Tại sao trẻ khó ngủ vào ban đêm

Câu hỏi muôn thuở về việc tại sao các bé hay thức giấc giữa đêm mà không thể ngủ thẳng 1 mạch tới sáng sẽ được giải đáp với 4 nhóm nguyên nhân chính dưới đây.

Sau khi sinh, có lẽ công việc khiến nhiều cha mẹ cảm thấy khó khăn muôn vàn và mệt mỏi nhất đó chính là chăm con vào ban đêm bởi bé thường xuyên thức giấc mà không thể ngủ 1 mạch tới sáng. Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ [AAP] thì “Trẻ không có chu kỳ giấc ngủ thường xuyên và ổn định cho đến khi bé khoảng 6 tháng tuổi”. Tuy nhiên, với mỗi em bé khác nhau thì nhu cầu ngủ cũng khác nhau. Có những bé có nết ngủ ngoan, từ khi trong tháng đã có thể ngủ suốt đêm không dậy ọ ẹ, nhưng cũng sẽ là bình thường nếu bé thức giấc nửa đêm và sẽ ngủ lại sau một vài phút.

Có 4 nhóm nguyên nhân chính khiến bé chưa thể ngủ thẳng một mạch tới sáng như nhiều bố mẹ mong muốn [Ảnh minh họa].

Hầu như bé nào cũng sẽ trải qua giai đoạn khó ngủ, thức giấc vào ban đêm mỗi khi mọc răng hay thay đổi thói quen, chuyển giao giữa các thời kỳ [từ biết lẫy chuyển sang biết bò…]. Và việc tìm hiểu nguyên nhân nào khiến trẻ thường xuyên thức giấc vào ban đêm vẫn là mối quan tâm của rất nhiều bà mẹ bởi nếu có thể phán đoán chính xác lý do khiến trẻ khó ngủ, bố mẹ sẽ biết cách chăm sóc bé tốt hơn.

Bốn nhóm nguyên nhân chính sau đây sẽ lý giải hiện tượng này:

1. Rối loạn giác ngủ tại các mốc phát triển

Đây là thuật ngữ dùng để mô tả các giai đoạn mà bé sẽ có sự thay đổi về giấc ngủ. Đó là khi trẻ được 4, 9, 13 và 18 tháng tuổi. Trong các thời điểm này, bé có nhiều bước ngoặt trong phát triển thể chất, trí tuệ quan trọng của bé như lẫy, bò, tập đi, chạy nhảy.

Bộ não của các bé vẫn xử lý thông tin trong suốt thời gian ngủ và bé trở nên tỉnh táo hơn khi tiếp cận các mốc phát triển mới. Thực ra sự rối loạn giấc ngủ khiến trẻ hay thức giấc giữa đêm là 1 biểu hiện bình thường trong những giai đoạn phát triển này của trẻ. Nó giống như phản ứng tạm thời của bé với sự thay đổi giữa các mốc phát triển của cơ thể.

Xem thêm:

  • Đoán ý của trẻ khi bé quấy khóc

2. Lơ là giấc ngủ trong tuần khủng hoảng

Bỗng một ngày mẹ thấy con yêu cáu kỉnh, quấy khóc nhiều hơn, ăn ngủ ít hơn mà không hề có một triệu chứng gì của việc bị ốm. Biểu hiện này khiến cho cha mẹ lo lắng và căng thẳng không hiểu chuyện gì đang xảy ra với con yêu của mình. Tuy nhiên, những biểu hiện “trái nắng trở trời” này của con yêu là hoàn toàn bình thường bởi rất có thể bé đang trong thời gian tập trung phát triển các kỹ năng vận động và trí não, chuẩn bị cho bước tiến mới do đó bé sẽ lơ là việc ăn và ngủ.

Hiện tượng này thường gặp ở các bé từ 13, 15, 17 tháng tuổi, nhưng đặc biệt hay xảy ra trong 6 tháng đầu khi bé bước sang tuổi thứ 2. Những tuần khủng hoảng này có thể kéo dài nhiều tuần. Hai bác sĩ nhi khoa người Hà Lan là Hetty van de Rijt và Frans Plooij từng nghiên cứu về tuần khủng hoảng của trẻ đã chia sẻ rằng giai đoạn khó khăn này, các mẹ sẽ phải đương đầu với “3C” của trẻ: Crying, Clinginess, Crankiness [Khóc lóc, Đeo bám, Cáu kỉnh]. Đây là các dấu hiệu cho thấy bé đang trải qua thời kì phát triển về mặt tinh thần, và việc bé hay quấy khóc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc cũng là điều dễ hiểu.

Tuần khủng hoảng khiến bé ăn ít, kém ngủ [Ảnh minh họa].

3. Các hoạt động thể chất, vận động

Năm 2003, Tiến sĩ Dina Cohen, thành viên Khoa Tư vấn và Phát triển con người thuộc Đại học Haifa [Israel] đã thực hiện nghiên cứu trên 28 em bé sơ sinh khỏe mạnh. Kết quả cho thấy sự phát triển các kĩ năng vận động thô và thói quen giấc ngủ của bé có sự thay đổi từ tháng thứ 4-5 và kéo dài cho đến tháng thứ 11. Bé sẽ tập bò từ tháng thứ 7 và nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong thời gian bé phát triển kĩ năng bò thì số lần bé thức giấc ban đêm tăng từ 1.55 lần lên thành 1.98 lần. Thời gian bé thức đêm cũng kéo dài hơn, trung bình sau 10 phút bé mới ngủ lại được.

Thực hiện các hoạt động vận động nhiều cũng khiến bé trằn trọc ban đêm [Ảnh minh họa].

Tiến sĩ Cohen lí giải “Kĩ năng bò bao gồm một loạt thay đổi về thể chất và tái cơ cấu tâm lý đối với sự phát triển của trẻ, điều này làm tăng mức độ kích thích, ảnh hưởng đến khả năng tự điều chỉnh và gây ra sự mất trật tự trong giấc ngủ, và kết quả là bé thức dậy trong đêm nhiều hơn”. Nghiên cứu còn chỉ ra việc bé thức giấc trong đêm không chỉ xảy ra trong tháng mà bé đạt cột mốc phát triển vận động nào đó mà còn kéo dài 3 tháng tiếp theo sau đó. Một số hoạt động khác như ngồi, đứng, đi bộ, leo trèo và chạy cũng sẽ khiến bé trằn trọc hơn mỗi đêm.

4. “Bùng nổ” kĩ năng ngôn ngữ

Từ 18-24 tháng tuổi, trẻ như bước vào giai đoạn bùng nổ ngôn ngữ và có những tiến bộ rõ rệt trong kĩ năng giao tiếp, sử dụng câu từ. Bé bắt đầu học cách ghép từ, tập nói thành câu dài hơn, hoàn chỉnh hơn thay vì nói từng từ một như trước đó. Điều này cũng là nguyên nhân khiến bé lơ là giấc ngủ ban đêm, có bé mải nói chuyện với bố mẹ mà “quên” mất việc ngủ, có bé ngủ mơ vẫn còn nói, và hay thức giấc giữa đêm.

Tuy nhiên, điều quan trọng là cha mẹ phải hiểu rằng việc bé thức dậy ban đêm là hết sức bình thường khi trẻ còn nhỏ và đó không phải là vấn đề trầm trọng kéo dài mãi mãi. Thay vì cáu giận với bé, cha mẹ hãy tìm cách giúp bé trở lại giấc ngủ càng nhanh càng tốt. Khi hiểu được những nguyên nhân cơ bản khiến con thức dậy vào ban đêm và ý thức được đó là một phần của sự phát triển của trẻ thì cha mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, bớt căng thẳng.

Trẻ từ 18-24 tháng tuổi sẽ học nói nhiều hơn và ghép câu dài hơn, điều này cũng tác động tới giấc ngủ đêm của bé [Ảnh minh họa].

Để cải thiện, trước khi cho bé đi ngủ, cha mẹ có thể thực hiện những động tác massage toàn thân cho bé, tắm nước ấm để bé có giấc ngủ sâu hơn và dài hơn. Nếu thấy bé thức dậy, việc cha mẹ cần làm là giúp bé an tâm, thoải mái hơn bằng cách ôm ấp, nhẹ nhàng vỗ về để nhanh chóng đưa bé quay trở lại giấc ngủ.

Nguồn: Belly

Một trong những vấn đề về giấc ngủ lớn nhất ở trẻ 5 tuổi là chứng khó ngủ. Nếu trẻ 5 tuổi khó ngủ sẽ làm suy yếu đáng kể hoạt động ban ngày của bé thì điều đó có thể dẫn đến chứng mất ngủ hoặc một chứng rối loạn giấc ngủ khác.

Những vấn đề mà tình trạng khó ngủ gây ra có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như giải pháp khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt. Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn xoay quanh vấn đề trẻ 5 tuổi khó ngủ.

Trẻ 5 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Để cơ thể hoạt động và phát triển tốt nhất, trẻ em thường cần ngủ nhiều hơn người lớn. Đối với trẻ 5 tuổi, thời gian ngủ được đề xuất là từ 10 đến 13 giờ mỗi ngày, bao gồm cả những giấc ngủ ngắn ban ngày. Không chỉ cần đảm bảo ngủ đủ giấc, trẻ còn phải đi ngủ đúng giờ, đặc biệt là vào buổi tối. Nếu ngủ muộn, trẻ sẽ thường dậy muộn, ảnh hưởng việc tắm nắng và ăn sáng, có thể gây ra bệnh còi xương và suy dinh dưỡng. Ngoài ra, việc đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt cho bé cũng rất quan trọng.

Tình trạng khó ngủ gây ra các vấn đề gì cho trẻ 5 tuổi?

Tình trạng khó ngủ có khả năng dẫn đến việc ngủ không đủ giấc hoặc thậm chí mất ngủ. Cũng giống như người lớn, trẻ 5 tuổi khó kiểm soát tâm trạng khi bị mất ngủ hoặc thiếu ngủ. Không những thế, tình trạng này còn làm ảnh hưởng nhiều đến hành vi và trạng thái tinh thần của trẻ. Trong một số trường hợp, các triệu chứng của tình trạng ngủ không đủ giấc thậm chí có thể tương đồng với các triệu chứng của bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý [ADHD].

Nếu trẻ 5 tuổi gặp phải tình trạng khó ngủ dai dẳng, bé có thể gặp các vấn đề như:

  • Khó thức dậy hoặc sau khi thức dậy lại ngủ tiếp trong ngày
  • Buồn ngủ, ngủ gật thường xuyên
  • Có nhu cầu ngủ trưa nhiều hơn
  • Mệt mỏi, không tỉnh táo
  • Thường cảm thấy uể oải, chán nản
  • Trí nhớ kém
  • Gặp khó khăn trong việc tập trung
  • Hung hăng, cáu gắt hoặc quá xúc động
  • Hiếu động thái quá
  • Các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo âu, mộng du, hội chứng ngưng thở khi ngủ

Việc ngủ không ngon giấc khi còn nhỏ có thể dẫn đến các vấn đề với hệ thống miễn dịch. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy trẻ thiếu ngủ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai liên quan đến béo phì, tiểu đường và huyết áp cao.

Điểm mặt” 8 nguyên nhân trẻ 5 tuổi khó ngủ

Đối với nhiều trẻ 5 tuổi, việc khó ngủ có thể bắt nguồn từ thói quen ban ngày hoặc các hoạt động ngay trước thời gian đi ngủ. Ví dụ, ăn quá nhiều thức ăn có đường trong ngày hoặc xem tivi, sử dụng các thiết bị thông minh [điện thoại, iPad] ngay trước khi đi ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Điều này khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tạo mối liên hệ giữa thói quen và chất lượng giấc ngủ.

Những nguyên nhân phổ biến khác khiến trẻ 5 tuổi khó ngủ bao gồm:

1. Căng thẳng

Mặc dù còn rất nhỏ, nhưng trẻ 5 tuổi cũng có thể cảm thấy căng thẳng nếu chẳng may phạm lỗi, xảy ra mâu thuẫn với bạn bè hay hoặc thậm chí bị bắt nạt. Ở nhà, căng thẳng có thể phát sinh do các vấn đề trong hôn nhân của cha mẹ, có em hoặc những thay đổi trong cách sắp xếp chỗ ngủ của trẻ khiến bé phải chia sẻ phòng ngủ với anh chị em, ông bà hoặc không còn được ngủ chung với cha mẹ.

2. Caffeine

Nhiều loại nước ngọt và nước tăng lực có chứa caffeine có thể khiến trẻ tỉnh táo vào ban đêm. Hãy cố gắng hạn chế việc tiêu thụ những thực phẩm có chứa chất này trước giờ ăn trưa. Tốt hơn hết, cha mẹ không nên để trẻ uống những loại đồ uống này.

3. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc, như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, corticosteroid và chất kích thích được sử dụng trong thuốc điều trị ADHD cũng có thể khiến trẻ 5 tuổi khó ngủ.

Việc gặp phải một số vấn đề sức khỏe như chứng rối loạn giấc ngủ [ví dụ: chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên], tình trạng nghẹt mũi do dị ứng, hen suyễn, ho hoặc có các cơn đau ngày càng tăng hay ngứa da do bệnh chàm có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến trẻ khó ngủ hơn.

5. Những nỗi sợ hãi trước khi đi ngủ

Đối với trẻ em, cảm giác sợ hãi hoặc lo lắng khi đi ngủ là một trong những lý do chính khiến bé khó đi vào giấc ngủ. Trẻ có thể sợ bóng tối hoặc có thể không thích ở một mình. Những đứa trẻ có trí tưởng tượng phong phú có thể nghe thấy tiếng động vào ban đêm và bắt đầu hình dung ra những nỗi sợ.

6. Ác mộng

Đôi khi, trẻ 5 tuổi khó đi vào giấc ngủ vì lo ngại sẽ mơ thấy những điều đáng sợ. Việc đọc sách hoặc xem các chương trình truyền hình, phim kinh dị, bạo lực trước khi đi ngủ có thể làm cho trẻ có những giấc mơ xấu. Điều này khiến các bé tìm cách trì hoãn không muốn đi ngủ.

7. Sử dụng các thiết bị điện tử ngay trước giờ đi ngủ có thể khiến trẻ 5 tuổi khó ngủ

Các vấn đề về giấc ngủ của trẻ em có liên quan đến việc sử dụng tivi và các thiết bị điện tử khác. Càng sử dụng thiết bị điện tử nhiều, trẻ càng có xu hướng bị gián đoạn giấc ngủ nhiều hơn và có thể ngủ ít hơn. Ngay cả việc xem thụ động [ví dụ như ngồi chung phòng khi cha mẹ đang xem tivi] cũng có thể góp phần gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Trẻ 5 – 6 tuổi xem các chương trình dành cho người lớn, thường ngủ ít hơn và bị rối loạn giấc ngủ nhiều hơn.

Những điều này xảy ra bởi những tác động từ ánh sáng nhân tạo. Việc tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo gồm các bước sóng ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ có thể phá vỡ đồng hồ sinh học của trẻ, ảnh hưởng đặc biệt đến giấc ngủ của bé.

Ngoài ra, nội dung được xem trước khi ngủ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ. Nội dung hấp dẫn hoặc gây rối có thể kích thích quá mức, khiến trẻ 5 tuổi khó ngủ hơn.

8. Trẻ 5 tuổi khó ngủ vì dành quá nhiều thời gian trên giường

Đôi khi, chứng mất ngủ của trẻ có thể bắt nguồn từ việc dành nhiều thời gian cho giấc ngủ hơn mức trẻ cần mỗi đêm. Trong trường hợp này, bé có thể không muốn đi ngủ, tỉnh dậy lúc nửa đêm hoặc thức dậy quá sớm vào buổi sáng. Để tìm giờ đi ngủ lý tưởng, hãy lưu ý thời điểm trẻ bắt đầu buồn ngủ vào buổi tối. Đó là thời gian bé nên đi ngủ. Dựa vào đó, hãy tạo cho trẻ thói quen đi ngủ sớm hơn khoảng 45 phút.

Giải pháp cải thiện tình trạng trẻ 5 tuổi khó ngủ

Để hạn chế tối đa các vấn đề gây ra bởi thiếu ngủ, cha mẹ nên tham khảo những giải pháp giúp cải thiện tình trạng trẻ 5 tuổi khó ngủ sau đây:

1. Đảm bảo rằng trẻ chỉ sử dụng giường cho việc ngủ

Hãy tập cho trẻ thói quen chỉ sử dụng giường để ngủ hay nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, tập cho trẻ thói quen tốt trước khi đi ngủ như đọc sách thay vì xem tivi hay chơi game. Nếu không, các bé có xu hướng liên kết chiếc giường với các hoạt động khác hơn là nghỉ ngơi và thư giãn.

2. Đảm bảo phòng ngủ của trẻ thoải mái để cải thiện tình trạng trẻ 5 tuổi khó ngủ

Hầu hết trẻ em ngủ tốt nhất trong phòng rộng rãi và thoáng mát. Nếu bên ngoài có tiếng ồn, sử dụng tiếng ồn trắng từ quạt có thể giúp trẻ dễ ngủ hơn. Đảm bảo rằng giường của bé không chứa quá nhiều đồ chơi, vì điều đó có thể khiến trẻ mất tập trung vào giờ đi ngủ.

Nhiệt độ phòng phù hợp cũng là yếu tố cần quan tâm, bạn có thể giúp điều chỉnh nhiệt độ bên ngoài bằng cách cho con bạn mặc đồ ngủ bằng vải cotton thoáng khí và giữ nhiệt độ phòng ngủ khoảng 18 đến 22°C vào ban đêm. Nhiệt độ có thể điều chỉnh tùy thời tiết nhưng đừng để nhiệt độ quá cao.

Tạo ra một môi trường giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ là rất quan trọng vì có thể giảm bớt sự phân tâm khi bắt đầu đi ngủ. Với bộ khăn trải giường mềm mại, màu tối trong phòng và tương đối yên tĩnh có thể giúp con bạn phân biệt giữa ngày và đêm, giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn.

3. Cố gắng giữ cho trẻ một lịch trình ngủ cố định, ngay cả vào cuối tuần

Hành động này sẽ giúp trẻ 5 tuổi dễ dàng ngủ và thức một cách tự nhiên. Lưu ý, thời gian ngủ này cần phù hợp với đồng hồ sinh học của trẻ. Nghiên cứu cho thấy rằng nhiều bậc cha mẹ cho con đi ngủ quá sớm trước khi trẻ sẵn sàng về mặt sinh lý để đi vào giấc ngủ. Khi đó, cơ thể của bé chưa sản xuất đủ melatonin – một chất điều hòa nội tiết tố quan trọng của giấc ngủ. Vì vậy, các bé thường không chịu ở trên giường hoặc nằm với tình trạng tỉnh táo và bồn chồn.

4. Không để trẻ quá đói hoặc quá no trước khi đi ngủ

Một bữa ăn nhẹ với sữa ấm và chuối trước khi đi ngủ là một ý kiến ​​hay. Ngược lại, việc tiêu thụ các bữa ăn có khẩu phần lớn với nhiều đường và chất béo trong vòng 1 – 2 giờ trước khi đi ngủ có thể khiến trẻ tỉnh táo.

5. Khuyến khích lối sống năng động

Tập thể dục đều đặn một giờ mỗi ngày hoặc vui chơi ngoài trời có thể ngăn ngừa tình trạng bồn chồn vào ban đêm ở trẻ 5 tuổi. Tuy nhiên, đừng để bé hoạt động mạnh trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ.

6. Chú ý đến giấc ngủ trưa của trẻ

Trẻ em thường cần ít nhất 4 giờ giữa các giấc ngủ để tiêu hao bớt năng lượng và sẵn sàng cho việc ngủ trở lại. Mặc dù nhu cầu ngủ trưa có thể khác nhau, nhưng bên cạnh việc đảm bảo trẻ có giấc ngủ trưa chất lượng, cần tránh cho trẻ ngủ trưa quá lâu hoặc quá gần giờ đi ngủ buổi tối. Nếu không, trẻ có thể gặp tình trạng khó ngủ vào ban đêm.

7. Hạn chế tiếp xúc với đồ điện tử để ngăn chặn tình trạng trẻ 5 tuổi khó ngủ

Ánh sáng xanh phát ra từ tivi, điện thoại, máy tính bảng và trò chơi điện tử có thể làm gián đoạn chu kỳ ngủ/thức của cơ thể khiến trẻ 5 tuổi khó ngủ hơn. Hãy đảm bảo trẻ không sử dụng các thiết bị này ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ và cất chúng bên ngoài phòng ngủ của bé.

8. Dành thời gian trò chuyện cùng trẻ trước khi đi ngủ

Một số trẻ muốn ngủ muộn hơn vì muốn được cha mẹ quan tâm nhiều hơn. Ở nhiều gia đình, các bậc phụ huynh đều đi làm vào ban ngày. Vì thế, các bé thường rất mong chờ thời gian vào buổi tối để có thể chơi đùa và trò chuyện tâm sự cùng cha mẹ. Ngay cả khi chỉ hỏi thăm trẻ về bạn bè hoặc sở thích của bé… cũng có thể giúp ích trẻ dễ ngủ và ngủ ngon hơn mỗi tối.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên trước tiên vào buổi sáng. Việc mở rèm để báo hiệu một ngày mới bắt đầu có thể giúp bé thức dậy một cách tự nhiên.

Mong rằng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ 5 tuổi khó ngủ, đồng thời giúp bạn tìm ra được giải pháp phù hợp nhất để cải thiện vấn đề này cho con của mình.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề