Seom là gì

01[62]/2011

Mục lục

  • 1. Giới thiệu
  • 2.Quá trình phát triển cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN
  • 3.Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN theo nghị định thư năm 2004
  • 4.Kết luận
  • 5.Tài liệu tham khảo

Tìm hiểu cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN

PHAN ÚT HIỀN

01[62]/2011 - 2011, Trang 47-54

Ngày đăng:

  • Trích dẫn
  • Share

    • Twitter
    • Facebook
    • Zalo

TÓM TẮT

không có


ABSTRACT:

No

TỪ KHÓA: không có,

KEYWORDS: no,

Trích dẫn:

×

PHAN ÚT HIỀN, Tìm hiểu cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, 01[62]/2011, Trang 47-54

//tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=8421a0c1-9133-4582-a51e-8508776d7fa6

Đăng ký để tải miễn phí Đăng ký

Bài viết đã được lưu vài tài khoản.

×

Vui lòng vào mục "Quản lý tài khoản" -> "Bài viết đã lưu" để có xem tiếp ngay lần đăng nhập sau.

1. Giới thiệu

Đểthúc đẩyhơn nữa quá trình hợp tác kinh tế trong bất kỳ tổ chức quốc tế nào, các quốc gia thành viên phải thỏa thuận đểkếtcác Hiệp định thương mại nhằm giảm hoặc loại bỏ những rào cản thương mại như thuế quan hoặc rào cản phi thuế quan. Nhìn chung các Hiệp định này có rất nhiều nội dung và được giải thích rất khác nhau bởi mỗi quốc gia thành viên dựa trên quan điểmchủ quan và vì lợi ích riêng của họ. Do vậy, khi các Hiệp định thương mại này được thực thi, sự khác nhau về cách giải thích và áp dụng Hiệp định là điều không thểtránh khỏi và tất yếu sẽ dẫn đến tranh chấp giữa các quốc gia thành viên. Một khi tranh chấp xảy ra, các quốc gia thành viên thường đưa vụ việc ra tổchức thương mại mà mình là thành viên đểgiải quyết. Do đó, cơ chế giải quyết tranh chấp trong các tổchức thương mại đóng một vai trò rất quan trọng.

Vì vậy, tạo ra một cơ chếgiải quyết tranh chấp đáng tin cậy là điều rất cần thiết để đảm bảo hiệu quả hoạt động của bất kỳ tổchức thương mại nào. Nó đồng thời sẽ tạo niềm tin cho các nước thành viên vào khả năng giải quyết tranh chấp một cách công bằng của tổchức mà mình là thành viên. Nhận thức được tầm quan trọng nêu trên, trong nội dung bài viết này người viết sẽ phân tích và đánh giá cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của ASEAN được quy định trong Nghị định thư về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN năm 2004[1] [Nghị định thư năm 2004] mà Việt Nam là thành viên thông qua việc so sánh với cơ chếgiải quyết tranh chấp thương mại chủ yếu trên thế giới hiện nay là DSU[2] của WTO. Mục đích của bài viết này là nhằm giới thiệu và đánh giá một cách chi tiết cơ chếgiải quyết tranh chấp thương mại trong ASEAN đến các học giả, sinh viên các doanh nghiệp quan tâm đến Luật giải quyết tranh chấp và xung đột trong thương mại quốc tế.

[1] The ASEAN Protocol on Enhanced Dispute Settlement Mechanism, xem Online tại c// www.aseansec.org/16754.htm>, truy cập ngày 01.5.2010.

[2] Understanding on rules and procedures goveming the settlement of disputes, xem Online tại c//www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dsu_e.htm>, truy cập ngày 20.5.2010.



2. Quá trình phát triển cơchếgiải quyết tranh chấp của ASEAN

Do ASEAN theo đuổiphong cách và truyền thống của ASEAN [ASEAN Way],[2] một trong những nghĩa vụ của các thành viên là không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, nên tiến trình hợp tác kinh tế giữa các thành viên ASEAN trong những thập niên qua diễn ra rất chậm. Trong bối cảnh này, các nước ASEAN nhận ra cần có sự điều chỉnh trong hệ thống pháp luật ASEAN theo hướng tạo thêm nhiều trách nhiệm ràng buộc cho các thành viên, vì vậy các thành viên ASEAN đã đồng ý thành lập một cơ chế giải quyết tranh chấp cho ASEAN thông qua việc ký két Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp năm 1996[4] [Nghị định thư năm 1996]. Nghị định thư năm 1996 được soạn thảo phần lớn dựa vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nên các điều khoản của Nghị định thư năm 1996 là rất giống so với các điều khoản trong DSU của WTO[5]. Tuy nhiên, Nghị định thư năm 1996 có đưa ra một số điều khoản phù hợp với ASEAN Way. Ví dụ, Nghị định thư yêu cầu các nước thành viên tìm cách giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải như là bước đầu tiên. Ngoài ra nó cũng khuyến khích các bên sử dụng phương pháp môi giới, trung gian hoặc hòa giải để giải quyết tranh chấp. Chỉ khi những phương pháp giải quyết thân thiện này không thành công, các bên mới tiến hành các thủ tục kiện tụng.

