Tiêu chuẩn thiết kế nhà thiếu nhi

Cũng như các cấp bậc trường học khác, trường mầm non vô cùng quan trọng và cần thiết đối với nền giáo dục. Không đơn thuần chỉ là những món đồ dùng, thiết bị và đồ chơi theo quy định, việc thiết kế xây dựng một ngôi trường mầm non còn phải đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế của Bộ giáo dục để đảm bảo mang đến một môi trường học tập và vui chơi chất lượng nhất.

Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non mới nhất đang là vấn đề được phía lãnh đạo trường mầm non và cả các bậc phụ huynh quan tâm. Vì trường mầm non là nơi các bậc cha mẹ gửi gắm con trẻ mình. Trường mầm non hay nhà trẻ đạt tiêu chuẩn giúp các bé có một môi trường học tập, vui chơi chất lượng, an toàn. Vậy những tiêu chuẩn đó là gì? Mời bạn khám phá nội dung bài viết bên dưới !

Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non mới nhất 2020 còn được gọi là TCVN 3907: 2011. Đây là tiêu chuẩn mới thay cho tiêu chuẩn trước đây là TCVN 3907: 1984 và TCXDVN 260: 2002. Tiêu chuẩn thiết kế nhà trẻ này đã được quy chuẩn để sử dụng khi xây dựng các công trình trường mầm non. Sau đây là những điểm cần lưu ý trong tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non 2020 cập nhật:

1. Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non với phòng sinh hoạt chung

Phòng sinh hoạt chung cần đảm bảo diện tích đạt chuẩn từ 1,50m2/trẻ đến 1,80m2/trẻ. Đồng thời phòng cần đáp ứng tiêu chuẩn không nhỏ quá 24m2[đối với nhóm trẻ] và tối thiểu 36m2[đối với lớp mẫu giáo].

Kiến trúc này đồng thời cần đảm bảo:

  • Kết nối dễ dàng với phòng nhận trẻ, phòng vệ sinh và hành lang chơi.
  • Đảm bảo có đủ ánh sáng, thông thoáng, tránh bí khí.
  • Được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ quá trình học tập và vui chơi của các bé.

2. Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non với phòng ngủ

Phòng ngủ trường cần có diện tích tiêu chuẩn từ 1,2 m2/trẻ đến 1,5 m2/trẻ. Không gian phòng phải có diện tích kích thước tối thiểu là 18m2/ phòng với một nhóm trẻ em và 30m2/ phòng đối với đối tượng lớp mẫu giáo.

Công trình cần phải đảm bảo những điều sau:

  • Đảm bảo yên tĩnh cho trẻ có giấc ngủ say và ngon giấc
  • Trang thiết bị hiện đại an toàn và dễ chịu cho trẻ sử dụng như chăn gối, giường nệm
  • Thiết kế phòng sinh động cho trẻ em. Ấm áp về những ngày đông và mát mẻ cho ngày hè nóng.

3. Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non với phòng vệ sinh

Không khó để nhận ra hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém. Vì thế bé dễ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với nấm mốc, vi khuẩn và mầm bệnh xung quanh môi trường. Đây cũng là lý do khiến tiêu chuẩn thiết kế phòng vệ sinh trường mầm non rất khắt khe.

Theo đó, công trình cần đảm bảo:

  • Phòng được xây dựng khép kín với phòng sinh hoạt và phòng ngủ. Hoặc phòng vệ sinh xây dựng liền kề với nhóm lớp, nhằm đảm bảo sự thuận tiện cho cô trò trong quá trình sử dụng.
  • Diện tích phòng vệ sinh cần đáp ứng 0,40 m2/trẻ đến 0,60 m2/trẻ. Đồng thời kiến trúc phải đảm bảo có diện tích lớn hơn 12 m2/phòng.
  • Phòng cần có vách ngăn cao 1,20 m phân cách giữa chỗ đi tiểu và bồn cầu.
  • Kích thước mỗi ô đặt bệ xí đảm bảo 0,8 m x 0,7 m tạo sự thuận tiện, an toàn cho trẻ.
  • Có ít nhất từ 2 bồn tiểu dùng cho trẻ nam, trên 2 bệ xí bệt dùng chung cho cả trẻ nam và nữ và khoảng trên 3 bệ xí bệt dành cho riêng trẻ nữ.
  • Khu vực rửa tay cần thiết kế riêng, bố trí khoảng 8-10 trẻ/chậu trỏ

4. Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non với phòng bếp ăn

Bếp ăn cho trường mầm non cần có thông thoáng, ngăn cách giữa khu vực nấu và chia thức ăn rõ ràng. Mặt khác, cần đảm bảo vị trí phòng chia thức ăn gần hoặc thuận tiện với phòng ăn của trẻ.

