Tán sỏi ngoài cơ thể giá bao nhiêu năm 2024

Phương pháp tán sỏi qua da đang được áp dụng rộng rãi vì mang tới nhiều kết quả tích cực trong điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản. Sau tán sỏi, người bệnh ít bị đau, phục hồi nhanh và tránh được tối đa những biến chứng trong và sau khi mổ.

Tán sỏi ngoài cơ thể giá bao nhiêu năm 2024

Tán sỏi qua da là gì?

Tán sỏi qua da (sỏi thận) là phương pháp nội soi điều trị sỏi thận và sỏi niệu quản hiệu quả cao. Người bệnh được gây mê toàn thân. Sau đó, bác sĩ sử dụng một cây kim chọc qua da vùng lưng để tiếp cận thận. (1)

Đường hầm của kim chọc dò được nong rộng bằng dụng cụ nong để đạt được kích thước mong muốn. Điều này cho phép bác sĩ dễ dàng đưa vào cơ thể người bệnh máy nội soi và sử dụng năng lượng laser tán sỏi. Sỏi khi được tán thành mảnh vụn sẽ được hút ra ngoài.

Sau đó, qua đường hầm, bác sĩ tiến hành đặt ống thông thận để chụp kiểm tra sau phẫu thuật. Ống thông được rút ra sau 24 – 48 giờ. Một số trường hợp có thể cần bổ sung tán sỏi ngoài cơ thể nhằm xử lý những vụn sỏi còn sót lại.

Tán sỏi ngoài cơ thể giá bao nhiêu năm 2024

Chỉ định thực hiện tán sỏi thận qua da khi nào?

1. Đối tượng chỉ định

Tán sỏi thận qua da thường chỉ định cho các trường hợp gồm:

  • Kích thước sỏi lớn hơn 2cm, gồm cả sỏi san hô phức tạp.
  • Người bệnh đã tán sỏi ngoài cơ thể nhưng thất bại.

2. Đối tượng chống chỉ định

Nội soi tán sỏi thận qua da chống chỉ định với những trường hợp như:

  • Người bệnh bị rối loạn đông máu, có các bất thường ở mạch máu trong thận, có nguy cơ chảy máu nặng.
  • Người bệnh bị cao huyết áp. Trường hợp này chống chỉ định nội soi tán sỏi chỉ là tạm thời.

Rủi ro, biến chứng có thể gặp phải của kỹ thuật tán sỏi thận qua da

Tương tự các phương pháp phẫu thuật khác, nội soi tán sỏi thận qua da cũng tiềm ẩn một số rủi ro như chảy máu, thủng hệ thống đài bể thận, sốc nhiễm trùng, tổn thương những có quan lân cận như phổi (màng phổi), đại tràng, tá tràng, lách, gan…

Ưu và nhược điểm của phương pháp tán sỏi thận qua da

1. Ưu điểm

  • Ít gây đau: Phương pháp mổ thông thường sẽ qua đường rạch dài ở bụng. Tuy nhiên, nội soi tán sỏi thận qua da chỉ cần vết rạch nhỏ 0,6cm tại lưng. Vì thế, người bệnh sẽ ít bị đau hơn.
  • Xử lý sạch tới 100% sỏi thận: Đây là phương pháp giúp kiểm tra toàn bộ đài bể thận, niệu quản để không sót sỏi.
  • Ít tổn hại tới thận: Phương pháp này ảnh hưởng rất ít tới những chức năng của thận, chỉ ở mức 1%. Trong khi, phẫu thuật bình thường có thể ảnh hưởng chức năng thận với mức lớn hơn rất nhiều do đường rạch trên nhu mô thận.
  • Hạn chế tối đa những biến chứng trong và sau khi mổ: Tán sỏi qua da có thể giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng so với phẫu thuật bình thường.
  • Phục hồi nhanh: Vì là phương pháp ít gây đau, người bệnh sau khi tán sỏi không cần nằm viện quá lâu, có thể quay lại với đời sống sinh hoạt hằng ngày sớm.

2. Nhược điểm

  • Chi phí thực hiện khá cao: Chi phí điều trị cao vì phải dùng tới các dụng cụ y tế như bộ nong thận, amplatz, catheter niệu quản và một số thiết bị khác.
  • Yêu cầu trình độ phẫu thuật viên tốt: Để đảm bảo tán sạch sỏi và giảm thiểu biến chứng, phẫu thuật viện cần được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm đối với phương pháp nội soi tán sỏi qua da.

