Giảng viên Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM

Độc giả là sinh viên, học viên sau đại học, giảng viên, cán bộ của ĐHQG-HCM có thể đến bất kỳ thư viện nào trong hệ thống thư viện ĐHQG-HCM bằng thẻ sinh viên/học viên/giảng viên/cán bộ hoặc thẻ thư viện Trung tâm để sử dụng các nguồn tài nguyên và các dịch vụ như sau:

  • Dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ;
  • Mượn liên thư viện
  • Các nguồn tài liệu điện tử phục vụ chung trong toàn ĐHQG-HCM và tài liệu khoa học nội sinh của các thư viện [sách, tạp chí điện tử, luận văn, các đề tài nghiên cứu đã được số hóa và đưa lên Internet];
  • Các dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc.

Độc giả phải tuân thủ nội quy, các quy định cũng như các mức phí dịch vụ của các thư viện khi đến sử dụng [nếu có].

Danh sách các thư viện thành viên của Hệ thống thư viện ĐHQG-HCM

  Thư viện Trung tâm 

  Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên 

  Thư viện trường Đại học Bách Khoa 

  Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

  Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật 

  Thư viện trường Đại học Quốc tế 

  Thư viện trường Đại học Công nghệ Thông tin 

  Thư viện Viện Môi trường Tài nguyên  

Sáng 20/11, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM [ĐH KHTN] tổ chức toạ đàm trực tuyến “Hình thành và phát triển - Thay đổi để thích ứng” hướng đến kỷ niệm 80 năm Cao đẳng Khoa học - Trường ĐH KHTN, nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam.

Duy trì và phát huy truyền thống

Toạ đàm có sự tham dự của Nhà giáo Ưu tú, GS.TS Trần Linh Thước - Nguyên Hiệu trưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH KHTN, PGS.TS Phạm Đình Hùng - Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHTN, PGS.TS Trần Lê Quan - Hiệu trưởng Trường ĐH KHTN cùng nhiều đại biểu là các thế hệ lãnh đạo, nhà giáo, cựu sinh viên của trường tham gia thông qua nền tảng trực tuyến.

Đây là cầu nối để toàn thể Thầy, Cô giáo, Cán bộ và các thế hệ học viên của Trường ĐH KHTN cùng nhìn lại những lát cắt lịch sử của trường và lắng nghe những kỉ niệm, những trăn trở của tập thể, cá nhân đã dành trọn vẹn thời gian công tác gắn bó với trường. Toạ đàm được triển khai theo ba phần nội dung chính: những tình cảm và động lực gắn bó với ngôi trường của khoa học cơ bản, những giá trị cốt lõi tiếp nối qua các thế hệ cần giữ gìn và phát huy, những điều cần thay đổi để thích ứng trong giai đoạn phát triển mới.

Nhà giáo Ưu tú, PGS.TS Dương Ái Phương - Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH KHTN, nhận xét đây là ngôi trường đoàn kết, nề nếp, chất lượng đào tạo cao, được khen ngợi, đánh giá cao trong hệ thống giáo dục. Trường có niềm kiêu hãnh phát triển trong những giai đoạn lịch sử thăng trầm và khẳng định được thế mạnh, chỗ đứng trong nền giáo dục Việt Nam và nước ngoài. PGS hi vọng trường sẽ giữ vững truyền thống đoàn kết, giữ đà phát triển và chất lượng đào tạo sinh viên giỏi phụng sự đất nước.

Nhà giáo Ưu tú, GS.TS Lê Văn Hiếu hồi tưởng cột mốc trường ĐH KHTN bắt kịp xu hướng phát triển trên thế giới trong việc xây dựng và phát triển Khoa Khoa học vật liệu - lĩnh vực tiên phong lần đầu tiên có trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam. Theo GS, trong tương lai, Nhà trường cần tiếp tục duy trì truyền thống xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ tận hiến, đào tạo ra các thế hệ sinh viên chất lượng cao.

Toạ đàm “Hình thành và phát triển - Thay đổi để thích ứng” diễn ra trên nền tảng trực tuyến.