Đồng thời diện tích công trình cần đảm bảo theo chuẩn từ 0,30 m2/trẻ đến 0,35 m2/trẻ.

5. Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non với phòng thể chất

Đây là nơi vui chơi cho trẻ em nên có diện tích rộng lớn. Diện tích tiêu chuẩn ít nhất là 60m2. Ngoài ra khu vực được dựng lên theo tiêu chuẩn khoảng 2m2/trẻ. Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non này nhằm tạo ra một không gian rộng rãi, giúp ích trẻ trong hoạt động luyện tập, vui chơi.

Vừa rồi là những chia sẻ về tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non mới nhất. Mong rằng các thông tin mà chúng tôi nói tới sẽ giúp quý vị có thêm nhiều ý tưởng mới để kiến tạo môi trường học tập cho trẻ hiệu quả.

Nếu cần tư vấn chi tiết hơn về thiết kế và xây dựng trường mầm non, đừng quên kết nối với Ecohome nhé!

CÔNG TY CP XÂY DỰNG & NỘI THẤT ECOHOME

  • Địa chỉ: 19, TT23, KĐT Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline: 0964 327 379 [KTS: TÙNG]
  • Email:
  • Website: //xaydungecohome.vn

Xem thêm:

Ecohome – Địa chỉ thiết kế trường mầm non độc đáo, chuyên nghiệp

Trang trí lớp mầm non lấy trẻ làm trung tâm tại Hà Nội

Có thể nói, nhà văn hóa là một trong những công trình kiến trúc có nhiều thiết kế đa dạng và độc đáo nhất đồng thời thể hiện tinh thần, nét đặc trưng của mỗi địa phương. Bên cạnh đó, nhà văn hóa còn là nơi vô cùng quan trọng cuộc sống của người dân tại địa phương. Vậy thiết kế nhà văn hóa như thế nào mới đúng tiêu chuẩn?

Vì sao phải thiết kế nhà văn hóa?

Như đã đề cập ở trên, nhà văn hóa là nét đặc trưng riêng biệt cho từng địa phương và bởi những ưu điểm mà nhà văn hóa mang lại cho người dân:

  • Nơi tổ chức các sự kiện lớn nhỏ như: văn nghệ các cấp, đại hội thể thao, chương trình tập huấn, công tác tuyên truyền, hội nghị,...
  • Địa điểm để người dân sinh hoạt tập thể, cùng nhau tham gia các hoạt động văn hóa để tăng tính đoàn kết tập thể.
1. Nhà văn hóa là nơi sinh hoạt chung của người dân địa phương
  • Tại một vài nhà văn hóa thôn, xã còn cho phép tổ chức lễ cưới vì có đầy đủ tiện nghi, không gian rộng rãi. Ngoài tiền điện nước và các khoản phát sinh khác mà người tổ chức lễ cưới phải chi trả thì không còn bất cứ chi phí nào khác: tiền thuê sân khấu, âm loa, bàn ghế,...Vì thế, giúp người dân có thể tiết kiệm rất hiệu quả.
  • Với công tác tuyên truyền hiệu quả bằng những hoạt động của nhà văn hóa, từ đó giúp người dân cung nhau chung tay quyên góp được kha khá các khoản phí để cải thiện và phát triển địa phương

Nhà văn hóa thật sự rất cần thiết với đời sống văn hóa người dân vì đây là điều kiện để xây dựng một nền văn hóa xã hội tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Vậy nên, việc thiết kế nhà văn hóa đòi hỏi sự tận tâm trong việc tạo lập nét đặc trưng cho văn hóa của địa phương và cùng cần thực hiện đúng tiêu chuẩn thiết kế công trình văn hóa.

