Tình huống về kinh doanh dịch vụ lữ hành

Theo đó, Sở Công Thương phối hợp UBND các quận, huyện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giám sát các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, bán hàng tại các khu du lịch, điểm du lịch, điểm dừng chân trên các tuyến du lịch thực hiện niêm yết giá công khai và bán đúng giá niêm yết; yêu cầu hoàn thành niêm yết giá trong quý IV/2015, theo dõi giám sát thường xuyên.

Đồng thời, Sở Giao thông Vận tải rà soát, kiểm tra và xử lý triệt để tình trạng taxi và các phương tiện vận tải khách du lịch kinh doanh không phép hoặc không đúng giấy phép, không niêm yết giá và thu cước không theo giá đã niêm yết; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân tiếp tay, bao che để chủ taxi và các phương tiện vận tải khách du lịch kinh doanh không phép trên địa bàn. Tiến hành lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn giao thông rõ ràng, phù hợp bảo đảm an toàn, phòng ngừa ùn tắc, tạo điều kiện cho khách du lịch tiếp cận các khu, điểm du lịch; kiểm tra, phát hiện, xử lý dứt điểm hiện tượng tiêu cực, gây phiền hà cho lái xe trên các tuyến đường giao thông, gây bức xúc cho người dân và khách du lịch, hoàn thành trong qúy II năm 2016.

Sở Y tế tăng cường kiểm tra, giám sát việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, khu vực chế biến, phục vụ khách tại các cơ sở ăn uống, khu phố ẩm thực. Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra thường xuyên hệ thống xử lý nước thải, rác thải, chất thải tại khu, điểm du lịch. Phối hợp tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các khu, điểm du lịch, các điểm dừng chân, trạm xăng không thực hiện đúng các quy định về vệ sinh, môi trường và các tổ chức, cá nhân có hành vi làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.

Cùng với đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì rà soát và tăng cường công tác kiểm tra các doanh nghiệp lữ hành, thực hiện đúng chương trình du lịch theo hợp đồng đã ký kết, bảo đảm chất lượng dịch vụ; kiểm tra xử lý hoạt động kinh doanh lữ hành trái phép của các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài tại Đà Nẵng. Xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật mọi hành vi vi phạm, kể cả việc tạm dừng kinh doanh hoặc đề nghị rút giấy phép. Tăng cường quản lý, kiểm tra chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch nội địa và quốc tế do Sở cấp thẻ, bồi dưỡng về trình độ nghiệp vụ, kiến thức xã hội, kỹ năng xử lý tình huống cho đội ngũ này. Xử lý nghiêm các trường hợp hướng dẫn viên cấu kết với các điểm cung ứng dịch vụ du lịch, lái xe để hưởng lợi bất chính hoặc chèn ép khách, tự ý cắt giảm chương trình tham quan…Yêu cầu và giám sát các Ban quản lý, chủ các khu, điểm du lịch phải công khai số điện thoại và các bộ phận chức năng có trách nhiệm trực 24/24 giờ để tiếp nhận và giải quyết kịp thời những phản ảnh, yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch và vấn đề phát sinh; lập sổ theo dõi thống kê các sự việc đã xử lý để rút kinh nghiệm và báo cáo cơ quan chức năng kiểm tra khi được yêu cầu.

UBND thành phố giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch quảng bá, xúc tiến thu hút khách du lịch từ các quốc gia mới được miễn thị thực [Anh, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Belarus], hoàn thành trong tháng 11-2015. Đặc biệt, tăng cường quảng bá hình ảnh thành phố qua các sự kiện: Cuộc đua thuyền buồm quốc tế Clipper Race 2015-2016, Đại hội thể thao bãi biển Châu Á lần thứ 5 tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 10/2016; Hội thảo quốc tế về “Du lịch và Thể thao” bên lề Đại hội thể thao bãi biển Châu Á vào giữa tháng 9/2016; Tuần lễ cấp cao APEC năm 2017....