Gìn giữ những giá trị cốt lõi

Nhà giáo Ưu tú, GS.TS Trần Linh Thước - Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH KHTN, cho rằng những giá trị cốt lõi cần được tiếp tục phát huy gói gọn trong chữ “chân”:

[1] Chân lí khoa học: tin tưởng vào các quy luật;

[2] Chân lí cuộc sống: yêu chính nghĩa, có lí tưởng sống, làm việc với đam mê tâm huyết;

[3] Chân phương: tính cách của những người làm khoa học tự nhiên, suy nghĩ cởi mở, logic, luôn làm theo cái đúng;

[4] Chân tình: tính thân tình với đồng nghiệp, thầy - trò;

[5] Chân giá trị: tôn trọng giá trị của nhau, hỗ trợ nhau trong công việc.

Đồng ý với quan điểm của GS.TS Trần Linh Thước, PGS.TS Trần Lê Quan - Hiệu trưởng Trường ĐH KHTN, nhận định thêm rằng Nhà trường đã vượt qua nhiều thách thức trong quá khứ, trong tương lai, sự đồng lòng sẽ tiếp tục giúp nhà trường phát triển và đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Nhà giáo Ưu tú, GS.TS Nguyễn Hữu Anh - Nguyên Trưởng Khoa Toán - Tin học, bày tỏ tự hào rằng Trường ĐH KHTN là một trong những nơi đầu tiên tại Việt Nam chuyển sang hệ thống đào tạo tín chỉ. Nhà trường đã trải qua quá trình hình thành và phát triển giá trị cốt lõi từ Cao đẳng Khoa học đến Trường ĐH KHTN ĐHQG-HCM, đi từ phóng khoáng đến tinh hoa, chuyển sang hiện đại và thích ứng.

PGS.TS Trần Cao Vinh - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH KHTN, cho rằng nghị lực, sự tận tâm và tinh thần đoàn kết là nền tảng để giảng viên và đội ngũ cán bộ xây dựng Nhà trường đi lên và cần được tiếp tục giữ gìn, phát huy. Thêm vào đó, PGS.TS Trương Thị Hồng Loan - Nguyên Trưởng phòng thí nghiệm Kỹ thuật Hạt nhân, nhận định đội ngũ lãnh đạo Nhà trường đã biết nắm bắt xu thế và có một đội ngũ giảng viên tận tâm với các lĩnh vực đào tạo mới, trong đó có lĩnh vực Kĩ thuật hạt nhân, Vật lí Y Khoa.

Thích ứng trong giai đoạn mới

Thảo luận về những điều cần thay đổi để thích ứng trong giai đoạn phát triển mới, đặc biệt là tiến trình tự chủ đại học, Hiệu trưởng Trần Lê Quan cho rằng Nhà trường cần thay đổi về chương trình đào tạo, cách thức vận hành quản trị đại học nhưng phải giữ truyền thống đào tạo khoa học cơ bản. Đội ngũ giảng viên cần phải thích ứng nhanh nhạy với quá trình chuyển giao công nghệ.

GS.TS Trần Kim Qui - Nhà giáo lão thành, nguyên giảng viên Khoa Hoá học giai đoạn Khoa học Sài Gòn - Tổng Hợp - KHTN, cho rằng Nhà trường cần tăng thêm các chương trình ứng dụng để xây dựng khả năng áp dụng các kiến thức lí thuyết vào thực tiễn cho đội ngũ giảng viên trẻ và sinh viên. Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Văn Hiếu cho rằng cần phải tập hợp sức mạnh từ khoa học liên ngành để phục vụ cho ứng dụng và chuyển giao công nghệ.

TS Đinh Bá Tiến - Trưởng Khoa Công nghệ Thông tin trình bày nguyện vọng có thêm nhiều cơ chế quản lí đổi mới phù hợp khung pháp lí để nâng cao khả năng cạnh tranh của Nhà trường. Ngoài ra, ThS Ông Thị Ngọc Linh, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành Đoàn, Cựu sinh viên Trường ĐH KHTN nêu ra các ý tưởng để kết nối cựu sinh viên và mong việc xúc tiến các hoạt động của Hội Cựu Sinh viên sẽ đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của Nhà trường.

Kết thúc Toạ đàm “Hình thành và phát triển - Thay đổi để thích ứng”, Hiệu trưởng Trần Lê Quan bày tỏ mong muốn rằng tất cả sẽ cùng đồng lòng để giữ lửa và phát triển Nhà trường trong giai đoạn mới, tự hào với chặng đường 80 năm Cao đẳng Khoa học - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM.

