Đồng tiền thanh toán quốc tế là gì

Mục lục

Chuyển tiềnSửa đổi

Người mua sẽ chuyển tiền của mình thông qua một ngân hàng trong nước cho người bán một phần hoặc toàn bộ giá trị lô hàng [tuỳ theo hợp đồng ngoại thương].

Theo phương thức này người chuyển tiền [Remitter] ra lệnh cho ngân hàng của mình [Remitting bank] chuyển cho ngân hàng mà người bán [bên thụ hưởng] có tài khoản [Beneficiary bank]. Sau khi nhận được tiền thì người bán sẽ tiến hành giao hàng.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng

Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về chấm dứt hợp đồng là các văn bản pháp luật sau đây:

2. Khái niệm về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng

Theo quy định tại Điều 385Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các chủ thể về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Đối với các loại hợp đồng hướng đến lợi ích vật chất thì trong hợp đồng sẽ thỏa thuận về vấn đề phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán. Theo đó, đồng tiền thanh toán có thể hiểu là đồng tiền sử dụng thực tế để các bên thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho bên còn lại.

>> Xem thêm: 5 phương thức thanh toán trong hợp đồng

>>> Xem thêm:Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là gì ?

3. Các quy định về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng

Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên về vấn đề nào đó. Tuy nhiên, để hợp đồng có hiệu lực thì phải đáp ứng những điều kiện luật định, trong đó nội dung không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Vậy nên, các bên có thể tự do thỏa thuận về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Trong ký kết hợp đồng ngoại thương [Hợp đồng xuất nhập khẩu, Hợp đồng chuyển giao công nghệ…], các doanh nghiệp thường sẽ sử dụng một đồng tiền mạnh làm đồng tiền trung gian trong giao dịch thanh toán. Đó có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc đồng tiền của một nước thứ ba.

>>> Xem thêm:Hướng dẫn soạn thảo Hợp đồng xuất nhập khẩu [Hợp đồng ngoại thương]

a. Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là tiền Việt Nam đồng

Thông thường, đối với giao dịch trong nước, các chủ thể thường thỏa thuận về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là đồng Việt Nam.

Điều này sẽ tạo thuận tiện cho doanh nghiệp bởi theo điểm e, khoản 2 điều 16 của Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính thì: “Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam”. Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt [Ví dụ: 100.000 USD sẽ ghi là một trăm nghìn đô la mỹ] đồng thời ghi số tiền quy đổi theo tỷ giá của đồng Việt Nam trên hóa đơn.

Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng được pháp luật quy định – Nguồn ảnh minh họa: Internet

b. Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là ngoại hối [ngoại tệ]

Theo Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005 thì Ngoại hối bao gồm: Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung Châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực; Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ; Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ; Đồng tiền của nước CHXHCN Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

Theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối, Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam quy định về nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam như sau:

“Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác [bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận] của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối”.

Như vậy, về nguyên tắc, trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương đương khác không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép thanh toán bằng ngoại tệ theo Điều 4 của Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định về các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.

Cụ thể các trường hợp như:

Các trường hợp sử dụng ngoại hối không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN đều sẽ bị nghiêm cấm. Do vậy, trường hợp các bên thoả thuận giá cả, phương thức thanh toán bằng ngoại tệ là đồng tiền thanh toán trong hợp đồng sẽ vi phạm quy định về việc hạn chế sử dụng ngoại hối tại Pháp lệnh ngoại hối và Thông tư 32/2013/TT-NHNN.

Thực tế khi các Doanh nghiệp Việt Nam ký kết hợp đồng ngoại thương [Hợp đồng xuất nhập khẩu,] với các đối tác nước ngoài, có những mặt hàng đặc biệt, phải thanh toán bằng một loại tiền tệ nhất định, thường là những mặt hàng quan trọng đã bị một số nước khống chế từ lâu, chẳng hạn như mua bán cao su, thiếc thanh toán bằng GPB; mua bán dầu hỏa thanh toán bằng USD;… Hiện nay, các Doanh nghiệp Việt Nam ký kết hợp đồng ngoại thương thường sử dụng các ngoại tệ mạnh có tỷ giá trực tiếp với VND như: USD, EUR, JPY, GBP, …

>>> Xem thêm:Bảo đảm đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài

Thanh toán quốc tế là gì?

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.

Như vậy, có thể thấy thanh toán quốc tế phục vụ cho hai lĩnh vực là kinh tế và phi kinh tế, tuy nhiên, hai lĩnh vực này thường có sự gắn kết, giao thoa với nhau. Sự phát triển của hoạt động ngoại thương đã thúc đẩy sự hình thành hoạt động thanh toán quốc tế vì vậy, thanh toán quốc tế xuất hiện để phục vụ cho hoạt động nay, hay nói cách khác thanh toán quốc tế hình thành để phục vụ cho hoạt động mua bán hàng hóa giữa các nước trên thế giới.

Có thể nói hoạt động mua bán quốc tế là tất yếu và ngày càng phát triển vô cùng mạnh mẽ, bởi các quốc gia ngày nay không tự sản xuất mọi thứ mình cần, do các điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên và do vậy năng lực sản xuất ở các nước cũng khác nhau.

Vì vậy, các quốc gia sẽ nhập khẩu những hàng hóa mà mình sản xuất kém ưu thế và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có ưu thế, để tận dụng lợi thế so sánh giữa các quốc gia với nhau.

Hiện nay, tồn tại hai loại thanh toán quốc tế bao gồm: Thanh toán trong ngoại thương và thanh toán phi ngoại thương. Thanh toán quốc tế trong ngoại thương là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương. Thanh toán phi ngoại thương là thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương mại.

1. Khái niệm thanh toán quốc tế

1.1. Cơ sở hình thành thanh toán quốc tế

Thật hiếm khi một quốc gia lại tự sản xuất mọi thứ mình cần. Điều kiện tự nhiên, địa lý, trình độ phát triển và các yếu tố khác của mỗi nước xác định phạm vi và năng lực sản xuất của nước đó. Điều này nói lên rằng, các quốc gia luôn phụ thuộc lẫn nhau về rất nhiều loại hàng hóa cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng.

Kết quả là, một nước sẽ nhập khẩu những hàng hóa với giá rẻ, đồng thời xuất khẩu những hàng hóa có ưu thế về năng suất lao động, nhằm tận dụng những lợi thế so sánh [tuyệt đối và tương đối] trong ngoại thương. Sự di chuyển hàng hóa giữa các nước tạo nên hạot động xuất nhập khẩu của một quốc gia, từ đó hình thành nên chuyên ngành quan hệ kinh tế quốc tế và kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương.

Hàng hóa xuất nhập khẩu được chuyên chở từ nước này sang nước khác bằng các phương thức vận tải khác nhau như: đường biển, hàng không, đường bộ, đường sắt, đường sông hoặc kết hợp hai hay nhiều phương thức vận tải với nhau, từ đó hình thành nên chuyên ngành vận tải hàng hóa trong ngoại thương.

Nhìn chung, việc chuyên chở hàng hóa từ nước này sang nước khác có thể gặp rủi ro bất trắc trong quá trình chuyên chở; do đó, để đảm bảo an toàn và tạo sự ổn định trong kinh doanh cho các nhà xuất nhập khẩu thì hàng hóa xuất nhập khẩu phải được bảo hiểm, từ đó hình thành nên chuyên ngành bảo hiểm hàng hóa trong ngoại thương.

Thông thường, một thương vụ được kết thúc bằng việc bên mua thanh toán, nhận hàng và bên bán giao hàng, nhận tiền theo các điều kiện quy định trong hợp đồng mua bán. Hai bên mua bán có thể thỏa thuận các phương thức thanh toán như ứng trước, ghi sổ, chuyển tiền, nhờ thu hay tín dụng chứng từ. Thông qua đó, người mua và người bán không thanh toán trực tiếp cho nhau, mà thông qua sự trợ giúp của ngân hàng, từ đó hình thành nên chuyên ngành kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

Trong hoạt động ngoại thương, đối với nhà xuất khẩu từ khi nhận được đơn đặt hàng cho đến khi nhận được tiền hàng xuất khẩu thường phải mất một thời gian khá dài, do đó, ngoài nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng như thông báo L/C, mua bán ngoại tệ… nhà xuất khẩu còn có nhu cầu được tài trợ cho hoạt động xuất khẩu trước và sau khi giao hàng. Chẳng hạn, trước khi giao hàng nhà xuất khẩu có nhu cầu vốn cho sản xuất, thu mua hàng xuất khẩu, còn sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu có nhu cầu tài trợ cho bộ chứng từ hàng xuất [negotiate] hay chiết khấu hối phiếu [discount]. Tương tự, nhà nhập khẩu sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương cũng có nhu cầu tài trợ, như tài trợ ký quỹ mở L/C, tài trợ trên cơ sở thế chấp bộ chứng từ và hàng hóa nhập khẩu [tài trợ bắc cầu], bảo lãnh hối phiếu nhờ thu [aval]… từ đó hình thành nên chuyên ngành tài trợ xuất nhập khẩu.

Vì tiền tệ sử dụng trong hợp đồng mua bán quốc tế có thể là đồng tiền của nước người mua, của nước người bán hoặc đồng tiền của nước thứ ba, từ đó hình thành nên nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại để giúp những nhà nhập khẩu chuyển đổi tiền tệ nhằm thực hiện thương mại quốc tế và phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Vì các hoạt động kinh tế đối ngoại nêu trên liên quan đến các bên ở các nước có vị trí địa lý và tập quán khác nhau, nguồn luật điều chỉnh vừa mang tính địa phương, vừa mang tính quốc tế, do đó, các tranh chấp cũng thường phát sinh, từ đó hình thành chuyên ngành luật kinh tế quốc tế.

Qua phân tích cho thấy, hoạt động thanh toán quốc tế được bắt nguồn từ hoạt động ngoại thương, và mục đích chính của hoạt động thanh toán quốc tế là để hỗ trợ và phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước diễn ra một cách trôi chảy và hiệu quả. Hơn nữa, hoạt động ngoại thương và hoạt động thanh toán quốc tế liên quan và gắn liền với nhiều lĩnh vực hoạt động khác, mỗi lĩnh vực hoạt động là một mắt xích không thể thiếu trong một dây chuyền hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia nói riêng và trên quy mô toàn thế giới nói chung.

Tuy nhiên, thanh toán quốc tế là khâu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và nhiều khi là khâu quyết định đến hiệu quả và tăng trưởng ngoại thương, bởi vì chỉ khi hoạt động thanh toán an toàn và trôi chảy thì người bán mới thu được tiền và người mua mới trả được tiền, và đây lại là cơ sở nền tảng bậc nhất khiến cho việc động xuất nhập khẩu tồn tại phát triển.

Tóm lại, cơ sở hình thành hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động ngoại thương. Ngày nay, nói đến hoạt động ngoại thương là nói đến thanh toán quốc tế, và ngược lại, nói đến thanh toán quốc tế thì chủ yếu là nói đến ngoại thương. Nhưng hoạt động ngoại thương là hoạt động cơ sở, còn hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động phái sinh. Vì hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện qua hệ thống ngân hàng, cho nên khi nói đến hoạt động thanh toán quốc tế là nói đến hoạt động thanh toán của ngân hàng thương mại, và không ngân hàng thương mại nào lại không phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, trong đó lấy hoạt động thanh toán quốc tế làm trọng tâm phát triển.

1. Thanh toán quốc tế là gì?

Thanh toán quốc tế là thanh toán giữa các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hoặc hợp đồng dịch vụ có yếu tố nước ngoài.

Việc thanh toán này được thực hiện chủ yếu bởi các ngân hàng và gắn liền với việc đổi tiền theo thị giá ngoại hối.

Video liên quan

Chủ Đề