Tại sao vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị của nước ta có mật độ dân số cao

Tại sao đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước?

Giải thích tại saoĐồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước về dân cư phân bố rất không đều giữa các địa phương ở đồng bằng này ?

Theo dõi Vi phạm
Địa lý 9 Bài 20Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 20Giải bài tập Địa lý 9 Bài 20
ADSENSE

Lý thuyết Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

1. Mật độ dân số và phân bố dân cư

– Mật độ dân số: cao, ngày một tăng.

Dẫn chứng: Năm 1989: 195 người/km², năm 2003: 246 người/km² [thế giới: 47 người/km²], năm 2016: 280 người/km² [thế giới: 57 người/km²].

– Dân cư nước ta phân bố không đều:

+ Không đồng đều theo vùng:

  • Dân cư tập trung đông: Ven biển, đồng bằng. [trên 1000 người/km2]. Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng [1192 người/km2].
  • Dân cư thưa thớt: Vùng núi, trung du. [khoảng 100 người/km2]. Thấp nhất là khu vực Tây Bắc.

→ Miền núi thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế – xã hội và môi trường.

– Không đồng đều theo thành thị và nông thôn:

  • Tập trung đông ở nông thôn [74%].
  • Tập trung ít ở thành thị [26%].

2. Các loại hình quần cư

Đặc điểm Quần cư nông thôn Quần cư thành thị
Phân bố dân cư Tập trung thành các điểm dân cư. Tập trung ở thị trấn, đô thị lớn.
Tên gọi điểm quần cư Làng, ấp [người Kinh]. Bản [người Tày, Thái, Mường,…]; Buôn, plây [các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên]; Phum, sóc [Khơ-me]. Phường, quận, khu đô thị, chung cư,…
Hình thái nhà cửa Nhà cửa thấp, phân bố thưa thớt. Nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc biệt thự; các chung cư, khu đô thị mới.
Hoạt động kinh tế chủ yếu Nông nghiệp Công nghiệp, dịch vụ
Mật độ dân cư Thấp Cao

3. Đô thị hoá

– Đặc điểm:

  • + Số dân đô thị thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp [30%].
  • + Trình độ đô thị hóa còn thấp.
  • + Quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị.
  • + Phần lớn các đô thị ở nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. Phân bố ở đồng bằng, ven biển.

Giải bài tập SGK Địa lí 9 trang 14

Câu 1

Dựa vào hình 3.1 [SGK trang 11], hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta.

Lời giải:

– Phân bố dân cư nước ta rất không đồng đều trên lãnh thổ:

  • Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước.
  • Miền núi và trung du dân cư thưa thớt. Tây Nguyên và Tây Bắc là các vùng có mật độ thấp hơn các vùng khác.

– Trong cùng một vùng, phân bố dân cư cũng rất chênh lệch giữa các địa phương. Ví dụ: ở đồng bằng Sông Hồng, vùng trung tâm của đồng bằng dân cư tập trung đông hơn các vùng rìa.

-Các đô thị của nước ta cũng phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển. Đồng bằng sông Hồng là vùng có mạng lưới đô thị dày đặc và có nhiều đô thị lớn hơn các vùng khác.

Câu 2

Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta.

Lời giải:

– Quần cư nông thôn:

+ Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số khác nhau. Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tùy thuộc theo dân tộc và địa bàn cư trú : làng, ấp [người Kinh]; bản [người Tày, Thái, Mường,…]; buôn, plây [các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên]; phum, sóc [người Khơ-me].

+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, do phụ thuộc vào đất đai nên các điểm dân cư nông thôn thường được phân bố trải rộng theo lãnh thổ.

+ Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi. Tỉ lệ người không làm nông nghiệp ở nông thôn ngày càng tăng.

– Quần cư thành thị:

+ Các đô thị, nhất là các đô thị lớn ở nước ta có mật độ dân số rất cao .Ở nhiều siêu đô thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến. Ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Ngoài ra còn có kiểu nhà biệt thự, nhà vườn…

+ Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, có chức năng chính là hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Là trung tâm kinh tế , chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật quan trọng.

Câu 3

Quan sát bảng 3.2 [trang 14 SGK ] nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta.

Lời giải:

ân cư nước ta có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng trong nước.