Thủ tục tố tụng của Ban hội thẩm theo Nghị định thư năm 1996 cũng duy trì một số quy định đặc biệt phù hợp với ASEAN Way. Một trong những ví dụ điên hình là Hội nghị các Quan chức Kinh tế Cao cấp [SEOM] bằng đa số phiếu tán thành có thê phủ quyết quyết định của Ban hội thẩm hoặc bằng đa số phiếu tán thành của Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN [AEM] có thể phủ quyết quyết định của SEOM[6]. Những quy định này được đánh giá là nhằm ngăn chặn việc ủy thác quá nhiều quyền trong quá trình giải quyết tranh chấp của Ban hội thẩm. Điều này là do các nước thành viên ASEAN thường phản đối việc tạo ra một hệ thống quyền lực siêu quốc gia[7]. Tuy nhiên, đây có thê xem là một nhược diêm của Nghị định thư năm 1996 vì nó sẽ dẫn đen sự suy yếu của cơ che giải quyết tranh chấp trong ASEAN. Thật vậy, cách quy định như trên sẽ làm giảm khả năng các bản báo cáo của Ban hội thẩm ràng buộc các bên tranh chấp. Ngoài ra nó còn có thể dẫn đến việc chính trị hóa một vụ kiện thương mại.

Năm 2004, ASEAN đã xây dựng một cơ ché giải quyết tranh chấp mới cụ thê là Nghị định thư ASEAN về Tăng cường Cơ ché giải quyết tranh chấp [Nghị định thư năm 2004]. Nghị định thư năm 2004 nhằm khắc phục những nhược diêm của Nghị định thư năm 1996 trước đó đã thê hiện sự yếu kém; mà cơ ché giải quyết tranh chấp theo đánh giá của nhiều học giả là một yếu tố chủ chốt đê đảm bảo sự thành công trong hợp tác kinh tế giữa các quốc gia thành viên.[8] Thật vậy, Nghị định thư năm 2004 hướng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ASEAN trong việc loại bỏ các rào cản thương mại và khuyến khích đầu tư.

Bằng cách ban hành Nghị định thư năm 2004, ASEAN đã có một bước tiến quan trọng trong việc hình thành một hệ thống xét xử khác biệt so với Nghị định thư trước đây chủ yếu tập trung vào hòa giải. Nếu như, Nghị định thư năm 1996 chủ yếu dựa trên sự đồng thuận của các bên, thì theo Nghị định thư mới, tranh chấp được quyết định bởi một Ban hội thâm có thâm quyền xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp. Ban hội thâm sẽ đánh giá khách quan về việc liệu có bất kỳ biện pháp không phù hợp với các Hiệp định có liên quan của ASEAN hay không và các bên tranh chấp có nghĩa vụ phải tuân theo các quyết định này.

[3] Xem thêm David Capie and Paul Evans, “The “ASEAN Way”; trong “The 2nd ASEAN Reader”, Institute of Southeast Asia Studies, Singapore, 2003, tr. 45.

[4] Xem Protocol on Dispute Settlement Mechanism tại , truy cập ngày 20.5.2010.

[5] Xem Yan Luo, Dispute Settlement in the Proposed East Asia Free Trade Agreement: What We can learn from the EU and the NAFTA 1,2005, trang 19, xem Online tại , truy cập ngày 20.5.2010.

[6] Xem Nobuo Kiriyama, Institutional Evolution trong Economic Integration: A Contribution to Comparative Institutional Analysis for International Economic Organization, 19 u. PA. J. INTLECON.L. 53,1998, tr. 94-95.

[7] Xem Lay Hong Tan, Will ASEAN Economic Integration Progress Beyond a Free Trade Area?, 53 INT’E & COMP. L. Q. 935, 2004, tr. 966.

[8] Xem Markus Hund, From ‘Neighbourhood Watch Group ’ to Community?: The Case ofASEAN Institutions and the Pooling of Sovereignty, 56 AUSTL. J. INT’L AFF. 99, 2002, tr. 108.


3. Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN theo nghị định thư năm 2004.

Giống như WTO, cơ ché giải quyết tranh chấp của ASEAN bắt đầu bằng quá trình tham vấn. Khi đó các bên có cơ hội để giải quyết tranh chấp một cách không chính thức bằng việc đạt được một thỏa thuận có lợi cho cả hai bên[10]. Các bên sẽ tạo cơ hội thích hợp để tham vấn về những vấn đề ảnh hưởng đến việc thực hiện, giải thích hoặc áp dụng của các Hiệp định của ASEAN. Tương tự như WTO, ASEAN khuyến khích các thành viên của mình đạt được thỏa thuận giải quyết trong giai đoạn này. vì vậy, Nghị định thư năm 2004 yêu cầu tất cả các thành viên giải quyết tranh chấp của họ một cách thân thiện, cần lưu ý rằng chỉ các nước thành viên ASEAN mới có quyền tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN; tư nhân không được phép tham gia vào cơ che này[11].

Bắt đầu giai đoạn tham vấn, bên khiếu nại trước hét sẽ đưa ra yêu cầu tham vấn cho bên kia, đồng thời phải thông báo yêu cầu tham vấn của mình cho SEOM[12]. Bên được tham vấn phải trả lời trong thời hạn mười ngày sau khi nhận được yêu cầu tham vấn[13]. Sau đó, trong thời hạn ba mươi ngày, các bên tranh chấp sẽ tiến hành tham vấn trên quan điểm giải quyết tranh chấp một cách thân thiện. Trong thời hạn 60 ngày nếu tham vấn không thành, bên tham vấn có thể đưa vụ án ra SEOM đê yêu cầu thành lập một Ban hội thẩm để giải quyết[14].

Bên cạnh thủ tục tham vấn, các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua các hình thức thân thiện khác như môi giới, trung gian, hoà giải vào bất kỳ thời điêm nào của tranh chấp[15]. Với mục tiêu hỗ trợ các bên tranh chấp đạt được một thỏa thuận cùng có lợi, Tông Thư ký ASEAN mặc nhiên có thê đóng vai trò là người môi giới, trung gian hoặc hòa giải[16]. Nghị định thư năm 2004 tiếp tục duy trì các phương pháp này và điều đó phù hợp với truyền thống của ASEAN trong việc giải quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng và thỏa hiệp thay cho kiện tụng.

3.1 Trình tự giải quyết tranh chấp của Ban hội thẩm

3.1.1. Thành lập Ban hội thẩm

Sau khi nhận được yêu cầu của bên khiếu nại, SEOM sẽ ngay lập tức tô chức một cuộc họp đê thành lập Ban hội thâm, trừ khi có sự đồng thuận của SEOM không làm như vậy[17]. Nếu cuộc họp của SEOM không được tổ chức trong vòng 45 ngày kê từ ngày nhận được yêu cầu, Ban hội thẩm sẽ được thành lập bằng cách gửi quyết định thành lập đen tất cả các thành viên của SEOM[18]. Do vậy, việc thành lập Ban hội thâm trong cả hai trường hợp sẽ không vượt quá 45 ngày.

3.1.2 Thành phần của Ban hội thẩm

Tuy nhiên, nếu các bên đồng ý, thành viên Ban hội thâm có thê gồm 05 người[19]. Các thành viên của Ban hội thâm được bô nhiệm từ một danh sách chỉ định, danh sách này được duy trì bởi Ban Thư ký ASEAN[20]. Danh sách bao gồm tên những cá nhân đủ điều kiện đã được phê chuẩn để phục vụ cho Ban hội thâm. Mỗi thành viên của ASEAN định kỳ sẽ giới thiệu những cá nhân đủ điều kiện vào danh sách chỉ định và phải được sự chấp thuận của SEOM[21].

Ban Thư ký ASEAN bước đầu sẽ chỉ định các chuyên gia tham gia vào Ban hội thâm mà các bên tranh chấp không có quyền phản đối trừ khi các bên có căn cứ thuyết phục cho sự phản đối của mình[22]. Căn cứ thuyết phục để phản đối có thể là do các chuyên gia có nguồn gốc quốc tịch của quốc gia tham gia tranh chấp. Nếu vì lý do thuyết phục các bên không thê thống nhất về thành viên tham gia Ban hội thâm, Tông thư ký của ASEAN sau khi tham khảo ý kiến với SEOM sẽ quyết định thành phần tham gia Ban hội thẩm để giải quyết tranh chấp[23].

