Thầy giáo hát hay như ca sĩ là ai?

Từ khi Sài Gòn - TP.HCM bước vào giai đoạn bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, thầy giáo 9X Nguyễn Thái Dương đã chia sẻ đến cộng đồng người nghe 3 ca khúc do anh viết và thể hiện: Sài Gòn tôi sẽ, Mẹ chờ con nhé [dành tặng tuyến đầu chống dịch, cho những ai vẫn chưa được về nhà], Thành phố gì kỳ.

Thành phố gì kỳ [sáng tác: Thầy giáo 9X Nguyễn Thái Dương; thể hiện: Trương Quỳnh Anh]

Trong đó, ca khúc về thành phố những ngày “trọng thương” Sài Gòn tôi sẽ được lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội, kế đó là Thành phố gì kỳ - bài hát gợi lên hình ảnh của một thành phố hào sảng, bao dung, nghĩa tình. Riêng bài hát Mẹ chờ con nhé, tuy chưa có độ phổ biến như những giai điệu dễ lay động dành cho thành phố, nhưng cũng là một trong những ca khúc chứa đựng nhiều cảm xúc, thể hiện được tiếng lòng của người trong cuộc - lực lượng ở tuyến đầu chống dịch.

Mẹ chờ con nhé [sáng tác và thể hiện: Thầy giáo 9X Nguyễn Thái Dương]

Thầy giáo Nguyễn Thái Dương cho biết cùng với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng [có liên hệ xin sử dụng hoặc không - vì anh từng thông tin trên trang Facebook cá nhân rằng cho phép mọi người sử dụng mà không cần hỏi], có không ít nghệ sĩ ít nổi tiếng khác hay các giảng viên thanh nhạc hoặc người yêu thích bài hát đã góp phần lan tỏa tình yêu thương, sự chia sẻ, niềm lạc quan cũng như truyền đi năng lượng tích cực trong giai đoạn này.

Cùng bản gốc do chính tác giả thể hiện, các bản cover của mỗi nghệ sĩ, dù sinh ra và lớn lên nơi đây hay đến vùng đất này lập nghiệp, đều mang lại những tình cảm, cảm xúc riêng của họ dành cho Sài Gòn - TP.HCM. Có không ít ý kiến cho rằng với những bài hát này, tác giả - dù không phải ca sĩ và nhạc sĩ chuyên nghiệp, là người mang đến xúc cảm nhiều nhất cho người nghe.

Thầy giáo 9X Nguyễn Thái Dương tham gia chương trình Thành phố 18h

Ảnh: T.Production

Theo thầy giáo 9X Nguyễn Thái Dương, “ngay cả tôi khi biểu diễn bài Sài Gòn tôi sẽ những lần sau cũng không bằng lần đầu tiên - lúc mọi cảm xúc còn mới toanh, nguyên vẹn”. Vì thế trước lời khen dành cho mình, anh bảo: “Có một câu trong tiếng Anh: Cái đẹp tùy thuộc vào mắt người nhìn [Beauty is in the eye of the beholder], bài hát cũng vậy, cái hay ở trong tai của người nghe. Vì vậy nhận được những lời khen làm mình hơi ngại chứ không biết nói thế nào [cười]”.

Ngân Khánh mang đến màu sắc tươi vui, trẻ trung cho Thành phố gì kỳ

Ảnh: Từ clip

Theo thầy giáo Thái Dương: “Như nhạc Trịnh, công chúng thường muốn nghe nhạc sĩ hát hơn, vì nhạc sĩ là người hiểu hơn hết tác phẩm của họ. Nhưng để gọi là hay nhất thì chưa chắc, vì mỗi ca sĩ có cách thể hiện phù hợp với đối tượng khán giả của mình, cô Khánh Ly hát theo lăng kính của cô, còn ca sĩ trẻ như Miu Lê có cách thể hiện của cô ấy…”.

