Thầy giám thị được các học sinh đặt biệt danh gì

Trong tập 4 "Thiếu Niên Nói 2021", nam sinh Phạm Minh Luân [lớp 10A1, trường THPT Chuyên năng khiếu Thể dục thể thao Nguyễn Thị Định, TP. HCM] đã chia sẻ câu chuyện về thầy Tổng giám thị với biệt danh "bóng ma học đường" khiến khán giả vô cùng thích thú.

Theo Minh Luân, cậu bạn đã có "thâm niên" 5 năm ở nội trú tại THPT Nguyễn Thị Định. Và cũng chính nơi đây, Minh Luân cùng nhiều bạn bè đã gặp "bóng ma học đường" khiến các bạn vừa thương vừa sợ. "Bóng ma" này chính là thầy Tổng giám thị - Nguyễn Văn Trung, người có sức ảnh hưởng khá đặc biệt đến các học sinh nội trú của ngôi trường này.

 Thầy Nguyễn Văn Trung - Tổng giám thị trường THPT Nguyễn Thị Định

Minh Luân cho biết, cái tên "bóng ma học đường" ấy xuất phát từ việc thầy Trung có con mắt khá tinh tường, bất kỳ chiêu trò nào của học sinh cũng bị thầy "bắt thóp". 

Nghiêm khắc là vậy nhưng thầy Trung lại vô cùng tình cảm và trách nhiệm với học trò, với công việc. Có lần, Minh Luân bị bệnh nên nam sinh phải nghỉ học và ở lại phòng ký túc xá. Lúc này, thầy Trung liền lên phòng để kiểm tra vì tưởng rằng Minh Luân... trốn học. Tuy nhiên khi phát hiện ra nam sinh có bệnh thật, thầy đã sốt sắng đi mua thuốc, đưa nam sinh đi ăn cơm rồi nhắc nhở uống thuốc đúng giờ. Chính sự chu đáo, quan tâm này đã khiến Minh Luân vô cùng cảm động và biết ơn thầy. 

"Em rất cảm ơn thầy vì thầy đã chăm lo và dạy võ cho em từ hồi lớp 6 đến giờ. Em cũng xin lỗi thầy những lúc mà em quậy phá, mong thầy thứ lỗi cho em", Minh Luân gửi lời đến thầy Trung. 

Nam sinh Minh Luân

"Đã sai thì phải sửa nhưng không phải sửa rồi lại sai", thầy Trung nhắn nhủ đến học trò của mình. 

Được biết, thầy Trung đã gắn bó với công việc giám thị này tại trường Nguyễn Thị Định đã 11 năm nay, kể từ khi thầy về hưu. Dù đã lớn tuổi nhưng niềm đam mê với nghề giáo vẫn luôn cháy bỏng trong lòng thầy giáo ấy. Thấy được điều này, gia đình, con cháu luôn luôn ủng hộ thầy Trung để thầy toàn tâm toàn ý với công việc. 

"Ba tiêu chí mà tôi luôn đặt lên hàng đầu trong công việc là: "Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm". Chính vì thế, điều quan trọng nhất là vừa giữ được sự hòa đồng nhưng vẫn đảm bảo kỷ luật. Biệt danh "bóng ma học đường" khiến tôi càng phấn đấu hơn nữa để vừa hoàn thành trách nhiệm vừa giúp tình cảm thầy trò khắng khít hơn", thầy Trung chia sẻ. 

Là một người tận tâm và sống trách nhiệm, thầy Trung được bao thế hệ học trò yêu mến

Ngay sau khi câu chuyện của Minh Luân lên sóng và được chia sẻ rộng rãi, rất nhiều thế hệ học sinh đã đua nhau kể lại những kỷ niệm gắn liền với thầy giám thị "bóng ma học đường" ấy. Ai ai cũng dành cho thầy Trung tình cảm đầy mến yêu, biết ơn chân thành.

Nguyễn Thị Thanh Thảo viết: "Nhớ thầy quá ước gì được đi học trễ thêm lần nữa, biết vậy hồi đó đi trễ thêm nhiều lần nữa rồi, chứ 1 tuần trễ có 6 ngày sáng + trưa luôn. Lâu rồi không còn biết cảm giác vô trễ năn nĩ chú bảo vệ mở cổng rồi chui vô bãi giữ xe trốn thầy rồi chui vào nhà vệ sinh núp".

Tuyết Nhi nhớ lại: "Hồi đó cũng ăn vài roi của thầy, bữa cuối cùng trước khi thi tốt nghiệp bọn A2 của tui đã quay vòng xung quanh thầy [lúc đó sợ ăn roi thấy mồ], cảm ơn thầy rất nhiều và rất thương thương thầy".

"Nhìn thấy Thầy còn khỏe như thế thật là mừng. Trước kia Thầy từng là giám thị của trường Ngô Gia Tự nè. Mỗi lần nhắc đến giám thị Thầy Trung là đứa nào cũng ngán. Nhờ xem chương trình này mà ký ức ùa về. Nhớ Thầy lắm ạ", Nguyễn Hiệp viết. 

"Đúng là bóng ma học đường, đang cúp học trong phòng nội trú cái tự nhiên đèn tự tắt , ký đầu là khỏi bàn", Lâm Trung kể lại. 

"Trường THPT Ngô Gia Tự [niên khóa 2007-2010] nhớ thầy Trung quá. Con chúc thầy luôn có sức khỏe ạ", Tú Sala viết. 

Qua những lời kể của các bạn học sinh về thầy Nguyễn Văn Trung, chúng ta càng thêm yêu quý người thầy này hơn bao giờ hết. Trong công việc, thầy đã sống hết mình, làm hết trách nhiệm và khả năng, chính sự tận tâm ấy đã khiến bao thế hệ học trò kính trọng, nể phục. 