Đê duy trì tính khách quan và độc lập, các chuyên gia được yêu cầu phải phục vụ trong khả năng của mình chứ không phải là đại diện cho chính phủ của họ hoặc của bất kỳ tô chức nào[24]. Mặc dù chính phủ của các quốc gia thành viên có thê cho phép nhân viên của mình tham gia vào Ban hội thâm, chính phủ của các quốc gia thành viên được yêu cầu không hướng dẫn hoặc tìm cách ảnh hưởng đen thành viên này của Ban hội thâm về bất kỳ vấn đề nào[25]. Ngoài ra, Nghị định thư năm 2004 cũng không cho phép công dân của các bên tranh chấp tham gia vào Ban hội thâm trừ khi các bên tranh chấp có thoả thuận khác[26]. Tất cả những yêu cầu này đều rất giống quy định trong DSU của WTO.

3.1.3 Điều khoản tham chiêu

Cũng giong như trong WTO, các bên tranh chấp có thể đàm phán các điều khoản tham chiếu cho hoạt động của Ban hội thẩm thay vì sử dụng các điều khoản tham chiếu tiêu chuẩn. Nếu các bên không thoả thuận được các điều khoản tham chiếu, các điều khoản tham chiếu tiêu chuẩn sẽ được áp dụng[27]. Các điều khoản tiêu chuẩn của Nghị định thư năm 2004 yêu cầu Ban hội thẩm đánh giá vấn đề dựa trên những điều khoản liên quan của các Hiệp định ASEAN trước khi ban hành bản khuyến nghị. Do vậy, việc xác định các điều khoản tham chiếu là rất quan trọng vì các điều khoản này cung cấp cho các bên tranh chấp và các bên thứ ba đầy đủ thông tin liên quan đen các vấn đề khiếu nại. Các điều khoản tham chiếu cũng là cơ sở đê công nhận thâm quyền của Ban hội thâm thông qua việc xác định chính xác các vấn đề tranh chấp.

3.1.4 Hoạt động của Ban hội thẩm

Ban hội thâm có thê hoạt động theo thủ tục tố tụng đính kèm tại Phụ lục II của Nghị định thư năm 2004 hoặc Ban hội thâm có thể hình thành các thủ tục tố tụng của riêng mình bằng cách xem xét quyền lợi của các bên tham gia và ý kiến của họ[28]. Tương tự như trong WTO, thủ tục tố tụng của Ban hội thẩm được tiến hành bí mật [không công khai][29] [30]. Những cuộc thảo luận của Ban hội thẩm cũng như bất cứ giải trình bằng văn bản nào của các bên sẽ được giữ bí mật. Tuy nhiên, các bên tranh chấp được yêu cầu phải cung cấp một bản tóm tắt không bảo mật có thể tiết lộ cho công chúng theo yêu cầu của bất kỳ quốc gia thành viên nào29.

Truớc khi tham gia phiên xét xủ đầu tiên, các bên tranh chấp đuợc yêu cầu phải chuyên tới Ban hội thâm văn bản trình bày sự thật của vụ án và lập luận của họ. Trong phiên xủ đầu, nguyên đơn đuợc mời để trình bày truớc về tình tiết vụ việc và lập luận của mình. Sau đó bị đơn đuợc yêu cầu trình bày quan điêm của mình. Sau phiên xét xủ ban đầu, phiên xét xủ thứ hai đuợc tổ chức; theo đó các bên tranh chấp có cơ hội đê trình bày văn bản giải trình chính thức đối với những lập luận đối lập[31]. Tại phiên xét xủ này, Ban hội thâm có thê nêu câu hỏi cho mỗi bên và yêu cầu giải thích tại phiên xét xủ hoặc giải thích sau bằng văn bản; các bên tranh chấp có nghĩa vụ phải trả lời những câu hỏi này[32].

Sau đó, Ban hội thâm sẽ dự thảo một báo cáo miêu tả tình tiết vụ việc và lập luận của các bên. Các bên tranh chấp có cơ hội để nhận xét về phần miêu tả này,buớc này không tồn tại trong DSU. Ban hội thẩm sau đó dự thảo báo cáo tạm thời [mô tả vụ việc bao gồm cả phần mô tả sủa đổi nếu cần thiết, các lập luận, két luận của Ban hội thâm] và gủi cho các bên. Nhu trong DSU, các bên tranh chấp sẽ cho ý kiến về bản báo cáo tạm thời này. Sau khi xem xét ý kiến của các bên tranh chấp mà không có sự hiện diện của họ và chỉ dựa vào thông tin đã đuợc cung cấp và bản báo cáo của các bên[33], Ban hội thâm sau đó sẽ soạn thảo báo cáo chính thức và chuyên cho SEOM đê thông qua. Rõ ràng, tất cả các buớc của giai đoạn này nhằm mục đích xác định chính xác tình tiết của vụ việc cũng nhu đê tạo thêm cơ hội cho các bên đạt đuợc thỏa thuận giải quyết tranh chấp.

