Kiểm tra tư duy đại học Bách khoa Hà Nội 2022

Theo kế hoạch, trường Bách khoa Hà Nội xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy, chiếm 30-40% trong tổng hơn 7.400 chỉ tiêu. Sau khi dừng tổ chức thi riêng, toàn bộ chỉ tiêu này sẽ dành cho phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Danh sách tổ hợp, chỉ tiêu, phương án đối với thí sinh diện đặc cách tốt nghiệp sẽ được nhà trường công bố sớm.

Ngoài ra, trường Bách khoa Hà Nội cũng sẽ trả lại lệ phí dự kỳ thi đánh giá tư duy cho học sinh đã đăng ký tham gia. Cách thức hoàn trả sẽ được công bố và thực hiện trong thời gian sớm nhất. Trường sẽ tiếp tục chuẩn bị và tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy năm sau.

Quảng cáo

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT đợt 1 tại Hà Nội. Ảnh: Giang Huy.

Kỳ thi đánh giá tư duy được Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức lần đầu năm 2020 và trở thành một trong các phương thức tuyển sinh của trường bên cạnh xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét hồ sơ năng lực hay xét tuyển thẳng.

Quảng cáo

Năm nay, trường dự định tổ chức thi đánh giá năng lực sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, với 3 cụm thi tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Vinh [Nghệ An] và Đại học Hàng Hải [Hải Phòng].

Để chuẩn bị tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy, nhà trường đã huy động gần 600 cán bộ, giảng viên làm công tác thi, tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người làm công tác thi, chuẩn bị các phương án, biện pháp đảm bảo an toàn. Trường cũng đã công bố đề cương ôn tập để học sinh tham khảo bởi đề thi đánh giá tư duy có cấu trúc và cách ra đề rất khác kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Trước thông báo hủy tổ chức kỳ thi lần này, trường đã một lần hoãn kỳ thi từ tháng 7 sang tháng 8 do Covid-19.

Từ ngày 27/4 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 153.600 ca Covid-19. 19 tỉnh, thành phía Nam và Hà Nội phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Chiều ngày 15/8, ĐH Bách Khoa HN đã diễn ra kỳ thi riêng, thí sinh làm bài kiểm tra tư duy trong thời gian 120 phút. Dưới đây là đề và đáp án:

  1. Đề 102
  2. Đề 101
  3. Hướng dẫn giải mã đề 102 [F5 để cập nhật đáp án mới nhất]:

Hướng dẫn giải bài tự luận từ giáo viên HOCMAI:

[Nguồn: ĐH Bách Khoa HN]

Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp của Tuổi Trẻ năm 2021 tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Hôm nay [20-4], hệ thống đăng ký sơ tuyển tham gia Bài thi kiểm tra tư duy Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chính thức mở từ 9h. Đề cương ôn tập bài thi đánh giá tại đây.

Bài thi kiểm tra tư duy được thiết kế với mục tiêu đánh giá khả năng vận dụng kiến thức cơ bản và một số năng lực cần có của thí sinh để theo học thành công các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và kinh tế. Nội dung kiến thức và các câu hỏi trong bài thi được xây dựng phù hợp với đặc điểm của giáo dục Việt Nam và theo cách tiếp cận tiên tiến trên thế giới.

Bài thi kiểm tra tư duy có thời lượng 180 phút, chia làm 3 phần: Toán, Đọc hiểu và Phần tự chọn [gồm 03 lựa chọn]. Trong đó, phần thi Toán có thời lượng 90 phút [trắc nghiệm và tự luận]; phần thi Đọc hiểu có thời lượng 30 phút [trắc nghiệm]; phần thi Tự chọn có thời lượng 60 phút [trắc nghiệm].

Nội dung Bài thi kiểm tra tư duy nằm trong chương trình phổ thông với yêu cầu ở các mức độ kiến thức khác nhau, từ thông hiểu đến vận dụng và vận dụng sáng tạo. 

Trong đó: phần thi Toán [bắt buộc] có thời lượng 90 phút nhằm đánh giá khả năng tư duy và vận dụng những kiến thức cơ bản của toán học vào giải quyết những bài toán trong thực tế, đồng thời đánh giá khả năng học toán cao cấp và các môn khoa học, kỹ thuật ở bậc đại học của thí sinh. Phần thi Toán gồm 25 câu trắc nghiệm và 2 bài tự luận.

Phần thi Đọc hiểu [bắt buộc] có thời lượng 30 phút đánh giá kỹ năng đọc nhanh, hiểu đúng cùng với năng lực phân tích, lý giải văn bản, khái quát, tổng hợp, biện luận về logic và suy luận từ văn bản. 

Nội dung đọc hiểu trong đề thi đa dạng, phong phú, chủ yếu liên quan tới những chủ đề về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Phần thi này gồm 3 đến 4 bài đọc, mỗi bài khoảng 800 - 1.000 từ, sau mỗi bài đọc sẽ có 7 - 10 câu hỏi để thí sinh trả lời.

Phần thi Vật lý [tự chọn] có thời lượng 30 phút với 15 câu hỏi trắc nghiệm. Kiến thức của phần thi này thuộc chương trình THPT, tập trung nhiều vào lớp 11, 12, bao gồm: cơ học, điện và từ, quang học, vật lý hiện đại, các kiến thức cơ bản có liên quan và các hiểu biết cơ bản về các hiện tượng, quá trình vật lý trong thực tiễn, các hiểu biết về dụng cụ đo lường vật lý, cách phân tích số liệu xử lý thực nghiệm.

Phần thi Hóa học [tự chọn] có thời lượng 30 phút với nội dung thuộc lớp 10, 11, 12 của chương trình THPT do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành. Phần này yêu cầu thí sinh phải nắm rõ những khái niệm cơ bản của môn hóa học, hiểu bản chất các quá trình hóa học và vận dụng để giải quyết các vấn đề liên quan.

Phần thi Sinh học [tự chọn] có thời lượng 30 phút gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm, nhằm đánh giá khả năng tư duy và vận dụng những kiến thức cơ bản của môn sinh học vào việc giải quyết những vấn đề trong thực tế, đồng thời đánh giá khả năng học sinh học và các môn khoa học - kỹ thuật ở bậc đại học của thí sinh.

Phần thi Tiếng Anh [tự chọn] có thời lượng 60 phút gồm 60 đến 70 câu hỏi trắc nghiệm, với nội dung kiến thức thuộc chương trình Tiếng Anh ở bậc THPT do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định.

Kết quả của Bài thi đánh giá tư duy là căn cứ cho các thí sinh đăng ký xét tuyển vào tất cả các ngành đào tạo đại học chính quy của Đại học Bách Khoa Hà Nội và một số trường đại học khác theo các tổ hợp BK1, BK2, BK3. Bài thi kiểm tra tư duy được tính theo thang điểm 30.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội bổ sung phương án thi với bài kiểm tra tư duy

NGỌC DIỆP

Video liên quan

Chủ Đề