Quy trình thực hiện phương pháp tán sỏi thận qua da

  • Người bệnh được gây mê toàn thân, sau đó thay đổi tư thế nằm tán sỏi thuận tiện nhất. Người bệnh nằm nghiêng về phía có sỏi cần tán.
  • Bác sĩ tiến hành sát trùng, dùng đầu dò quan sát hình thể thận, sử dụng dao phẫu thuật rạch đường nhỏ trên da khoảng 6mm tại khu vực hông lưng có sỏi.
  • Qua đường rạch, bác sĩ nong một đường hầm từ ngoài da đến thận dưới hướng dẫn của đầu dò, máy siêu âm. Đường hầm có đường kính nhỏ, khoảng cách của đường hầm từ da đến thận là ngắn nhất và ít mạch máu nhất.
  • Qua đường hầm nhỏ, bác sĩ đưa máy nội soi vào đường hầm để xác định chính xác vị trí sỏi. Từ hình ảnh thu được của thiết bị nội soi, bác sĩ sẽ dẫn dây phát năng lượng laser vào để tán sỏi thành vụn nhỏ.
  • Sỏi vừa tán sẽ được hút dần dần thông qua đường hầm nhỏ cho tới khi thận sạch sỏi hoàn toàn.
  • Đặt sonde JJ vào niệu quản của người bệnh và dẫn lưu đài bể thận qua da. Những ống này được theo dõi kiểm tra và rút ra khi sức khỏe người bệnh đã ổn định.

Tán sỏi ngoài cơ thể giá bao nhiêu năm 2024

Tỉ lệ thành công của tán sỏi thận qua da là bao nhiêu?

Tỷ lệ sạch sỏi của phương pháp tán sỏi thận qua da được báo cáo lên tới 90%. Tỷ lệ sạch sỏi cao hay thấp còn phụ thuộc vào mức độ kinh nghiệm của bác sĩ, đặc tính của sỏi và thiết bị sử dụng. (3)

Thông tin cần biết trước và sau khi thực hiện tán sỏi thận qua da

1. Trước khi thực hiện

Trước khi tán sỏi, người bệnh cần chuẩn bị một số thủ tục để đảm bảo quá trình tán sỏi diễn ra thuận lợi gồm: (2)

  • Tiến hành thực hiện các xét nghiệm bắt buộc trước khi bắt đầu tán sỏi.
  • Ký bản cam kết xác nhận thực hiện tán sỏi qua da đường hầm nhỏ.
  • Ngừng dùng những loại thuốc điều trị bệnh khác (nếu có), cần nhịn ăn uống trước tán sỏi theo chỉ định từ bác sĩ.
  • Bác sĩ chỉ định người bệnh dùng kháng sinh dự phòng trước khi tán sỏi.
    Xem thêm: 4 phương pháp tán sỏi thận hiệu quả được ứng dụng trong y học hiện nay

2. Sau khi thực hiện

Sau phẫu thuật, người bệnh được đưa tới phòng hồi sức, ở lại cho tới khi tỉnh lại sau gây mê, thường mất khoảng 1 – 2 giờ. Sau đó, người bệnh được đưa về phòng nội trú. Nếu cảm thấy đau hay buồn nôn ở phòng hồi sức, người bệnh nên nhanh chóng thông báo cho nhân viên biết để được cấp thuốc cải thiện các triệu chứng này.

Người bệnh nên dành thời gian nghỉ trên giường. Trong thời gian này, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh chuyển động bàn chân và mắt cá chân, đồng thời ngọ nguậy những ngón chân nhằm kích thích lưu thông máu ở chân. Biện pháp này kết hợp hít thở sâu giúp giảm nguy cơ đông máu ở chân. Hít thở sâu còn giúp phòng ngừa những vấn đề ở phổi sau phẫu thuật.

Với các trường hợp dùng ống dẫn lưu từ thận, ống sẽ được nối với túi đựng để dẫn lưu nước tiểu của người bệnh. Nước tiểu của người bệnh sẽ lẫn máu. Điều dưỡng sẽ thường xuyên xả túi và tiến hành đo lượng nước tiểu thải ra. Thời gian người bệnh cần dùng ống này sẽ phụ thuộc số lượng những mảnh vỡ sót lại, máu đông và những mảnh vụn khác. Bác sĩ thường rút ống dẫn lưu sau ngày phẫu thuật.

Tuy vậy, người bệnh có thể cần chụp x-quang để xác định thời gian thích hợp cho việc rút ống. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng ống thông niệu đạo trong khoảng 24 giờ đầu tiên sau phẫu thuật. Ống được đưa vào từ bàng quang qua niệu đạo, dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể. Một số trường hợp ống có thể gây khó chịu. Nếu cảm thấy không thoải mái, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ biết.

Thời gian hồi phục là bao lâu?

Phẫu thuật tán sỏi qua da nhẹ nhàng, hạn chế nhất cảm giác đau đớn, thời gian tiến hành điều trị ngắn (khoảng 1 giờ). Thời gian nằm viện khoảng 2 – 5 ngày, phục hồi nhanh trở lại làm việc khoảng 7 – 10 ngày.

Hướng dẫn chăm sóc sau khi thực hiện tán sỏi thận qua da

  • Người bệnh có thể thấy nước tiểu có lẫn ít máu. Tình trạng này có thể kéo dài lên tới hai tuần. Lúc này, bạn nên uống thật nhiều nước. Mỗi ngày cần uống 2 – 3l nước lọc, nước ép hay nước trái cây. Trong thời gian hồi phục, người bệnh cần lưu ý không uống nhiều hơn hai tách trà hay cà phê mỗi ngày, đặc biệt tránh uống rượu.
  • Người bệnh có thể bị đau xung quanh vùng phẫu thuật trong khoảng vài tuần. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau để giúp người bệnh cải thiện tình trạng này.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng sẽ giúp ngăn ngừa táo bón. Do tình trạng căng ruột có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Người bệnh nên bổ sung nhiều trái cây và rau củ với các loại thực phẩm giàu chất xơ (mì ống, bánh mì nguyên hạt, gạo…). Để xác định chế độ ăn phù hợp, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ.
  • Không nằm trong thời gian dài. Hạn chế di chuyển có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi hay đông máu ở chân của người bệnh.
  • Không nâng vác hay kéo vật nặng trong vòng 4 tuần sau phẫu thuật.
  • Mỗi ngày nên thay băng vết thương, kiểm tra quá trình lành vết thương. Lưu ý không đặt băng ướt lên trên vết thương. Khi vết thương khô và lành (khoảng 3 – 5 ngày), người bệnh có thể tháo băng.
  • Nghỉ ngơi khoảng 2 – 4 tuần trước khi quay lại làm việc. Nếu công việc yêu cầu nâng vác vật nặng hoặc vận động nhiều, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Các hoạt động tình dục có thể được thực hiện sau 2 tuần phẫu thuật, miễn là người bệnh cảm thấy thoải mái.
    Xem thêm: Bệnh nhân sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Tán sỏi ngoài cơ thể giá bao nhiêu năm 2024
Sau khi tán sỏi thận qua da, người bệnh nên uống nhiều nước

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.

Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, BS.CKII Đinh Cẩm Tú, BS.CKII Ngô Đồng Dũng, BS.CKII Võ Thị Kim Thanh ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận, đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao.

Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

Quy trình tán sỏi qua da đơn giản, nhanh chóng. Hiện phương pháp này đang được áp dụng hiệu quả ở những cơ sở y tế uy tín. Vì thế, người bệnh nhân không cần quá lo ngại khi điều trị sỏi. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo tuân thủ đúng những chỉ định tán sỏi từ bác sĩ để hạn chế rủi ro và biến chứng sau phẫu thuật.

Tán sỏi ngoài có thể chi phí hết bao nhiêu?

Chi phí nội soi tán sỏi thận qua da dao động từ 12 - 20 triệu đồng. Tuy nhiên, chi phí tán sỏi thận còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Phương pháp tán sỏi, tình trạng sức khỏe, ăn uống, đi lại, thuốc, giường bệnh,…

Tán sỏi ngoài đã bao nhiêu tiền?

Nhìn chung, chi phí tán sỏi thận qua da sẽ dao động trong khoảng trên dưới 40 triệu đồng tùy từng bệnh viện. Hiện nay, đa số các bệnh viện đều áp dụng bảo hiểm y tế khi chi trả để giảm bớt áp lực về kinh tế cho người bệnh.

Tán sỏi ngoài có thể bao nhiêu lần?

Hiệu quả tán sỏi chỉ đạt từ 55 - 85%. Với những viên sỏi cứng hoặc sỏi có kích thước lớn chưa vỡ hết thì có thể phải tán lại 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 2 đến 3 tuần.

Tán sỏi ngoài có thể mất bao lâu?

Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được tư vấn và giải đáp như sau: Tán sỏi qua da có thể mất trung bình dưới 1 tiếng. Sỏi thận của bạn là sỏi san hô nên có thể phẫu thuật tán sỏi kéo dài hơn và khoảng 2 tiếng. Phương pháp tán sỏi qua da được chỉ định nhiều hiện nay với các bệnh nhân sỏi thận.