3.2. Trình tự phúc thẩm

Giống nhu WTO, Cơ quan phúc thâm của ASEAN bao gồm 07 thành viên do Các Bộ truởng Kinh tế ASEAN [AEM] bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm và có thê tài bô nhiệm một lần. Mỗi vụ kháng cáo đuợc xét xủ bởi 3 trong số 7 thành viên của Cơ quan phúc thâm. Quy trình chỉ định 3 thành viên này duợc thực hiện trong từng vụ án theo quy tắc luân chuyển đuợc quy định tại thủ tục tố tụng của Cơ quan phúc thâm[34]. Quy trình này tại WTO đuợc bảo luu rất bí mật, do đó Chính phủ của các quốc gia thành viên không thê dự đoán đuợc những thành viên nào của Cơ quan phúc thâm sẽ tham gia giải quyết vụ việc.

Các thành viên Cơ quan phúc thâm đuợc chỉ định không phân biệt quốc tịch và phải là các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật và thuơng mại quốc tế[35]. Ngoài ra, các thành viên của Cơ quan phúc thâm sẽ không trực thuộc bất kỳ chính phủ nào. Các thành viên của Cơ quan phúc thâm bị nghiêm cấm tham gia xét xủ bất kỳ tranh chấp nào mà có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm phát sinh xung đột lợi ích[36]. Tất cả các yêu cầu này là nhằm duy trì năng lực xét xủ, cũng nhu tính độc lập và vô tu của Cơ quan phúc thâm.

Giống nhu hoạt động của Ban hội thẩm, hoạt động của Cơ quan phúc thâm đuợc giữ bí mật, không công khai đoi với công chúng[37]. Cơ quan phúc thâm hoạt động theo thủ tục tố tụng xét xủ phúc thâm đuợc xây dựng bởi SEOM[38]. Chỉ có các bên tranh chấp mới có quyền kháng cáo quyết định của Ban hội thâm mặc dù các bên thứ ba đuợc phép trình bày giải trình tình tiết vụ việc và các lập luận của mình bằng văn bản hoặc bằng miệng truớc Cơ quan phúc thâm[39].

Tương tự như Cơ quan phúc thẩm của WTO, Cơ quan phúc thẩm của ASEAN chỉ xem xét các vấn đề pháp lý trong bản báo cáo và cách giải thích luật của Ban hội thâm[40]. Nói cách khác, Cơ quan phúc thâm chỉ có thể đánh giá các vấn đề pháp lý trong quyết định của Ban hội thâm và các lý do hỗ trợ cho quyết định đó. Cơ quan phúc thâm, do đó, đóng vai trò của một Tòa án phúc thẩm để xem xét liệu có bất kỳ những thành kiến, thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu khả năng chuyên môn trong báo cáo của Ban hội thâm hay không. Điều này sẽ củng cố độ tin cậy của các quy tắc trong ASEAN.

Trên nguyên tắc, thủ tục phúc thâm kéo dài không quá 60 ngày kê từ ngày một bên tranh chấp chính thức thông báo quyết định kháng cáo của mình đến khi Cơ quan phúc thâm ra báo cáo. Tuy nhiên, thời hạn này có thể được gia hạn nếu Cơ quan phúc thẩm cho rằng không thê ra báo cáo đúng hạn. Trong trường hợp này, Cơ quan phúc thâm phải thông báo bằng văn bản cho SEOM trình bày những lý do cho sự chậm trễ và dự tính thời gian sẽ gửi báo cáo của mình. Trong cả hai trường hợp trên, thủ tục phúc thâm không được vượt quá 90 ngày[41]. Thời hạn này tương tự như thời hạn quy định trong DSU của WTO[42].

Tương tự như thủ tục tố tụng của Ban hội thâm, Cơ quan phúc thâm dự thảo báo cáo của mình mà không có sự hiện diện của các bên tranh chấp và chỉ dựa vào bản giải trình và những thông tin được cung cấp bởi các bên tranh chấp. Sau khi hoàn thành, báo cáo của Cơ quan phúc thâm sẽ được trình lên SEOM để thông qua. Tương tự như WTO, ý kiến trong bản báo cáo của từng thành viên trong Cơ quan phúc thâm ASEAN sẽ được giữ bí mật[43].

