Tại sao trĩ lại chảy máu

Trĩ chảy máu có thể gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại, nhưng phổ biến hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội. Tình trạng này do búi trĩ bị tổn thương, vỡ gây nhiều đau đớn, thậm chí nếu để lâu còn có thể khiến người bệnh bị mất máu, choáng váng, thiếu máu. Vậy khi bị đi ngoài ra máu do trĩ phải làm gì hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.

Phân biệt dấu hiệu trĩ chảy máu với những bệnh hậu môn khác

Bệnh trĩ vốn là căn bệnh thường gặp ở trực tràng do sự giãn tĩnh mạch hậu môn làm tăng áp lực và hình thành các búi trĩ. Khi bệnh trĩ hình thành sẽ làm xuất hiện những cục thịt mềm ở ống hậu môn. Tùy vào vị trí xuất hiện búi trĩ mà bạn có thể sờ được búi trĩ có thể sờ hoặc cảm nhận được hay không.

Kích thước của búi trĩ sẽ gia tăng dần theo sự tiến triển của bệnh. Nguyên nhân có thể là do người bệnh bị táo bón thường xuyên, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, thường xuyên sử dụng các loại thức ăn nhanh, ít vận động, phụ nữ mang thai, sau sinh hoặc những người cao tuổi.

Người bị mắc bệnh trĩ thường gặp phải tình trạng phân khô cứng, gặp khó khăn mỗi lần đi đại tiện. Tình trạng trĩ chảy máu có thể là máu tươi dính vào phân hoặc máu chảy nhỏ giọt, bắn thành tia. Đa số trường hợp bị bệnh trĩ đều gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu tươi hoặc máu phủ lên trên phân. Ngoài ra, khi mắc bệnh trĩ người bệnh còn gặp phải tình trạng đau rát hậu môn, sa lồi búi trĩ.

Việc phân biệt tình trạng trĩ chảy máu rất quan trọng, quyết định tới phác đồ điều trị. Người bệnh cần nhận biết tình trạng này với những căn bệnh khác như:

  • Ung thư đại trực tràng: thường người bệnh sẽ kèm theo tình trạng đau quặn, khó chịu mỗi lần đi đại tiện, đi ngoài ra máu lẫn với chất nhầy, hình dáng phân có sự thay đổi, mót đi đại tiện, đi táo hoặc đi phân lỏng bất thường...
  • Polyp đại tràng và trực tràng: tình trạng đi ngoài ra máu tươi diễn ra thành từng đợt, thường kèm theo rất nhiều máu.
  • Nứt kẽ hậu môn: đau rát vùng hậu môn, đi đại tiện khó, đau lưng mỗi lần đi đại tiện, máu chảy từng giọt.
  • Viêm loét trực tràng chảy máu: triệu chứng kèm theo thường là bệnh nhân đi đại tiện nhiều lần, mỗi lần đi đại tiện phân lẫn máu, lẫn chất nhầy và đau bụng.

Cách tốt nhất để phân biệt trĩ chảy máu với những căn bệnh khác là bạn nên thăm khám các bác sĩ chuyên sản phụ khoa để được thăm khám và điều trị.

Nguyên nhân trĩ chảy máu là do đâu?

Trĩ chảy máu có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng tình trạng này thường gặp ở những trường hợp búi trĩ phát triển to hoặc búi trĩ thò ra ngoài. Tình trạng chảy máu khi bị trĩ có thể do những nguyên nhân dưới đây:

  • Khi đi đại tiện búi trĩ phình to ra, phân đi qua ống hậu môn sẽ làm xước bề mặt búi trĩ nên gây chảy máu.
  • Người mắc bệnh trĩ có kèm theo các bệnh như rối loạn đông máu, dùng thuốc chống nhiễm trùng.
  • Người mắc bệnh trĩ thường có thói quen vận động, va chạm mạnh ở bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ nội giai đoạn nặng
  • Búi trĩ là những huyết khối

Những yếu tố làm tăng nguy cơ khiến trĩ chảy máu có thể bao gồm: thường xuyên ngồi lâu, bị táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính, béo phì, mang thai, quan hệ bằng đường hậu môn, chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, thường xuyên lao động nặng, u vùng tiểu khung, sa tử cung ở phụ nữ...

