Tại sao tim đập nhanh khó thở

Xét nghiệm thường được thực hiện.

  • thử nghiệm trong phòng thí nghiệm

  • Đôi khi cần đến các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hoặc tiến hành làm nghiệm pháp gắng sức, hoặc cả hai

Tiến hành ghi điện tâm đồ, nhưng điện tâm đồ có thể sẽ không hiệu quả trong chẩn đoán nếu được ghi lúc không có triệu chứng. Nhiều bệnh lý rối loạn nhịp xuất hiện không thường xuyên và nhiều khi không biểu hiện bất thường trên điện tâm đồ bình thường ngoài cơn; chỉ trừ một số trường hợp sau:

Nếu chưa có chẩn đoán xác định và các triệu chứng vẫn xuất hiện thường xuyên, cần theo dõi qua Holter Holter Điện tâm đồ thường quy cung cấp 12 góc nhìn khác nhau xung quanh quả tim nhờ cách bố trí 12 điện cực tạo ra 12 vector khác nhau quanh tim. Các vector này phản ánh sự chênh lệch điện thế giữa... đọc thêm trong vòng 24 đến 48 giờ. Khi các triệu chứng xuất hiện không thường xuyên, tốt hơn nên sử dụng các thiết bị theo dõi kéo dài và để bệnh nhân có thể tự kích hoạt máy khi có triệu chứng. Các phương pháp này được sử dụng chủ yếu khi nghi ngờ loạn nhịp kéo dài, thay vì khi chỉ xuất hiện một vài cảm giác hẫng hụt hay bỏ nhịp do ngoại tâm thu. Bệnh nhân có thể rất ít khi xuất hiện triệu chứng, nhưng nếu các triệu chứng này gợi ý chẩn đoán các rối loạn nhịp nặng, các bác sĩ có thể tiến hành cấy thiết bị theo dõi dưới da ngực. Thiết bị này, thường gọi lại ghi vòng lặp, liên tục ghi lại nhịp tim, đồng thời cho phép in và phân tích những dữ liệu này ra thông qua một thiết bị ngoài cơ thể khác. Cuối cùng, một loạt các sản phẩm thương mại có sẵn mà bệnh nhân có thể đang sử dụng có thể cung cấp thêm thông tin hữu ích. Những sản phẩm này bao gồm máy theo dõi thể dục, theo dõi nhịp tim và điện tâm đồ di động có sẵn cho điện thoại và đồng hồ.

Tất cả các bệnh nhân rối loạn nhịp đều cần tiến hành xét nghiệm máu. Tất cả các bệnh nhân cần phải xét nghiệm công thức máu và điện giải đồ, bao gồm cả magie và calci. Cần làm thêm xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Nên tiến hành xét nghiệm troponin tất cả các bệnh nhân có biểu hiện rối loạn nhịp, đau tức ngực, hoặc các triệu chứng khác gợi ý, hoặc có tiền sử bệnh mạch vành, viêm cơ tim, hoặc viêm màng ngoài tim.

Các xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp được chỉ định khi có rung nhĩ mới phát hiện, hoặc có các triệu chứng của hội chứng cường giáp. Bệnh nhân có cơn tăng huyết áp kịch phát nên được tiến hành các xét nghiệm đánh giá u tủy thượng thận.

Tim đập nhanh, khó thở có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tim mạch, hô hấp mà nếu chủ quan không kiểm tra sớm, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hại. Bằng cách nắm rõ các nguyên nhân gây tim đập nhanh khó thở và cách ổn định nhịp tim trong bài viết sau, bạn sẽ giảm được rủi ro này.

1. Những nguyên nhân gây tim đập nhanh khó thở

Theo các chuyên gia tim mạch, hiện tượng tim đập nhanh khó thở thường là triệu chứng của các bệnh lý tim mạch, hô hấp và các bệnh lý ngoài tim dưới đây.

1.1. Các bệnh lý tim mạch gây khó thở tim đập nhanh

Tất cả các tổn thương tại tim đều có thể dẫn đến tim đập nhanh khó thở hồi hộp

Tăng huyết áp

Ở người bệnh tăng huyết áp, tim phải hoạt động mạnh hơn để vượt qua sức cản trong lòng mạch. Lâu ngày, tim sẽ bị thay đổi cấu trúc, cơ tim dày hơn gây rối loạn hệ thống dẫn truyền điện trong tim. Điều này khiến nhịp tim của người bệnh tăng cao hơn bình thường ngay cả trong trạng thái nghỉ ngơi.

Rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là tên gọi chung của các bất thường về việc tạo nhịp hoặc dẫn truyền xung điện trong buồng tim khiến tim đập quá nhanh [> 100 nhịp/phút], quá chậm [< 60 lần/phút], không đều, bỏ nhịp hoặc lúc nhanh lúc chậm. Ngoài triệu chứng tim đập nhanh khó thở hồi hộp, bệnh có thể gây chóng mặt, đau ngực, mệt mỏi, suy nhược hoặc ngất xỉu.

Một số dạng rối loạn nhịp tim có thể gây tim đập nhanh khó thở hồi hộp thường gặp nhất là nhịp nhanh thất, nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh xoang, rung nhĩ, rung thất, cuồng nhĩ… Trong các dạng này, cuồng nhĩ là nguy hiểm nhất vì có thể gây ngừng tim, nhồi máu cơ tim đột ngột.

Viêm cơ tim

Viêm cơ tim cũng là một nguyên nhân khiến bạn hay bị khó thở tim đập nhanh. Khi cơ tim bị viêm, sưng tấy do nhiều nguyên nhân khác nhau, người bệnh có thể bị rối loạn nhịp tim [tim đập nhanh], sốt, đau ngực, khó thở. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra sốc tim, suy tim cấp đe dọa tính mạng.

Suy tim sung huyết

Suy tim sung huyết xảy ra khi tim suy giảm chức năng, không thể bơm được nhiều máu như bình thường. Điều này sẽ khiến lượng máu tới các cơ quan giảm và gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, ho khan, khó thở, phù nề bàn chân và mắt cá chân, nhịp tim nhanh hoặc không đều.

Tăng áp động mạch phổi

Cảm giác khó thở nhịp tim nhanh cũng là triệu chứng cảnh báo tăng áp động mạch phổi [huyết áp cao trong các động mạch đưa máu từ tim lên phổi]. Đây thường là biến chứng của các bệnh tim mạch khác như van tim, phì đại tâm thất trái… Khi áp lực trong động mạch phổi tăng, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn lâu dần có thể dẫn tới suy tim, nhồi máu cơ tim.

1.2. Các bệnh hô hấp gây tim đập nhanh, khó thở

Khó thở tim đập nhanh cũng là triệu chứng của các bệnh hô hấp

Bệnh phổi tắc nghẽn [COPD]

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD thường gặp ở người có tiền sử hút thuốc lá hay tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài. Ngoài triệu chứng tim đập nhanh khó thở, COPD còn có thể gây ho dai dẳng có đờm, khò khè liên tục…

Hen suyễn [hen phế quản]

Hen suyễn là một tình trạng mãn tính gây sưng và hẹp đường thở. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng khó thở tim đập nhanh. 

Khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh như khói, chất gây dị ứng, đường thở sẽ sưng lên và các cơ xung quanh co thắt lại. Hậu quả là khiến người bệnh thở khò khè, thở nhanh, đau tức ngực, đổ mồ hôi, tăng nhịp tim.

Tắc nghẽn đường hô hấp trên do dị vật

Tắc nghẽn đường hô hấp trên xảy ra khi thức ăn hoặc dị vật chặn khí quản, thanh quản hoặc cổ họng, gây nên khó thở hoặc không thể thở được. Các triệu chứng tắc nghẽn đường hô hấp trên bao gồm khó thở, thở hổn hển, hoảng sợ, tim đập nhanh…

1.3. Các bệnh ngoài tim gây khó thở tim đập nhanh khác

Bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp Basedow là một nhóm bệnh xảy ra khi tuyến giáp tăng tiết hormone quá mức gây ra các triệu chứng của tim mạch, tăng chuyển hóa. Các triệu chứng của cường giáp bao gồm bướu cổ, sợ nóng, run tay, tiêu chảy, nhịp tim thường trên 100 nhịp/phút.

Rối loạn thần kinh tim

Rối loạn thần kinh tim [rối loạn lo âu] là một trong những nguyên nhân gây tim đập nhanh khó thở hồi hộp thường gặp nhất. Đây không phải là bệnh tim thực thể [có tổn thương tại tim] nhưng lại gây ra các triệu chứng tương tự các bệnh lý tim mạch. Điều này khiến việc chẩn đoán bệnh trở nên rất khó khăn. Đa số người bị bệnh do rối loạn thần kinh tim đều đi khám không ra bệnh.

Rối loạn thần kinh tim là nguyên nhân phổ biến gây tim đập nhanh khó thở hồi hộp

Rối loạn tâm lý, cảm xúc

Các rối loạn về tâm lý như hoảng sợ, stress và các cảm xúc tiêu cực như kích động quá mức, phấn khích có thể làm tăng tiết các hormon gây tăng nhịp tim. Khi nhịp tim tăng, bạn cũng có thể gặp các biểu hiện kèm theo như khó thở, hồi hộp đánh trống ngực hay cảm giác nghẹn ở cổ họng.

Ngoài ra, dị ứng, thiếu máu, hoạt động thể dục quá sức, tác dụng phụ của thuốc, sử dụng quá nhiều caffein hay béo phì cũng có thể khiến tim đập nhanh hơn và gây khó thở, mệt mỏi, nhức đầu, tay chân run.

2. Tim đập nhanh khó thở có nguy hiểm không?

Biểu hiện tim đập nhanh khó thở sẽ không nguy hiểm nếu là đáp ứng sinh lý của cơ thể khi ốm, sốt, hoạt động mạnh, lo lắng, căng thẳng và chỉ xuất hiện thoáng qua. Tuy nhiên nếu triệu chứng xảy ra thường xuyên sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị, ví dụ như:

  • Ngất xỉu
  • Dày cơ tim
  • Ngưng tim
  • Nhồi máu cơ tim
  • Suy tim
  • Đột quỵ

Do đó người bệnh cần cảnh giác cao khi có biểu hiện này. Tốt nhất là nhanh chóng đi thăm khám để xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó có cách xử trí kịp thời.

3. Cách giảm tim đập nhanh khó thở hiệu quả ngay tại nhà

Nếu nhịp tim nhanh khó thở không phải xuất phát từ nguyên nhân bệnh thì chỉ cần áp dụng các biện pháp không dùng thuốc là có thể điều chỉnh được nhịp tim và nhịp thở về trạng thái bình thường. Đối với trường hợp do bệnh lý, việc điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp nếu cần là điều kiện thiết yếu. Tuy nhiên, việc dùng thuốc gì, can thiệp ra sao cần có thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc tây y và đông y đều có tác dụng trị tim đập nhanh hồi hộp khó thở

3.1. Dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật

Tùy từng bệnh lý nền gây ra khó thở, nhịp tim tăng sẽ có các loại thuốc kiểm soát bệnh phù hợp. Đó có thể là thuốc điều trị bệnh tim mạch, huyết áp cao, suy tim, thiếu máu cơ tim, hẹp hở van tim, thuốc điều trị cường giáp, trào ngược dạ dày… 

Đồng thời, các bác sĩ có thể kết hợp thêm một số loại thuốc chống loạn nhịp tim để đưa nhịp tim về ngưỡng an toàn như thuốc chẹn kênh Natri, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh Kali, thuốc chẹn kênh Canxi… hoặc thuốc chống đông máu để phòng tránh biến chứng huyết khối.

Với những người bị tim đập nhanh khó thở do bệnh tim mạch nhưng dùng thuốc không đáp ứng sẽ được chỉ định can thiệp. Ví dụ như đặt stent hoặc bắc cầu mạch vành cho người bị bệnh mạch vành, nong van hoặc thay van cho người bệnh van tim, đốt điện tim hoặc cấy máy khử rung tim cho người bị rối loạn nhịp tim…

Xem thêm

Tim đập nhanh khi ngủ: Phải cẩn thận 8 bệnh nguy hiểm sau

3.2. Dùng thảo dược hỗ trợ giảm nhịp tim

Nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy có rất nhiều thảo dược Đông Y có thể giúp ổn định nhịp tim. Điểm mạnh của việc sử dụng thảo dược là rất an toàn, không gây tác dụng phụ hạ nhịp tim quá mức hoặc gây co thắt phế quản. Vậy nên những người bị tim đập nhanh khó thở, kể cả mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính vẫn có thể sử dụng các sản phẩm từ thảo dược để ngăn chặn các cơn nhịp nhanh xảy ra và ổn định nhịp tim hiệu quả. 

3.3. Tập thể thao, ăn uống và giữ lối sống lành mạnh

Nhiều người thường lo ngại tập luyện có thể khiến nhịp tim nhanh hơn. Tuy nhiên, những bài tập như yoga, thiền, hít thở, đi bộ, đạp xe hay bơi lội với cường độ vừa phải sẽ giúp nhịp tim, hô hấp trở lại trạng thái bình thường.

Việc giữ tinh thần thoải mái, không lo lắng quá độ, uống đủ nước đảm bảo thể tích tuần hoàn trong cơ thể cũng giúp tim đập ổn định hơn. Ngoài ra khi bị tim đập nhanh khó thở, bạn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc, cá thu, cá hồi… Đặc biệt loại bỏ các đồ muối chua, nước có gas, caffeine, cocaine, rượu, bia, thuốc lá để giúp tim và phổi hoạt động tốt hơn.

Tim đập nhanh khó thở có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm. Ngoài lời khuyên từ thầy thuốc, đừng quên những biện pháp giúp giảm nhịp tim không dùng thuốc kể trên. Bởi chỉ có như vậy, nhịp tim của bạn mới ổn định lâu dài mà không gặp các tác dụng phụ nào.

BS. Vũ Thị Anh Đào

[Visited 5.677 times, 1 visits today]

[Visited 5.677 times, 1 visits today]

  • Tags:
  • rối loạn nhịp tim

Video liên quan

Chủ Đề