Tóm lại, bằng việc thành lập Cơ quan phúc thẩm, hệ thống giải quyết tranh chấp của ASEAN sẽ cho ra những quyết định với những lập luận vững chắc, thuyết phục hơn. Thật vậy, trong thực tế Cơ quan phúc thẩm dường như đóng vai trò của một Tòa án phúc thẩm quốc gia hoặc một Trọng tài trung lập trong khi Ban hội thâm là một cơ quan tìm hiểu tình tiết các sự kiện của vụ án. Do đó, việc thành lập Cơ quan phúc thâm thường trực ASEAN sẽ thúc đây tính hợp pháp cũng như tăng cường sự tự tin của các quốc gia thành viên đối với hiệu quả hoạt động của Cơ chế giải quyết tranh chấp trong ASEAN.

3.3 Thông qua báo cáo của Ban hội thẩm và báo cáo của Cơ quan phúc thẩm

Giống như WTO, nguyên tắc đồng thuận phủ quyết được áp dụng bởi SEOM cho việc thông qua báo cáo của Ban hội thâm và báo cáo của Cơ quan phúc thâm. Do đó, trừ khi có một sự đồng thuận của SEOM chống lại việc thông qua các bản báo cáo này, các báo cáo sẽ được tự động thông qua trong vòng 30 ngày[44]. Đây là một diêm tiến bộ của Nghị định thư năm 2004 so với Nghị định thư năm 1996 mà trong đó các vấn đề liên quan sẽ được quyết định dựa trên đa số phiếu của SEOM hoặc AEM. Thủ tục đa số phiếu, như chỉ trích bởi nhiều học giả, sẽ dẫn đen việc chính trị hóa các báo cáo. Bằng cách áp dụng phương pháp đồng thuận phủ quyết, Nghị định thư năm 2004 đang tiến đen một cơ ché giải quyết tranh chấp hiệu quả hơn.

Nghị định thư năm 2004 cũng quy định thêm rằng khi SEOM không tổ chức được cuộc họp đê thông qua báo cáo hoặc báo cáo không được thông qua trong vòng 30 ngày kê từ ngày phát hành báo cáo, báo cáo sẽ được thông qua bằng cách gửi thông báo đen các thành viên của SEOM. Như vậy, trong cả hai trường hợp, việc thông qua báo cáo không được vượt quá thời hạn 30 ngày.

Một khi được thông qua, bản báo cáo có giá trị ràng buộc các bên tranh chấp, cần lưu ý rằng Ban hội thâm hoặc Cơ quan phúc thẩm, trong các giải pháp và khuyến nghị của họ, không thê thêm hoặc giảm bớt các quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp được quy định trong các Hiệp định của ASEAN[45]. Khi Ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thâm két luận rằng có một biện pháp của các quốc gia thành viên không phù hợp với một Hiệp định của ASEAN, hai cơ quan này sẽ đề nghị các nước thành viên điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp với quy định của Hiệp định đó. Hai cơ quan này cũng có thê gợi ý cách thức cho các nước thành viên thực thi các khuyến nghị của mình.

3.4 Thi hành

Nghị định thư năm 2004 quy định rằng thực thi khuyến nghị là điều rất cần thiết đê đảm bảo cách giải quyết có hiệu quả. Bên thua được yêu cầu thực thi khuyến nghị của Ban hội thâm hoặc Cơ quan phúc thâm trong thời hạn 60 ngày kê từ ngày khuyến nghị được thông qua, trừ khi các bên tranh chấp đồng ý khác[46]. Bên thua đồng thời có nghĩa vụ báo cáo cho SEOM tiến độ thực hiện của các két luận và khuyến nghị của Ban hội thâm và Cơ quan phúc thâm[47].

SEOM có trách nhiệm giám sát việc thực hiện các báo cáo đã được thông qua. Bất kỳ quốc gia thành viên nào cũng có thê nêu vấn đề thực thi báo cáo tại SEOM vào bất cứ thời điêm nào sau khi báo cáo được thông qua. Vấn đề này sẽ được đặt ra trong chương trình nghị sự của các cuộc họp SEOM cho đến khi bên thua thực thi đầy đủ các khuyến nghị. Mười ngày trước cuộc họp SEOM, bên thua phải báo cáo với SEOM bằng văn bản về tiến trình thực hiện các báo cáo đã được thông qua[48].

3.5 Bồi thường và trả đũa

Tương tự với WTO, bồi thường và trả đũa là hai biện pháp khắc phục tạm thời khi bên thua không thực hiện các khuyến nghị của SEOM trong thời hạn 60 ngày. Tuy nhiên, cả hai biện pháp này không được ưa chuộng so với việc thực thi đầy đủ các khuyến nghị[49]. Đối với biện pháp bồi thường, các bên tranh chấp sẽ thoả thuận về khoản bồi thường và thỏa thuận này phải phù hợp với các Hiệp định có liên quan của ASEAN.