Những tiêu chuẩn thiết kế nhà văn hóa

Người đọc có thể tham khảo các tiêu chuẩn thiết kế trung tâm văn hóa thông qua tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9365:2012 do viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn và sửa đổi bổ sung; được Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng thẩm định; công bố bởi Bộ Khoa học và Công nghệ.

Quy định chung

Dựa vào chức năng, tính chất và quy mô mà nhà văn được phân ra làm 2 loại:

  • Nhà văn hóa có nội dung hoạt động thông thường phổ biến.
  • Nhà văn hóa có những hoạt động văn hóa mang nét đặc trưng của vùng miền tại địa phương.

Việc phân biệt quy mô của nhà văn hóa sẽ tính theo sức chứa thông thường của phòng dành cho khán giả dao động từ 100 đến 500 người

Yêu cầu về khu đất

  • Xây dựng nhà văn hóa trên khu đất nằm trong quy hoạch chung đã được phê duyệt, đồng thời khu đất phải phù hợp với khả năng phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội hiện tại và trong tương lai của địa phương.
  • Khu đất xây dựng cần đảm bảo đầy đủ những điều kiện sau:
    • Có môi trường xung quanh sạch đẹp, phù hợp với các hoạt động tập thể và thích hợp cho việc kết nối với nguồn điện, nước, thông tin liên lạc.
    • Hệ thống giao thông xung quanh không quá khó khăn, thuận tiện cho việc đi lại để dễ dàng xây dựng, nâng cấp nhà văn hóa phục vụ nhu cầu hoạt động trong tương lai.
    • Khu đất nằm ở vị trí thuận lợi, giúp giảm thiểu chi phí đặt nền móng xây dựng hay hệ thống thoát nước trong khu vực.
  • Quy định về diện tích xây dựng nhà văn hóa như sau:
    • Đối với nhà văn hóa có nội dung hoạt động thông thường: Loại lớn với sức chứa 400 - 500 người có diện tích xây dựng 0,8 - 1 ha; Loại trung bình với sức chứa 200 - 300 người có diện tích xây dựng 0,6 - 0,7 ha; Loại nhỏ có với sức chứa 100 - 200 người có diện tích xây dựng 0,4 - 0,5 ha
    • Đối với nhà văn hóa có nội dung hoạt động đặc trưng vùng miền: Loại lớn với sức chứa nhỏ hơn 500 người có diện tích xây dựng 0,6 - 0,7 ha; Loại trung bình với sức chứa nhỏ hơn người có diện tích xây dựng 0,5ha; Loại nhỏ có với sức chứa 200 - 300 người có diện tích xây dựng 0,3 - 0,4 ha
  • Hạn chế việc sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng nhà văn hóa. Nếu có thì cần được sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền

Yêu cầu về cấp, thoát nước

  • Cần tuân thủ và thực hiện đúng quy định được ghi trong TCVN 4513 và TCVN 4474 về việc thiết kế hệ thống cấp, thoát nước cho nhà văn hóa.
  • Nguồn nước cung cấp cho trung tâm văn hóa phải được lấy từ hệ thống cung cấp nước chung của địa phương.
  • Trong trường hợp ở những địa phương không có hệ thống cấp nước chung, thì được phép sử dụng nguồn nước từ thiên nhiên như: sông, suối,...nhưng phải thông qua kỹ thuật hoặc các biện pháp lắng, lọc nước để đảm bảo an toàn sức khỏe người dân.
  • Đối với việc thiết kế hệ thống nước bên trong nhà văn hóa thì phải tính toán tổng lượng nước lớn nhất đáp ứng cho mọi trường hợp và mọi nhu cầu sử dụng nước.
  • Việc thiết kế các hệ thống nước nóng cục bộ đều được cho phép nhằm phục vụ không gian có nhu cầu cần thiết trong việc sử dụng, chẳng hạn các phòng học tập.

Yêu cầu thông gió, điều hòa không khí và tiếng ồn

Để người dân có không gian sinh hoạt thật thoải mái thì không thể nào thiếu hệ thống thông gió, điều hòa và các yêu cầu về tiếng ồn.

