Người công dân nước ngoài muốn nhập quốc tịch việt nam cần đáp ứng yêu cầu độ tuổi là bao nhiêu?

 Nghĩa vụ thôi quốc tịch nước ngoài của người nhập quốc tịch Đại Hàn Dân Quốc

Nghĩa vụ thôi quốc tịch nước ngoài của người nhập quốc tịch Đại Hàn Dân Quốc

Nghĩa vụ thôi quốc tịch nước ngoài

- Người đang có quốc tịch nước ngoài là người nước ngoài đã nhập quốc tịch Đại Hàn Dân Quốc phải thôi quốc tịch nước ngoài trong thời hạn là 1 năm kể từ ngày được nhập quốc tịch Đại Hàn Dân Quốc [Khoản 1 Điều 10 「Luật Quốc tịch」].

- Bất kể nội dung nói trên, người thuộc vào một trong những trường hợp dưới đây phải cam kết với Bộ trưởng Bộ Tư pháp là sẽ thôi quốc tịch nước ngoài hay không sử dụng quốc tịch nước ngoài ở Đại Hàn Dân Quốc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong vòng 1 năm kể từ ngày được nhập quốc tịch [Khoản 2 Điều 10 「Luật Quốc tịch」 và khoản 1 Điều 13 「Pháp lệnh thi hành Luật Quốc tịch」].

· Người có những lí do thuộc vào một trong những nội dung của số 1, số 2 khoản 2 Điều 6 「Luật Quốc tịch」 và số 2, số 3 khoản 1 Điều 7 「Luật Quốc tịch」 khi được phép nhập quốc tịch

· Người được Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhận định là tương ứng với số 2, số 3 khoản 1 Điều 7 「Luật Quốc tịch」 với tư cách là người được phép trở lại quốc tịch theo Điều 9 「Luật Quốc tịch」

· Người nhận được phép trở lại quốc tịch theo Điều 9 「Luật Quốc tịch」 khi có quốc tịch nước ngoài và tiếp tục cư trú ở nước ngoài sau khi được nhận làm con nuôi của người nước ngoài trước khi trở thành người thành niên theo quy định tại 「Luật Dân sự」

· Người được phép trở lại quốc tịch theo Điều 9 「Luật Quốc tịch」 nhập cảnh khi đã quá 65 tuổi với mục đích thường trú sau khi đã định cư ở nước ngoài

· Người thuộc một trong những trường hợp dưới đây với tư cách là người khó có thể thực hiện khoản 1 「Luật Quốc tịch」 bởi chế độ và luật pháp của nước ngoài bất kể ý chí của bản thân

√ Người không có khả năng thôi quốc tịch của nước ngoài bởi chế độ và luật pháp của nước ngoài và những người được công nhận thuộc vào dạng đó

√ Người nộp giấy tờ chứng minh hoàn cảnh khó khăn không thể hoàn tất thủ tục thôi quốc tịch trong thời hạn theo quy định của khoản 1 Điều 10 「Luật Quốc tịch」 bởi chế độ và pháp luật của nước ngoài dù đã nhanh chóng triển khai thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài sau khi được nhập quốc tịch Đại Hàn Dân Quốc tới Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Thời kì bị tước quốc tịch

- Người không thực hiện nghĩa vụ thôi quốc tịch nói trên sẽ bị tước quốc tịch Đại Hàn Dân Quốc khi thời hạn đó trôi qua [Khoản 3 Điều 10 「Luật Quốc tịch」].

Phương pháp xin thôi quốc tịch nước ngoài

- Người định thôi quốc tịch nước ngoài hoàn tất thủ tục thôi hay để mất quốc tịch nước ngoài trong thời hạn quy định và phải nhanh chóng nộp lại giấy chứng nhận thôi [mất] quốc tịch được lãnh sự hay cán bộ có liên quan của nước ngoài và các giấy tờ tương ứng [dưới đây gọi là giấy chứng minh thôi quốc tịch] [Khoản 1 Điều 11 「Pháp lệnh thi hành Luật Quốc tịch」].

· Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ phải cấp Giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài theo mẫu số 5 「Quy định thi hành Luật Quốc tịch」 với người đã nộp giấy tờ chứng minh thôi quốc tịch [Khoản 2 Điều 11 「Pháp lệnh thi hành Luật Quốc tịch」 và Điều 8 「Quy định thi hành Luật Quốc tịch」].

· Lệ phí cấp Giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài là 2 nghìn won cho 1 tờ [Số 7 khoản 1 Điều 18 「Quy định thi hành Luật Quốc tịch」].

· Lệ phí sẽ được nộp bằng tem thuế của Chính phủ tương ứng với số tiền đó. Tuy nhiên tại cơ quan ngoại giao ở nước ngoài có thể nộp bằng chứng phiếu chứng minh nộp lệ phí hay ngoại tệ tương đương với số tiền lệ phí [Khoản 2 Điều 18 「Quy định thi hành Luật Quốc tịch」].

- Người định cam kết [dưới đây gọi là Cam kết không sử dụng quốc tịch nước ngoài] ý định không sử dụng quốc tịch nước ngoài tại Đại Hàn Dân Quốc theo khoản 2 Điều 10 「Luật Quốc tịch」 phải viết và nộp Bản cam kết không sử dụng quốc tịch nước ngoài theo mẫu 2 số 5 「Quy định thi hành Luật Quốc tịch」 tới Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh hay Giám đốc các chi nhánh của Cục Quản lý xuất nhập cảnh [dưới đây gọi chung là Cục trưởng] trong tình trạng có địa chỉ cư trú trong nước [Khoản 3 Điều 11 「Pháp lệnh thi hành Luật Quốc tịch」 và khoản 1 Điều 8-2 「Quy định thi hành Luật Quốc tịch」].

· Khi nhận được Bản cam kết đem nộp, Cục trưởng phải nhanh chóng gửi tới Bộ trưởng Bộ Tư pháp và khi thụ lí Bản cam kết đó Bộ trưởng Bộ Tư pháp phải cấp Giấy xác nhận cam kết không sử dụng quốc tịch nước ngoài theo mẫu 3 số 5 「Quy định thi hành Luật Quốc tịch」 cho người đã nộp Bản cam kết [Khoản 4 Điều 11 「Pháp lệnh thi hành Luật Quốc tịch」 và khoản 3 Điều 8-2 「Quy định thi hành Luật Quốc tịch」].

· Lệ phí cấp Giấy xác nhận cam kết không sử dụng quốc tịch nước ngoài là 2 nghìn won cho 1 tờ [Số 8 khoản 1 Điều 18 「Quy định thi hành Luật Quốc tịch」].

· Lệ phí sẽ được nộp bằng tem thuế của Chính phủ tương ứng với số tiền đó. Tuy nhiên tại cơ quan ngoại giao ở nước ngoài có thể nộp bằng chứng phiếu chứng minh nộp lệ phí hay ngoại tệ tương đương với số tiền lệ phí [Khoản 2 Điều 18 「Quy định thi hành Luật Quốc tịch」].

Yêu cầu chứng minh sự thực thôi quốc tịch nước ngoài

- Bộ trưởng Bộ Tư pháp cần phải xác nhận xem người được quy định ở khoản 1 Điều 10 「Luật Quốc tịch」 [Ngoại trừ người đã nộp Bản cam kết không sử dụng quốc tịch nước ngoài hay nộp Giấy chứng nhận thôi quốc tịch nước ngoài theo khoản 1 hay khoản 3 Điều 11 của 「Pháp lệnh thi hành Luật Quốc tịch」] đã thôi quốc tịch nước ngoài sau khi thời hạn trôi qua hay chưa và có thể yêu cầu chứng minh sự thực thôi quốc tịch đó [Khoản 1 Điều 12 「Pháp lệnh thi hành Luật Quốc tịch」].