Có điều khá thú vị là sau khi Thành phố gì kỳ được chia sẻ trên kênh YouTube cũng như Facebook của thầy giáo 9X Nguyễn Thái Dương, nhiều khán giả đề xuất anh đổi tên thành Thành phố diệu kỳ, nghe sẽ nghệ thuật hơn. Tác giả cho biết anh tiếp thu và đã nghĩ về điều đó, “nhưng nghĩ hoài vẫn không thấy đúng. Bởi bài hát nói về những nghịch lý khó hiểu khiến người ta phải thốt lên 'gì kỳ!'. Đó là cảm xúc ngạc nhiên về những thứ không bình thường, trái ngược mong đợi. Nó khác với việc bạn thấy một cái gì đó lung linh, siêu thực, nhiệm màu để phải thốt lên 'diệu kỳ' - lời khen”.

Gia đình ca sĩ Cẩm Vân vừa ra mắt MV Sài Gòn tôi sẽ, ca khúc mở đầu cho chuỗi âm nhạc Mùa Sài Gòn buồn của chị

Ảnh: NSCC

Và anh "chốt" lại rằng: “Không phải 'diệu kỳ'. Vì tôi nào có ca ngợi. Trái lại, những hình ảnh trong bài hát chân chất, dân dã, thẳng thắn như chính con người ở đó. Nó phải là 'gì kỳ' - phải là một câu hỏi tu từ mang đậm chất phương ngữ Nam bộ mới được. Ở đây mỗi lần thấy gì nghịch lý người ta nói 'gì kỳ dợ?!'. Đó là cụm từ hàng triệu người vẫn dùng, nên họ mới thấy gần gũi. Minh chứng là rất nhiều bình luận bên dưới ghẹo tôi 'thầy giáo gì kỳ!'. Tôi nghe vui lắm! Chứ mà ai kêu 'thầy giáo diệu kỳ!' chắc là sẽ chạy tám thước", anh hài hước nói.

Thầy giáo 9X Thái Dương từng chia sẻ khi sáng tác những ca khúc về Sài Gòn - TP.HCM rằng: “Ở cái thành phố kỳ lạ này, người đến đây vì hoa lệ hào nhoáng, nhưng lại không nỡ đi vì những bình dị đời thường. Khi người đi xa, những thứ níu chân họ không phải những điều vĩ đại, mà là những thứ gần gũi. Vỉa hè, quán cóc, ly cà phê sữa, từ lúc nào cũng trở thành thơ”. Do vậy, anh thường dùng điệu valse [Sài Gòn tôi sẽ] hay fox [Thành phố gì kỳ, Nhà tôi...] - những điệu nhạc thể hiện sự nhộn nhịp, tươi vui, dễ gần, mà theo anh “lý do là tôi muốn đơn giản hóa tất cả hình thức từ giai điệu đến hòa âm, cách thể hiện, càng đơn giản mộc mạc nhất thì người nghe dễ cảm nhất cái chất - nội dung ở bên trong”.

Trong những ngày đầu TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, bài hát Sài Gòn tôi sẽ đã được rất nhiều người ủng hộ và chia sẻ bởi ca từ ý nghĩa và giống với tình hình thực tế. Truyền hình Báo Thanh Niên đã kết nối được với chủ nhân ca khúc này.

Anh tên là Nguyễn Thái Dương sinh năm 1991 tại TP.HCM. Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP.HCM, Thái Dương cảm thấy mình có năng khiếu truyền đạt cũng như tìm được niềm vui trong việc dạy học nên đã "bén duyên" với công việc dạy tiếng Anh.

\n

Sẵn "máu" văn nghệ, thầy giáo 9X còn thường xuyên thực hiện những video hát chế đưa lên YouTube và nhận được sự yêu thích đặc biệt từ khán giả, điển hình như các clip hát "We don’t talk anymore", "Sóng gió" cho đến cả bolero như "Gõ cửa trái tim". Các video của Thái Dương luôn thu hút hàng trăm ngàn lượt xem và bình luận. Mời quý khán giả cùng theo dõi video để gặp gỡ thầy giáo Nguyễn Thái Dương nhé!

Thanh Duy giành ngôi Á quân cuộc thi Vietnam Idol 2008. Ít ai biết trước khi nổi tiếng với vai trò ca sĩ, anh là giáo viên tiếng Anh tại Trung tâm ngoại ngữ Bộ Ngoại giao. Tốt nghiệp loại ưu khoa Sư phạm tiếng Anh, ĐH Cần Thơ, chính đam mê đã đưa anh từ bục giảng lên sân khấu ca nhạc lớn nhỏ.
Sau khi tạm gác việc dạy học, thầy giáo Thanh Duy tham gia các sân khấu ca nhạc cũng như công việc liên quan đến lĩnh vực truyền thông. Các sản phẩm âm nhạc của anh nhận được tín hiệu khá tích cực từ khán giả. Mới đây, anh xuất sắc giành chiến thắng cuộc thi Gương mặt thân quen mùa 3.
Bùi Minh Quân là thầy giáo điển trai dạy tiếng Anh từng gây sốt tại cuộc thi Vietnam Idol 2015. Sinh năm 1992, anh gây ấn tượng với khán giả bằng chất giọng vang, quãng giọng rộng và đầy cảm xúc. Trước đó, Minh Quân đã được nhiều khán giả Hà Nội biết đến. Anh từng góp giọng trong những buổi giao lưu của fanclub diva Hà Trần.
Sau cuộc thi Vietnam Idol, Minh Quân có những bước đi vững chắc hơn. Trong live show Bài hát yêu thích tháng 11, anh sẽ trình diễn ca khúc Giữa mùa đông. Đây là bài hát lọt vào top 10 trên BXH củachương trình âm nhạc nổi tiếng này.
Hồ Trung Dũngbước chân vào con đường ca hát với vai trò thành viên của nhóm bè Cadilac. Sau này, anh tách ra theo đuổi sự nghiệp đơn ca, gặt hái được một số thành công nhất định. Với phong cách bảnh bao, lịch lãm, giọng hát ấm áp của anh khiến cho nhiều khán giả thích thú.
Nổi tiếng với vai trò ca sĩ nhưng Hồ Trung Dũng cũng là thầy giáo trên bục giảng gây ấn tượng với nhiều sinh viên. Anh là giảng viên khoa Ngữ văn Đức của trường ĐH KHXH&NV TPHCM. Đối với Hồ Trung Dũng, cả hai nghề giáo và nghề hát đều mang lại cho anh hạnh phúc và trải nghiệm như nhau.
Võ Trọng Phúc được khán giả biết đến từ chương trình Tìm kiếm tài năng Việt Nam [Vietnam's Got Talent]. Chất giọng country giàu cảm xúc và khá đặc biệt đã giúp anh chiếm trọn tình cảm của khán giả. Với chỉ bản cover Home, Võ Trọng Phúc bỗng nổi tiếng và được chú ý.
Trước khi mang đàn guitar lên sân khấu trình diễn, Võ Trọng Phúc từng là giáo viên dạy Anh văn lâu năm. Thầy giáo sở hữu giọng hát đặc biệt này khiến mọi người thích thú. Những sản phẩm âm nhạc của anh sau đó cũng được khán giả đón nhận.
Nguyễn Dương Quang Nhật từng gây bất ngờ với khán giả khi trình diễn ca khúc For the first time tại cuộc thi Giọng hát Việt 2013. Anh khiến cả 4 giám khảo phải quay ghế lại lựa chọn. Không có ngoại hình đẹp nhưng giọng hát của Quang Nhật khiến cho nhiều người phải...phát cuồng.
Trước khi nổi tiếng với vai trò ca sĩ, Quang Nhật là người làm khá nhiều công việc khác nhau. Anh tham gia trình diễn tại các phòng trà, mở tiệm bán bánh hotdog và đặc biệt là, thầy giáo dạy môn tiếng Anh. Sau này, anh gia nhập nhóm nhạc The Zoo tiếp tục con đường ca hát bên cạnh những người bạn của anh.

Video liên quan

Chủ Đề