Thủy triều đỏ là gì thủy triều đen là gì năm 2024

Trong thông cáo ngắn gọn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung có đề cập đến hiện tượng "tảo nở hoa hay thuỷ triều đỏ".

Thủy triều đỏ là gì thủy triều đen là gì năm 2024

Tuy nhiên, thông cáo không có giải thích hoặc thông tin chi tiết nên khiến dư luận không khỏi băn khoăn, hoài nghi: tảo nở hoa trên bề mặt nước ở gần bờ nhưng tại sao có cá chết ở tầng đáy, ở xa bờ? Tại sao nói thuỷ triều đỏ nhưng ở các vùng biển có cá chết, người dân không thấy hiện tượng nước biển đổi sang màu đỏ hoặc nâu đỏ? Nguyên nhân nào dẫn đến thuỷ triều đỏ? Thuỷ triều đỏ kéo dài bao lâu?...

Thủy triều đỏ là gì thủy triều đen là gì năm 2024

Hiện tượng cá chết hàng loạt đang gây xôn xao dư luận trong thời gian qua

Để trả lời được các vấn đề này, trước hết chúng ta bắt đầu từ câu hỏi: Thuỷ triều đỏ là gì?

Theo tạp chí LiveScience, "thuỷ triều đỏ" là một thuật ngữ thông thường chỉ hiện tượng một số loại tảo độc hại nở hoa (viết tắt là HABs).

Khi hàng triệu vi tảo sinh sản và sống cụm lại ở một khu vực của đại dương, chúng có thể thay đổi màu sắc của nước biển: tuỳ vào các loài tảo mà thuỷ triều đỏ gây ra màu nước khác nhau, từ màu đỏ, nâu, xanh, thậm chí là tím. Nước biển cũng có thể vẫn giữ nguyên màu bình thường trong quá trình tảo nở hoa xảy ra (theo Uỷ ban Bảo tồn cá và động vật hoang dã Florida, Mỹ).

Có mấy loại tảo gắn với thuỷ triều đỏ?

Theo LiveScience, không phải tất cả tảo nở hoa đều có hại. Nhưng có một số loài tảo độc hại gắn với thuỷ triều đỏ như tảo Karenia Brevia, tảo Alexandrium Fundyense và tảo Alexandrium Catenella.

Ở Vịnh Mexico, tảo Karenia Brevia là loại đặc biệt phổ biến dọc bờ biển Tây Florida và Texas (Mỹ).

Alexandrium Fundyense là loại tảo được tìm thấy ở bờ biển Đại Tây Dương, từ New England đến Canada.

Thủy triều đỏ là gì thủy triều đen là gì năm 2024

Tảo Alexandrium Fundyense dưới kính hiển vi

Alexandrium Catenella là loại tảo phổ biến ở Thái Bình Dương, từ Mexico đến Alaska, và dọc bờ biển các nước Úc, Nhật Bản.

Không rõ loài tảo độc hại nào gây ra thuỷ triều đỏ ở vùng biển miền Trung Việt Nam (nếu có).

Các đợt thuỷ triều đỏ kéo dài bao lâu?

Thuỷ triều đỏ có thể kéo dài vài tuần hoặc lâu hơn 1 năm. Chúng thậm chí có thể giảm dần sau đó tái xuất hiện. Quá trình tảo nở hoa phụ thuộc vào các điều kiện vật chất và sinh học có ảnh hưởng đến sự phát triển của nó, gồm ánh sáng mặt trời, các chất dinh dưỡng và độ mặn, cũng như tốc độ và hướng của gió và dòng chảy.

Thuỷ triều đỏ thường xuất hiện gần bờ, tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra cách bờ từ 10-40 dặm (tương đương 16-64km, theo Uỷ ban bảo tồn cá và động vật hoang dã Florida)

Cái gì gây ra thuỷ triều đỏ?

Có một số yếu tố có thể gây ra một đợt tảo nở hoa. Độ mặn thấp, hàm lượng dinh dưỡng cao trong nước (nitơ và phốt pho), dòng chảy chậm, và nhiệt độ nước bề mặt ấm hơn bình thường thường là nguyên nhân góp phần hình thành thủy triều đỏ.

Thuỷ triều đỏ xảy ra trên toàn thế giới. Theo Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ NOAA, thuỷ triều đỏ có xu hướng gia tăng. Chẳng hạn, thuỷ triều đỏ nay đang xảy ra hầu hết mỗi mùa hè ở biển Florida (Mỹ) và hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể là yếu tố dẫn đến sự gia tăng này. Các nhà nghiên cứu ở NOAA đã xác định nhiệt độ đại dương nóng lên có thể thay đổi thời điểm và tần suất tảo độc hại nở hoa thế nào.

Tác hại của thuỷ triều đỏ

Theo NOAA, không phải tất cả tảo nở hoa đều có hại. Thực tế, hầu hết tảo là có lợi bởi vì chúng là thức ăn cho động vật dưới đại dương. Tuy nhiên, tảo nở hoa có thể ngốn hết oxy trong nước khi chúng phân rã, làm tắc nghẽn mang của cá và động vật không xương.