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành

Luật sư Tư vấn Luật xử lý vi phạm hành chính – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 30 tháng 05 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành

Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo

3./ Luật sư tư vấn

Điều 42. Vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Sử dụng người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa không đủ ba năm làm việc trong lĩnh vực lữ hành;

b] Sử dụng người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế không đủ bốn năm làm việc trong lĩnh vực lữ hành;

c] Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành sử dụng giấy tờ xác nhận về thời gian làm việc không đúng với thực tế để điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành;

d] Hợp đồng lữ hành đã ký kết thiếu một trong những nội dung theo quy định.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Không có chương trình du lịch bằng văn bản cho khách du lịch hoặc đại diện nhóm khách du lịch theo quy định;

b] Không có hợp đồng lữ hành bằng văn bản với khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch theo quy định;

c] Không giải quyết yêu cầu, kiến nghị chính đáng của khách du lịch theo quy định;

d] Không hướng dẫn, cung cấp thông tin liên quan đến chương trình du lịch khi bên nhận đại lý lữ hành yêu cầu;

đ] Không thông tin rõ ràng, công khai, trung thực số lượng, giá cả các dịch vụ du lịch cho khách du lịch;

e] Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ lập, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Sử dụng hướng dẫn viên du lịch dùng Thẻ hướng dẫn viên du lịch hết hạn để hướng dẫn cho khách du lịch hoặc dùng Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa để hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài;

b] Không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

c] Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để thực hiện chương trình du lịch mà không có hợp đồng bằng văn bản với hướng dẫn viên du lịch hoặc hợp đồng không có đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định;

d] Tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;

đ] Kê khai không trung thực các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, đổi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây;

a] Sử dụng phương tiện, trang thiết bị không bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng, tài sản của khách du lịch theo quy định, trừ các trường hợp đã quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 48 Nghị định này;

b] Không phân công, sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch;

c] Sử dụng người không có Thẻ hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn cho khách du lịch;

d] Sử dụng người nước ngoài làm hướng dẫn du lịch tại Việt Nam;

đ] Không bảo đảm đủ số tiền ký quỹ đối với hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế theo quy định.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có ít nhất ba hướng dẫn viên du lịch quốc tế;

b] Không mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài trong thời gian thực hiện chương trình du lịch theo quy định;

c] Thay đổi chương trình du lịch, tiêu chuẩn, dịch vụ đã ký kết mà không được sự đồng ý của khách du lịch hoặc đại diện khách du lịch;

d] Không áp dụng các biện pháp cần thiết hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu cho khách du lịch.

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Thu tiền ngoài hợp đồng từ khách du lịch;

b] Không quản lý hoạt động của văn phòng đại diện, hoạt động kinh doanh của các chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp theo quy định;

c] Không quản lý khách du lịch theo hợp đồng, chương trình du lịch đã ký kết;

d] Sử dụng giấy tờ, tài liệu giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp, đổi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;

đ] Không làm thủ tục đổi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế theo quy định;

e] Sử dụng tên doanh nghiệp, tên giao dịch, tên viết tắt không đúng với tên đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hoạt động kinh doanh.

7. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Hoạt động kinh doanh lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng, chấm dứt hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tước giấy phép, yêu cầu tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành;

b] Tổ chức tiếp thị, bán dịch vụ du lịch theo hình thức bán hàng đa cấp;

c] Thu tiền đặt cọc hoặc yêu cầu phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán dịch vụ du lịch theo hình thức bán hàng đa cấp;

d] Yêu cầu phải mua dịch vụ du lịch ban đầu để được tham gia mạng lưới bán dịch vụ du lịch theo hình thức bán hàng đa cấp;

đ] Chi tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác cho người môi giới, người tham gia bán dịch vụ du lịch theo hình thức bán hàng đa cấp;

e] Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia bán dịch vụ du lịch để dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán dịch vụ du lịch theo hình thức bán hàng đa cấp;

g] Yêu cầu phải trả tiền hoặc trả bất kỳ khoản phí nào dưới hình thức khóa học, khóa đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác để được quyền tham gia mạng lưới bán dịch vụ du lịch theo hình thức bán hàng đa cấp.

8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh lữ hành không đúng phạm vi kinh doanh ghi trong Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

9. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế hoặc sử dụng tư cách pháp nhân, tên, Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của doanh nghiệp khác.

10. Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng tư cách pháp nhân, tên, Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế để hoạt động kinh doanh lữ hành.

11. Hình thức xử phạt bổ sung:

a] Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm đ Khoản 3, Điểm d và Điểm đ Khoản 4, Điểm a và Điểm c Khoản 5, Điểm c và Điểm d Khoản 6 Điều này;

b] Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 8 Điều này.

12. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 6, các điểm a, b, c, d, đ và g Khoản 7, các khoản 8, 9 và 10 Điều này.

Với những tư vấn về câu hỏi Vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI

Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 [Miễn phí] số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

Video liên quan

Chủ Đề