LÊ HOÀI

Ông Phan Dũng sau phiên xét xử ngày 29-4 - Ảnh: Hoàng Điệp


Phủ định toàn bộ đóng góp của PGS.TS Phan Dũng?

Nguyên đơn là PGS.TSKH Phan Dũng, hiện là giảng viên Trường đại học KHXH&NV thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM.

Ông Dũng kiện Trường ĐH Khoa học tự nhiên, nơi ông từng công tác trước đây, cùng với hiệu trưởng Trần Linh Thước và Phan Ngô Hoang - trưởng phòng tổ chức hành chính - vì theo ông, đã xúc phạm danh dự, làm nhục và vu khống đối với ông và buộc ông phải nghỉ hưu.

Theo lời ông Phan Dũng trình bày tại tòa thì Trường đại học Khoa học tự nhiên và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đã có 8 văn bản xúc phạm ông và phủ nhận năng lực và đóng góp của ông đối với trường.

Trong đó, có văn bản đề xuất ngày 21-4-2014 của ông Phan Ngô Hoang, theo ông Dũng là hoàn toàn sai sự thật, bịa đặt, dối trá và vu khống.

Trong văn bản: “Một số đề xuất của phòng tổ chức-hành chính về PGS-TSKH Phan Dũng trên lĩnh vực đóng góp cho sự phát triển trường, khoa, trung tâm”, ông Phan Ngô Hoang nhận định: “Một PGS-TSKH với chức nghiệp giảng viên nhưng không hoàn thành nhiệm vụ: giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại đơn vị.

Không tham gia giảng dạy tại khoa vật lý trong thời gian ba năm cuối cũng như suốt quá trình. Tham gia giảng dạy cao học hóa học và đã ngưng dạy từ năm 2012 mặc dù số tiết chỉ 30 tiết/năm.

Không tham gia chủ trì, phối hợp nghiên cứu khoa học hay tham gia hội đồng xét duyệt, phản biện, nghiệm thu…

Với chức danh kiêm nhiệm giám đốc Trung tâm sáng tạo khoa học [TSK], vậy trong suốt thời gian 20 năm hoạt động TSK đã đạt được những gì: đào tạo, nghiên cứu khoa học, đóng góp cho sự phát triển của nhà trường và xã hội…

Thực tế số liệu cho thấy không hiệu quả, cụ thể: nghiên cứu khoa học: không có, bài báo: không có. Sách giáo trình: xuất bản bộ sách “Các thủ thuật sáng tạo cơ bản” do NXB ĐHQG-HCM 2012. Các tài liệu còn lại đang lưu hành nội bộ không qua NXB… ”.

Trong báo cáo của ông Hoang thể hiện: “Đúng là phương pháp sáng tạo và kể cả ngành sáng tạo là cần thiết cho sự phát triển nói chung nhưng trong hiện tại có cần thiết phải có PGS-TSKH Phan Dũng để điều hành hay không.

Đặc biệt, nếu thuần túy là đào tạo dưới hình thức như hiện nay thì có cần thiết phải là một người đạt học hàm học vị cao như PGS-TSKH mới chủ trì được trung tâm hay không? Theo tôi là không cần thiết”.

Từ những đề xuất này, hiệu trưởng Trường ĐH KH Tự nhiên TP.HCM đã quyết định không kéo dài thời gian làm việc cho PGS-TSKH Phan Dũng và chuyển sang hưởng chế độ hưu trí vì không đáp ứng nhiệm vụ giảng viên tại khoa và trường”, trong khi đó theo quy định thì với học hàm học vị của PGS-TSKH Phan Dũng sẽ tiếp tục được kéo dài.

Ngoài ra, ông Phan Dũng còn cho biết sau đó trường cắt tài khoản thư điện tử và cắt đi nhiều nguồn thu khác mà đáng lẽ ông được hưởng.

Tuy nhiên, ông không đặt nặng vấn đề bồi thường vật chất nên chỉ yêu cầu bị đơn bồi thường 1.000 đồng kèm lời xin lỗi công khai và đính chính.

Bị đơn phản tố: chỉ là văn bản nội bộ  

Tại phiên tòa, đại diện bị đơn cho rằng không đồng ý với yêu cầu nguyên đơn đưa ra. Các thông tin và văn bản mà nguyên đơn nêu chỉ phổ biến trong nội bộ, không đưa ra ngoài, vậy nên không có căn cứ khẳng định bị đơn có hành vi vu khống, nói sai sự thật cho nguyên đơn.

Bởi các báo cáo này là do phòng ban chuyên môn cung cấp, vì vậy báo cáo có thể đúng hoặc sai. Tự ông Dũng cung cấp cho sinh viên và báo chí nên vụ việc mới được dư luận biết đến nhiều.

Đồng thời, đại diện bị đơn khẳng định việc ông Dũng công bố với báo chí là ảnh hưởng đến uy tín của trường đại học, ban giám hiệu của trường không đưa thông tin này lọt ra ngoài, chỉ là văn bản nội bộ.

Tại tòa, luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị đơn là Trường đại học Khoa học tự nhiên cho rằng trong vụ kiện này đề nghị HĐXX xem xét về vấn đề bị đơn có vu khống không? Theo đó, báo cáo của ông Hoang dựa trên báo cáo của các phòng ban chuyển tới luận báo cáo đều có cơ sở chứ không cảm tính.

Thứ hai, việc nguyên đơn có được giữ lại trường làm việc hay không dựa vào nhu cầu của trường cũng như một số tiêu chí mà một viên chức phải đạt được.

Hơn nữa, Trường đại học Khoa học tự nhiên không đưa thông tin sai sự thật nên không cải chính. Trường chưa đóng dấu vào văn bản này khẳng định nói xấu về tư cách đạo đức của ông Dũng. Do đó việc yêu cầu xin lỗi, cải chính là không  phù hợp với quy định của pháp luật, do đó bị đơn không xin lỗi, không đính chính.

Ngoài những yêu cầu này, luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị đơn còn đề nghị HĐXX chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn với các nội dung: ai là người cung cấp văn bản thông tin vu khống về trường cho báo chí để báo chí viết bài làm ảnh hưởng đến uy tín của trường?

Tranh luận với luật sư, ông Phan Dũng cho rằng ông có quyền cung cấp thông tin cho báo chí, báo chí có quyền đăng tải các thông tin này và tại tòa bị đơn không đưa ra bằng chứng nào chứng minh nguyên đơn xúc phạm Trường đại học Khoa học tự nhiên.

Do vụ án phức tạp, có nhiều văn bản do đương sự cung cấp tại tòa nên thời gian nghị án sẽ kéo dài, dự kiến ngày 5-5 tòa tuyên án.

Theo những gì ông Dũng trình bày tại tòa thì ông là người sáng lập và làm giám đốc Trung tâm sáng tạo khoa học-kỹ thuật [TSK] thuộc Trường ĐH KH Tự nhiên TPHCM suốt 23 năm qua. TSK là trung tâm duy nhất tại Việt Nam dạy về phương pháp luận sáng tạo - TRIZ và được lãnh đạo Bộ Khoa học công nghệ, Bộ GD-ĐT... quan tâm đến thăm và làm việc. Cho đến năm 2000, TSK là trung tâm duy nhất cả châu Á hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo và đổi mới.

PGS-TSKH Phan Dũng cùng đồng nghiệp dạy hơn 460 khóa phương pháp luận sáng tạo TRIZ cho hơn 20.000 người đủ mọi thành phần kinh tế, xã hội, chuyên môn, chức vụ. Đáng nói hơn cả, đó là tiết kiệm cho xã hội hàng trăm triệu USD vì họ không phải ra nước ngoài học về TRIZ.

Có khoảng 100 bài báo trên các báo trung ương và TP.HCM viết về hoạt động đa dạng của TSK. Chính PGS-TSKH Phan Dũng cũng là người có 52 công trình nghiên cứu khoa học dưới dạng báo cáo hội nghị, bài báo, nhân vật trong bài báo, báo cáo chính… được báo cáo, đăng ở Việt Nam, Nga, Anh, Mỹ, Hà Lan, Hàn Quốc, Thái Lan…

HOÀNG ĐIỆP

Video liên quan

Chủ Đề