  • Thực hiện thiết kế hệ thống thông gió và điều hòa không khí cho các phòng tập trung số lượng lớn người đến sinh hoạt như: phòng văn nghệ, phòng khán giả, phòng đa năng,...để tránh không khí ngột ngạt và nguồn nhiệt nóng bức của mùa hè.
  • Cần đảm bảo nhiệt độ của những phòng được lắp các thiết bị trên nằm trong tính toán theo quy định sau:
2. Nhiệt độ đã được tính toán cho các phòng của nhà văn hóa
  • Nên thiết kế hệ thống thông gió tự nhiên hoặc quạt trần cho các phòng học, làm việc và phòng khán giả từ dưới 400 người. Bên cạnh đó, khu vực nhà vệ sinh cũng cần có các loại hệ thống này để khử mùi và giups không khí sạch sẽ hơn.
  • Về việc mức độ lớn của tiếng ồn trong khoảng cho phép của các phòng đã được quy định sau đây:
3. Cấp tiếng ồn được quy định ở mỗi phòng trong nhà văn hóa

Yêu cầu về chiếu sáng, kỹ thuật điện

  • Cần tận dụng nguồn sáng từ tự nhiên để giảm thiểu tối đa chi phí sử dụng điện, thông qua các thiết kế chiếu sáng tự nhiên sau:
    • Chiếu sáng bên qua cửa sổ của các tường bao che
    • Chiếu sáng bên thông qua mái nhà, lỗ lấy sáng ở mái và những lỗ sáng nằm ở vị cao nhất của nhà văn hóa
    • Kết hợp giữa chiếu sáng bên và chiếu sáng bên
  • Đảm bảo độ đồng đều là nhỏ nhất khi thiết kế chiếu sáng cho các phòng: 0,7 chiếu sáng bên và 21 khi áp dụng cho chiếu sáng hỗn hợp.
  • Cần ưu tiên chiếu sáng tự nhiên cho các phòng có vai trò quan trọng trong nhà văn hóa và tỷ lệ giữa diện tích cửa sổ cùng diện tích sàn phải đúng theo quy định sau: Tỷ lệ giữa diện tích cửa sổ và sàn là ⅓ áp dụng cho phòng triển lãm, đọc sách và phòng mỹ thuật; Tỷ lệ ⅕ dành cho phòng vui chơi giải trí, phòng văn nghệ, phòng học và phòng luyện tập tổng hợp.
  • Khi ánh sáng từ mặt trời lên đỉnh điểm, cần sử dụng một vài biện pháp hoặc các thiết bị giúp giảm độ chói do ánh sáng trực tiếp hay phản chiếu gây ra.
  • Mọi không gian bên trong nhà văn hóa phải được lắp các thiết bị chiếu sáng nhân tạo ,để sử dụng vào buổi tối hoặc những trường hợp không có ánh sáng tự nhiên. Đồng thời, độ chiếu sáng cũng được quy định như sau:
4. Độ chiếu sáng nhỏ nhất trên mặt phẳng theo quy ước
  • Các thiết bị điện cần phải được bố trí một cách hợp lý, thuận tiện cho việc kiểm soát, quản lý. Đồng thời, các đường dây điện nên được dẫn ngầm hoặc âm tường để đảm bảo an toàn.
  • Một số quy định cần phải tuân theo khi lắp đặt kỹ thuật điện:
    • Cần tuân theo TCXD 16:1986 khi lắp đặt hay thiết kế các thiết bị chiếu sáng nhân tạo
    • Lắp hệ thống chống sét theo quy định của TCVN 9385:2012
    • Lắp, nối đường dây dẫn điện và các thiết bị điện theo TCVN 7447

Có thể bạn quan tâm:

Bản vẽ thiết kế nhà văn hóa đẹp 2021

5. Bản vẽ thiết kế nhà văn hóa lao động quận 2

Mỗi nhà văn hóa đều có thiết kế đa dạng và phong phú, phù hợp với đặc trưng của mỗi địa phương, thể hiện những nét riêng trong văn hóa xã hội của người Việt Nam.

Mặt đứng trục A-C, 1-6
Mặt cắt 1-1, 2-2
Mặt bằng móng

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về quy chuẩn thiết kế nhà văn hóa. Đồng thời, còn giúp người hiểu rõ về những lợi ích và tầm quan trọng mà nhà văn hóa mang lại cho con người. Hẹn gặp lại các bạn tại những bài viết mới nhất về xây dựng - kiến trúc trên website của meeyland nhé.

Mã ID: vn324

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề