Nhân xét nghệ thuật xây dựng nhân vật Mị

Câu hỏi xoay quanh văn 12

Soạn văn 12 tập 1 ngắn nhất

Soạn văn 12 tập 2 ngắn nhất

Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn

Giải môn Giải tích lớp 12

Câu hỏi xoay quanh Địa lý 12

Soạn công dân 12 cực chất

Giái công dân 12 cực chất

Giải môn Giáo dục công dân lớp 12

Bộ tài liệu luyện thi Ngữ Văn được biên soạn theo cấu trúc đề thi mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo; dành cho học sinh THPT ôn luyện, chuẩn bị cho các kỳ thi Quốc Gia. HOC360.NET xin giới thiệu đến bạn đọc bộ tài liệu ôn tập  bao gồm các phần về các kiến thức:

+ Trọng tâm kiến thức tác giả, tác phẩm cần ghi nhớ

+ Các đề bài ôn luyện các dạng văn nghị luận xã hội, văn học.

Hy vọng bộ tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt kết quả thi cao!

Đề bài chi tiết: 

Anh, chị hãy phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong truyên ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.

—–~~~—–

I. Yêu cầu của đề:

  • Nội dung: Đề yêu cầu phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

Trên cơ sở hiểu biết phong cách nhà văn và tác phẩm, học sinh tập trung phân tích những nét đặc sắc trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Có thể xác lập ý như sau:

+ Khái quát những nét cơ bản về nghệ thuật viết truyện của nhà văn.

+ Thành công lớn nhất của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật.

+ Khả năng quan sát và miêu tả cảnh trí, nếp sống sinh hoạt, phong tục tập quán… mang phong vị đặc trưng của vùng Tây Bắc.

+ Vốn ngôn ngữ phong phú, giàu chất tạo hình, chất thơ và sáng tạo.

  • Phương pháp lập luận: Phân tích và chứng minh.
  • Tư liệu: Chủ yếu dẫn chứng trong tác phẩm.

II. Lập dàn ý

Mở bài

  • Tô Hoài là nhà văn lón trong văn học hiện đại Việt Nam. Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật của đời thường. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng trên đất nước. Văn của ông hấp dẫn bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động, vốn từ vựng giàu có và cách sử dụng đắc địa, tài ba.
  • Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài được viết năm 1953, in trong tập Truyện Tây Bắc, cho đến nay hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, nhưng vẫn nguyên vẹn giá trị và sức thu hút với người đọc bởi những đặc sắc nghệ thuật của nó.

Thân bài

  • Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ không chỉ đem lại cho người đọc giá trị thẩm mĩ về nội dung mà đặc sắc hơn là nghệ thuật viết truyện của Tô Hoài. Với lối kể truyện lôi cuốn, miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế; với cách dựng cảnh sinh động, gợi cảm; vối ngôn ngữ giàu chất thơ, chất tạo hình, Tô Hoài đã đem đên cho người đọc những trang văn hấp dẫn và vốn hiểu biết văn hoá sâu rộng về con người và đòi sông các dân tộc vùng cao Tây Bắc.

*Thành công nhất của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Xây dựng nhân vật Mị, nhà văn sử dụng thủ pháp tương phản, miêu tả những mâu thuẫn giữa hoàn cảnh và số phận; giữa ngoại hình với nội tâm và sự phát triển tính cách của nhân vật đạt tới mức biện chứng. Điều đó được thể hiện rất rõ qua hai tình huống: Trong đêm tình mùa xuân và trong đêm đông Mị cắt dây trói cứu A Phủ.

+ Mị từ một cô gái hồn nhiên, yêu đời, hạnh phúc bỗng chốc thành người bất hạnh, thân nô lệ, mất tự do, phải sống với người không yêu, làm việc quần quật suốt ngày, bị áp chế về tinh thần, bị đánh đập, ngược đãi. Tâm hồn, tinh thần Mị bị tê liệt, cam chịu. Mị sống như cái xác không hồn, lầm lũi như con rùa trong xó cửa, bị giam trong căn buồng u tối như địa ngục trần gian… tưởng như không bao giờ thoát ra được.

+ Đêm tình mùa xuân trở về trên rẻo cao, tiếng sáo gọi bạn và hơi men đã làm thức tỉnh tâm hồn yêu sống và khát vọng tự do của Mị. Mị muốn đi chơi xuân nhưng lần ấy, Mị đã bị A sử trói đứng vào cột nhà trong căn buồng u tối, giá lạnh. Vòng dây tàn bạo xiết chặt thể xác nhưng tinh thần Mị vẫn cứ mộng du theo tiếng sáo. Hơi men và tiếng sáo nâng đỡ tâm hồn Mị… Song Mị lại bị rơi vào tình trạng bi đát, vô vọng trầm trọng hơn.

+ Nếu ở đêm tình mùa xuân Mị chưa thực hiện được khát vọng tự do của mình thì phải đến đêm mùa đông năm sau, Mị mới có hành động đột biến, quyết liệt để thay đổi số phận. Mị cắt dây trói cứu A Phủ, giải phóng cho cả hai người khỏi ách kìm kẹp, khổ đau, mở ra một trang đời mới.

=> Số phận và tâm lí của Mị được nhà văn phác hoạ như một “hình sin”, mỗi khi “đồ thị” đi xuống là để tạo sức nén cho nhân vật lần sau vút cao hơn và giành chiến thắng.

