Thiết kế 1 trò chơi đưa trên nội dung về chuỗi thức ăn

Mục đích yêu cầu: Hình thành cho trẻ biểu tượng đầy đủ về các con vật sống trên trời [Chim én, chim yến, chim sâu, …]Qua tình huống trò chơi để trẻ nhận biết, phân biệt rừ các con vật.

Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với những con vật để nắm được đặc điểm của chúng, biết được tên gọi, ích lợi của chúng.

Luật chơi: Trẻ biết tên gọi, nêu đặc điểm, lợi ích của các con vật [chim én, chim sâu, chim hải yến, con cò,…] dựng các kỹ năng đó học trẻ vẽ các con vật sống trờn trời và núi [giới thiệu sản phẩm của mình].

Cách tiến hành:

Chuẩn bị: Cô chuẩn bị 3 bức tranh các con vật sống trên trời gắn liền với cảnh khác nhau [như cảnh biển, đảo vẽ chim Hải yến…]... Mỗi trẻ có 2 tờ giấy vẽ khổ A4, bỳt chì, hộp màu sáp, bàn ghế đủ để trẻ ngồi, 2 cái giá để trưng bày sản phẩm, mỗi rổ trưng bày một số tranh lô tô vẽ các con vật.

Tiến hành: Cô cho trẻ đứng xung quanh, cô hát bài “ Chim én mùa xuân” cùng trò chuyện về một số con vật sống trên trời. Cho trẻ về vị trí thành 3 hàng, cô lần lượt đua ra các bức tranh, cho trẻ quan sát từng con vật và giới thiệu tên gọi, đặc điểm, lợi ích của chúng bằng cách cô đặt câu hái, gợi ý để trẻ tri giác và trả lời [ hái cá nhân, tập thể] sau khi trẻ đó nhận biết được sự giống và khác nhau giữa các con vật.

Cô nói luật chơi:

Khi nghe câu đố, tiếng kêu của con vật nào trẻ chọn đúng con vật đó giơ lên [chon tranh lô tô], nói tên, đăc điểm của các con vật đó.Sau đó cô cho trẻ vào bàn, trẻ thi đua “vẽ các con vật sống trên trời” Ai khéo tay vẽ được nhiều con vật và phân tích theo nhóm các động vật sống trên không ở cá vùng khác nhau hoặc về cấu tạo màu sắc thì người đó sẽ thắng [thời gian của trò chơi là một bản nhạc].

Lần 1: Cô cho trẻ lựa chọn con vật gọi theo yêu cầu của cô.

Lần 2: Cô yêu cầu trẻ chọn các con vật theo đặc điểm, hình dáng, màu sắc, nơi sống.

Lần 3: Cho trẻ chọn các con vật sống trên trời. Sau đó cho trẻ về bàn, trẻ tự chọn giấy vẽ, bút chì, sáp màu cho mình và cho bạn rồi vẽ.

Trong quá trình thực hiện cô nhắc nhở động viên trẻ để trẻ thực hiện [ nhắc trẻ cầm bút, tư thế ngồi, chọn màu, bố cục bức tranh, phân nhóm các con vật cho chính xác]. Cuối buổi chơi trẻ lên treo các bức tranh của mình, trẻ nhận xét bài của mình, của bạn vẽ như thế nào, bạn vẽ con vật gì, sống ở đâu, đặc điểm của con vật đó. Cô nhận xét chung, chọn bài đẹp, vẽ sắc nét, phân nhóm đúng để tuyên dương trẻ.

Ảnh minh họa [Nguồn: internet]

 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

     1. Lý do chọn đề tài:

     Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đặc biệt là thời kỳ công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì hơn bao giờ hết ngành giáo dục đang ngày càng được quan tâm, chú trọng và phát triển. Bởi lẽ để đất nước trở thành một nước lớn mạnh và phát triển thì nhân tố của con người là vô cùng quan trọng. Vì vậy đầu tư cho con người là đầu tư cho tương lai, đầu tư cho sự phát triển. Do đó Giáo dục và đào tạo đóng một vai trò không nhỏ.

     Như chúng ta đã biết trẻ em là niềm hạnh phúc bất tận của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của mỗi gia đình, nhà trường và xã hội. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe, được học tập, mà còn được tham gia những trò chơi bổ ích trong nhà trường. Vì HĐ chủ đạo của trẻ mầm non là HĐVC trẻ chơi mà học - học bằng chơi. Chính vì vậy những kiến thức mà trẻ lĩnh hội được qua năm lĩnh vực phát triển đều thông qua hoạt động vui chơi hàng ngày và trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Hoạt động vui chơi của trẻ mầm non không chỉ bó hẹp trong phạm vi của chương trình độ tuổi mà TCDG là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ vì nó đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng theo kiểu “ vừa học, vừa chơi ”, qua những bài đồng dao theo cách nói vần và đồng dao đã làm tốt chức năng biểu đạt ý, giáo dục nhận thức, bồi dưỡng tình cảm cho trẻ...

