngục tinh thần , bộc lộ sự yêu đời,lạc quan. Tối tăm,gông cùm,sự giam buộc của ngục thất không thể nào cầm giữ được tinh thần người chiến sĩ cách mạng đầy bản lĩnh

- Về chất tình: Đó là sự giao cảm với trăng- người bạn tri âm tri kỉ của một tâm hồn yêu thiên nhiên mang đậm chất nghệ sĩ lãng mạn

~> Chính trong thơ Hồng Trung Thông đã cất lời ca về sự hòa mình với thực cảnh thiên nhiên vạn vật, tinh thần lạc quan của Bác dưới gồn cùm xiềng xích

"Ngục tối trái tim cùng cháy lửa

Xích xiềng không khóa nổi lời ca".

* Bàn luận: Mệt mỏi, đau đớn ở thể xác trong gông cùm, xiềng xích, bóc lột của nhà tù không giam cầm được cảm hứng thơ ca, không ngăn cản được sự hoà mình với thiên nhiên của tâm hồn người nghệ sĩ – chiến sĩ . Không có chân dung người tù khổ ải mà chỉ hiện ra dáng vẻ , phong độ của bậc tao nhân ung dung , thư thái thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên nơi núi non trùng điệp hay tại chính nhà tù khổ sai tăm tối. Ở Bác vẫn có sự hướng tới ánh sáng , làm đẹp tâm hồn, thứ ánh sáng của cách mạng được sản sinh ngay trong nhà tù tàn bạo. Những câu thơ mềm mại uyểnr chuyển nhưng lại mang một tinh thần thép hiện lên trên câu chữ dồn ép có sức chứa lớn. Phải có ý chí nghị lực phi thường vượt lên hoàncảnh, bản lĩnh kiên cường thì mới có được những vần thơ cảm nhận thiên nhiên tinh tế nhưu vậy trong cảnh tù đày. Chất thép, chất tình có màn chung đụng đầy độc đáo, không tương phản nhau mà hòa quyện vào nhau làm nên phong cách riêng biệt của Hồ Chí Minh. Chất chiến sĩ nhưng cũng rất nghệ sĩ.

● Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề

- Suy cảm của bản thân về thơ Bác cũng như tinh thần của Bác

                                              Chúc bạn học tốt.Thân!


 

Video liên quan

Chủ Đề