To thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu

Quy định về thẩm quyền trình, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu? Quy định về việc đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu lên mạng đấu thầu quốc gia mới nhất năm 2021.

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Tôi là một cán bộ xã vùng đặc biệt khó khăn, xin Luật sư tư vấn giúp một việc như sau: Xã tôi được huyện giao 290 triệu đồng để mua phân bón cấp cho người nông dân nghèo – thuộc vốn chương trình nông thôn mới. Xã tổ chức mua phân theo hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thủ tục chào hàng cạnh tranh rút gọn, tôi chưa hiểu và xin hỏi ở xã ai là người trình, ai là người thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu ? Xin thông tin thêm: nguồn vốn này là do xã làm chủ đầu tư, ở xã có Ban quản lý xây dựng nông thôn mới. Rất mong Luật sư tư vấn sớm để chúng tôi thực hiện cho đúng quy định pháp luật? Cảm ơn luật sư! 

Luật sư tư vấn:

Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn được thực hiện theo Điều 59 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:

“1. Chuẩn bị và gửi bản yêu cầu báo giá:

a] Bản yêu cầu báo giá được lập bao gồm các nội dung về phạm vi công việc, yêu cầu về kỹ thuật, thời hạn hiệu lực của báo giá, thời điểm nộp báo giá, các yêu cầu về bảo hành, bảo trì, đào tạo, chuyển giao, dự thảo hợp đồng, thời gian chuẩn bị và nộp báo giá [tối thiểu 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên phát hành bản yêu cầu báo giá] và các nội dung cần thiết khác, không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu;

b] Sau khi bản yêu cầu báo giá được duyệt, bên mời thầu đăng tải thông báo mời chào hàng trên một tờ báo được phát hành rộng rãi trong một ngành, một tỉnh hoặc hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc gửi trực tiếp bản yêu cầu báo giá cho tối thiểu 03 nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu. Trường hợp gửi trực tiếp, nếu trước thời điểm đóng thầu có bất kỳ nhà thầu nào khác đề nghị được tham gia chào hàng thì bên mời thầu phải gửi bản yêu cầu báo giá cho nhà thầu đó. Bản yêu cầu báo giá được phát hành miễn phí theo hình thức gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, thư điện tử [email] hoặc bằng fax.

2. Nộp và tiếp nhận báo giá:

a] Nhà thầu chuẩn bị và nộp 01 báo giá theo bản yêu cầu báo giá. Việc nộp báo giá có thể thực hiện theo hình thức gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, thư điện tử [email] hoặc bang fax;

b] Bên mời thầu chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong báo giá của từng nhà thầu. Ngay sau khi kết thúc thời hạn nộp báo giá, bên mời thầu lập văn bản tiếp nhận các báo giá được nộp trước thời điểm đóng thầu bao gồm các nội dung như: Tên nhà thầu, giá chào, thời gian có hiệu lực của báo giá và gửi văn bản tiếp nhận này đến các nhà thầu đã nộp báo giá.

3. Đánh giá các báo giá:

a] Bên mời thầu so sánh các báo giá theo bản yêu cầu báo giá. Báo giá được xác định đáp ứng tất cả các yêu cầu trong bản yêu cầu báo giá và có giá chào sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá [nếu có] thấp nhất và không vượt giá gói thầu sẽ được đề nghị lựa chọn;

b] Trong quá trình đánh giá, trường hợp cần thiết bên mời thầu mời nhà thầu có giá chào thấp nhất sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá [nếu có] đến thương thảo hợp đồng.

4. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:

Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.

6. Thời gian trong chào hàng cạnh tranh rút gọn:

a] Thời gian đánh giá các báo giá tối đa là 10 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp báo giá đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo đánh giá các báo giá;

b] Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định;

c] Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định.”

Theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 63/2014/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư 23/2015/TT-BKHĐT thì thẩm quyền trình, thẩm định kết quả hồ sơ như sau: 

“- Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà thầu, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia.”

Cụ thể với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ: Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu của tổ chuyên gia, bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu. 

Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 106 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP trước khi phê duyệt. Như vậy, đối với việc trình kết quả lựa chọn nhà thầu do bên mời thầu trình. Bên mời thầu theo khoản 3 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 bao gồm: 

– Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn;

– Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;

– Đơn vị mua sắm tập trung;

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn.

Như thế trong trường hợp này, bên mời thầu là một phòng ban do chủ đầu tư lựa chọn có năng lực thực hiện hoạt động đấu thầu hoặc chính chủ đầu tư là bên mời thầu. Cho nên, bên mời thầu có thể là ban quản lý xây dựng nông thôn mới hoặc ủy ban nhân dân xã. 

Còn nhà đầu tư trong trường hợp này là Ủy ban nhân dân xã. 

Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu theo khoản 6 Điều 104 Nghị định 63/2014/NĐ-CP là: 

 Bộ phận giúp việc liên quan chịu trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền, quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng các cơ quan khác ở địa phương, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần và đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.

1. Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư, em đang nghiên cứu Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Tại khoản 5 Điều 9 quy định “Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng”, luật sư cho em hỏi chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu này là giá đã có thuế VAT hay chưa?và việc thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu có bao gồm việc thẩm định hồ sơ dự thầu không?em cảm ơn ạ!

Luật sư tư vấn:

Theo Điều 9 Nghị định 63/2014/NĐ-CP  quy định như sau:

“Điều 9. Chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu

1. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư quyết định mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu [bao gồm cả thuế] đối với đấu thầu trong nước nhưng tối đa là 2.000.000 đồng đối với hồ sơ mời thầu và 1.000.000 đồng đối với hồ sơ yêu cầu; đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán theo thông lệ đấu thầu quốc tế.

2. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển:

a] Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;

b] Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,03% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng.

3. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu:

a] Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng;

b] Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

4. Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất:

a] Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;

b] Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

5. Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

6. Đối với các gói thầu có nội dung tương tự nhau thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm, các gói thầu phải tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì các chi phí: Lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính tối đa là 50% mức chi phí quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì phải tính toán, bổ sung chi phí lựa chọn nhà thầu vào dự án, dự toán mua sắm phù hợp với thực tế của gói thầu.

7. Chi phí quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này áp dụng đối với trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu trực tiếp thực hiện. Đối với trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc nêu tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn và các yếu tố khác.

8. Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu là 0,02% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

9. Chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu, chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và việc sử dụng các khoản thu trong quá trình lựa chọn nhà thầu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.”

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 35 Luật đấu thầu năm 2013 giá gói thầu như sau:

“2. Giá gói thầu:

a] Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán [nếu có] đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;”

Như vậy, chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu này là giá đã có thuế VAT.

2. Đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Tóm tắt câu hỏi:

Đối với dự án đấu thầu sử dụng phương thức chào hàng cạnh tranh. Sau khi có kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà thầu có cần phải đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu lên hệ thống Mạng đấu thầu quốc gia không ạ?

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, căn cứ Điều 8 Luật Đấu thầu 2013 quy định về thông tin đấu thầu như sau:

“Điều 8. Thông tin về đấu thầu

1. Các thông tin phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu bao gồm:

a] Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

b] Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;

c] Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu;

d] Danh sách ngắn;

đ] Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

e] Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng;

g] Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;

h] Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu;

i] Danh mục dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án có sử dụng đất;

k] Cơ sở dữ liệu về nhà thầu, nhà đầu tư, chuyên gia đấu thầu, giảng viên đấu thầu và cơ sở đào tạo về đấu thầu;

l] Thông tin khác có liên quan.

… .. “

Thứ hai, về chào hàng cạnh tranh rút gọn: Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn được quy định tại Điều 59 Nghị định 63/2014/NĐ-CP bao gồm các bước: Chuẩn bị và gửi bản yêu cầu báo giá; Nộp và tiếp nhận báo giá; Đánh giá các báo giá; Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; Hoàn thiện và ký kết hợp đồng;

Trong đó, việc Trình, thẩm định, phê duyệt, và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu được quy định tại Khoản 4 Điều 59 Nghị định 63/2014/NĐ-CP  như sau:

“4. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:

Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.”

Điều 20 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định:

“Điều 20. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu

…….

6. Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu phải đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này; gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham dự thầu trong thời hạn quy định tại Điểm n Khoản 1 Điều 12 của Luật Đấu thầu. Nội dung thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm:

a] Thông tin quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 4 Điều này;

b] Danh sách nhà thầu không được lựa chọn và tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà thầu;

c] Kế hoạch hoàn thiện, ký kết/hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn”

Như vậy, sau khi có kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà thầu cần phải đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu lên hệ thống Mạng đấu thầu quốc gia hoặc Báo đấu thầu trong thời hạn quy định.

3. Quy trình giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu

Trong hoạt động đấu thầu có rất nhiều trường hợp khi tổ chức đấu thầu hoàn tất thì một trong các bên nộp hồ sơ dự thầu không đồng ý với kết quả lựa chọn nhà thầu khi có căn chứng minh bên trúng thầu có hành vi vi phạm trong đấu thầu. Nếu không đồng ý với kết quả có thể kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền cũng như chủ đầu tư về kết quả đã đưa ra. Theo đó quy trình giải quyết được tiến hành như sau:

Thứ nhất: Nhà thầu gửi văn bản kiến nghị đến chủ đầu tư đối với dự án; bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu;

Thứ hai: Chủ đầu tư, bên mời thầu phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi nhà thầu trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu;

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Thứ ba: Đối trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu không có văn bản trả lời hoặc nhà thầu không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị thì nhà thầu có quyền gửi văn bản kiến nghị đồng thời đến người có thẩm quyền và Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư, bên mời thầu. Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị cấp trung ương do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập; cấp bộ, cơ quan ngang bộ do Bộ trưởng, thứ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập; cấp địa phương do người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu ở địa phương thành lập;

Thứ tư: Khi nhận được văn bản kiến nghị, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị có quyền yêu cầu nhà thầu, chủ đầu tư, bên mời thầu và các cơ quan liên quan cung cấp thông tin để xem xét và có văn bản báo cáo người có thẩm quyền về phương án, nội dung trả lời kiến nghị trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu;

Thứ năm: Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị căn cứ văn bản kiến nghị của nhà thầu đề nghị người có thẩm quyền xem xét tạm dừng cuộc thầu. Nếu chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị, người có thẩm quyền có văn bản thông báo tạm dừng cuộc thầu. Văn bản tạm dừng cuộc thầu phải được gửi đến chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản thông báo tạm dừng cuộc thầu. Thời gian tạm dừng cuộc thầu được tính từ ngày chủ đầu tư, bên mời thầu nhận được thông báo tạm dừng đến khi người có thẩm quyền ban hành văn bản giải quyết kiến nghị;

Cuối cùng: Người có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị.

Sau khi thực hiện đúng quy trình này thì kiến nghị của các bên tham gia dự thầu sẽ được giải quyết một cách cụ thể và triệt để.

Video liên quan

Chủ Đề