Thầy giáo nổi tiếng nhất thời trần là ai

Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Lịch sử Trắc nghiệm Sử 7 bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần

Thầy giáo nổi tiếng nhất dưới thời Trần là:

Câu hỏi: Thầy giáo nổi tiếng nhất dưới thời Trần là:

A. Nguyễn Bỉnh Khiêm

B. Chu Văn An

C. Nguyễn Đình Chiểu

D. Lê Quý Đôn

Đáp án

B

- Hướng dẫn giải

Thầy giáo nổi tiếng nhất dưới thời Trần là: Chu Văn An
Giải thích: Chu văn An sinh năm Nhâm Thìn [1292] đời vua Trần Nhân Tông, được đích thân vua Trần Minh Tông mời đến dạy tại Quốc Tử Giám và làm thầy riêng cho thái tử Trần Vượng, tức vua Trần Hiến Tông sau này. Ông từng thi đỗ Thái học sinh [tiến sĩ] nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở quê nhà. Ông nổi tiếng có học vấn sâu rộng, tư cách thanh cao, sửa mình trong sạch, giữ gìn tiết tháo, không cầu danh lợi, danh tiếng lan xa, học trò theo học rất đông. Các thầy giáo còn lại nổi tiếng trong giai đoạn sau.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

Trắc nghiệm Sử 7 bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần

Lớp 7 Lịch sử Lớp 7 - Lịch sử

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi “Thầy giáo nổi tiếng nhất dưới thời Trần là?” cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Lịch sử 7

Trả lời câu hỏi:Thầy giáo nổi tiếng nhất dưới thời Trần là?

Thầy giáo nổi tiếng nhất dưới thời trần là Chu văn An

Giải thích: Chu văn An sinh năm Nhâm Thìn [1292] đời vuaTrầnNhân Tông, được đích thân vuaTrầnMinh Tông mời đến dạy tại Quốc Tử Giám và làmthầyriêng cho thái tửTrầnVượng, tức vuaTrầnHiến Tông sau này. Ông từng thi đỗ Thái học sinh [tiến sĩ] nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở quê nhà.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Sự phát triển kinh tế và văn hóa của thời Trần nhé!

Kiến thức tham khảo về sự phát triển kinh tế và văn hóa của thời Trần

I. Sự phát triển kinh tế

1. Tình hình kinh tế sau chiến tranh

a. Nông nghiệp:

- Khuyến khích sản xuất, khai hoang, lập làng xóm mới, mở rộng diện tích canh tác.

- Chú trọng thủy lợi, củng cố đê điều.

- Vương hầu, quý tộc Trần tiếp tục chiêu tập dân khai hoang, lập đồn điền.

- Ban thưởng ruộng đất cho người có công.

- Ruộng đất công làng xã chiếm ưu thế, nông dân dduowvj chia ruộng đất cày cấy và đóng thuế cho nhà nước.

→ Nông nghiệp được phục hồi phát triển nhanh chóng.

b. Thủ công nghiệp phát triển:

- Mở rộng xưởng thủ công nhà nước, trình độ kỹ thuật được nâng cao, như dệt tơ lụa ,đóng được thuyền lớn đi trên biển, chế tạo được súng.

- Hàng thủ công trong nhân dân tăng như làm gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy …….

- Thợ thủ công cùng nghề họp thành làng nghề ở nông thôn như làng gốm Bát Tràng, tại Thăng Long thành phường nghề. Trình độ kỹ thuật và mặt hàng sản xuất được thống nhất và nâng cao về chất lượng.

* Buôn bán tấp nập, các chợ ra đời, buôn hàng chuyến bằng thuyền:

- Trung tâm buôn bán là Thăng Long, Nam Xang.

- Vân Đồn là nơi buôn bán với thương nhân nước ngoài.

* Nhận xét: kinh tế phát triển và phục hồi.

Thạp gốm hoa nâu lớn trang trí văn hoa sen, thời Trần, cao 65cm

2. Tình hình xã hội

Xã hội ngày càng phân hoá thành các tầng lớp xã hội:

- Tầng lớp vương hầu, quý tộc:có nhiều ruộng đất [điền trang, thái ấp]. Là tầng lớp có nhiều đặc quyền, đặc lợi, nắm giữ các chức vụ chủ yếu trong bộ máy chính quyền ở triều đình và các địa phương.

- Địa chủ:là những người giàu có trong xã hội, có nhiều ruộng đất tư cho nông dân cày cấy để thu tô nhưng không thuộc tầng lớp quý tộc.

- Nông dân:cày cấy ruộng công của nhà nước ở các làng xã. Là tầng lớp bị trị đông đảo nhất trong xã hội. Bộ phân tầng lớp nông dân tá điền lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cho địa chủ đông hơn trước.

- Tầng lớp thợ thủ công, thương nhân:chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cư dân, nhưng cũng ngày một đông hơn do sự phát triển của các nghề thủ công và việc buôn bán được đẩy mạnh.

- Nông nô, nô tì: Họ bị lệ thuộc và bị quý tộc bóc lột nặng nề hơn nông dân tá điền. Nhiều quý tộc có tới hàng trăm nông nô, nô tì. Con cái của nô tì cũng là nô tì của chủ. Nô tì được đưa vào sản xuất thì chuyển thành nông nô.

II. Sự phát triển văn hóa

1. Đời sống văn hoá

- Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân và phát triển hơn trước: thờ tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc, người có công.

- Tôn giáo: Đạo phật, nho giáo phát triển mạnh.

- Tập quán: Nhân dân đi chân đất, quần đen, áo tứ thân, cạo trọc đầu.

- Hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian phát triển như: ca hát, nhảy múa, chèo tuồng múa rối, đấu vật, đua thuyền

2. Văn học.

- Văn học gồm chữ Hán và chữ Nôm.

+ Văn học chữ Hán: phát triển mạnh mẽ, chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

+ Văn học chữ Nôm: bước đầu phát triển, xuất hiện một số nhà thơ nổi tiếng: Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sỹ Cố, Hồ Quý Ly.

3. Giáo dục và khoa học - kỹ thuật

* Giáo dục phát triển hơn thời Lý:

- Quốc Tử Giám mở rộng, đào tạo con em quý tộc, quan lại.

- Lộ, phủ, kinh thành có trường công.

- Các kì thi quốc gia được tổ chức đều để chọn nhân tài. [Nhân tài như Mạc Đĩnh Chi được phong làm trạng nguyên 2 lần; Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An...]

* Sử học: Quốc sử viện do Lê Văn Hưu đứng đầu; 1272 Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu, bộ sử đầu tiên.

* Quân sự: Binh Thư Yếu Lược của Trần Hưng Đạo

* Thiên văn có Đăng Lộ,Trần Nguyên Đán.

* Y học với Tuệ Tĩnh nghiên cứu thuốc nam.

* Chế tạo súng thần cơ và thuyền chiến có Hồ Nguyên Trừng

Thuyền Cổ Lâu là loại thuyền chiến lớn, đóng đinh sắt, có hai tầng và hàng chục tay chèo, hai người chèo một mái và được xem là đã tạo ra một tốc độ lớn khi có thủy chiến.

Hải Thượng Lãn Ông

4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc

- Kiến trúc có Cung Thái Thượng Hoàng, tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, Thành Tây Đô [Thành Nhà Hồ].

- Điêu khắc tượng hổ, sư tử, trâu. tượng rồng.

- Rồng thời Trần: trau chuốt, tinh tế hơn thời Lý và thêm cặp sừng trông có vẻ uy nghiêm; rồng thời Lý mình trơn, toàn thân uốn khúc uyển chuyển như một ngọn lửa.

- Rồng thời Trần uy nghiêm hơn, chứng tỏ rằng thời Trần tính chất quyền uy của giai cấp thống trị, đứng đầu là vua phát triển cao hơn.

Tóm lại nhân dân thời Trần đã phát triển mạnh hơn thời Lý do có sự quan tâm của nhà nước; kinh tế phát triển; xã hội ổn định, lòng tự cường dân tộc sau chiến tranh.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Chu văn An sinh năm Nhâm Thìn [1292] đời vua Trần Nhân Tông, được đích thân vua Trần Minh Tông mời đến dạy tại Quốc Tử Giám và làm thầy riêng cho thái tử Trần Vượng, tức vua Trần Hiến Tông sau này. Ông từng thi đỗ Thái học sinh [tiến sĩ] nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở quê nhà. Ông nổi tiếng có học vấn sâu rộng, tư cách thanh cao, sửa mình trong sạch, giữ gìn tiết tháo, không cầu danh lợi, danh tiếng lan xa, học trò theo học rất đông. Các thầy giáo còn lại nổi tiếng trong giai đoạn sau.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 10

Video liên quan

Chủ Đề