  • A Phủ cũng được nhà văn thể hiện sống động và chân thực vối những nét tính cách đặc trưng của người dân lao động miền núi. Nếu Mị là nhân vật tâm trạng thì A Phủ lại được xây dựng là nhân vật hành động. Hành động của A Phủ thể hiện sự táo bạo, gan góc, tự do, dũng mãnh nhưng cũng rất cam chịu và hiền lành. A Phủ bị áp bức tàn bạo nhưng trong anh luôn tiềm ẩn một sức mạnh phản kháng mãnh liệt, dữ dội. Đó là những phẩm chất tốt để sau này họ có thể tự đứng lên giải phóng đời mình.

=> Tính cách của Mị cũng như A Phủ được nhà văn thể hiện rất độc đáo, mang phẩm chất tiêu biểu của người Mông: âm thầm mà mãnh liệt; mộc mạc, đơn sơ mà dữ dội khôn lường. Và trên hết là lối sống phóng khoáng, tự do, hồn nhiên đầy bản lĩnh của họ. Những phẩm chất này khiến người Mông mang một sinh lực dồi dào, họ có đủ sức mạnh để vượt qua bất cứ sự áp bức, đè nén nào.

*Nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn. Mở đầu như một câu chuyện cổ tích nhưng lại là một mảnh đời, một số phận hiện thực. Cách kể đan xen giữa quá khứ và hiện tại; giữa kể và tả. Đặc biệt là cách dựng cảnh, tạo không khí rất đặc sắc như cảnh A sử hành hạ Mị trong đêm tình mùa xuân; cảnh A Phủ đánh A Sử; cảnh xử kiện A Phủ…

*Cách miêu tả cảnh trí, nếp sống sinh hoạt, phong tục tập quán cũng thật độc đáo, mang phong vi đặc trưng của vùng Tây Bắc như tục cướp vợ, tục lễ cúng trình ma, tục xử kiện, ốp đồng,… chứng tỏ nhà văn rất am hiểu về một vùng đất mà nhà văn gắn bó, yêu mến.

*Vốn ngôn ngữ phong phú, giàu tính tao hình, giàu chất thơ và sáng tạo.

Kết bài

Tóm lại, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ ra đời đã hơn nửa thế kỉ, nhưng cho đến nay nó vẫn nguyên vẹn giá trị và sức hút đối với nhiều thế hệ bạn đọc trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật; sự tinh tế trong diễn tả đời sống nội tâm và trong quan sát những nét lạ về phong tục tập quán, cá tính người Mông cùng lối trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế giàu chất thơ và đậm màu sắc dân tộc. Tác phẩm cung cấp cho người đọc nhiều tri thức lạ về vùng cao Tây Bắc trong quá khứ và hiện tại.

» Xem thêm : Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ [Tô Hoài] tại đây.

Related

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài


1. Giá trị nội dung

  • Giá trị hiện thực
    • Chế độ thực dân phong kiến với những hủ tục, thần tục lạc hậu và cường quyền có sức mạnh tuyệt đối chi phối cuộc đời, số phận của con người nơi này
    • Số phận khổ đau, bất hạnh của những người lao động nghèo khổ như Mị, như A Phủ được xây dựng, khắc họa rõ nét
  • Giá trị nhân đạo
    • Tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người dân vào bước đường cùng, khiến họ trở thành một cỗ máy, thành nô lệ
    • Niềm cảm thông, đau xót của Tô Hoài khi chứng kiến khát vọng, nhân quyền của con người bị chà đạp. Mị và A Phủ phải sống cuộc đời của những kẻ nô lệ, cuộc sống không bằng con trâu, con ngựa, bị đối xử một cách tàn bạo, bị bóc lột một cách dã man
    • Ca ngợi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của con người ngay cả trong hoàn cánh khắc nghiệt nhất. Mị dù "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa" nhưng vẫn muốn được đi chơi trong đêm tình mùa xuân, vẫn khao khát có hạnh phúc gia đình, khao khát được giải phóng khỏi ngục thất cuộc đời mình. Còn A Phủ, dù bị bắt làm nô lệ cho nhà Thống lí nhưng vẫn không hề đánh mất đi sự tự do vốn có của mình. A Phủ vẫn sống một cách phóng khoáng, yêu đời và khao khát sống một cách mãnh liệt.
    • Con đường giải thoát cho nhân vật mà Tô Hoài đưa ra trong tác phẩm chính là đi theo cách mạng mà trong đoạn kết của câu chuyện, A Phủ và Mị đã trốn tới Phiềng Sa và đi theo ánh sáng của cách mạng để giải thoát cho cuộc đời tăm tối của họ

2. Giá trị nghệ thuật

  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật : Khắc họa nhân vật sinh động, có cá tính rõ nét. Hai nhân vật Mị và A Phủ có số phận giống nhau nhưng tính cách khác nhau đã được tác giả thể hiện bằng bút pháp thích hợp.
  • Ngòi bút tả cảnh đặc sắc mang đậm màu sắc, dấu ấn của vùng núi Tây Bắc: Cảnh sắc thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, cảnh xử kiện,...
  • Nghệ thuật trần thuật rất thành công với giọng kể trầm lắng dầy cảm thông, yêu mến; nhịp kể chậm xúc động có khi hòa vào dòng tâm tư của nhân vật, vừa bộc lộ nội tâm của nhân vật vừa tạo được sự đồng cảm
  •  Ngôn ngữ sinh động được chọn lọc, sáng tạo giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ


Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Vợ chồng A Phủ [P3]

Video liên quan

Chủ Đề