Neu các bên không đạt được thỏa thuận về việc bồi thường, bên thắng kiện có quyền yêu cầu SEOM cho phép đình chỉ ưu đãi dành cho bên thua kiện theo tho ả thuận trong Hiệp định có liên quan. Mức độ tạm đình chỉ ưu đãi hoặc các nghĩa vụ khác phải tương đương mức ưu đãi bị vô hiệu hóa hoặc bị suy giảm[50].

Nếu các bên tranh chấp không đồng ý về mức độ tạm đình chỉ ưu đãi, vấn đề này sẽ được quyết định bằng trọng tài. Trọng tài cũng có thê xác định liệu các đề xuất trả đũa có được phép theo các Hiệp định có liên quan hay không. Quyết định của trọng tài là cuối cùng và không được kháng nghị. Theo yêu cầu của bên thắng kiện, SEOM sẽ chấp thuận cho đình chỉ ưu đãi nếu yêu cầu này là phù hợp với quyết định của trọng tài. Tóm lại, thủ tục thực thi của ASEAN là rất giống với thủ tục thực thi của WTO.

[10] Nghị định thư năm 2004, Điều 3.2.

[11] Không có một điều khoản nào của Nghị định thư năm 2004 cho phép một bên tư nhân tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN như là một bên tranh chấp. Hầu hết các điều khoản của Nghi định thư là nhằm mục đích quy định cho các quốc gia thành viên.

[12] Nghị định thư năm 2004, Điều 3.3.

[13] Điều 3.4.

[14] Điều 5.1.

[15] Điều 4.1.

[16]Điều 4.3.

[17] Điều 5.1. Đây là một nguyên tắc mới theo đó một quyết định chỉ không được thông qua khi tất cả thành viên SEOM bỏ phiếu không thông qua. Điều này đồng nghĩa với việc các quyết định của SEOM hầu như được tự động thông qua vì khó có thê có một quyết định bị bỏ phiếu chống bởi tất cả thành viên SEOM.

[18]Điều 5.2.

[19] Phụ lục II.I.5.

[20] Phụ lục II.1.4.

[21] Phụ lục II.1.4.

[22] Phụ lục II.6.

[23] Phụ lục II.1.7.

[24] Phụ lục II.1.9.

[25] Phụ lục II.I.8.

[26] Phụ lục II.I.3.

[27] Điều 6.1.

[28] Điều 8.1.

[29] Phụ lục II.II.3.

[30] Phụ lục II.II.3.

[31] Phụ lục II.II.7.

[32] Phụ lục II.II.8.

[33] Điều 8.5.

[34] Điều 12.1.

[35] Điều 12.3.

[36] Điều 12.3.

[37] Điều 12.9.

[38] Điều 12.8.

[39] Điều 12.4.

[40] Điều 12.6.

[41] Điều 12.5.

[42] Xem WTO DSU, Điều 17.5.

[43] Nghị định thư năm 2004, Điều 12.10.

[44] Điều 12.13.

[45] Điêu 14.2.

[46] Điều 15.1.

[47] Điều 15.4.

[48] Điều 15.6.

[49] Điều 16.1.

[50] Điều 16.4.


4. Kết luận

thểthấy cơ chếgiải quyết tranh chấp của ASEAN quy định tại Nghị định thư năm 2004 là rất giống với cơ chếgiải quyết tranh chấp của WTO được quy định trong DSU. Do đó, có thểnói rằng cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN như là một cơ chế giải quyết tranh chấp thu nhỏ của WTO được áp dụng trong khu vực ASEAN. Mặc dù Nghị định thư năm 2004 thiếu tính khác biệt, nó là một cải tiến đáng kểtừ Nghị định thư năm 1996 và một số quy định phù hợp với truyền thống của ASEAN tiếp tục được duy trì.

Cụ thể, để duy trì truyền thống của ASEAN, Nghị định thư năm 2004 vẫn tiếp tục yêu cầu các bên tranh chấp tham vấn lẫn nhau như là bước đầu tiên đềgiải quyết tranh chấp. Kếthừa Nghị định thư năm 1996, Nghị định thư năm 2004 tiếp tục thúc đẩycác nước thành viên sử dụng môi giới, trung gian hoặc hoà giải đểđạt được thỏa thuận trước khi đưa vụ kiện ra xét xử[51]. Hơn nữa, Nghị định thư năm 2004 còn tạo điều kiện cho Ban Thư ký ASEAN tham gia và đóng vai tròmôi giới, trung gian hoặc hòa giải bất cứ khi nào cần thiết.