     Xuất phát từ vai trò quan trọng của HĐVC đối với sự phát triển của trẻ em tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các TCDG là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa. Trò chơi dân gian đã từng gắn liền với đời sống của trẻ em. Trò chơi dân gian vừa thể hiện sự sáng tạo lạc quan, vừa là phương tiện giải trí thoải mái sau những giờ phút mệt mỏi, căng thẳng. TCDG vừa đa dạng, vừa cuốn hút bởi sự bình dị, khéo léo và tính quảng đại của nó. Cuộc sống của trẻ không thể thiếu các TCDG, nó không chỉ đơn thuần là trò chơi mà nó còn chứa đựng cả một nền văn hoá của dân tộc. TCDG không chỉ chắp cánh cho những ước mơ của tâm hồn trẻ thơ, mà giúp trẻ hiểu biết được các tình cảm trong xã hội, phát triển về cả tư duy và gìn giữ Văn hóa của dân tộc. Chơi dân gian thiếu nhi với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho trẻ thơ nhiều điều thú vị và bố ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em. Trò chơi dân gian trẻ em đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt Nam, góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin cùng những trò chơi hiện đại, liệu trẻ em hôm nay và thế giới ngày mai còn nhớ đến những trò chơi cổtruyền dân gian? Hiện nay, trong các nhà trường trò chơi dân gian đang bị mai một vì giáo viên chỉ tập trung thực hiện nhiệm vụ cung cấp kiến thức là chính, nếu có dạy những trò chơi thì chỉ mang tính hình thức, chưa quan tâm đến các phạm vi như: lời đồng dao, động tác chơi, qui trình tổ chức chơi, chủ định chơi, các luật chơi... Đối với gia đình học sinh thì quá bận bịu với công việc trong cuộc sống nên thiếu quan tâm hướng dẫn các em chơi các TCDG  mà chỉ thấy các e ngồi trước máy vi tính hoặc cầm trên tay một chiếc điện thoại là bố mẹ yên tâm làm việc. Vì vậy chúng ta rất hiếm khi bắt gặp hình ảnh các em tụm năm, tụm bảy rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê, lộn cầu vồng. Chính vì vậy các trò chơi dân gian dường như đã bị lãng quên, có những em không biết gì về các trò chơi dân gian, các bài hát, bài đồng dao. Hiện nay, trẻ em chúng ta chỉ quen với máy móc hiện đại với nhiều tiện ích, đồng thời là sự dần lãng quên những TCDG truyền thống. Phải chăng với các em, trò chơi dân gian không còn là sự thu hút, hấp dẫn. Liệu rằng trẻ em hôm nay có còn nhớ đến những trò chơi dân gian nữa hay không? Câu trả lời này là ở chính chúng ta – những người làm công tác giáo dục.

     Nhận thức được tầm quan trọng của các trò chơi dân gian Việt Nam đối với trẻ mầm non nên trong quá trình giảng dạy, tôi không ngừng nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp làm thế nào để tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ một cách hiệu quả nhất. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: "Một số kinh nghiệm tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại Trường Mầm Non Định Công".

      2. Mục đích của đề tài:

      - Cần tìm ra một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.

      3. Đối tượng nghiên cứu:

     Phạm vi đề tài: "Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại Trường Mầm Non Định Công" tôi tiến hành tại khối Mẫu giáo bé trường MN Định Công, thành phố Hà Nội.

      4. Kế hoạch nghiên cứu:

Từ tháng 07/2018 đến 08/2018: nghiên cứu xác định, lựa chọn đề tài. Xác định đề cương nghiên cứu, sưu tầm tài liệu xây dựng hệ thống lý luận.

Từ 08/2018 đến 09/2018: Tìm hiểu thực trạng, xây dựng hệ thống các biện pháp, nghiên cứu làm đồ dùng, đồ chơi cho các trò chơi.

Từ 09/ 2018 đến 12/2018: Áp dụng thử nghiệm tại lớp.

Từ 01/2019 đến 02/2019: Áp dụng đề tài tại các khối lớp trong trường mầm non.

Tháng 3/2019: Tổng hợp kết quả, hoàn thiện đề tài .

Từ tháng 4/2019 đến nay: Tiếp tục áp dụng thực hiện trong nhà trường.                              

     II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

     1. Cơ sở lý luận của SKKN:

     Trò chơi dân gian là loại trò chơi được xem như là một di sản văn hóa phi vật thể trong kho tàng văn hóa của Việt Nam. Trò chơi dân gian nó có từ thời xa xưa và đến nay ta được kế thừa nó .Nó chính là các sản phẩm tinh thần của ông cha để lại xuất phát từ quá trình lao động hay văn hóa, phong tục và được truyền miệng ,truyền tay. Đây là loại trò chơi mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử, chúng được ra đời nhằm mục đích nâng cao đời sống tinh thần và văn hóa của người nông dân ở nước ta.

     Khó để một người không biết về trò chơi dân gian đặc biệt là trẻ em nông thôn.Trong tuổi thơ của những đứa trẻ đó luôn có một vài trò chơi dân gian mà chúng đã chơi ví dụ như: ô ăn quan, kéo co, cờ tướng, đi trên dây. Nếu như kể tên các loại trò chơi dân gian thì có vô vàn các trò chơi bởi theo mỗi phong tục tập quán của các vùng khác nhau sẽ tạo ra các loại trò chơi khác nhau phù hợp với nơi đó. Nếu như ở vùng đồng bằng thì các trò chơi dân gian phổ biến như đánh cờ, thổi cơm, thì người miền núi lại có các trò chơi như nhảy sạp ,đi cà kheo hay đánh đu. Trò chơi dân gian một nét đẹp văn hóa của nước ta. Đây là loại trò chơi thể hiện sự lành mạnh, văn minh mà còn giúp người chơi nhanh nhạy trong xử lý vấn đề và thông minh hơn. Nó hội tụ đầy đủ tính nghệ thuật trong mỗi trò chơi. Nói đến trò chơi ta thường nghĩ đến chỉ dành cho trẻ con nhưng đối với trò chơi dân gian thì không vậy nó bao gồm tất cả mọi lứa tuổi: trẻ con, nam thanh nữ tú, đến người trung niên và người cao tuổi. Chính sự đa dạng của nó đã tạo nên một nét đẹp trong nền văn hóa.

     Phần lớn các TCDG đều góp phần rèn luyện sức khỏe; kỹ năng khéo léo, dẻo dai, bền bỉ; kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống khác nhau trong cuộc sống, thói quen làm việc theo nhóm. Chẳng hạn, nhóm các trò TC vận động tập thể như kéo co, bịt mắt bắt dê, nhảy lò cò… có thể giúp các cháu tăng cường sức khỏe, thể chất, phát huy tính đoàn kết; trong khi đó, những trò chơi ít vận động hơn như: ô ăn quan, cắp cua, cờ gánh… lại giúp phát triển trí tuệ, rèn luyện khả năng phán đoán. Đặc điểm chung của các TCDG được triển khai trong trường MN là đơn giản, dễ chơi, các cháu dễ hòa nhập vào cuộc chơi nên việc phổ biến rộng rãi các TCDG đến các cháu ở trường MN là rất phù hợp. Hầu hết trẻ em đều thích vui chơi. TCDG là những trò chơi hấp dẫn, bổ ích cho lứa tuổi thiếu nhi.

     Trò chơi dân gian là một sinh hoạt văn hóa do nhân dân sáng tạo trong quá trình lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng. Những trò chơi dân gian đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng theo kiểu “ vừa học, vừa chơi ”, qua những bài đồng dao theo cách nói vần, và đồng dao đã làm tốt chức năng biểu đạt ý, giáo dục nhận thức, bồi dưỡng tình cảm cho trẻ. Qua các trò chơi cổ truyền của trẻ em, ta có thể rút ra được thế nào là những trò chơi thích hợp với nhu cầu nguyện vọng và tâm lý của trẻ em, xét ở nhiều phạm vi như: lời đồng dao, động tác chơi, qui trình tổ chức chơi, chủ định chơi, các luật chơi.

     Các trò chơi dân gian VN thường giảm tiện, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên, thậm chí chỉ là cái gậy, hòn đá, hòn bi chúng có thể nhặt trong vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi.

     Trò chơi dân gian là một HĐ có tác động mạnh mẽ đến trẻ em, nó là phương tiện giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ mầm non. TCDG cung cấp cho các em những kiến thức xã hội cần thiết cho cuộc sống của trẻ: Tập mua bán, tập lao động, làm quen với các nghề nghiệp trong xã hội.

     TCDG là phương tiện giáo dục trẻ em có thái độ đúng đắn trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên.

     Trò chơi dân gian giúp cho trẻ phát triển trí tưởng tượng, cũng là phương tiện phát triển ngôn ngữ có hiệu quả. Khi tham gia chơi, trẻ được ca hát, nhảy múa, đối đáp. Qua đó, vốn từ của trẻ được phong phú, ngôn ngữ mạch lạc.

     Trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ một cách có hiệu quả. Khi tham gia vào các trò chơi vận động dân gian, các vận động cơ bản của trẻ được rèn luyện, nhờ đó mà trẻ trở nên nhanh nhẹn, kéo léo, hoạt bát trong hoạt động.Trò chơi dân gian còn có ý nghĩa trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Đặc biệt đối với trẻ em Việt Nam, trò chơi dân gian còn góp phần hình thành nhân cách văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt Nam.

     2. Thực trạng vấn đề:

     2.1- Thuận lợi:

- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của UBND thành phố tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật cho nhà trường; được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo thành phố Hà Nội, UBND phường Định Công, sự động viên tinh thần của các bậc phụ huynh học sinh trong nhà trường.

- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu cũng như tổ chuyên môn trong nhà trường:

 + Tạo điều kiện về cở vật chất: Trang thiết bị đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ.

 + Nhà trường thường xuyên thăm lớp dự giờ, xây dựng tiết dạy mẫu và bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

- Bản thân có lòng yêu nghề, mến trẻ, chịu khó đầu tư, học hỏi về chuyên môn, luôn sáng tạo trong các hình thức dạy và học, đam mê với các trò chơi dân gian, hiểu được đặc điểm tâm lý trẻ.

- Thường xuyên nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc cha mẹ học sinh

- Các trò chơi dân gian cũng đã được tổ chức và đưa vào trong các hoạt động ở lớp cho trẻ chơi.

     2.2. Khó khăn:

- Diện tích sân chơi của nhà trường còn hẹp, khi tổ chức các trò chơi còn gặp khó khăn.

- Đối với giáo viên: chưa nắm được hết các trò chơi dân gian. Việc sưu tầm các TCDG qua tài liệu, sách báo và việc xây dựng kế hoạch cho các trò chơi dân gian hạn chế, chưa biết cách tổ chức linh hoạt các trò chơi.

- Đối với trẻ: Khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định của trẻ chưa cao. Nhiều cháu còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động.

- Đối với phụ huynh: Một số ít phụ huynh còn chưa quan tâm đến việc học tập của con em ở trường để duy trì đều đặn các hoạt động cho trẻ.

- Đồ chơi cho các TCDG còn thiếu, chưa phong phú nên việc tổ chức các trò chơi còn hạn chế.

     2.3. Khảo sát điều kiện thực trạng: đầu năm

      - Tôi đã khảo sát học sinh tại lớp mẫu giáo bé C4 và được kết quả như sau:

Nội dung

Tổng số 42 học sinh

Đạt

Chưa đạt

Trẻ hứng thú tham gia TCDG

16/42 = 38 %

26/42 = 62%

Trẻ hiểu biết về TCDG

9/42 = 21,4 %

33/42 = 78,6 %

Tinh thần đoàn kết – ý thức tập thể

18/42 = 42,8%

24/42 = 57,2%

Trẻ tự tổ chức chơi TCDG

10/42 = 23,8 %

32/42 = 76,2 %

     3 . Các biện pháp để giải quyết vấn đề:

     Qua khó khăn và khảo sát ban đầu như trên, tôi thấy kết quả trên trẻ chưa cao là điều tôi cần phải suy nghĩ làm thế nào để đưa các trò chơi dân gian đến trẻ một cách có hiệu quả và tạo cho trẻ sự thích thú, phấn khởi. Tôi tiến hành thực hiện các biện biện pháp như sau :

      3.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch, lựa chọn  các trò chơi dân gian đưa vào chủ đề phù hợp với lứa tuổi.

      3.2. Biện pháp 2: Nghiên cứu làm đồ dùng đồ chơi.

      3.3. Biện pháp 3: Tạo môi trường để tổ chức các TCDG cho trẻ.

      3.4. Biện pháp 4: Tổ chức các TCDG vào các hoạt động, lĩnh vực phát triển của trẻ.

     Cụ thể các biện pháp được trình bày như sau:

     3.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch, lựa chọn các trò chơi dân gian đưa vào kế hoạch tháng phù hợp với lứa tuổi.

- Việc lập kế hoạch giúp giáo viên chủ động và tổ chức các trò chơi dân gian hiệu quả và khoa học hơn.

Ví dụ : Tìm hiểu về bản thân, xây dựng trò chơi dân gian trong hoạt động góc

Góc

Tuần 1: Tôi là ai

Tuần 2: Cơ thể tôi

Tuần 3: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh

KPKH

-Xem sách, tranh, truyện thơ về chủ đề

- Làm Anbum ảnh của bé

- Sắp xếp so sánh chiều cao của 3 đối tượng.

+ TC dân gian:

- Chi chi chành chành, cắp cua, lộn cầu vồng, vuốt hột nổ.

- Xem sách, tranh truyện, thơ về chủ đề

- Làm sách tranh về các bộ phận cơ thể

- Đếm đến 3

+ TC dân gian:

- Cắp cua, , lộn cầu vồng, hát đồng dao, rải ranh,

- Xem sách, tranh truyện, thơ về chủ đề

- Làm sách tranh về 4 nhóm thực phẩm

- Đếm đến 3

+ TC dân gian:

- Lộn cầu vồng, hát đồng dao, Chuyền thẻ, Kéo cưa lửa xẻ…

- Lựa chọn các trò chơi sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo bé. Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ tôi thực hiện theo các tiêu chí sau:

+ Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp.

+ Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.

+ Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ.

+ Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.

+ Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.

- Sưu tầm các TCDG qua sách báo, tài liệu

Trò chơi dân gian là một trong những yếu tố hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc. Thông qua các trò chơi này trẻ được hình thành, phát triển các phẩm chất thể lực, trí tuệ và tình cảm đạo đức. Vì vậy, trò chơi dân gian không chỉ là phương tiện giải trí trong các ngày lễ hội mà còn là phương tiện giáo dục cho trẻ mầm non hằng ngày. Vì vậy GV cần tăng cường học hỏi và tìm hiểu qua các tài liệu Giáo dục mầm non, các cuốn hướng dẫn tổ chức trò chơi cho trẻ Mầm non hay trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam, qua các trang web, qua kinh nghiệm của các ông cha từ xa xưa truyền lại…để lựa chọn các trò chơi sao cho phong phú, phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo nhỡ. Sau đây là một số trò chơi dân gian mà bản thân tôi đã sưu tầm để đưa vào các hoạt động của trẻ mẫu giáo bé Trường mầm non Định Công.

+ Trò chơi : "Oẳn tù tì".

* Mục đích: Rèn luyện tính phán đoán, nhanh nhẹn

* Nộ dung: Đưa ra được những dụng cụ chiến thắng

* Điều kiện và cách thức tiến hành: Thường 2 trẻ một chơi với nhau. Cùng đứng hay ngồi tay đung đưa theo nhịp câu hát

Oẳn tù tì.

Ra cái gì?

Ra cái này.

Nắm tay là cái búa, 2 ngón trỏ giữa là cái kéo, 1 ngón tay là cái dùi, xèo cả bàn tay là cái lá.

Theo quy ước sau đây mà định được thắng thua: Búa nện được kéo được dùi, nhưng lại bị lá bọc, lá thua kéo thua dùi

Trò chơi này giáo viên có thể tổ chức  cho trẻ chơi trong giờ hoạt động ngoài trời hoặc hoạt động chiều, hoạt động chung.

 + Trò chơi: " Hát đồng dao "

* Mục đích: Rèn luyện tính nhanh nhẹn, phát triển vốn từ cho trẻ

* Nội dung: Hát được nhiều cụm từ đồng nghĩa.

* Điều kiện và cách thức tiến hành:

Hát bài "tập tầm vông" : cách chơi 2 trẻ ngồi chơi với nhau, hát và đoán xem trong tay có gì?

Hát bài "Nu na nu nống" : Cách chơi nhiều trẻ ngồi thành hàng ngang duỗi chân làm các động tác theo lời bài hát.

Hát bài " Chi chi chành": Cách chơi 2 trẻ ngồi đối diện với nhau chơi theo lời bài hát.

Trò chơi này giáo viên có thể cho trẻ chơi vào các hoạt động chung, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, hoạt động góc.

Kết luận: Mặc dù kho tàng trò chơi dân gian còn rất nhiều các trò chơi khác song trên đây là một số trò chơi dân gian mà bản thân tôi sưu tầm thấy phù hợp với lứa tuổi có thể đưa vào nội dung giáo dục cho trẻ. Và sau một thời gian tôi đưa những trò chơi này vào cho trẻ tại lớp tôi chơi, trẻ rất hứng thú, phát huy hiệu quả sự nhanh nhậy, hiểu biết, khéo léo, sáng tạo. Đặc biệt là mỗi khi tổ chức các giờ chơi 100% trẻ trong lớp thực hiện được yêu cầu của cô giáo một cách hứng thú khi tổ chức trò chơi dân gian.

     2. Biện pháp 2: Nghiên cứu làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.

     a. Sửa chữa đồ dùng đã có

- Giáo viên tận dụng các đồ dùng đồ chơi đã có trong nhóm lớp hoặc trong trường để sửa chữa cho mới, đẹp có tính thẩm mỹ và an toàn để cho trẻ sử dụng trong các TCDG.

 VD: Trong 1 số TC như : Ô ăn quan, cắp cua, chơi chắt… đồ dùng chủ yếu là sỏi. Cô giáo tận dụng những viên sỏi đã có ở lớp, rửa sạch sau đó sơn xịt các màu xanh, đỏ, vàng đem phơi khô sau đó cho trẻ chơi để tăng độ hấp dẫn, lôi cuốn của TC.

  + Trò chơi cướp cờ: đồ dùng gồm có ống đựng cờ ta có thể tận dụng các hộp sữa bột của trẻ nhỏ đã hết đem rửa sạch sau đó dùng giấy decal bọc hộp trang trí lại để có một chiếc hộp đẹp mắt, thẩm mỹ….Cán cờ ta lấy giấy mầu quấn so le các màu để chiếc cờ thêm đẹp an toàn cho trẻ khi sử dụng.

  + Trong trò chơi kéo co: Dây thừng đã có sẵn, GV tận dụng vải thừa để quấn dây, buộc thắt nút lại cho trẻ dễ sử dụng và không bị đau tay khi kéo…

     b. Làm đồ dùng đồ chơi mới cho trẻ sử dụng trong TCDG.

Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó tôi cần phải tìm hiểu trước về cách chơi, luật chơi cũng như các đồ dùng trong trò chơi cần đến. Để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết cho một trò chơi và tổ chức tốt các trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được.

Ví dụ như: * Trò chơi “ Ném còn ”

- Chuẩn bị: những mảnh vải vụn, 3 mảnh vải cắt thành hình ô vuông, có cạnh khoảng 18cm.

- Cách thực hiện: gấp chéo 4 góc của miếng vải hình vuông vào nhau, bên trong nhồi vải vụn, sau đó túm buộc chặt lại thành quả còn. Dây còn cũng được khâu bằng vải, dài độ nửa sải tay, một đầu đính vào điểm tâm giao của hình vuông quả còn. Tua còn được cắt bằng vải vụn, đủ màu sắc, sau đó đính vào 4 góc quả còn và đính so le điểm trên dây còn, tạo thành biểu tượng như hình con rồng bay.

- Cách chơi: đứng theo hàng ngang cách nhau 50 cm. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ cầm quả còn chạy đến vạch mức cô đã vạch sẵn, nhảy lên ném quả còn vào vòng tròn, sau đó chạy về lấy quả còn khác chạy lên ném tiếp.

* Trò chơi: “ Bịt mắt bắt dê ”

- Chuẩn bị: 1 dải vải [ dải khăn bịt mắt ].

          - Cách chơi: Trò chơi này càng nhiều bé tham gia càng vui nên bạn có thể rủ thêm các bé khác cùng chơi. Khi bắt đầu chơi, các bé đứng nắm tay nhau quây thành vòng tròn rộng. Hai bé đứng giữa vòng tròn cùng bị bịt chặt mắt bằng miếng vải, một bé đóng vai con dê vừa chạy vừa kêu “be be”, bé còn lại là thợ săn, phải bắt được dê dựa theo tiếng kêu.

Các bé làm vòng tròn reo hò mách nước cho người bắt nhưng là mách sai để gây cười. Người săn bắt được dê thì dê được thay chỗ làm người săn và một người khác ở hàng rào vào làm dê, người săn thắng cuộc trở lại làm hàng rào.

* Trò chơi: “ Ném lon ”

          - Chuẩn bị: 1 số quả bóng, lon bia [ lon sữa bò ], giấy màu, hồ dán.

          - Cách thực hiện: Cắt giấy màu thành hình các con vật [ biểu tượng vui, tức giận,…] sau đó dán vào lon bia [ lon sữa bò ].

         - Cách chơi: Lon sữa bò xếp lên nhau theo hình tháp, dán vạch chuẩn cách dãy lon một khoảng cố định. Chia cho mỗi đội ba quả bóng. Đội nào ném đổ nhiều nhất sẽ chiến thắng, đội nào khi ném chân chạm vạch chuẩn sẽ không được tính.

* Trò chơi: “ Vây lưới bắt cá ”

        - Chuẩn bị: Nan tre, chậu to, bạt xanh nước biển, xốp màu xanh, cá nhiều màu

        - Cách thực hiện: Nan tre đan thành giỏ bắt cá. Bạt xanh nước biển trùm lên lòng chậu to, sau đó dán 1 số cây làm xốp xung quanh thành chậu, thả 1 số loại cá có màu khác nhau vào chậu.

       - Cách chơi: Mỗi đội đứng hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi có lệnh xuất phát của trọng tài trên sân. Bạn đứng đầu hàng chạy nhanh đến ao cá bắt lấy một con cá của đội mình theo màu đã được trọng tài qui định trước cho mỗi đội hoặc bốc thăm chọn màu [ Mỗi đội có số lượng cá mỗi đội, và số lượng cá mỗi đội có màu sắc khác nhau] sau khi bắt được cá, mang cá chạy nhanh đến vị trí đặt giỏ đựng cá của mình, bỏ cá vào giỏ rồi chạy về vỗ tay người thứ hai, người thứ hai thực hiện tiếp như vậy cho đến hết người trong đội mình.

Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó, tôi tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết, cho việc tổ chức các TCDG cho trẻ.

     3. Biện pháp 3: Tạo môi trường tổ chức chơi trò chơi dân gian cho trẻ

     a . Địa điểm sân chơi

Đối với trò chơi dân gian phải có địa điểm phù hợp với từng trò chơi, có những trò chơi cần diện tích lớn, có những trò chơi cần diện tích nhỏ. Khi tổ chức cho trẻ chơi ngoài sân thì sân chơi phải sạch sẽ, thoáng mát, không có chướng ngại vật, trải thảm trên sân, để đảm bảo độ an toàn cho trẻ

VD: Các trò chơi cần diện tích lớn như sân trường như: Trò chơi “ Luồn luồn dải dế, thả đỉa ba ba, rồng rắn lên mây, Cướp cờ, chồng nụ chồng hoa, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột, kéo co ”…

Vì vậy giáo viên phải chuẩn bị địa điểm sao cho đảm bảo được đặc thù và thích hợp với từng trò chơi của trẻ.      

     b. Địa điểm trong lớp học và ngoài lớp học

Khi tổ chức các TCDG trong lớp học cũng phải đảm bảo diện tích phù hợp với đặc điểm của từng TC và đảm bảo được độ an toàn cho trẻ. Trang trí môi trường lớp học phù hợp với chủ đề tuần [ tháng ] đó học để tích hợp hình ảnh hay đồ dùng của các TCDG, như vậy sẽ kích thích sự tò mò, thích thú tìm hiểu của trẻ 3 – 4 tuổi.

VD: + Trong giờ hoạt động chung thì diện tích trong phòng học phải đủ cho tất cả số trẻ trong lớp được tham gia, mặt phẳng sàn học phải trải thảm và không để quá nhiều đồ dùng trực quan trên sàn…

+ Trong HĐ góc: Góc chơi TCDG phải có xốp trải nền, bàn cho trẻ ngồi chơi.

     c. Chuẩn bị tranh gợi mở:

     Trong mỗi giờ hoạt động góc thì không thể thiếu được các trò chơi dân gian dành cho trẻ, để trẻ chơi không bị nhàm chán và phù hợp với từng nhánh, từng chủ đề thì giáo viên cần có các tranh gợi mở để trẻ lựa chọn các trò chơi theo tranh sao cho phù hợp và khoa học.

     Các trò chơi dân gian không thể thiếu được sự chuẩn bị tích cực của người giáo viên trong việc chuẩn bị lựa chọn địa điểm, phương tiện đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh gợi mở đó chính là các yếu tố quan trọng để đưa trò chơi dân gian đến trẻ một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.  

     4. Biện pháp 4: Tổ chức các TCDG vào các HĐ, lĩnh vực phát triển của trẻ.

     Mỗi một TCDG đều có tính chất riêng của nó. Nếu như  HĐ chung được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất hay như ở HĐ góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy, tôi chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho sao cho phù hợp với tính chất của từng lĩnh vực hoạt động.

* Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ:  Hoạt động giáo dục âm nhạc tôi chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát rõ ràng mạch lạc, vần điệu dễ nhớ như các trò chơi: “ Tập tầm vông ” , “ Hát chuyền sỏi ”,…

* Lĩnh vực  phát triển ngôn ngữ, nhận thức:

- Hoạt động Văn học: Tôi lựa chọn các bài đồng dao như “ Dung dăng dung dẻ ”… để dẫn dắt trẻ khi chuyển các hoạt động hay chuyển hình thức trong tiết học; ngoài ra cũng có thể sử dụng để trò chuyện với trẻ.

- Hoạt động Khám phá khoa học: Tôi lại lựa chọn các trò chơi như “ Trốn cô,…” để làm thủ thuật trong các lần đưa đối tượng hay lựa chọn các trò chơi như  “ Ném còn giữa 2 đội ”, “ Oẳn tù tì”…để chơi các trò chơi luyện tập củng cố.

* Lĩnh vực phát triển thể chất:

    Tôi lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới có thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng động.

-Thể dục sáng: Chơi các trò chơi như: “ Trốn tìm, Luồn luồn dải dế, Dung dăng dung dẻ, Rồng rắn lên mây ”, ….

- Thể dục giờ học: Chơi các trò chơi vận động như: “ Mèo đuổi chuột, Kéo co, Cướp cờ, Bịt mắt bắt dê ”…

+ Đối với hoạt động chung: Trên tiết học, ta có thể tích hợp các trò chơi dân gian, nhưng trò chơi đó phải phù hợp với nội dung bài học của trẻ.

- Trong giờ HĐ chung cô phải lựa chọn tích hợp được trò chơi dân gian một cách nhẹ nhàng, hợp lý không gượng ép, nhưng cô giáo còn phải chú ý làm sao cho phù hợp với nội dung của chủ đề chủ điểm, nếu không thì tích hợp trò chơi dân gian vào bài dạy sẽ đạt hiệu không quả cao.

     I/ Mục đích yêu cầu:

     1. Kiến thức:

- Trẻ biết tết nguyên đán là ngày Tết cổ truyền của dân tộc, và một số phong tục tập quán của người Việt Nam.

- Biết các loại hoa, quả, thức ăn trong ngày Tết.

- Biết một số hoạt động vui chơi, giải trí trong ngày tết. Đặc biệt chơi trò chơi dân gian.

     2. Kỹ năng:

+ Phát triển khả năng chú ý quan sát, tư duy, ngôn ngữ mạch lạc, hiểu và trả lời đúng câu hỏi của cô giáo.

+ Củng cố kn 1 số môn học khác, biết chơi trò chơi dân gian.

+ 80 -> 85% trẻ đạt yêu cầu.

     3. Thái độ:

- Trẻ trân trọng ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, tích cực tham gia vào các hoạt động đón chào ngày tết.

- GD lễ giáo, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường…

     II/ Chuẩn bị:

+ Đồ dùng của cô: Hình ảnh trên Powerpoint, Quả bông, Máy chiếu, giáo án

+ Đồ dùng của trẻ: Mũ các loại hoa, cành hoa ,các loại hoa, quả, đĩa, nguyên vật liệu trẻ dán hoa, hồ dán..

+ Trang phục: Giáo viên mặc áo dài, cháu mặc đẹp, gọn gàng.

+ Địa điểm:Phòng HĐ Âm nhạc.

     III. Tiến hành

* Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú

          - Hát bài: “Sắp đến Tết rồi”. Các con vừa hát bài gì ?

 * Hoạt động 2: Khám phá các đặc điểm đặc trưng của ngày Tết

- Mấy hôm nay đi học các con thấy có gì lạ không ? Quang cảnh lớp học tn ?

- Vì sao nhỉ ?

- Để chuẩn bị đón Tết thật chu đáo cô có có ý kiến lớp mình sẽ tổ chức thành hội thi các con có đồng ý không ?

Hội thi có tên gọi: “ Tìm hiểu về ngày tết nguyên đán ”

- Chúng mình phải trải quả 3 phần thi.

* Phần thứ nhất: Tìm hiểu ngày tết nguyên đán

* Phần thi thứ 2: Bé khéo tay

*Phần thi thứ 3: Cùng chung sức

Thể lệ cuộc thi: Cuộc thi chia 3 đội: Hoa đào, Hoa Mai, Hoa Cúc 3 đội trải qua 3 phần thi đội nào giỏi nhất sẽ chiến thắng. 

+ Phần thứ nhất: “ Tìm hiểu ngày tết nguyên đán ”

- Phần thi này 3 đội phải trải qua rất nhiều câu hỏi và  cô chuẩn bị cho mỗi đội 1 chiếc xắc xô, đội nào lắc xắc xô nhanh sẽ dành quyền trả lời trước.

Câu hỏi:

- Các con biết gì về ngày Tết ?

- Ngày tết nhà các con đã chuẩn bị những gì nào ?

- Để chuẩn bị đón tết gia đình con thường làm những việc gì nữa nào ?[ Hỏi 2-3 trẻ]

Cho cô giới thiệu cho trẻ xem hình ảnh powerpoint  “ Gói bánh trưng mua hoa đào, mua quất, mâm ngũ quả ”.

- Ngày tết gia đình các con thường bày những loại quả gì trên mâm ngũ quả?

- Ngày tết gia đình các con thường trang trí những loại hoa gì ?

- Cho trẻ xem hình ảnh powerpoint.[ Hoa, tranh gà...]

- Trong ngày tết thường có những món ăn gì nhỉ ?

- Món ăn trong ngày tết ?

- Cho trẻ xem hình. Giới thiệu mâm cỗ tất niên. Cô giới thiệu mâm cỗ tất niên là mâm cỗ được chuẩn cho ngày cuối cùng trong 1 năm.

- Ngày cuối cùng của năm còn gọi là ngày gì ?

- Ngày 30 tết gia đình nào cũng có mâm cỗ tất niên để cúng tổ tiên, ông bà đấy.

- Giờ cuối cùng của năm vào lúc 12h thời khắc đó gọi là gì ?

- Cô giới thiệu hình ảnh bắn pháo hoa đêm giao thừa.

- Vào ngày đầu tiên của của năm mới gọi là ngày gì:

- Vào ngày Tết các con thường đi những đâu ?

Cho xem hình ảnh [Chúc tết, xem múa lân, tham gia các TC xuân]

-  Khi đi chơi tết gặp mọi người phải làm gì ? 

+ Mỗi đội chuẩn bị một câu chúc hay nhất

Cô chúc cả lớp sang một năm mới bạn nào cũng xinh, chăm ngoan, học giỏi nghe lời ông bà, bố mẹ, cô giáo.

- Sắp đến tết rồi tâm trạng của các con thế nào ?

- Cô khái quát ngày tết nguyên đán là tết cổ truyền của dân tộc.

 Đón chào năm mới gia đình nào cũng hạnh phúc quây quần bên nhau nên cứ đến năm mới mọi người dù đi đâu hay ở xa đến mấy cũng mong về sum họp với gia đình đó là một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.

+ Cô nhận xét phần thi thứ nhất tặng hoa cho mỗi đội.

+ Phần thi thứ 2: Bé khéo tay

Đội 1: Trang trí cành đào; Đội 2: Gói bánh trưng; Đội 3: Bầy mâm ngũ quả

Cô nhận xét tặng hoa cho đội đẹp nhất.

+ Phần thi thứ 3: Cùng chung sức: 3 đội sẽ thành 2 đội

Tên trò chơi dân gian "Ném còn"

Yêu cầu: 1 đội nam 1 đội nữ, 1 đội sẽ lần lượt ném quả bông vào bạn nào bạn đó phải hát , múa, đọc thơ, 1 lời chúc nếu không [ phải có nội dung về tết hoặc mùa xuân ] nếu không  sẽ phải nhảy lò cò

Cho trẻ chơi, khen ngợi động viên tặng hoa cho trẻ gắn vào bảng

* Hoạt động 3: Kết thúc chuyển hoạt động khác

          + Đối với HĐ góc: Cô nên lựa chọn các trò chơi tránh ồn ào, yên tĩnh tích hợp nhẹ nhàng vào góc học tập như: “ Cắp cua”, “ gẩy chun   ”, ....

+   Đối với HĐ ngoài trời: Với một không gian rộng , thoáng, có thể chơi các trò chơi động, chơi nhóm lớn, chơi tập thể như: “ Bao bố, Mèo đuổi chuột, Thả đỉa ba ba, Cướp cờ, bịt mắt bắt dê, kéo co ” ...

     + Đối với HĐ chiều: Khi cho trẻ làm quen với tiết học mới xong cô có thể cho trẻ chơi các trò chơi dài như: Rồng rắn lên mây,... Tổ chức trò chơi dân gian vào trong các hoạt động hàng ngày của trẻ giúp trẻ khắc sâu về mặt kiến thức qua các trò chơi và được 100% trẻ tham gia hưởng ứng, hứng thú khi tham gia trò chơi đồng thời giúp trẻ bảo tồn một nền văn hoá, một giá trị tinh thần to lớn của dân tộc. Ngoài ra qua trò chơi dân gian trẻ thể hiện được tất cả những giá trị độc đáo của dân tộc, của tư duy sáng tạo, và cả sự nhanh nhẹn, hoạt bát, khéo léo của chính bản thân trẻ. Nói tóm lại tổ chức các trò chơi dân gian vào trong các lĩnh vực phát triển và các thời điểm trong ngày giúp cho bản thân tôi xác định được nội dung cần cung cấp cho trẻ vào các thời điểm khác nhau,có tính khoa học, tính định hướng, tính cụ thể từ đó có thể tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ và đem lại hiệu quả cao trong mỗi trò chơi.

4. Hiệu quả của SKKN  Sau khi tiến hành các biện pháp trên, qua khảo sát đã thu được kết quả như sau:

Nội dung

Đầu năm

Cuối năm

So sánh tỷ lệ đạt tăngcuối năm so với đầu năm

Đạt

Đạt

Chưa đạt

Trẻ hứng thú tham gia TCD G

16/42 = 38%

39/42 = 93 %

3/42=  7%

Tăng  55%

Trẻ hiểu biết về TCDG

9/42= 21,4%

36/42=  85,7%

6/42= 14,3%

Tăng 64,3 %

Tinh thần đoàn kết – ý thức tập thể

18/42 =42,8%

42/42= 100 %

0

Tăng 57,2 %

Trẻ tự tổ chức chơi TCDG

10/42 =23,8%

37/42= 88%

5/42= 12 %

Tăng 64,2 %

- Trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, khéo léo và dẻo dai hơn trong tất cả các hoạt động.

- Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người, vốn ngôn ngữ khả năng diễn đạt được mở rộng.

- Điều đặc biệt trẻ đã được lĩnh hội và mở rộng thêm kiến thức hiểu biết của mình về các trò chơi dân gian trong kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam, và một số phong tục truyền thống của dân tộc Việt Nam

- Trẻ biết tự tổ chức TCDG cùng các bạn khác.

- Giúp trẻ bảo tồn một nền văn hoá, một giá trị tinh thần to lớn của dân tộc.

* Đối với Giáo viên:

- Giáo viên đã biết xây dựng lập kế hoạch, sưu tầm các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi. Biết cách đưa trò chơi dân gian vào kế hoạch soạn giảng một cách cụ thể, khoa học.

- Giáo viên  biết cách tạo môi trường, chuẩn bị phương tiện đồ dùng, đồ chơi, địa điểm,  lời ca cho trẻ trước khi tham gia chơi trò chơi dân gian

- Giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong việc tích hợp các trò chơi dân gian vào trong các hoạt động giáo dục của trẻ ở trường một cách phù hợp.

* Về phía phụ huynh: Phụ huynh thấy rõ con mình khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo, dẻo dai hơn trong các hoạt động. Mạnh dạn, tự tin thích đi học, yêu trường lớp, yêu cô giáo, yêu bạn bè. Đặc biệt thấy con có nhiều kỹ năng tốt rất cần thiết cho cuộc sống nên thấy rất tin tưởng và yên tâm khi cho con đi học. Chính vì vậy các bậc cha mẹ rất nhiệt tình phối hợp cùng GV tổ chức cho trẻ chơi các TCDG, ủng hộ lớp những nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho việc học tập, vui chơi của các con.

* Về phía nhà trường:  Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm, đầu tư các nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động tổ chức các trò chơi dân gian. Trong quá trình tổ chức các hoạt động Thể dục thể thao: “Ngày hội thể thao của bé”, ngày hội ngày lễ có thêm nguồn các TCDG để tổ chức chương trình thêm sinh động, qua đó trẻ có cơ hội trải nghiệm, vui chơi và giao lưu với các nhóm lớp trong nhà trường đạt được kết quả rất tốt.

     III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

     1. Kết luận:

     Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Trò chơi dân gian giúp trẻ thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí, và cũng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, góp phần nâng cao nhận thức cho trẻ. Dựa trên điều kiện thực tế của nhà trường, với những kinh nghiệm của bản thân tôi đã xây dựng hệ thống các biện pháp nhằm tổ chức các TCDG cho trẻ mẫu giáo bé nói riêng và trẻ mầm non nói chung tại trường mầm non Định Công. Sau thời gian triển khai áp dụng tại nhà trường đã khẳng định được SKKN của tôi đã thu được kết quả tốt đẹp, có tính thiết thực trong các trường mầm non hiện nay.

     Qua quá trình nghiên cứu và thực tế ở lớp, tôi đã rút ra cho mình những bài học bổ ích giúp tôi có nhiều kinh nghiệm hơn khi lên lớp:

+ Khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian phải đưa ra các cách chơi và luật chơi rõ ràng, và tìm cách hướng dẫn dưa trẻ vào trò chơi một cách có khoa học. Khi chơi giúp trẻ phát huy được tính tích cực khi tham gia các HĐ. Trẻ nhanh nhẹn hoạt bát hơn, và có những trẻ khá còn có kỹ năng sáng tạo trong khi chơi. Và những trẻ thông minh, nhanh nhẹn trong khi chơi, thường cũng là những trẻ nhanh nhẹn hoạt bát trong cuộc sống.

+ Là giáo viên mầm non cần phải sưu tầm, lựa chọn, tổ chức cho trẻ chơi nhiều trò chơi dân gian, để trẻ có tinh thần đoàn kết trong khi chơi, biết giúp đỡ và nhường nhịn bạn khi bạn gặp khó khăn. Qua việc tổ chức các TCDG đã giúp cho trẻ có vốn hiểu biết phong phú về kho tàng kiến thức các trò chơi dân gian. Sau mỗi trò chơi, sau mỗi tiết học trẻ được vui chơi thoả thích từ đó in đậm vào tâm hồn trong sáng của trẻ những cảm xúc, tình cảm về một thời tuổi thơ với những trò chơi chứa đựng hồn tinh túy của dân tộc Việt Nam ta.

         2. Kiến nghị.

         2.1-  Đối với Phòng giáo dục và đào tạo thành phố.

          + Chỉ đạo các nhà trường tổ chức các hội thi “ Bé với ca dao dân ca”; Tổ chức giao lưu giữa các nhà trường với chủ đề “ Bé với các trò chơi dân gian”…

          + Trong các chương trình tập huấn chuyên môn có nội dung bồi dưỡng về tổ chức các trò chơi dân gian trong các nhà trường. Qua đó nâng cao nhận thức về văn hóa dân tộc Việt Nam.

         2.2- Đối với nhà trường:

+ Cần có không gian sân chơi rộng rãi để tổ chức được nhiều TCDG mang tính tập thể, có tính vận động cao, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các cháu tham gia vào hoạt động.

 + Có sự chỉ đạo các lớp, cá nhân xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian lồng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Khuyến khích GV tích cực sưu tầm và nhân rộng các trò chơi hay trong đồng nghiệp.

+ Có khuyến khích động viên, khen thưởng kịp thời những sáng kiến hay về tổ chức các TCDG cho trẻ từ đó cho áp dụng trong toàn trường và trường bạn.

Quận Hoàng Mai

Video liên quan

Chủ Đề