Có một tỷ lệ tảo sản sinh ra những độc tố cực mạnh có thể giết chết cá, động vật giáp xác, động vật có vú, chim và có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra bệnh tật ở con người. Chẳng hạn, khi một lượng lớn tảo bùng nổ cũng như khi tảo chết và phân hủy, quá trình đó có thể làm cạn kiệt oxy trong nước, dẫn đến các động vật hoặc là phải rời bỏ khu vực đó hoặc là chết.

Thủy triều đỏ là gì thủy triều đen là gì năm 2024

Ô nhiễm ven biển có gây ra thuỷ triều đỏ?

Theo Uỷ ban bảo tồn cá và động vật hoang dã Florida, nhiều loại tảo độc hại nở hoa được kích thích bởi dinh dưỡng ô nhiễm gắn liền với chất thải nông nghiệp và đô thị. Tuy nhiên, có loại tảo như Karenia Brevia không có mối liên hệ nào với ô nhiễm ven bờ. Bởi thuỷ triều đỏ Florida phát triển cách bờ đến khoảng 60 cây số, cách ly hẳn với những nguồn dinh dưỡng nhân tạo và nó cũng xảy ra trước khi con người định cư ở ven biển đó. Tuy nhiên, một khi thuỷ triều đỏ di chuyển vào gần bờ thì chúng có khả năng hấp thụ dinh dưỡng nhân tạo để phát triển.

Có thể dự báo thuỷ triều đỏ sẽ xảy ra ở đâu không?

Khi nào xảy ra thuỷ triều đỏ là điều rất khó dự báo. Hiện các nhà khoa học Mỹ đã có thể dự báo động thái của nó bằng cách sử dụng dữ liệu gió và dòng chảy một khi định vị được tảo độc nở hoa. Các nhà khoa học NOAA cũng giám sát mật độ của sinh vật thuỷ triều đỏ bằng cách thu thập mẫu nước thường xuyên. Sự chuyển động và mật độ của thuỷ triều đỏ là rất quan trọng bởi vì nó sẽ phản ánh mức độ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống như cá chết, bệnh hô hấp ở người.

Chúng ta có thể kiểm soát thuỷ triều đỏ?

Kiểm soát thuỷ triều đỏ không phải là một vấn đề đơn giản. Những tác hại của thuỷ triều đỏ gây ra bởi việc xả độc tố khi sinh vật chết. Kiểm soát tiềm năng phải là không chỉ tiêu diệt sinh vật thuỷ triều đỏ mà còn loại bỏ độc tố khỏi nước. Đến nay, đây là điều không thể. Song các nhà nghiên cứu đang tìm các cách để giảm độc tố. Thêm nữa, bất kỳ kiểm soát chiến lược nào cũng không được gây xảnh hưởng xấu đến môi trường. Từ những năm 1950, các nhà khoa học bang Florida đã sử dụng đồng sulfat để diệt một đợt tảo độc hại nở hoa ở vùng nước ven biển Florida. Mặc dù đồng sulfat đã diệt một số tế tào thuỷ triều đỏ nhưng nó lại dẫn đến tải độc tố - cùng với đồng sulfat – có hại đến các sinh vật biển khác. Kiểm soát cũng phải thực tế. Thủy triều đỏ rất khác nhau về kích thước – có thể rộng đến 10.000 dặm vuông - và có thể xuất hiện từ mặt nước tới đáy biển. Hiện nay, không có cách nào kiểm soát hoặc giết nở hoa thủy triều đỏ thực tế và có thể chấp nhận được.

Thủy triều đỏ có tác hại gì không?

* Thủy triều đỏ cũng có khả năng gây hại cho sức khỏe con người, nếu ăn sinh vật bị nhiễm độc tố. Ví dụ như Karenia brevis – một loại tảo thường gặp ở vịnh Mexico. Khi nở hoa có thể gây dị ứng mắt và ảnh hưởng đường hô hấp của con người (ho, hắt hơi, chảy nước mắt).

Hiện tượng thủy triều đỏ là gì?

Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những hiện tượng được biết đến như là những đợt bùng phát tảo biển nở hoa, nó gây ra bởi một số loại tảo sống và nở hoa mang đến màu đỏ hoặc nâu. Thủy triều đỏ là sự kiện thường xảy ra ở các cửa sông, cửa biển hoặc tảo nước ngọt tích lũy nhanh chóng trong các cột nước.

Khi nào xảy ra triều cường triều kém?

Khi Mặt Trăng là thượng huyền hoặc hạ huyền, Mặt Trời và Mặt Trăng cách nhau 90° khi nhìn từ Trái Đất và lực thủy triều mặt trời sẽ triệt tiêu một phần lực thủy triều mặt trăng. Tại những điểm này trong chu kỳ trăng, phạm vi của thủy triều ở mức tối thiểu; nó được gọi là triều kém hay triều nhược (neap tide).

Thế nào là hiện tượng thủy triều đen?

(ĐCSVN) - Thủy triều đen thực ra là nghĩa bóng của hiện tượng dầu tràn ra biển mà không kịp xử lý hết. Lớp dầu tràn sau khi lắng đọng xuống đáy biển và tạo thành những lớp trầm tích dày đặc, khi có điều kiện thuận lợi chúng sẽ tràn vào bờ hủy hoại hệ sinh thái và các sinh vật sống trong đó.