Người lãnh đạo khởi nghĩa yên thế là ai

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế bắt nguồn tại vùng Yên Thế Thượng. Đây là một trong những cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn nhất trong lịch sử đấu tranh chống Pháp của dân tộc Việt-Nam. Sau đây mời các bạn cùng tìm hiểu những nét chính về cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế

  • Giới thiệu tiểu sử Hoàng Hoa Thám
  • 1. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế:
  • 2. Diễn biến khởi nghĩa Yên Thế
  • 3. Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế
  • 4. Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Thế
  • 5. Hỏi đáp về Khởi nghĩa Yên Thế

Giới thiệu tiểu sử Hoàng Hoa Thám

Theo sử sách ghi chép lại, Hoàng Hoa Thám thuở nhỏ tên là Trương Văn Nghĩa, quê làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, sau này di cư lên vùng Yên Thế. Năm 26 tuổi, Hoàng Hoa Thám tham gia khởi nghĩa của Cai Vàng; năm 34 tuổi lại gia nhập cuộc khởi nghĩa Đại Trận, và được gọi là Đề Dương. Khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất [11/1873] Hoàng Hoa Thám gia nhập nghĩa binh của Trần Xuân Soạn. Khi Pháp chiếm Bắc Kỳ lần thứ 2 [4/1884], ông tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh [Hoàng Đình Kinh] ở Hữu Lũng. Cuối năm 1885, ông cùng Bá Phức trở lại Yên Thế đứng dưới cờ của Lương Văn Nắm tức Đề Nắm và trở thành một tướng lĩnh có tài. Tháng 4 năm 1892, Đề Nắm bị thủ hạ Đề Sặt sát hại, Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế, tiếp tục hoạt động, lập căn cứ ở Yên Thế và trở thành thủ lĩnh danh tiếng nhất của phong trào với biệt danh "Hùm xám Yên Thế".

Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu lịch sử, cuộc khởi nghĩa Yên Thế xem là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất, dài nhất trong lịch sử dân tộc ta chống thực dân Pháp, kéo dài gần 30 năm từ năm 1884 đến năm 1913, làm cho thực dân Pháp bao phen kinh hồn bạt vía.

Có thể nói, bản lĩnh, tinh thần và lòng yêu nước của anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế đã khắc sâu trong lịch sử và tâm trí của nhiều thế hệ người dân Bắc Giang nói riêng và Việt Nam nói chung, trở thành bản hùng ca bất diệt của dân tộc.

Để bày tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ những công lao to lớn của vị anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám cùng nghĩa quân Yên Thế năm xưa, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Yên Thế lấy ngày 15-17 tháng 3 dương lịch để long trọng tổ chức lễ hội. Việc làm này thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, sự tri ân của thế hệ hôm nay với trời đất, các thần linh, các anh hùng nghĩa sỹ, nghĩa binh, dân binh, những người hi sinh cho đất nước và dân tộc đã một lòng trung thành, sống chết dưới cờ nghĩa của anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám làm thủ lĩnh.

1. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế:

Để mở rộng phạm vi chiếm đóng, Pháp cướp đất của người nông dân ở Yên Thế làm đồn điền, khai mỏ, làm đường giao thông.

Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân Bắc Kì khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh.

=> Với tinh thần yêu nước và để bảo vệ cuộc sống, nông dân Yên Thế đứng lên đấu tranh.

2. Diễn biến khởi nghĩa Yên Thế

Diễn biến, gồm ba giai đoạn

Giai đoạn I: 1884 - 1892

+ Khởi nghĩa do Đề Nắm chỉ huy, lúc này nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất.

+ Tháng 4 - 1892 cuộc khởi nghĩa do Đề Thám chỉ huy

Giai đoạn II [1893- 1908]: nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.

+ Nghĩa quân đã chiến đấu quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta.

Lần giảng hòa thứ nhất: sau khi bắt được tên điền chủ người Pháp - Sét-nay. Đề Thám đã thỏa thuận với Pháp, nghĩa quân đã thả tên điền chủ, trong khi đó Đề Thám phải được cai quản 4 tổng: Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ và Hữu Thượng.

Đặc biệt trong thời kì giảng hòa lần thứ hai [12- 1897] Đề Thám cho sản xuất ở Phồn Xương, tích lũy lương thực, xây dựng quân đội, sẵn sàng chiến đấu. Nhiều nhà yêu nước đã tìm đến như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

+ Giai đoạn III: 1909 - 1913

Sau vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội, Pháp đã dần hiện thấy Đề Thám có dính líu đến vụ đầu độc lính. Vì vậy, Pháp tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.

Sau nhiều trận càn quét của địch, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần

- Ngày 10- 2- 1913 Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã.

3. Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế

Bó hẹp trong 1 địa phương, bị cô lập, so sánh lực lượng chênh lệch.

Bị Pháp và phong kiến đàn áp.

Do chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến.

4. Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Thế

+ Chứng tỏ sức mạnh to lớn tiềm tàng của nông dân.

+ Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của của Pháp.

+ Xứng đáng nối tiếp truyền thống yêu nước của tổ tiên.

Mặc dù thất bại song phong trào nông dân Yên Thế vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn :

- Nó tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân Việt Nam

- Có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía bắc của thực dân Pháp.

5. Hỏi đáp về Khởi nghĩa Yên Thế

1. Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?

A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân, sĩ phu.
B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.
C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.
D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.

Giải thích: Khởi nghĩa Yên Thế kéo dài từ năm 1884 đến năm 1913, cuộc khởi nghĩa do Đề Nắm và Đề Thám lãnh đạo. Hai người đều xuất thân từ nông dân, muốn đánh đuổi đế quốc bảo vệ quyền lợi và cuộc sống ở Yên Thế. Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa chủ yếu là nông dân tại Yên Thế.

⇒ Cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân.

2. Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

Trả lời:

Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời:

- Mục tiêu chiến đấu không phải là để khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời [khởi nghĩa Yên Thế không thuộc phong trào Cần vương].

- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa không phải là các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt [tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám]: căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo : trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

- Lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.

- Về địa bàn : khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng trung du Bắc Kì.

- Về cách đánh : nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động...

- Về thời gian : cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.

- Khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm các tài liệu sau:

  • Khởi nghĩa Lam Sơn
  • Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Khởi nghĩa Yên Thế là mốc quan trọng trong lịch sử chống giặc của Việt Nam. Vậy khởi nghĩa Yên Thế có ý nghĩa lịch sử như thế nào trong công cuộc đấu tranh giữ nước? Hãy cùng BachkhoaWiki tìm lời giải đáp nhé.

Khởi nghĩa Yên Thế là gì?

Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc đấu tranh Vũ Trang giữa người nông dân vùng Yên Thế Thương, sau đó là Thái Nguyên, lãnh đạo là Hoàng Hoa Thám với quân Pháp khi chúng vừa kết thúc chiến tranh với Trung Quốc và bắt đầu kiểm soát vùng Bắc Kỳ những năm cuối TK XIX.

Khởi nghĩa Yên Thế thuộc tỉnh nào?

Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế nổ ra tại vùng Yên Thế Thượng, thuộc huyện Tân Yên, Yên Thế, Việt Yên và Yên Dũng của tỉnh Bắc Giang hiện nay vào những năm cuối TK XIX.

Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra ở đâu?

Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra ở 4 huyện liền kề là Yên Thế, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng của tỉnh Bắc Giang.

Khởi nghĩa Yên Thế năm bao nhiêu?

Trong lịch sử chống thực dân Pháp của nước ta trước chiến tranh Thế giới lần thứ nhất 1914 – 1918 thì cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài lâu nhất làm cho thực dân Pháp hao tổn nhân và vật lực rất nhiều.

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế nổ ra tại vùng Yên Thế Thượng. Trước khi thực dân Pháp đến đây thì nơi này là vùng có cư dân phức tạp do chủ yếu là nông dân ly tán từ các nơi. Họ chọn nơi đây làm nơi cư trú đồng thời là nơi công khai chống lại triều đình.

Khi quân Pháp đến bình định vùng này, quân vũ trang ở đây chống lại quân Pháp như chống lại triều đình nhà Nguyễn trước đó để bảo vệ vùng đất tự do của mình.

Chính vì vậy, Yên Thế là bình địa của quân Pháp khi chúng mở rộng chiếm Bắc Kỳ nên họ đứng lên chống lại để bảo vệ cuộc sống của mình.

Nhiều học giả cho rằng có 3 nguyên nhân phát sinh cuộc khởi nghĩa Yên Thế:

  • Do nhu cầu tự vệ của người nông dân nơi đây nhằm giữ vùng này như vùng ngoài vòng pháp luật không chịu sự kiểm soát của bất kỳ ai.
  • Xuất phát từ lòng yêu nước và chống ngoại bang Pháp của nghĩa quân
  • Yên Thế là vùng thuộc Tây Bắc Giang có cây cối um tùm có thể đi thông sang Tam Đảo, Thái Nguyên, Phúc Yên, Vĩnh Yên nên thích hợp với cách đánh du kích, đánh nhanh rút nhanh nếu bị truy đuổi.

Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế chia làm 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1884 – 1894: Nghĩa quân hoạt động riêng lẻ, chưa có sự thống nhất trong đường lối chiến đấu. Sau khi Đề Nắm mất, Đề Thám trở thành lãnh đạo phong trào.
  • Giai đoạn 1893 – 1908: Nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
  • Giai đoạn 1909 – 1913: Sau khi đầu độc quân Pháp tại Hà Nội, quân Pháp nhận ra có sự nhúng tay của Đề Thám chúng đã tập trung lực lượng, lên kế hoạch đánh lên Yên Thế. Ngày 10/02/1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

Kết quả của cuộc khởi nghĩa Yên Thế

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế thất bại hoàn toàn. Nguyên nhân của sự thất bại là do lực lượng của ta quá yếu so với quân địch đồng thời chưa có sự thống nhất, liên kết mà chỉ là phong trào tự phát.

Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế

Chứng tỏ công lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh dân tộc, sức mạnh chiến đấu và dũng cảm của nông dân. Đồng thời, ca ngợi tài lãnh đạo tài tình của một số nhà lãnh đạo.

Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế

Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế có nhiều di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế. Khu di tích này được đưa vào danh sách 23 di tích quốc gia đặc biệt bởi Thủ tướng Chính phủ. Trọng tâm khu di tích thuộc huyện Yên Thế cách thành phố Bắc Giang 28 km về phía tây theo tỉnh lộ 284.

Tổng quan khu di tích

Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế nằm trên thị trấn Cầu Gồ, thuộc huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Đền Thề nằm trên ngọn đồi cao, nơi nghĩa quân cắt máu ăn thề xuất quân đánh Pháp.

Trong đền, có lãnh đạo Hoàng Hoa Thám, phía sau đền là Nhà trưng bày các hiện vật của cuộc khởi nghĩa và đồ dùng sinh hoạt của nghĩa quân. Trước sân có tượng đài lãnh tụ Hoàng Hoa Thám và câu nói nổi tiếng của ông:

“Chúng tôi gắn bó với phong tục của đất nước chúng tôi. Chúng tôi không bao giờ từ bỏ phong tục ấy dù có phải hy sinh cả tính mạng”.

Đối diện đền là đồn Phồn Xương, có bức tường thành dài bằng đất và hang lỗ châu mai. Đồn được Hoàng Hoa Thám xây dựng năm 1892. Trước đồn là hồ nước, phía sau là doanh trại, chiến lũy của nghĩa quân. Gần đồn Phồn Xương có phố Bà Ba – đây là nơi ở của bà Đặng Thị Nho [vợ của Hoàng Hoa Thám]. Ở đây, còn có mộ của con gái Hoàng Hoa Thám là bà Hoàng Thị Thế.

Lễ hội Yên Thế

Năm 1984, Bắc Giang đã khánh thành tượng đài Hoàng Hoa Thám nhân dịp 100 năm khởi nghĩa Yên Thế. Năm 2009 nơi đây diễn ra lễ hội kỷ niệm 125 khởi nghĩa Yên Thế 16/03/1884 – 16/03/2009 từ đó lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh giá trị lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Lễ hội Yên Thế được tổ chức vào ngày 16/03 dương lịch. Nội dung bao gồm lễ diễu hành, lễ dâng hương, tổ chức các trò chơi, biểu diễn nghệ thuật,… Ngoài ra còn có các chương trình đặc biệt như diễu ngựa từ đình Hà đến Tân Trung rồi lên Phồn Xương, rước từ Nhã Nam vào tham dự,…

Xem thêm:

Nếu bạn thấy bài viết này mang đến những thông tin hữu ích về khởi nghĩa Yên Thế. Hãy Like và Share để ủng hộ BachkhoaWiki tiếp tục phát triển và sáng tạo thêm nhiều bài viết có nội dung hay nữa nhé!

Video liên quan

Chủ Đề