Test đường thai kỳ nhịn ăn bao lâu

Tất cả phụ nữ mang thai đều nên được tầm soát đái tháo đường thai kỳ. Trong quá trình khám thai, ngoài thăm khám và hỏi bệnh sử về tiền căn y khoa, thai phụ còn được làm nghiệm pháp dung nạp glucose để tầm soát đái tháo đường thai kỳ.

Nghiệm pháp dung nạp glucose là gì?
Nghiệp pháp dung nạp glucose là một xét nghiệm chẩn đoán một thai phụ chưa từng bị đái tháo đường trước đây trong quá trình mang thai có xuất hiện đái tháo đường thai kỳ không. Đái tháo đường thai kỳ hầu như không có biểu hiện, triệu chứng gì đặc hiệu nên chỉ có thể phát hiện qua xét nghiệm máu.

Khi nào thực hiện xét nghiệm tầm soát này?
Nghiệm pháp dung nạp glucose thường được thực hiện vào tuần lễ mang thai 24 – 28. Đây chủ yếu là thời điểm xuất hiện những bất thường đầu tiên của đái tháo đường thai kỳ. Nếu bạn đã từng bị đái tháo đường thai kỳ trước đây, mang đa thai, có nhiều yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ thì có thể bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện xét nghiệm sớm hơn. Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ là:

  • Tiền đái tháo đường
  • Tăng huyết áp
  • Bị đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước
  • Gia đình có người thân bị đái tháo đường típ 2
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Thừa cân, béo phì
  • Người Mỹ gốc Phi, người Mỹ Latinh, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Á, người đảo Thái Bình Dương.
  • Từng sinh con to trên 4kg
  • Sẩy thai không rõ lý do
  • Hơn 25 tuổi.

Quá trình thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose như thế nào?

Sau một đêm nhịn ăn ở nhà ít nhất 8 giờ, bạn được lấy máu để thử trị số đường huyết đói. Sau đó, nhân viên y tế sẽ cho bạn uống một ly nước chứa 75g đường glucose và lần lượt lấy máu thử đường huyết sau 1 và 2 giờ. Trong quãng thời gian chờ đợi lấy máu, bạn không được ăn bất cứ gì, hạn chế vận động gắng sức, bạn có thể uống nước lọc nếu khát.

Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2017, nghiệm pháp dung nạp 75g glucose dương tính có nghĩa là bạn bị đái tháo đường thai kỳ khi 1 trong 3 xét nghiệm đường huyết tĩnh mạch kể trên [trước và sau khi uống glucose] cao trên ngưỡng chẩn đoán. Ngưỡng chẩn đoán của giá trị đường huyết đói, đường huyết sau 1 giờ uống 75g glucose, sau 2 giờ uống 75g glucose lần lượt là 92 mg/dl, 180 mg/dl và 153 mg/dl.

Làm gì tiếp theo khi bạn bị đái tháo đường thai kỳ?
Khi được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, bạn sẽ được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa nội tiết để họ tư vấn chế độ ăn, vận động thích hợp cho tình hình bệnh lý của từng thai phụ. Đa phần khoảng 90% thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ có thể kiểm soát đường huyết tốt thông qua việc điều chỉnh ăn uống và tăng cường vận động, chỉ một số ít thai phụ cần sử dụng thêm thuốc insulin. Dù điều trị bằng phác đồ nào, bạn cũng nên tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa nội tiết, phụ sản để được theo dõi sức khỏe tốt nhất.

Source Pregnancy and Gestational Diabetes Screening

Truy xuất từ //www.webmd.com/diabetes/gestational-diabetes-guide/pregnancy-diabetes

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một xét nghiệm quan trọng nên được mẹ bầu thực hiện ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. Thông qua xét nghiệm này, mẹ bầu sẽ biết được lượng đường trong cơ thể có cao vượt ngưỡng cho phép hay không. Tuy nhiên, để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi, mình sẽ chia sẻ cho các mẹ kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chi tiết từ A – Z nhé!

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?

Trước khi chia sẻ kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thì các mẹ cần phải hiểu rõ khái niệm tiểu đường thai kỳ là gì? Việc nắm được thông tin này sẽ giúp mẹ bầu hiểu được tầm quan trọng của xét nghiệm đó đối với sức khỏe của mẹ và bé như thế nào.

Bản thân mình khi lần đầu tiên làm mẹ cũng khá bỡ ngỡ khi tiếp cận với khái niệm này. Nhưng sau khi tìm hiểu, mình dần hiểu ra đây là xét nghiệm cần thiết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con trong quá trình mang thai.

Thực chất, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một loại xét nghiệm được thực hiện để kiểm tra nồng độ đường huyết [glucose] trong máu của phụ nữ mang thai. Thông thường, xét nghiệm này sẽ được thực hiện ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp mẹ bầu biết được lượng đường huyết trong máu có vượt qua ngưỡng cho phép hay không?