* Cùng đón xem Thiếu Niên Nói 2021 và cập nhật những thông tin mới nhất về chương trình tại SAOStar. Chương trình sẽ được lên sóng lúc 20h30 thứ năm hằng tuần trên kênh VTV3. 

 LTS: Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo tính minh bạch trong giáo dục, công tác coi thi luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Bày tỏ sự trân trọng của mình với những khó khăn, vất vả mà các thầy cô phải đối mặt khi thực hiện công tác coi thi trong tình hình hiện nay, thầy Kiên Trung đã gửi đến Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam những suy nghĩ của mình về vấn đề này. 

Đồng thời tác giả mong muốn các thầy cô sẽ luôn làm tốt chức trách của mình, không phụ sự tin yêu của quý phụ huynh và học sinh.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết này.

Từ ngày 21 đến ngày 24/6 trên toàn quốc sẽ diễn ra kỳ thi trung học phổ thông với hình thức thi “2 trong 1”.

Hình ảnh thầy cô thực hiện công tác coi thi. [Ảnh: newws.zing.vn]

Mấy ngày nay, những người chuẩn bị tham gia công tác coi thi như chúng tôi, liên tục nhận được các cuộc điện thoại, tin nhắn, thậm chí tìm đến tận nhà của nhiều phụ huynh, anh, chị, em đồng nghiệp.

Họ thẳng thắn đặt vấn đề với chúng tôi để nhờ vả, giúp đỡ con em của mình trong kỳ thi lần này. 

Chúng tôi không được quyền tiết lộ ra ngoài rằng mình sẽ coi ở điểm thi nào, nhiệm vụ là gì… vậy mà họ nắm các thông tin rất cụ thể và tường tận. 

Khi phụ huynh “đặt vấn đề” nhờ gửi gắm thí sinh A, thí sinh B, chúng tôi đã có giải thích: 

“kỳ thi này không giống như các kỳ thi của địa phương tự tổ chức, trong mỗi phòng thi, buổi thi luôn có 2 cán bộ coi thi của trường trung học phổ thông và trường đại học, cao đẳng ở nơi xa cử đến. 

Vòng ngoài là lực lượng cán bộ giám sát, theo dõi mọi động thái của giám thị và thí sinh. 

Các cán bộ coi thi thứ nhất và thứ hai không phải do điểm thi phân công từ trước mà bốc thăm ngẫu nhiên, do đó chuyện gửi gắm rất khó khăn, mong đồng nghiệp, phụ huynh thông cảm…”

Thi kiểu gì thì giám thị và thí sinh vẫn việc ai nấy làm

Việc gởi gắm trong kỳ thi quốc gia năm nay là vô cùng khó khăn nên có người đành nói lời cảm ơn và nhẹ nhàng cáo lui. 

Bên cạnh đó, có những phụ huynh rất “ngoan cố” năn nỉ: 

“cỡ như thầy cô thì khó khăn gì, nói một tiếng là các đồng nghiệp, các giảng viên đại học, cao đẳng phải nghe và giúp thôi. Cháu nó học yếu, sợ không đỗ theo nguyện vọng nên tôi mới nhờ cậy đến các thầy”. 

Nhiều bậc phụ huynh còn mang trong mình những suy nghĩ hạn hẹp, nhận thức đơn giản.

Họ nghĩ chỉ cần có người thân quen trong hội đồng coi thi, chấm thi thì chuyện tiêu cực, móc nối, hỗ trợ thí sinh sẽ rất dễ dàng và đơn giản.

Họ thường tin vào những lời đồn đại, thí sinh D, thí sinh C con ông A, bà B thi điểm cao ngất ngưởng là nhờ giỏi chạy chọt, quan hệ, quen biết…

Thực tế ở các kỳ thi học sinh giỏi, tuyển sinh vào lớp 10… do địa phương tổ chức từng nảy sinh tiêu cực từ việc gửi gắm, đáp bài, mà nhờ đó nhiều thí sinh đỗ đạt, thậm chí được giải cao. 

Khi thấy con em của phụ huynh khác [bằng thực lực] đạt điểm cao hơn và được tuyển vào lớp chọn, họ quay ngược lại, đi trách móc những người đã “giúp đỡ” con em mình.

Khi giám thị “gà bài” cho thí sinh

Mệt mỏi với vấn nạn gửi gắm con em trong thi cử của không ít phụ huynh, đồng nghiệp…mà nhiều giáo viên ở các địa phương đến mùa thi tuyển sinh vào lớp 10, kỳ thi quốc gia chẳng mấy mặn mà.

Các thầy cô trông mong được cấp trên điều động đi làm nhiệm vụ coi thi, chấm thi để không có tên ở nhà cho đỡ phiền phức. 

Có tên đi coi thi, chấm thi mà từ chối giúp đỡ trường hợp này, trường hợp kia, nhất là diện bà con, anh em, đồng nghiệp, không may con em họ thi trượt thì bị trách, thậm chí bị nói xấu, áp lực, mệt mỏi đủ đường. 

Dẫu sao đi nữa, đã mang cái nghiệp vào thân, các thầy cô giáo không được nhụt chí, cố gắng làm việc, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình, quyết không để những cám dỗ vật chất, tình cảm và các mối quan hệ khác chi phối, tổn hại đến môi trường giáo dục, đến tính công bằng, nghiêm túc trong thi cử. 

Tôi tin rằng dư luận xã hội, mọi thí sinh, các bậc phụ huynh sẽ luôn tin tưởng khi trao bảo kiếm cho thầy cô trong  kỳ thi năm nay và những năm về sau.

KIÊN TRUNG

Video liên quan

Chủ Đề