  • Tập trung đông ở các vùng đồng bằng, là những vùng có mật độ dân số cao hơn mức trung bình của cả nước. Cao nhất là Đồng bằng sông Hồng năm 2003: 1192 người km2
  • Đông Nam Bộ – 476 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long – 425 người/km2.
  • Thưa thớt ở các vùng miền núi và cao nguyên : Tây Bắc 67 người/ km2
  • Tây Nguyên 84 người/km2 , Đông Bắc 141 người/km2 .

– Ngay trong một vùng thì mật độ dân số cũng không giống nhau giữa các khu vực và các địa phương. ở Trung du miền núi Bắc Bộ tiểu vùng Đông Bắc có mật độ dân số 141 người/ km2 cao hơn tiểu vùng Tây Bắc 67 người/km2.

– Mật độ dân số trung bình ở các địa phương giai đoạn 1989 – 2003 đều tăng lên, nhưng mức độ tăng có sự khác nhau giữa các khu vực:

  • Tây Nguyên là khu vực có mật độ dân số trung bình tăng nhiều nhất từ 45 lên 84 người/km2 , tăng 1,87 lần [do các chương trình di dân của Đảng và Nhà nước lên Tây Nguyên để xây dựng và phát triển các vùng kinh tế mới].
  • Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có mật độ dân số tăng ít nhất: 103 lên 115 người/km2, tăng 1,1 lần.

Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về mật độ dân số và sự phân bố dân cư ở Việt Nam. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 9 trang 14.

Soạn Địa lí 9 Bài 3 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.

TT - Đây là bài giải đề thi môn Địa lý kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra sáng 3-6-2010. Bài giải và phần nhận định này được giới thiệu trên báo Tuổi Trẻ phát hành ngày 4-6-2010.

Phóng toGiám thị kiểm tra cuốn Atlat của thí sinh trước khi mở đề thi môn địa tại hội đồng thi Trường THPT Trần Khai Nguyên, Q.5, TP.HCM sáng 3-6 - Ảnh: Như Hùng

ĐỀ THI .I. Phần chung cho tất cả thí sinh [8,0 điểm]

Câu I. [3,0 điểm]

1. Nêu tóm tắt ý nghĩa về tự nhiên của vị trí địa lý nước ta?

2. Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các quốc gia nào? Kể tên các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta?

3. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a] Cho biết tên sáu đô thị có số dân lớn nhất nước ta. Trong số đó, đô thị nào trực thuộc tỉnh?

b] Giải thích tại sao đô thị là nơi dân cư tập trung đông đúc?

Câu II. [2,0 điểm]

Cho bảng số liệu:

Sản lượng cao su Việt Nam [đơn vị: nghìn tấn]

Năm

1995

2000

2005

2007

Sản lượng cao su

124,7

290,8

481,6

605,8

1. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng cao su của nước ta theo bảng số liệu trên.

2. Nhận xét sự thay đổi sản lượng cao su nước ta giai đoạn 1995 - 2007.

Câu III. [3,0 điểm]

1. Trình bày những thuận lợi về tự nhiên trong việc phát triển kinh tế ở Bắc Trung bộ.

2. Tại sao thủy lợi là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển nôngnghiệp ở Đông Nam bộ?

II. Phần riêng - phần tự chọn [2,0 điểm]

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu [câu IV.a hoặc câu IV.b]

Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn [2,0 điểm]

Trình bày những mặt tích cực và tồn tại trong hoạt động ngoại thương của nước ta từ sau đổi mới.

Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao [2,0 điểm]

Cho bảng số liệu:

Thu nhập bình quân đầu người hằng tháng ở Ðông Nam bộ và Tây nguyên theo giá so sánh 1994 [đơn vị: nghìn đồng]

Năm

1999

2002

2004

2006

Ðông Nam bộ

366

390

452

515

Tây nguyên

221

143

198

234

Hãy so sánh thu nhập bình quân đầu người của hai vùng theo bảng số liệu trên và giải thích.

BÀI GIẢI

I. Phần chung cho tất cả các thí sinh [8,0 điểm]

Câu I [3,0 điểm]

1. Nêu tóm tắt ý nghĩa về tự nhiên của vị trí địa lý nước ta.

- Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa [nền nhiệt độ cao, mưa nhiều và nằm trong khu vực gió mùa châu Á];

- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú;

- Tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên: Bắc với Nam, núi với đồng bằng...;

- Nằm trong vùng có nhiều thiên tai nên cần có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.

2. Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các quốc gia nào?

Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các quốc gia: Trung Quốc, Campuchia, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan.

Kể tên các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta.

Hệ sinh thái vùng ven biển nước ta rất đa dạng và giàu có:

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn;

- Hệ sinh thái trên đất phèn;

- Hệ sinh thái rừng trên các đảo.

3. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a. Cho biết tên 6 đô thị có số dân lớn nhất nước ta. Trong số đó, đô thị nào trực thuộc tỉnh?

Sáu đô thị có số dân lớn nhất nước ta: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ và Biên Hòa.

Đô thị trực thuộc tỉnh là Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai.

b. Giải thích tại sao đô thị là nơi dân cư tập trung đông đúc?

Đô thị là nơi dân cư tập trung đông đúc vì:

- Có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại;

- Có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước;

- Trình độ phát triển kinh tế cao;

- Có nhiều khu công nghiệp...

Câu II [2,0 điểm]

1. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng cao su của nước ta theo bảng số liệu.

Phóng to

2. Nhận xét sự thay đổi sản lượng cao su nước ta giai đoạn 1995-2007:

- Sản lượng cao su nước ta giai đoạn 1995-2007 tăng và tăng liên tục [dẫn chứng];

- Tăng nhanh nhất là giai đoạn từ 2005-2007 [dẫn chứng].

Câu III [3,0 điểm]

1. Những thuận lợi về tự nhiên trong việc phát triển kinh tế ở Bắc Trung bộ.

Bắc Trung bộ có những thuận lợi về tự nhiên:

- Khoáng sản: có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như: crômit, thiếc, sắt, đá vôi...

- Rừng: có diện tích tương đối lớn - độ che phủ rừng chỉ đứng sau Tây nguyên;

- Sông: hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị về thủy lợi, giao thông và tiềm năng thủy điện;

- Biển: tỉnh nào cũng giáp biển;

- Diện tích rừng gò đổi tương đối lớn...

- Du lịch: có tài nguyên du lịch đáng kể, có các bãi tắm nổi tiếng [Sầm Sơn, Cửa Lò...].

2. Tại sao thủy lợi là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển nông nghiệp ở Đông Nam bộ?

Thủy lợi là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển nông nghiệp ở Đông Nam bộ vì:

- Mùa khô kéo dài và một số vùng thấp bị úng nước dọc theo sông Đồng Nai và sông La Ngà;

- Công trình thủy lợi Dầu Tiếng trên thượng lưu sông Sài Gòn và dự án thủy lợi Phước Hòa được thực thi sẽ:

* Tăng diện tích đất trồng trọt;

* Tăng hệ số sử dụng đất trồng hằng năm;

* Đảm bảo lương thực thực phẩm cho vùng.

II. Phần riêng - phần tự chọn [2,0 điểm]

Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn [2,0 điểm]

Những mặt tích cực và tồn tại trong hoạt động ngoại thương của nước ta từ sau đổi mới.

1. Tích cực:

- Sau đổi mới, thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa;

- Trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới [WTO] và hiện có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới;

- Xuất khẩu:

* Kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng;

* Mặt hàng xuất khẩu: hàng công nghiệp nặng, khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông lâm thủy sản;

* Thị trường xuất khẩu lớn nhất: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc.

- Nhập khẩu:

* Kim ngạch nhập khẩu ngày càng tăng;

* Mặt hàng nhập khẩu: nguyên liệu, tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng;

* Thị trường nhập khẩu chủ yếu là: châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu.

2. Tồn tại:

- Trong xuất khẩu, tỉ trọng hàng chế biến hay tinh chế tương đối thấp và tăng chậm, hàng gia công còn lớn...;

- Hàng nhập khẩu thường có giá trị cao;

- Cán cân xuất nhập khẩu vẫn còn là nhập siêu.

Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao [2,0 điểm]

So sánh thu nhập bình quân đầu người của hai vùng theo bảng số liệu và giải thích.

* So sánh:

- Thu nhập bình quân theo đầu người ở Đông Nam bộ ngày càng tăng [dẫn chứng];

- Thu nhập bình quân theo đầu người ở Tây nguyên: từ năm 1999 đến năm 2002 giảm [dẫn chứng], từ năm 2002 đến năm 2006 tăng [dẫn chứng] và đến năm 2006 đã cao hơn năm 1999;

- Thu nhập bình quân theo đầu người ở Đông Nam bộ từ năm 1999 đến năm 2006 tăng 1,4 lần, thu nhập bình quân theo đầu người ở Tây nguyên từ năm 1999 đến năm 2006 tăng 1,06 lần;

- Từ năm 1999 đến năm 2006 Đông Nam bộ có thu nhập bình quân đều lớn hơn Tây nguyên và khoảng cách ngày càng cao do tăng nhanh hơn.

* Giải thích:

- Nhìn chung, từ năm 1999 đến năm 2006 thu nhập bình quân theo đầu người của hai vùng đều tăng do:

* Tác động tích cực của chính sách đổi mới về kinh tế;

* Hiệu quả tốt của xóa đói giảm nghèo.

* Đông Nam bộ có thu nhập bình quân theo đầu người cao hơn Tây nguyên vì:

* Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm;

* Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao;

* Có cơ sở hạ tầng tốt;

* Tích tụ lớn về vốn;

* Thu hút đầu tư nước ngoài nhiều.

- Tây nguyên có thu nhập bình quân theo đầu người thấp hơn Đông Nam bộ vì:

* Điều kiện kinh tế xã hội Tây nguyên còn nhiều khó khăn;

* Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học kỹ thuật;

* Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn nhiều...

* Công nghiệp trong vùng mới đang giai đoạn hình thành.

Phóng toThí sinh hớn hở sau khi hoàn thành bài thi môn địa lý tại hội đồng thi Trường THPT Ernst Thalmann, Q.1, TP.HCM sáng 3-6 - Ảnh: Minh Đức

Nhận định đề thi:

Môn địa lý: không khó

Kết thúc thời gian làm bài môn địa lý, thầy Đặng Duy Định, tổ trưởng tổ địa lý Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, TP.HCM, nhận định đề thi đáp ứng đủ ba yêu cầu đối với thí sinh. Đề có phần kiểm tra kiến thức cơ bản: tóm tắt ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lý nước ta, nhiều phần thí sinh vận dụng được kỹ năng sử dụng atlat. Phần biểu đồ năm nay đơn giản, đề yêu cầu vẽ biểu đồ cột bình thường, chỉ có một yếu tố sản lượng cao su, chỉ yêu cầu nhận xét về biểu đồ, không yêu cầu giải thích. Học sinh trung bình có thể hoàn chỉnh phần biểu đồ.

Câu 3, phần trình bày những thuận lợi về tự nhiên trong việc phát triển kinh tế ở Bắc Trung bộ, yêu cầu học sinh có kiến thức và biết sử dụng atlat. Phần câu hỏi về thủy lợi kiểm tra kiến thức chi tiết.

Ở phần đề tự chọn, phần dành cho học sinh học chương trình cơ bản, nếu không học bài cũng có thể vận dụng atlat trang thương mại để có kiến thức làm được ít nhất 2/3 nội dung câu hỏi. Phần đề chương trình nâng cao yêu cầu học sinh có kiến thức tổng hợp để so sánh, giải thích.

Đề nhiều câu, nhiều ý nhưng đảm bảo đúng cấu trúc đề bộ đã công bố. Nếu biết phân bố thời gian làm bài, không viết lan man vẫn hoàn thành bài. Nhìn chung, đề này không quá khó với học sinh trung bình.

Thầy Ngô Tương Đại, hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi, nguyên chuyên viên môn địa lý của Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng thí sinh dễ đạt 5 điểm với đề này nhưng sẽ khó có điểm cao. Đề có những phần hỏi kiến thức nhỏ, chi tiết [chẳng hạn như phần hỏi về hệ sinh thái vùng biển, sáu đô thị đông dân nhất - đô thị nào thuộc tỉnh], thí sinh ít lưu ý những chi tiết nhỏ này.

Đề cũng có những phần câu hỏi mở, vận dụng kiến thức xã hội [vì sao đô thị đông dân cư]. Với những câu hỏi này, thí sinh có thể có nhiều kiểu trả lời khác nhau. Học sinh rất dễ mất điểm nếu trình bày không giống đáp án. Đề mở nhưng không biết đáp án mở đến cỡ nào.

PHÚC ĐIỀN

Video liên quan

Chủ Đề