Nếu không may, nồng độ đường huyết trong máu của mẹ bầu cao hơn ngưỡng cho phép thì bác sĩ sẽ tư vấn để mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để giảm nồng độ đường. Nhờ đó, sức khỏe của mẹ và bé sẽ được đảm bảo an toàn.

Vì sao mẹ bầu nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Là một người đã thực hiện thiên chức làm mẹ, mình hiểu rõ bất cứ mẹ bầu nào khi thực hiện các loại xét nghiệm trong quá trình mang thai đều cân nhắc kỹ càng. Tuy nhiên, với loại xét nghiệm này, mẹ bầu có thể an tâm thực hiện vì nó thực sự rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho bé.

Với kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ trước đó, mình biết được rằng tiểu đường thai kỳ không có bất cứ biểu hiện cụ thể nào trong quá trình mang thai. Bởi vậy, tình trạng này rất khó phát hiện. Do đó, nếu muốn nhận biết được tiểu đường thai kỳ, các mẹ nhất định phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện xét nghiệm ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ.

Bệnh lý tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát kịp thời hoặc là kiểm soát muộn sẽ khiến lượng đường huyết trong máu tăng cao. Khi nồng độ đường huyết tăng sẽ kéo theo đó là nhiều biến chứng nguy hiểm trong quá trình mang thai cho mẹ và bé.

Một số biến chứng dễ gặp phải như: Trẻ sinh ra bị vàng da, dị tật bẩm sinh, suy hô hấp,…; mẹ bầu có nguy cơ sẩy thai, tăng huyết áp, sinh khó, sinh non,… Bởi vậy, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé thì mẹ bầu nên chú ý đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Những ai nên đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được biết đến là xét nghiệm quan trọng và cần thiết đối với mẹ bầu khi mang thai. Tất cả phụ nữ khi mang thai đều nên thực hiện xét nghiệm này để chắc chắn rằng nồng độ đường huyết trong máu không cao vượt ngưỡng cho phép.

Tuy nhiên, theo nhiều bác sĩ, có những nhóm phụ nữ nên tiến hành xét nghiệm ngay từ lần đầu khám thai đầu tiên để kiểm soát lượng đường trong máu kịp thời. Nếu mẹ bầu cũng thuộc nhóm phụ nữ dưới đây thì nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn chi tiết nhất:

– Những người mang thai ngoài 35 tuổi

– Phụ nữ đã từng bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước đó

– Phụ nữ bị thừa cân, béo phì trong quá trình mang thai

– Phụ nữ có chỉ số BMI ở mức cao

– Trong gia đình đã từng có người bị tiểu đường thai kỳ

– Những người đã từng hoặc đang mắc phải bệnh lỳ buồng trứng đa nang

– Ở lần sinh trước đó, mẹ bầu đã từng sinh con nặng trên 4kg

– Phụ nữ từng có tiền sử bị thai lưu nhưng không rõ nguyên nhân

– Trong quá trình mang thai mẹ bầu bị tăng cân quá nhanh

Kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường thai gồm những loại nào?

Ngoài những thông tin trên, mình sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chi tiết. Bởi, có khá nhiều mẹ bầu thắc mắc không biết xét nghiệm tiểu đường gồm có những loại nào? Phải trải qua những bước nào trong quá trình xét nghiệm?

Thông thường, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ có 2 loại. Loại thứ nhất là xét nghiệm 2 bước và loại thứ hai là xét nghiệm 1 bước.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 2 bước

Để thực hiện được quá trình xét nghiệm này, bác sĩ sẽ tiến hành 2 loại xét nghiệm gồm: Xét nghiệm thử Glucose [GCT0] và xét nghiệm dung nạp Glucose [GTT].

– Xét nghiệm thử Glucose [GCT0]: Được thực hiện để sàng lọc xem mẹ bầu có nguy cơ mắc tiểu đường hay không? Thông qua xét nghiệm này, bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng sức khỏe của mẹ bầu cũng như có cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác hay không?

– Xét nghiệm dung nạp Glucose [GTT]: Sau khi thực hiện xét nghiệm thử Glucose, nếu như kết quả là âm tính thì mẹ bầu không cần phải thực hiện thêm xét nghiệm khác. Nhưng, nếu kết quả dương tính thì mẹ bầu sẽ phải thực hiện thêm xét nghiệm GTT để chắc chắn có bị tiểu đường thai kỳ hay không?

Quy trình cụ thể của xét nghiệm 2 bước gồm có:

– Bước 1: Xét nghiệm thử Glucose [GCT0]:

+ Đầu tiên, bác sĩ sẽ cho mẹ bầu uống khoảng 50g dung dịch đường Glucose.

+ Sau khoảng 1 giờ thì bác sĩ lấy màu và kiểm tra nồng độ đường huyết. Khi thực hiện xét nghiệm này thì mẹ bầu không cần phải nhịn ăn trước đó.

+ Nếu kết quả thử nghiệm glucose cao hơn 130mg/l thì mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm GTT.

– Bước 2: Xét nghiệm dung nạp Glucose [GTT]

+ Bác sĩ chỉ định cho mẹ bầu uống 100g Glucose pha với 250 – 300ml nước. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành đo Glucose lúc đói và tại 3 thời điểm: 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ sau uống.

+ Để tiến hành xét nghiệm này, bác sĩ chỉ định mẹ bầu không ăn uống trước và trong khi xét nghiệm [10 – 14 tiếng trước khi xét nghiệm]. Tuy nhiên có thXét nghiệm tiểu đường thai kỳ 1 bướcể uống nước từng ngụm nhỏ.

Kết quả cuối cùng nếu nồng độ đường huyết cao hơn ngưỡng cho phép thì bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn chi tiết về cách giảm nồng độ đường cho mẹ bầu.

Xét nghiệm 1 bước

Ngoài xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 2 bước thì bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu xét nghiệm tiểu đường 1 bước. Khi thực hiện xét nghiệm này, mẹ bầu cần đến cơ sở y tế kiểm tra mức độ dung nạp Glucose trong 2 giờ.

Quy trình xét nghiệm dung nạp đường huyết sẽ được tiến hành như sau:

– Bước 1: Khi mẹ bầu đến phòng khám sẽ được bác sĩ lấy máu lần đầu. Để việc so sánh đạt được kết quả chính xác nhất, mẹ bầu nên đảm bảo trước khi đi khám cơ thể đang đói.

– Bước 2: Sau khi lấy máu lần đầu, mẹ bầu sẽ được bác sĩ cho sử dụng một loại nước đường có hàm lượng Glucose phổ biến là 75g.

– Bước 3: Mẹ bầu ngồi nghỉ ngơi trong khoảng 1 tiếng và lấy mẫu xét nghiệm lần 2. Sau đó khoảng 1 tiếng, mẹ bầu sẽ được lấy máu lần 3 [cách 2 tiếng so với lần đầu lấy máu]. Trong quá trình đợi kết quả, mẹ bầu có thể uống nước lọc nhưng cần phải hạn chế vận động.

Thông thường khi tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 1 bước, thai phụ phải nhịn đói ít nhất 8 giờ. Xét nghiệm này phải được thực hiện vào buổi sáng. Kết thúc 3 lần lấy mẫu xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán kết quả và tư vấn chi tiết cho mẹ bầu.

Những câu hỏi liên quan đến xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Đối với những chị em mang thai lần đầu, việc thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chắc chắn có nhiều bỡ ngỡ. Không chỉ lo lắng về quy trình xét nghiệm, nhiều chị em còn đặt ra rất nhiều câu hỏi liên quan đến xét nghiệm này.

Với kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường trước đó rồi, mình sẽ giải đáp một số câu hỏi phổ biến mà đa phần chị em nào đang mang thai cũng quan tâm.

1. Đi xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không?

Trong trường hợp mẹ bầu thực hiện xét nghiệm thử Glucose thì không cần nhịn ăn. Nhưng nếu, thực hiện xét nghiệm dung nạp Glucose thì sẽ phải nhịn ăn ít nhất 8 tiếng.

2. Thời gian nào nên đi xét nghiệm tiểu đường?

Tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người mà thời gian đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có thể khác nhau. Đối với những người trước khi mang thai chưa từng được chẩn đoán bị tiểu đường thì thời gian đi xét nghiệm tiểu đườn sẽ từ tuần thai thứ 24 – 28.

Tuy nhiên, với những người thuộc nhóm phụ nữ mang thai có nguy cơ dễ bị tiểu đường thì nên thực hiện xét nghiệm ở lần khám thai đầu tiên. Để chắc chắn hơn, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ.

3. Xét nghiệm tiểu đường phải thực hiện lấy mẫu bao nhiêu lần?

Đối với những người thực hiện xét nghiệm thử Glucose thì chỉ cần lấy máu 1 lần sau khi sử dụng 50g Glucose. Nếu cho kết quả dương tính thì cần lấy máu 3 lần trong 3 tiếng khi thực hiện xét nghiệm dung nạp Glucose.

Để quá trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ diễn ra thuận lợi thì mẹ bầu nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện. Nếu mẹ bầu chưa biết xét nghiệm tại địa chỉ nào thì một trong những địa chỉ mình có thể gợi ý là phòng khám sản phụ khoa bác sĩ Điệp.

Đây là địa chỉ rất uy tín mà mình đã tin chọn. Tại phòng khám, trang thiết bị y tế được trang bị đầy đủ, hiện đại. Đội ngũ y bác sĩ tận tâm, nhiệt tình tư vấn và hướng dẫn chi tiết những việc cần thực hiện cho mẹ bầu. Vì vậy, các mẹ có thể đến phòng khám để thực hiện xét nghiệm này nhé!

Với những chia sẻ về kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ trên đây của mình, mình hy vọng các mẹ đã có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho mình và con an toàn.

Video liên quan

Chủ Đề