- Khi có hoàn cảnh bất khả kháng không thể xác nhận được nơi cư trú của người thuộc nội dung nói trên, hay không thể yêu cầu bằng giấy tờ văn bản thì có thể yêu cầu chứng minh sự thực thôi quốc tịch nước ngoài bằng phương thức thông báo lên cơ quan liên quan. Trong trường này, có thể coi đã biểu thị rõ ràng ý nghĩa của yêu cầu đó vào ngày hôm sau sau ngày thông báo ên cơ quan liên quan [Khoản 2 Điều 12 「Pháp lệnh thi hành Luật Quốc tịch」].

- Người được nhận yêu cầu chứng minh sự thực thôi quốc tịch nước ngoài phải chứng minh được sự thực thôi quốc tịch nước ngoài bằng Giấy chứng nhận thôi quốc tịch được lãnh sự hay công vụ viên có liên quan của nước đó cấp trong vòng 1 tháng kể từ khi nhận được yêu cầu, trong trường hợp không thực hiện điều này sẽ được xem là đã không thôi quốc tịch nước ngoài [Khoản 3 Điều 12 「Pháp lệnh thi hành Luật Quốc tịch」].

- Người nhận được yêu cầu chứng minh sự thực thôi quốc tịch nước ngoài không thể thực hiện nội dung yêu cầu trong thời hạn bởi các lí do bất khả kháng như thiên tai địa biến hay các lí do khác thì có thể chứng minh sự thực thôi quốc tịch nước ngoài trong vòng 10 ngày kể từ khi lí do đó không còn [Khoản 4 Điều 12 「Pháp lệnh thi hành Luật Quốc tịch」].

Giới hạn đối xử với người không thôi quốc tịch nước ngoài

- Với những người dù đã được nhập quốc tịch Đại Hàn Dân Quốc mà không tiến hành thủ tục thôi quốc tịch hay thủ tục cam kết không sử dụng quốc tịch nước ngoài sẽ bị giới hạn trong việc được đối xử với tư cách là công dân của Đại Hàn Dân Quốc trong việc xuất nhập cảnh, cư trú, đăng kí chứng minh nhân dân, cấp hộ chiếu theo quy định của pháp luật liên quan [Điều 14 「Pháp lệnh thi hành Luật Quốc tịch」].

Nhập lại quốc tịch

Nhập lại quốc tịch

- Người bị tước quốc tịch Đại Hàn Dân Quốc do không thôi quốc tịch nước ngoài trong thời hạn 1 năm kể từ ngày được nhận quốc tịch nước ngoài, nếu thôi quốc tịch nước ngoài đó trong vòng 1 năm kể từ khi sau đó có thể được nhập lại quốc tịch Đại Hàn Dân Quốc bằng việc khai báo tới Bộ trưởng Bộ Tư pháp [Khoản 1 Điều 11 「Luật Quốc tịch」].

- Nếu khai báo nhập lại quốc tịch sẽ được nhập quốc tịch Đại Hàn Dân Quốc tại thời điểm khai báo [Khoản 2 Điều 11 「Luật Quốc tịch」].

Khai báo nhập lại quốc tịch

- Người định nhập lại quốc tịch Đại Hàn Dân Quốc phải nộp các giấy tờ dưới đây tới Bộ trưởng Bộ Tư pháp [Điều 11 「Luật Quốc tịch」, khoản 1 Điều 15 「Pháp lệnh thi hành Luật Quốc tịch」, Điều 10 mẫu số 1 「Quy định thi hành Luật Quốc tịch」 và khoản 1 Điều 17 「Hướng dẫn xử lí nghiệp vụ quốc tịch」 [Quy định tiền lệ số 1094 Bộ Tư pháp, phát lệnh ngày 6 tháng 8 năm 2015, thi hành ngày 15 tháng 8 năm 2015]].

· Đơn khai báo xin nhập lại quốc tịch

· Giấy tờ chứng minh liên quan tới nội dung ghi chú quan hệ gia đình và sự thực nhập quốc tịch Đại Hàn Dân Quốc

· Giấy tờ chứng nhận sự thực và ngày tháng năm thôi quốc tịch nước ngoài

· Giấy tờ dưới đây cần thiết cho việc viết thông báo nhập quốc tịch và sổ đăng kí quan hệ gia đình theo Điều 93 「Pháp luật liên quan đến đăng kí quan hệ gia đình」

√ Người khai báo xin nhập lại quốc tịch viết trực tiếp bằng tay Giấy thông báo quan hệ gia đình theo mẫu số 8 「Hướng dẫn xử lí nghiệp vụ quốc tịch」

√ Giấy tờ chứng minh liên quan tới nội dung lí lịch của người khai báo xin nhập lại quốc tịch như cha mẹ, vợ chồng, con cái, hôn nhân hay chưa kết hôn, nhận con nuôi

√ Trong trường hợp người khai báo nhập lại quốc tịch là người thuộc tộc Choson viết tên không phải tiếng bản địa mà bằng phát âm tiếng Hàn thì cần có công văn chứng minh bản thân là người tộc Choson được nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa phát hành

√ Trong trường hợp người khai báo xin nhập lại quốc tịch định mới lại ngày tháng sinh cần có giấy tờ chứng minh liên quan tới ngày tháng sinh như giấy tờ được cấp tại lãnh sự quán hay đại sứ của nước có quốc tịch gốc

- Nếu như người muốn khai báo xin nhập lại quốc tịch dưới 15 tuổi thì đại diện pháp lý có thể đứng ra khai báo thay. Khi người đại diện pháp lý xin hay khai báo thay cần viết họ tên, địa chỉ vào đơn xin hay giấy khai báo và phải kèm theo giấy tờ chứng minh được quan hệ đó [Điều 19 Luật Quốc tịch và khoản 2 Điều 25-2 「Pháp lệnh thi hành Luật Quốc tịch」].

- Khi người định khai báo xin nhập lại quốc tịch có địa chỉ cư trú tại nước ngoài thì có thể nộp các giấy tờ nói trên thông qua người đứng đầu cơ quan ngoại giao tại nước ngoài [chỉ đại sứ quán, công sự quán, ban đại diện, tổng lãnh sự quán, lãnh sự quán của Đại Hàn Dân Quốc tại nước ngoài] [Khoản 2 「Luật Xây dựng cơ quan ngoại giao của Đại Hàn Dân Quốc tại nước ngoài và khoản 1 Điều 25 「Pháp lệnh thi hành Luật Quốc tịch」].

- Trường hợp giấy tờ cần nộp nêu trên được viết bằng tiếng nước ngoài thì cần phải đính kèm theo bản dịch và phải ghi rõ họ tên, điện thoại liên lạc của người dịch trên bản dịch [Khoản 16 「Quy định thi hành Luật Quốc tịch」].

- Lệ phí

· Lệ phí cho việc khái báo xin nhập lại quốc tịch là 20 nghìn won cho 1 người [số 4 khoản 1 Điều 18 「Quy định thi hành Luật Quốc tịch」].

· Lệ phí sẽ được nộp bằng tem thuế của Chính phủ tương ứng với số tiền đó. Tuy nhiên tại cơ quan ngoại giao ở nước ngoài có thể nộp bằng chứng phiếu chứng minh nộp lệ phí hay ngoại tệ tương đương với số tiền lệ phí [Khoản 2 Điều 18 「Quy định thi hành Luật Quốc tịch」].

- Khi thụ lí khai báo xin nhập lại quốc tịch, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phải nhanh chóng thông báo cho người đứng đầu cơ quan đăng kí quan hệ gia đình với nhân thân nơi cư trú, bản thân người xin nhập lại quốc tịch và cơ quan liên quan [Khoản 2 Điều 15 「Pháp lệnh thi hành Luật Quốc tịch」].

Video liên quan

Chủ Đề