Trĩ chảy máu có nguy hiểm gì không?

Tình trạng trĩ chảy máu rất có khả năng là do búi trĩ bị rách nên máu chảy ra ồ ạt. Đây là tình trạng nguy hiểm, cần sớm được khắc phục và điều trị để tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm như:

  • Nguy cơ mất máu quá nhiều làm ảnh hưởng đến cuộc sống dễ bị choáng váng, mệt mỏi
  • Làm tăng nguy cơ bị bội nhiễm, nhiễm trùng máu, không cầm được máu hoặc khó sát khuẩn búi trĩ.
  • Dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác như ung thư trực tràng, ung thư hậu môn.
  • Làm tắc mạch trĩ ngoại do tĩnh mạch bị vỡ, các cục máu đông trong mạch máu bị vỡ
  • Dẫn đến nguy cơ bị tắc mạch trĩ nội, búi trĩ bị phồng lên rồi vỡ ra, khó sơ cứu và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Hơn nữa búi trĩ nội lại ở sâu bên trong nên cách khắc phục càng khó khăn.
  • Trĩ bị chảy máu còn gây nên tình trạng viêm khe, viêm nhú khiến bệnh nhân bị nóng rát, đau đớn thậm chí lở loét.
  • Tình trạng chảy máu búi trĩ còn khiến người bệnh dễ suy nhược thần kinh, đau nhức xương, khó kiểm soát đại tiện và tiểu tiện.

Có thể thấy, tình trạng trĩ chảy máu gây nên rất nhiều biến chứng ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt. Do đó các biện pháp thăm khám và khắc phục sớm cần được thực hiện.

Trĩ chảy máu phải làm sao để cầm máu hiệu quả?

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng trĩ chảy máu thì nên áp dụng các biện pháp cầm máu búi trĩ, sau khó đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa hậu môn – trực tràng để được các bác sĩ hỗ trợ.

Để cầm máu búi trĩ ngoại bạn nên thực hiện theo các bước như sau:

  • Làm sạch hậu môn, có thể dùng nước muối sinh lý để sát khuẩn trước khi cầm máu
  • Sau khi sát trùng sạch sẽ bạn nên dùng băng gạc mỏng để cố định vết thương
  • Trong quá trình cầm máu bạn nên hạn chế di chuyển và vận động, tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc đắp hoặc thuốc ngâm hậu môn tránh nguy cơ bị nhiễm trùng

Sau khi thực hiện các bước cầm máu bạn nên di chuyển tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Căn cứ vào tình trạng bệnh trĩ cũng như cấp độ bệnh trĩ các bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng các biện pháp khắc phục bệnh trĩ hiệu quả. Nếu bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ bạn có thể sử dụng những loại thuốc [điều trị nội khoa], với những trường hợp bị mắc bệnh trĩ nặng, kích thước búi trĩ lớn thì người bệnh có thể được chỉ định cắt búi trĩ.

Tuy áp dụng bằng phương pháp chữa bệnh trĩ nào bạn cũng cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý ngừng điều trị khi các triệu chứng mới thuyên giảm.

Cùng với các biện pháp hạn chế tình trạng trĩ chảy máu tại nhà bằng các cách sau đây:

  • Tắm ngồi nhằm giúp hậu môn ngập trong nước ấm, bạn có thể thêm muối Epsom vào nước để tăng hiệu quả.
  • Sử dụng các loại khăn ướt không có mùi hương, hạn chế các loại khăn ướt có bề mặt thô ráp, sần sùi sẽ khiến tình trạng kích thước búi trĩ to hơn.
  • Chườm lạnh bằng cách bọc khăn và ngồi lên để chườm giảm áp lực lên vùng hậu môn, chỉ nên chườm không quá 20 phút 1 lần.
  • Tránh rặn mạnh hoặc đi đại tiện quá lâu sẽ làm gia tăng áp lực lên búi trĩ.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày bằng cách uống nhiều nước, bổ sung chất xơ, sử dụng các loại thuốc làm mềm phân có kê đơn, duy trì các hoạt động thể chất hàng ngày.

Trĩ chảy máu gây nên nhiều biến chứng hơn nữa đây là dấu hiệu cho biết tình trạng bệnh trĩ đã chuyển sang giai đoạn nặng. Do đó, ngay khi có dấu hiệu này bạn nên thăm khám, tư vấn các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng để được giải đáp và hỗ trợ kịp thời.

Bệnh trĩ ra máu thường là dấu hiệu của sự kích thích, tổn thương búi trĩ. Điều này thường phát triển theo thời gian và gây ra khó khăn cũng như bất tiện cho cuộc sống bình thường của người bệnh.

Bệnh trĩ chảy máu gây khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh

Bệnh trĩ thường dẫn đến cảm giác ngứa, rát, chảy máu, khó chịu, đặc biệt là khi ngồi. Các hai loại bệnh trĩ cơ bản và trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh cạnh đó, cả trĩ nội và trĩ ngoại để có thể hình thành nên một cục máu đông bên trong tĩnh mạch, gọi là trĩ huyết khối.

Cả trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ huyết khối đều có thể chảy máu. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng bị trĩ chảy máu là ma sát, tổn thương, va chạm hoặc rách bề mặt thành của búi trĩ. Điều này có thể gây ra máu nhỏ giọt khi đi vệ sinh. Đối với trĩ huyết khối, búi trĩ có thể vỡ ra và chảy máu khi búi trĩ quá đầy. Trĩ huyết khối thường rất đau đớn khi nó bị vỡ.

Bị trĩ chảy máu có thể kéo dài liên tục trong vài giây đến vài phút. Tuy nhiên, tình trạng này thường không kéo dài quá 10 phút. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị ra máu liên tục giữa các lần đi đại tiện.

Trĩ chảy máu thường có thể tự khỏi theo thời gian. Tuy nhiên, có một số trường hợp, tình trạng bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn. Do đó, nếu nhận thấy tình trạng chảy máu không rõ ràng hoặc không tự cải thiện trong vòng 1 tuần, hãy liên hệ với bác sĩ điều trị.

Bệnh trĩ chảy máu có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng như:

  • Thiếu máu
  • Hoại tử búi trĩ gây nhiễm trùng
  • Tạo thành nhiều búi trĩ
  • Bệnh viêm ruột
  • Ung thư hậu môn

Do đó, để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên đi bệnh viện ngay khi nhận thấy máu ở các búi trĩ.

Một búi trĩ ra máu bình thường có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, để giảm bớt khó chịu và tăng tốc độ hồi phục tổn thương, người bệnh có thể thực hiện một số cách cầm máu khi bị trĩ như sau:

Trước khi tiến hành điều trị y tế, người bệnh có thể chăm sóc búi trĩ ra máu tại nhà như sau:

  • Tắm và ngâm hậu môn trong nước ấm để giảm đau. Người bệnh có thể cho một ít muối vào bồn tắm để khử trùng và tăng hiệu quả cầm máu.
  • Sử dụng giấy vệ sinh mềm mịn hoặc khăn ướt để vệ sinh hậu môn. Giấy vệ sinh có thể sần sùi, khó chịu và gây đau khi bị trĩ ngoại. Do đó, dùng giấy vệ sinh mềm hoắc vệ sinh hậu môn nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương búi trĩ.
  • Chườm lành để giảm viêm và tăng hiệu quả cầm máu. Áp dụng phương pháp sau mỗi 20 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Không nên căng thẳng hoặc dành quá nhiều thời gian trong nhà vệ sinh. Điều này có thể gây áp lực lên búi trĩ và làm tổn thương hoặc vỡ búi trĩ.
  • Uống nhiều nước để tránh táo bón.
  • Ăn nhiều chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây tươi. Điều này có thể ngừa ngừa tình trạng táo bón và cải thiện tình trạng phân.
  • Duy trì các hoạt động thể chất hàng ngày để giảm căng thẳng và táo bón.
Thông thường bệnh trĩ chảy máu thường không nguy hiểm và có thể khắc phục tại nhà

Nếu tình trạng trĩ ra máu vẫn không được cải thiện sau một tuần chăm sóc tại nhà, hãy đến bệnh viện gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị hợp lý.

Nếu tình trạng trĩ chảy máu chỉ gây ra sự khó chịu nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị các loại kem không kê đơn, thuốc mỡ, thuốc đạn hoặc miếng lót để giảm đau, ngứa và cầm máu tạm thời như proctolog, rectostop…

Người bệnh có thể sử dụng thuốc làm mềm phân để cải thiện tình trạng phân và giảm đau khi đi đại tiện. Polyethylen Glycol là sản phẩm làm mềm phân và có thể sử dụng một cách thường xuyên. Loại thuốc này tích nước ở đường tiêu hóa và làm mềm phân. Phân mềm có thể đi qua hậu môn một cách dễ dàng mà không gây ảnh hưởng, tổn thương đến búi trĩ.

Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như kích ứng tại chỗ, mẩn ngứa, buồn nôn, đau đầu,… Vậy nên người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, các thuốc trên chỉ có tác dụng đối với giai đoạn đầu khi bệnh còn nhẹ và chưa chảy máu nhiều.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cầm máu khi bị trĩ

Nếu bên cạnh tình trạng chảy máu, bệnh nhân trĩ còn gặp phải biến chứng khác như tắc nghẹt búi trĩ, nhiễm trùng, áp xe hậu môn… lúc này bác sĩ có thể đề nghị các thủ thuật điều trị. Các thủ thuật bao gồm:

  • Thắt động mạch trĩ: Thủ thuật này sử dụng máy siêu âm để hiển thị lưu lượng đến búi trĩ và nguồn máu nuôi dưỡng búi trĩ. Không có máu nuôi dưỡng, búi trĩ sẽ nhanh chóng cơ lại và rụng đi. Tuy nhiên, thủ thuật này có nguy cơ tái phát cao.
  • Thắt dây cao su: Là việc một dây cao su để hạn chế lưu lượng máu đến búi trĩ, cuối cùng làm cho búi trĩ co lại và rơi ra ngoài.
  • Điều trị bằng Laser hoặc hồng ngoại: Phương pháp này làm cho búi trĩ mất đi lượng máu nuôi dưỡng, cuối cùng là co lại và rơi ra.
  • Liệu pháp xơ cứng: Bác sĩ sẽ tiêm một dịch dịch hóa học vào búi trĩ để cầm máu, thu nhỏ mô trĩ. Mặc dù tiêm không gây đau, nhưng thường không có hiệu quả hai thắt dây cao su.
  • Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ: Đây là phẫu thuật cần cân nhắc về lợi ích và hiệu quả trước khi thực hiện.

Khi nhận thấy tình trạng trĩ chảy máu, tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện. Như đã nói trên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng hoặc các bệnh lý tương tự khác.

Thực chất, người bệnh không cần thiết phải sử dụng đến phương pháp can thiệp ngoại khoa bên trên nếu chưa xảy ra biến chứng. Trong y học cổ truyền nước ta, có một bài thuốc chữa trĩ vô cùng hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên, không chỉ có tác dụng cầm máu, giảm đau mà còn giúp đẩy lùi bệnh trĩ từ tận gốc rễ.

Đây vốn là bài thuốc bí truyền từ ngàn đời nay của tộc người H’Mông, hiện đã được Trung tâm Thuốc dân tộc kế thừa và phát triển. Qua nhiều lần nghiên cứu điều chỉnh liều lượng từng thành phần, đến nay Trung tâm đã hoàn thiện được bài thuốc với 3 chế phẩm là thuốc uống, thuốc ngâm và thuốc bôi, đồng thời đưa vào ứng dụng trong điều trị thực tế với tên gọi: Thăng trĩ Dưỡng huyết thang.

Với sự kết hợp tỉ mỉ, dược chất trong hơn 30 loại thảo dược được cân bằng hài hòa với nhau, đồng thời bổ trợ lẫn nhau để bài thuốc có thể phát huy hiệu quả tối đa. Cũng nhờ việc tổng hòa được công dụng của rất nhiều vị thuốc quý mà Thăng trĩ Dưỡng huyết thang mang đến nhiều công dụng vượt trội trong điều trị bệnh trĩ:

Công dụng của từng bài thuốc nhỏ trong Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Đặc biệt, với thành phần từ thảo dược thiên nhiên, bài thuốc chữa trĩ từ Trung tâm Thuốc dân tộc được Bộ Y tế chứng nhận không gây ra tác dụng phụ. Ngược lại, nhờ khả năng điều dưỡng khí huyết mà bài thuốc này còn giúp tăng cường sức khỏe, để người bệnh ngon miệng và ngủ an giấc hơn.

Chính vì thế, bài thuốc không chỉ được giới chuyên môn đánh giá cao mà chính những người bệnh đã và đang điều trị bệnh trĩ với Thăng trĩ Dưỡng huyết thang cũng có phản hồi rất tốt. Đến nay, đã có hàng ngàn người chữa khỏi bệnh nhờ phương pháp của Trung tâm Thuốc dân tộc. Cũng nhờ bài thuốc hiệu quẩ mà Trung tâm ngày càng nhận được nhiều sự tin tưởng và trở thành đơn vị đông khách nhất cả nước. 

Báo chí đưa tin về Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Để ngăn ngừa tình trạng trĩ chảy máu, người bệnh có thể xây dựng một chất độ ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm tốt cho người bị trĩ như sau:

  • Các loại đậu chứa 7 – 10 g chất xơ và có thể thúc đẩy quá trình đi đại tiện.
  • Các loại hạt như kiều mạch, bột ngô hoặc lúa mạch đen được cho là chứa nhiều chất xơ hòa tan.
  • Hoa quả và rau xanh có thể trữ nước giúp kiểm soát lượng máu chảy ở búi trĩ. Bổ sung thêm táo, lê, mận,.. vào bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ điều trị trĩ chảy máu.
Bổ sung nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây tươi để phòng ngừa trĩ chảy máu

Ngoài ra, người bệnh trĩ chảy máu nên hạn chế các loại thực phẩm sau để tránh làm bệnh thêm nghiêm trọng, bao gồm:

  • Sữa, phô mai hoặc các sản phẩm chiết xuất từ sữa
  • Thịt đỏ
  • Thực phẩm chế biến sẵn như thức ăn đông lạnh
  • Hạn chế lượng muối tiêu thụ

Cách tốt nhất để phòng ngừa và cầm máu khi bị trĩ là giữ cho phân của bạn luôn mềm. Điều này hạn chế tình trạng trầy xước, tổn thương và vỡ búi trĩ. Để ngăn ngừa và cải thiện bệnh trĩ ra máu, người bệnh có thể tham khảo một số lời khuyên sao:

  • Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh trĩ chảy máu.
  • Uống nhiều nước, khoảng 6 – 8 ly mỗi ngày để giúp phân mềm.
  • Giữ tâm trạng ổn định, tránh căng thẳng, stress, đặc biệt là khi đi vệ sinh.
  • Đi đại tiện ngay khi cảm thấy cần thiết. Trì hoãn đại tiện có thể làm mất nhu động ruột, phân trở nên khô và khó đi ra khỏi hậu môn.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn để ngăn ngừa táo bón và giảm các áp lực lên tĩnh mạch.
  • Không nên ngồi quá lâu trong một thời gian dài, đặc biệt là dành nhiều thời gian trong nhà vệ sinh. Điều này có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn.

Bệnh trĩ chảy máu có thể là dấu hiệu búi trĩ bị kích thích hoặc bị tổn thương. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh trĩ chảy máu đều có thể khắc phục, cầm máu tại nhà. Tuy nhiên, nếu máu chảy liên tục trong hơn một tuần, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị hợp lý.

Hành trình Nghệ sĩ Bình Xuyên điều trị bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc – Chấm dứt nỗi đau ám ảnh lâu năm bằng giải pháp Đông y đơn giản

Có thể bạn quan tâm

Video liên quan

Chủ Đề