Thế nào là tác phẩm? trình bày các phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả?

Quyền tác giả là phần cốt lõi của pháp luật nhằm trao cho tác giả, nghệ sỹ và các nhà sáng tạo khác sự bảo hộ cho những sáng tạo văn học và nghệ thuật của họ – dưới đây được gọi chung là “tác phẩm”. Theo quy định, các tác phẩm đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả là các sáng tạo có tính nguyên gốc. Chúng được bảo hộ bất kể chất lượng của chúng và thường bao gồm cả các hướng dẫn kỹ thuật hoặc các hình vẽ kỹ thuật đơn thuần.

Pháp luật về quyền tác giả không liệt kê danh mục đầy đủ các loại tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, nhưng trên thực tiễn pháp luật của tất cả quốc gia đều quy định sự bảo hộ cho các đối tượng sau:

– Tác phẩm văn học;

– Tác phẩm âm nhạc;

– Tác phẩm nghệ thuật;

– Bản đổ và các bản vẽ kỹ thuật;

– Các tác phẩm nhiếp ảnh;

– Tác phẩm điện ảnh;

– Chương trình máy tính;

– Các sản phẩm đa phương tiện.

Phần mềm máy tính được bảo hộ quyền tác giả [//pixabay.com]

Do vậy, tác giả của chương trình máy tính, người thiết kế trang web, doanh nghiệp đa phương tiện, công ty quảng cáo, đài phát thanh, nhà xuất bản và các kênh truyền hình sáng tạo ra và truyền bá các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo các quy định thông thường. Hơn nữa, các công ty có hoạt động kinh doanh chủ yếu không liên quan đến việc sáng tạo hoặc phổ biến các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả phải có sự hiểu biết tốt về hệ thống quyền tác giả vì trang web của công ty, chương trình quảng cáo, tài liệu giới thiệu, tài liệu hướng dẫn và các tài liệu khác nhìn chung là được bảo hộ quyền tác giả. Hơn nữa, các công ty cần phải lưu ý khi sử dụng các tác phẩm của người khác được bảo hộ quyền tác giả, như chương trình máy tính.

Tổng hợp: HT


09:03 04/05/20

Giống như tất cả các lĩnh vực khác của quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả ghi nhận việc bảo hộ các sản phẩm của trí tuệ con người. Vậy, những sản phẩm trí tuệ nào được bảo hộ dưới danh nghĩa quyền tác giả theo quy định pháp luật hiện hành?

1. Quyền tác giả là gì?

Theo định nghĩa tại Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.

Hiểu rộng ra, quyền tác giả bao gồm những quyền cụ thể mà pháp luật trao cho tác giả hay chủ sở hữu của một tác phẩm về việc đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; sao chép tác phẩm… Các quyền tác giả đối với tác phẩm được quy định cụ thể tại Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

2. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 nêu rõ đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Tuy nhiên, chỉ những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác và thuộc một trong những trường hợp sau mới là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, cụ thể:

STT

Loại hình tác phẩm

Mô tả

1

Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác

Tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác ở đây là tác phẩm thể hiện bằng chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.

Ví dụ: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2

Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác

Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác là tác phẩm phải thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.

Vấn đề định hình vật chất được quy định tại Điều 2 Công ước Berne. Theo đó, có thể hiểu định hình dưới dạng vật chất là việc lưu giữ lại tác phẩm dưới một số hình thức thể hiện vật lý bền vững, có thể là viết, in, nhiếp ảnh, ghi âm hoặc ghi hình, điêu khắc, chạm trổ, xây dựng, thể hiện đồ hoạ, hoặc bất kỳ phương thức thích hợp nào khác cho phép nhận diện và sao chép sự sáng tạo, truyền đạt của tác giả sau này.

Ví dụ: Bài giảng của giảng viên được ghi hình lại bằng điện thoại di động.

Lưu ý:Trong trường hợp tác giả tự thực hiện việc định hình bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác dưới hình thức bản ghi âm, ghi hình, thì tác giả được hưởng quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác; đồng thời là chủ sở hữu quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình.

3

Tác phẩm báo chí

Tác phẩm báo chí là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại:

+ Phóng sự;

+ Ghi nhanh;

+ Tường thuật;

+ Phỏng vấn;

+ Phản ánh, điều tra;

+ Bình luận, xã luận, chuyên luận;

+ Ký báo chí;

+ Các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.

Ví dụ: Phóng sự của VTV về bánh mì Hến của Việt Nam.

4

Tác phẩm âm nhạc

Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.

5

Tác phẩm sân khấu

Tác phẩm sân khấu là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa rối, kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

6

Tác phẩm điện ảnh

Tác phẩm điện ảnh là tác phẩm được thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh.

Ví dụ: Bộ phim Mắt biếc của đạo diễn Victor Vũ.

Lưu ý: Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.

7

Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng

Tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như:

+ Hội họa, đồ họa;

+ Điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt;

+ Các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản.

Riêng đối với loại hình đồ họa, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như:

+ Thiết kế đồ họa [hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm];

+ Thiết kế thời trang;

+ Tạo dáng sản phẩm;

+ Thiết kế nội thất;

+ Trang trí.

8

Tác phẩm nhiếp ảnh

Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.

Ví dụ: Hình ảnh chụp ruộng bậc thang ở Hà Giang từ một chiếc máy ảnh.

9

Tác phẩm kiến trúc

Tác phẩm kiến trúc là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm:

+ Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh.

+ Công trình kiến trúc.

10

Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học

Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc.

11

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác, bao gồm:

+ Truyện, thơ, câu đố;

+ Điệu hát, làn điệu âm nhạc;

+ Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;

+ Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.

12

Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu

- Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.

- Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác.

Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó.

Lưu ý: Tác phẩm phái sinh [tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn] chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

3. Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

Theo quy định tại Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

- Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo.

- Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Mời quý thành viên tham khảo thêm các bài viết:

- Đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.

- Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan.

- Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan.

Căn cứ pháp lý:

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

- Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009.

- Nghị định 22/2018/NĐ-CP.

Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: 

 
 

Video liên quan

Chủ Đề