Nghị định thư năm 2004 là một bước tiến đáng kể nhằm tăng cường hơn nữa thủ tục tố tụng chính thức của Ban hội thẩm. Hơn nữa, bằng cách thành lập một Cơ quan phúc thẩmtrung lập, riêng biệt, Nghị định thư năm 2004 đánh dấu một thay đổi đáng kể so với Nghị định thư năm 1996.[52]Điểmnổibật nhất của Nghị định thư năm 2004 là áp dụng nguyên tắc đồng thuận phủ quyết đểđảm bảo báo cáo của Ban hội thẩmhoặc của Cơ quan phúc thẩmràng buộc các bên một cách có hiệu quả. Những thay đổinày là một cải tiến đáng kểtrong việc phi chính trị hóa quá trình giải quyết tranh chấp. Tất cả những điều này trong Nghị định thư năm 2004 sẽ hỗ trợ đáng kể cho việc bảo đảm sự nhất quán của cơ chế giải quyết tranh chấp và nâng cao tính pháp lý của các nguyên tắc ASEAN.

Như vậy, bằng cách giao quyền đánh giá các tranh chấp cho các cơ quan trung lập và thiết lập nguyên tắc tự động ràng buộc quyết định của các cơ quan này đối với các bên tranh chấp, Nghị định thư năm 2004 đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp mạnh mẽ hơn và có tiềm năng đạt được hiệu quả cao hơn cơ chế được xây dựng trước đây[53]. Thật vậy, Nghị định thư năm 2004 có nhiều tiềm năng đểđảm bảo rằng các quốc gia thành viên thực thi nhiệm vụ của mình theo các hiệp định ASEAN[54]. Do đó, kết quả có thể là những rào cản thương mại giữa các thành viên ASEAN được loại bỏ thành công[55]. Việc giảm bớt rào cản thương mại sẽ là một điều kiện tốt thúc đẩyđầu tư trực tiếp trong và ngoài khối ASEAN[56]. Bên cạnh đó, bằng việc xây dựng tốt một cơ ché nhằm đảm bảo tính ổnđịnh của các hiệp định ASEAN, Nghị định thư 2004 có thểgóp phần làm tăng lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài[57]. Tính hiệu quả của ASEAN do đó sẽ đạt được và các quốc gia thành viên cũng đạt được mục đích kinh té của mình [58].


[51] Điu 3.

[52] Xem Denis Hew, Towards anASEAN Charter: Regional Economic Integration, trong Framing the ASEAN Charter: An ISEAS Perspective, in Rodolpho c. Severino ed., 2005, tr. 37.

[53] Xem Deborah A. Haas, Note, Out of Others’ Shadows: ASEANMoves TowardGreater Regional Cooperation trong the Face of the EC and NAFTA, 9 Am. u. J. Int’l L. & Pol’y 809, 1994, tr. 839.

[54] Xem Cf. Lorraine c. Cardenas & Arpaporn Buranakanits, the Role of APEC trong the Achievement ofRegional Cooperation in Southeast Asia, 5 ANN. SURV. INT’L & COMP. L. 49, 1999, tr. 78.

[55] Xem Pearlie M.c. Koh, Enhancing Economic Cooperation: A Regional Arbitration Centre for ASEAN?, 49 INT’L & COMP. L. Q., 390,2000, từ tr. 391-392.

[56] Xem Horacio A. Grigera Naon, Symposium:Free Trade Areas: The Challenge and Promise of Fair vs. Eree Trade Panel V: Regionalism and the TransTer of Sovereignty, 27 LAW & POL’Y INT’L BUS. 1073, 1996, tr.1088.

[57] Xem Jeffrey A. Kaplan, ASEAN’s Rubicon: A Dispute Settlement Mechanism forAFTA, 14 UCLA PAC. BASIN L.J. 147, 1996, tr. 189.

[58] Xem Alyssa Greenwald, Note, The ASEAN- China Free Trade Area [A CFTA]: A LegalResponse to China’sEconomicRise?, 16 DUKE J. COMP. & INT’LL. 193, 2006, 207-208.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

©

Bài viết được đăng tải dưới sự cho phép của Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, mọi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bài viết được bảo lưu. Chi tiết xin vui lòng liên email

Vui lòng đăng nhập tài khoản để tải miễn phí.

Gmail

Đăng ký

Quên mật khẩu?

Đặt mua

Bản giấy tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam

Bài viết liên quan trên

Google scholar

Trích dẫn bài viết qua

Google scholar Crossref

  • Bài báo mới

Video liên quan

Chủ Đề