Công trình trọng tâm xây dựng phát triển thành phố Thủ Đức đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

TP. Thủ Đức trở thành trung tâm kinh tế tri thức của TPHCM

Theo Quyết định, phạm vi nghiên cứu trực tiếp gồm toàn bộ địa giới hành chính TP. Thủ Đức thuộc TPHCM với tổng diện tích khoảng 211,56 km2.

Phạm vi nghiên cứu gián tiếp gồm các quận huyện thuộc TPHCM và 2 tỉnh giáp ranh là tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương.

Mục tiêu lập quy hoạch nhằm đề xuất định hướng phát triển phù hợp với cấu trúc, định hướng phát triển không gian của TPHCM và vùng TPHCM; đáp ứng mục tiêu trở thành một trong những trung tâm kinh tế tri thức, khoa học-công nghệ, tài chính quan trọng của TPHCM và quốc gia.

Quy hoạch đáp ứng các yêu cầu mới trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của thành phố; tạo điều kiện khả thi để thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề trong phát triển đô thị hiện nay như dân số, nhà ở, hạ tầng, giao thông, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở chuyển đổi và phát triển hạ tầng số. Hướng tới phát triển đô thị có chất lượng sống tốt và môi trường làm việc hấp dẫn; có văn hóa đặc trưng trên cơ sở bảo tồn di sản và cảnh quan sông nước; phát triển hạ tầng đô thị thông minh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý phát triển, đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và các khu vực trong TP. Thủ Đức theo quy hoạch, đảm bảo chất lượng đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại I trực thuộc TPHCM.

TP. Thủ Đức là đô thị loại I

Theo phê duyệt, TP. Thủ Đức là đô thị loại I trực thuộc TPHCM, phát triển theo mô hình đô thị sáng tạo, tương tác cao; trung tâm phía đông của TPHCM về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ, văn hóa, giáo dục đào tạo.

Là trung tâm đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ và hợp tác phát triển; tập trung vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo bậc cao, nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao, tài chính và thương mại - dịch vụ; có vai trò là hạt nhân trong đổi mới sáng tạo, phát triển hạ tầng số của thành phố và vùng TPHCM; là đầu mối kết nối khu trung tâm hiện hữu TPHCM với cảng hàng không quốc tế Long Thành và các đô thị, khu chức năng trọng điểm phía đông của vùng TPHCM.

Dự kiến đến năm 2030 dân số toàn TP. Thủ Đức đạt khoảng 1.500.000 người; năm 2040 đạt khoảng 2.200.000 người, hướng đến 3.000.000 người sau năm 2040.

Từ mục tiêu trên, yêu cầu trọng tâm đối với công tác lập quy hoạch TP. Thủ Đức là rà soát quy hoạch chung TPHCM và các quy hoạch chuyên ngành đã được triển khai thực hiện trên địa bàn TP. Thủ Đức. Trên cơ sở phân tích, đánh giá việc triển khai thực hiện quy hoạch chung TPHCM năm 2010 trên địa bàn, tập trung vào việc thực hiện các định hướng phát triển tại khu đô thị hướng đông TPHCM với vai trò là trung tâm mới mở rộng của thành phố [Khu đô thị mới Thủ Thiêm] và là Khu đô thị khoa học công nghệ, hạt nhân là Khu Công nghệ cao và Khu Đại học quốc gia.

Đồng thời, dự báo các nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, trong bối cảnh phát triển của TPHCM và các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, đảm bảo phù hợp với thực tiễn phát triển, bám sát các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, định hướng phát triển không gian TPHCM, chủ trương phát triển đô thị sáng tạo tương tác cao, đô thị thông minh, đô thị phát triển bền vững.

Nghiên cứu, cập nhật những chủ trương, định hướng quan trọng có liên quan đến quy hoạch, phát triển đô thị và phát triển kinh tế xã hội; phối hợp các chương trình, đề án, dự án… của thành phố trong một khung phát triển có tầm nhìn dài hạn và có tính thực thi cao; nghiên cứu trên nền đô thị đã hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ, đề xuất mô hình phát triển TP. Thủ Đức theo định hướng phát triển giao thông công cộng [TOD] gắn với quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả, tạo thêm dư địa phát triển từ giá trị đất và bảo đảm khả năng dự trữ cho tương lai và bảo vệ môi trường sinh thái…

Vũ Phương Nhi


  • Kinh tế xanh

Thứ sáu, 11/02/2022 22:31 [GMT+7]

TP.HCM xây dựng Thủ Đức thành khu vực dẫn dắt kinh tế

UBND TP.HCM vừa có quyết định 318, ban hành kế hoạch triển khai đề án "Hình thành và phát triển đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông thành phố giai đoạn 2020 - 2035".

Được biết, quyết định này sẽ thay thế và hủy bỏ quyết định 2655/2020 của UBND TP.HCM trước đó về kế hoạch hành động về xây dựng Đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông thành phố, đặt ra chỉ tiêu chi tiết đến năm 2035 là tỷ trọng GDP của TP.Thủ Đức đóng góp 1/3 GRDP của TP.HCM và 7% GDP cả nước.

Theo đó, TP.HCM sẽ xây dựng và phát triển khu vực phía Đông thành phố [TP.Thủ Đức] thành Đô thị sáng tạo, tương tác cao, là khu vực dẫn dắt kinh tế thành phố và Vùng thành phố trong các hoạt động kinh tế tri thức như đào tạo, nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao.

Kế hoạch đưa ra nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị để tổ chức triển khai đề án đạt hiệu quả nhất, giám sát quá trình thực hiện và đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra.

Theo kế hoạch, đến năm 2025, sẽ lập định hướng khung phát triển và chiến lược, xây dựng cơ chế - tổ chức, xác định nhóm ngành ưu tiên, thiết lập hợp phần 3 Nhà [nhà nước - nhà đầu tư - nhà giáo dục]. Đồng thời phê duyệt và công khai quy hoạch chung TP.Thủ Đức và quy hoạch phân khu các khu vực trung tâm đổi mới sáng tạo.

Khu công nghệ cao TP.Thủ Đức [Ảnhh: báo Xây dựng].

TP.HCM đặt ra nhiều chỉ tiêu đến năm 2025 như tỷ trọng GDP tăng trưởng sau 5 năm, TP.Thủ Đức sẽ thu hút khoảng 50.000 dân cư đến sinh sống và làm việc, trong đó có khoảng 20.000 kỹ sư và chuyên gia; Số lượng các phát minh, sáng chế tăng trưởng 100% sau 5 năm.

Đồng thời, TP.HCM sẽ hình thành quỹ đất phát triển khoảng 100 ha, thu hút hoạt động các ngành kinh tế tại các khu vực trọng điểm, như Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc.

Đối với Khu đô thị Trường Thọ, TP.HCM sẽ xây dựng một hình mẫu về đô thị tương lai [living lab] để sống, làm việc và nghỉ ngơi với hạ tầng lý tưởng, quản lý bằng công nghệ cao.

Cụ thể, sẽ phát triển quỹ đất công nghiệp sáng tạo khoảng 50 ha; Xây dựng thêm 500.000 m2 sàn văn phòng hạng A, 1 triệu m2 sàn hạng B, C và 1 triệu m2 sàn xưởng; tăng trưởng 50% diện tích sàn trường đại học, trường dạy nghề sau 5 năm và nâng cao chất lượng.

Sẽ có 25% dân số sử dụng phương tiện công cộng; tăng 60% số km đường phục vụ giao thông công cộng sau 5 năm; Hình thành dự án và nguồn vốn cụ thể bổ sung tuyến BRT...

TP.HCM cũng đưa ra mục tiêu sẽ hoàn thành khép kín Vành đai 2 và triển khai xây dựng Quốc lộ 13, Vành đai 3. Hoàn thành dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 nối với Bình Dương, triển khai xây dựng cầu Cát Lái, cầu Nhơn Trạch.

Đảm bảo thực hiện an toàn, an sinh xã hội, giảm thiểu thiệt hại cho người lao động và các thành phần hoạt động kinh tế phi chính thức [thay đổi chỗ ở, mất hoặc thay đổi việc làm…] do tác động của các dự án phát triển đô thị và chuyển đổi công nghệ.

Trước đó, cuối năm 2021, Thành ủy TP.HCM đã ban hành Nghị quyết 08-NQ/TU về phương hướng, nhiệm vụ và một số cơ chế phát triển TP.Thủ Đức giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết xác định xây dựng và phát triển TP.Thủ Đức là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị TP.HCM, với quan điểm chỉ đạo là phân cấp, ủy quyền tối đa, thí điểm các nội dung, lĩnh vực thuộc thẩm quyền của TP.HCM.

Đồng thời, TP.HCM nghiên cứu, đề xuất Trung ương ban hành những cơ chế, chính sách đặc thù để TP.Thủ Đức phát huy được tiềm năng, lợi thế vốn có, phát triển trở thành đô thị thông minh, sáng tạo tương tác cao phía Đông, giữ vai trò động lực tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn mới theo đúng định hướng.

Nghị quyết này cũng nêu rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, hoàn chỉnh thể chế và bộ máy để Đảng bộ và chính quyền TP.Thủ Đức có đầy đủ cơ sở pháp lý và nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông của TP.HCM đến năm 2030.

Song song đó là mục tiêu từng bước đưa TP.Thủ Đức tăng trưởng giá trị sản xuất chung đạt tốc độ 10 - 11%/năm [theo giá so sánh năm 2010], thu ngân sách nhà nước tăng bình quân hàng năm từ 10 - 12%.

Huỳnh Mai

  • TP.HCM lại bán đấu giá 3.790 căn hộ ở TP.Thủ Đức
  • TP.HCM: Giá nhà tại Thủ Đức có xu hướng tăng khó dừng lại
  • Mong có cơ hội được thử nghiệm như Dubai ở TP.Thủ Đức

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM xây dựng Thủ Đức thành khu vực dẫn dắt kinh tế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email:

  • Thủ Đức
  • khu vực
  • Kinh tế
  • đề án
  • sáng tạo
  • xây dựng
  • Phát triển
  • đô thị

Lãnh đạo TPHCM, TP Thủ Đức và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thực hiện nghi thức khởi động hệ thống Trung tâm điều hành thông minh [IOC] TP Thủ Đức.

[Thanhuytphcm.vn] - Bám sát chủ đề công tác năm 2021 của TPHCM “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”, UBND TP Thủ Đức đã đề ra Nghị quyết, mục tiêu tổng quát, các nhiệm vụ, 12 nhóm giải pháp trọng tâm; trong đó đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số, ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu khoa học công nghệ một cách linh hoạt nhằm đem lại hiệu quả cao. Đến nay, việc xây dựng chính quyền đô thị đã đạt kết quả bước đầu đáng ghi nhận.

Với định hướng TP Thủ Đức sẽ phát triển từng bước trở thành “hạt nhân” sáng tạo, hình thành một cực tăng trưởng mới, khu vực dẫn dắt kinh tế, với mũi nhọn là ngành kinh tế tri thức, từng bước hình thành khu đô thị sáng tạo, tương tác cao của TPHCM cũng như khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngay từ khi thành lập, tất cả hoạt động trên các lĩnh vực của TP Thủ Đức đều xoay quanh nhiệm vụ xây dựng chính quyền đô thị. Điểm mới nhất là TP đã cho ra mắt Trung tâm điều hành thông minh IOC [giai đoạn 1] phục vụ điều hành 9 lĩnh vực và 1 phân hệ điều hành dịch bệnh, phục hồi kinh tế [quản lý 4 lĩnh vực về dữ liệu Covid, an sinh xã hội, kinh tế và các cuộc gọi 115].

Theo Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Hoàng Tùng: “IOC TP Thủ Đức sẽ giải quyết kỳ vọng xây dựng được hệ thống dữ liệu thống nhất, liên kết với các ngành để có thể phân tích liên lĩnh vực một cách đa chiều. Từ đó, tăng sự tương tác giữa chính quyền và người dân, giữa chính quyền và doanh nghiệp; đồng thời chuẩn bị dữ liệu dự báo xu hướng trong tương lai. Cấu phần quan trọng nhất của IOC TP Thủ Đức là các nội dung liên quan đến cải cách hành chính, với định hướng tất cả dịch vụ công trực tuyến tại TP Thủ Đức đều được cung cấp ở mức độ 4 nhằm hỗ trợ tối đa cho người dân và doanh nghiệp”. Đến nay, TP Thủ Đức đã kết nối, trích xuất và lưu trữ dữ liệu trực tuyến từ các ứng dụng/phần mềm vào kho dữ liệu chung của IOC [thông qua các API], cũng như thiết kế hệ thống biểu đồ [dashboard] nhằm trực quan hóa dữ liệu phục vụ công tác giám sát, điều hành.

Song song đó, TP Thủ Đức đã thành lập Phòng Khoa học - Công nghệ; triển khai Đề án thành lập Trung tâm hỗ trợ, khởi nghiệp, xúc tiến đầu tư và phát triển khoa học - công nghệ; chú trọng thực hiện 6 khu vực trọng điểm sáng tạo [Thủ Thiêm, Rạch Chiếc, Đại học Quốc gia, Linh Trung, Tam Đa, Trường Thọ] để phù hợp với định hướng phát triển thành trung tâm đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ cao. Đồng thời, xây dựng đề án thành lập 4 trung tâm mới: [1] Trung tâm phát triển quỹ đất TP Thủ Đức; [2] Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, xúc tiến đầu tư và phát triển khoa học - công nghệ TP Thủ Đức; [3] Trung tâm công tác xã hội TP Thủ Đức; [4] Trung tâm quản lý hạ tầng đô thị TP Thủ Đức để đáp ứng quy mô phát triển của TP.

Nhằm quy hoạch hạ tầng 4.0 đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược xây dựng TP Thủ Đức trở thành đô thị hiện đại, thông minh, UBND TP Thủ Đức đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, tập trung nhiều giải pháp quy hoạch hạ tầng viễn thông, an ninh mạng: thực hiện dự án xa lộ thông tin; thiết lập cổng quốc tế để kết nối trực tiếp khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông TP với quốc tế; xây dựng chính quyền điện tử; đầu tư hệ thống 5G…

Lễ ký kết hợp tác thỏa thuận hợp tác giữa UBND TP Thủ Đức và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội [Viettel].

Thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2022, các cấp, các ngành TP Thủ Đức sẽ tiếp tục chung sức, chung lòng cùng nhau vượt qua khó khăn, thử thách, phấn đấu kiểm soát tốt dịch bệnh, phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong đó chú trọng các giải pháp trọng tâm: [1] Tập trung quy hoạch hạ tầng số và thực hiện chuyển đổi số; [2] Xây dựng Đề án hình thành và phát triển đô thị sáng tạo tương tác cao TPHCM giai đoạn 2021 - 2025; [3] Chương trình cải cách hành chính và nâng cao chỉ số cải cách hành chính 2021 - 2025; [4] Đề án hỗ trợ doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo; [5] Triển khai kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025, kế hoạch tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, Đề án phát triển ngành logistics đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

“Với những kết quả tích cực đã đạt được trong thực hiện chủ đề năm 2021, TP Thủ Đức đã hoàn thành đạt và vượt 25/36 chỉ tiêu Nghị quyết Thành ủy Thủ Đức đề ra, trong đó có 2 chỉ tiêu vượt. Đây là một kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là trong bối cảnh vừa giữ vững những thành quả của công tác phòng, chống dịch, vừa phục hồi kinh tế trong trạng thái bình thường mới” - Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Hoàng Tùng nhấn mạnh.

Lương Hợp

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề