Ca sĩ thanh thúy trước 75 là ai?

Cứ ngỡ tuổi già nhan sắc tàn phai, tuy nhiên, vẻ đẹp vượt thời gian của “tượng đài” trong làng nhạc vàng – Danh ca Thanh Thúy sẽ khiến nhiều người phải trầm trồ.

Nhan sắc mặn mà của nữ hoàng nhạc vàng ở độ tuổi U80

Ca sĩ Thanh Thúy là một trong những nữ ca sĩ có ảnh hưởng lớn nhất đến nền Tân nhạc Việt Nam trước năm 1975. Cùng với Trúc Mai, Minh Hiếu, Phương Dung, thì Thanh Thúy được xem là thế hệ ca sĩ đầu tiên của dòng nhạc vàng Miền Nam được hình thành từ thập niên 1960.

Thanh Thúy là thế hệ ca sĩ thành công trong dòng nhạc vàng trong thập niên 1960

Thanh Thúy đi hát từ rất sớm, khi mới 15-16 tuổi, và thời gian ban đầu của sự nghiệp [thập niên 1950] cô thường hát những bài ca tiền chiến. Sang thập niên 1960, tên tuổi của cô đã gắn liền với nhạc sĩ Trúc Phương như là một định mệnh. Ngoài ra Thanh Thúy cũng trình bày rất thành công nhạc của nhiều tác giả nhạc vàng nổi tiếng khác.

>>> Xem thêm: Giai thoại về mỹ nhân đẹp nhất Sài Thành: Từng khiến hai công tử đ.ốt tiền luộc trứng để chứng tỏ tình yêu

Khi nhắc đến những ca sĩ nổi tiếng hát nhạc vàng, nhạc tiền chiến trước năm 1975 thì không thể thiếu cái tên được mọi người phong cho danh hiệu “tiếng hát liêu trai”, ca sĩ Thanh Thúy, cô ca sĩ một thời từng là người nổi tiếng trước năm 1975. Tiếng hát của cô đã từng làm say mê biết bao con người Việt Nam, trong suốt những năm của thập niên 60. Cô được biết đến trên các làn sóng phát thanh cũng như truyền hình tại Việt Nam và cũng với một giọng ca “ liêu trai” ấy, Thanh Thúy đã trở thành một ngôi sao sáng trên các sân khấu đại nhạc hội cũng như phòng trà lúc bấy giờ.

Danh ca Thanh Thúy và nhan sắc vượt thời gian

Không chỉ có sự nghiệp âm nhạc chói sáng, Thanh Thúy còn là một giai nhân nức tiếng, là người trong mộng của cả một thế hệ, được các nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn, đạo diễn truyền hình nổi tiếng… ca ngợi hết lòng với rất nhiều mỹ danh, trong đó nổi tiếng nhất là Tiếng hát liêu trai, Tiếng hát khói sương, và Tiếng hát lúc 0 giờ. Ngoài giọng hát trời phú, thì nhan sắc của bà cũng là thế mạnh làm xiêu lòng không ít người. Mái tóc dài buông lơi trên đôi vai gầy, dáng mảnh mai, gương mặt thanh tú, nụ cười duyên của bà đã làm thổn thức tâm hồn của rất nhiều thi sĩ, nhạc sĩ. Vẻ đẹp ấy cũng đã đi vào phim ảnh, kịch.

Thành tựu của Thanh Thúy trong hoạt động nghệ thuật

Thanh Thúy xuất hiện thường xuyên trên đài phát thanh, sau đó là đài truyền hình, hát trong nhiều đại nhạc hội, hợp tác với hầu hết các hãng băng dĩa lớn nhất Sài Gòn, hàng đêm cô hát ở các phòng trà và cộng tác gần như với tất cả các phòng trà, vũ trường lớn.  Ca sĩ Thanh Thúy có thể được coi như là một trong những nữ ca sĩ gây được nhiều tiếng vang nhất trong làng âm nhạc Miền Nam trước năm 1975. Tiếng hát Thanh Thúy phủ sóng trên tất cả các phương tiện và lĩnh vực. 

Danh ca Thanh Thúy phủ sóng trên rất nhiều lĩnh vực

Thanh Thúy có chất giọng trầm ấm hơi khàn, lối phát âm nhả chữ và luyến láy rất riêng và đầy cảm xúc, sâu lắng, nghẹn ngào và nức nở, với dáng dấp mảnh mai và mái tóc dài buông lơi trên đôi vai gầy trong tà áo dài. Thời điểm đó nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có gặp Thanh Thúy hàng đêm tại các phòng trà và ông đã sáng tác 2 ca khúc Ướt Mi và Thương Một Người để dành tặng cô. Thanh Thúy nói rằng đến tận sau này khi qua đến hải ngoại, cô mới biết là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết 2 ca khúc đó cho mình.

Năm 1961, Thanh Thúy được bầu chọn là Hoa hậu Nghệ sĩ – danh hiệu do bác sĩ Trương Ngọc Hớn tổ chức ở phòng trà Anh Vũ. Kể về sự kiện này, Thanh Thúy nói rằng hôm đó cô đến phòng trà Anh Vũ hát như thường lệ, và hoàn toàn bất ngờ khi được trao danh hiệu Hoa Hậu Nghệ Sĩ vào đêm hôm đó.

Năm 1970, Thanh Thúy đoạt giải thưởng Kim Khánh dành cho nữ ca sĩ ăn khách nhất với nhạc phẩm “Tình Đời” của nhóm Lê Minh Bằng sáng tác. Ca khúc này được sáng tác nhân dịp Thanh Thúy trở lại nghiệp cầm ca sau vài năm vắng bóng. Năm 1972, cô đoạt 2 giải Kim Khánh dành cho nữ ca sĩ được ái mộ nhất trong năm và show truyền hình được yêu thích nhất trong năm do chính cô làm trưởng ban.

Vẻ đẹp và chất giọng của danh ca Thanh Thúy ở tuổi 80 vẫn luôn tỏa sáng

Nói về sự nghiệp của ca sĩ Thanh Thúy cũng không thể không nhắc đến việc cô đã chủ trương sản xuất và phát hành các băng nhạc Thanh Thúy trước 1975 ở Sài Gòn và CD nhạc sau năm 75 ở hải ngoại, góp công sức không nhỏ trong làng nhạc với khoảng 500 bản thu âm trước năm 75 của hầu hết ca sĩ nổi tiếng. Thập niên 1970, nhạc sĩ Ngọc Chánh đề nghị hợp tác với Thanh Thúy để phát hành băng nhạc, đến tháng 4 năm 1975 đã có 25 cuốn băng đã phát hành ra thị trường và cuốn 26 chưa kịp phát hành. Tất cả những băng nhạc Thanh Thúy trước 1975 đều do nhạc sĩ Lê Văn Thiện hòa âm.

Thanh Thúy sau năm 1975 vẫn hoạt động trong làng giải trí và âm thầm giúp đỡ rất nhiều người đồng nghiệp

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, gia đình Thanh Thúy di đi tản sang Hoa Kỳ. Tại Las Vegas, cô đã tái lập trung tâm băng dĩa nhạc mang tên Thanh Thúy và sản xuất rất nhiều album nhạc giá trị. Thanh Thúy cũng cộng tác thường xuyên với trung tâm Asia liên tục cho đến năm 2016. Từ khi rời Việt Nam cho đến nay, Thanh Thúy chưa lần nào về lại quê hương.

Sau năm 1975, Thanh Thúy là người gửi tài chính về Việt Nam nhiều nhất để hỗ trợ cho những người bạn, người anh đồng nghiệp cũ trong làng văn nghệ trước 1975 khi họ gặp nhiều khó khăn với cuộc sống mới. Cô làm việc này một cách thường xuyên., và âm thầm, nên không có nhiều người biết đến.

Đăng bởi bangcoi vào lúc 15/03/2021

Khó ai có thể quên được một tiếng hát từng một thời làm say mê biết bao nhiêu khán giả tại Việt Nam. Tiếng hát đó đã được báo giới mệnh danh là "Tiếng Hát Liêu Trai", trong suốt thập niên 60 đã ngự trị trên các làn sóng phát thanh cũng như truyền hình tại Việt Nam. Cũng với một giọng ca đặc biệt đó, Thanh Thúy đã trở thành một ngôi sao sáng chói trên các sân khấu đại nhạc hội cũng như phòng trà. Nếu gọi đó là một hiện tượng cũng không sai.

Thanh Thúy bắt đầu đi hát từ khi mới được 16 tuổi và sau hơn 40 năm cống hiến cuộc đời mình cho ca nhạc, tên tuổi Thanh Thúy chắc chắn sẽ mãi được ghi khắc trong tâm hồn những người yêu nhạc. Thanh Thúy có thể được coi như là một trong những nữ ca sĩ gây được nhiều tiếng vang nhất trong làng ca nhạc Việt Nam với những nhạc phẩm mà ngoài chị ra không ai có thể diễn đạt được một cách thấm thía như: Nửa Đêm Ngoài Phố, Kiếp Nghèo, Tầu Đêm Năm Cũ, Phố Đêm, Một Chuyến Bay Đêm, Giọt Mưa Thu,vv...Đặc biệt hơn cả là những nhạc phẩm của Trúc Phương, mà mọi người cho rằng chỉ có Thanh Thúy mới lột tả được tình cảm của người viết nhạc. Cũng với những nhạc phẩm của Trúc Phương, Thanh Thúy đã đưa vào một CD gồm những nhạc phẩm đặc sắc nhất của người nhạc sĩ qua đời trong sự nghèo khó và túng thiếu tại Việt Nam cách đây vài năm. Bà sinh ngày 2 tháng 12 tại Thừa Thiên Huế, trong một gia đình có 5 chị em trong đó có Thanh Mỹ và Thanh Châu, bà có chồng là sĩ quan không quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Thanh Thúy bắt đầu đi hát từ khi mới được 16 tuổi, với chất giọng trầm ấm hơi khàn, lối phát âm nhả chữ rất riêng và đầy cảm xúc, sâu lắng. Thanh Thúy có thể được coi như là một trong những nữ ca sĩ gây được nhiều tiếng vang nhất trong làng âm nhạc Việt Nam trước kia, với những nhạc phẩm nổi tiếng: "Nửa đêm ngoài phố", "Kiếp nghèo", "Tàu đêm năm cũ", "Phố đêm", "Một chuyến bay đêm", "Giọt mưa thu"... Sau 1975, Thanh Thúy sang định cư tại Hoa Kỳ và vẫn tiếp tục đi hát cho các trung tâm băng nhạc tại hải ngoại cũng như trung tâm băng đĩa của chính bà. Tiếng hát Thanh Thúy đã từng được báo giới mệnh danh là "Tiếng Hát Liêu Trai", trong suốt thập niên 60 và đã ngự trị trên các làn sóng phát thanh cũng như truyền hình tại miền Nam Việt Nam và trở thành một ngôi sao trên các sân khấu Đại nhạc hội cũng như phòng trà.

Bài Ướt mi và Thương một người của Trịnh Công Sơn là có cảm hứng từ bà.

Thanh Thúy qua ca khúc trữ tình, lãng mạn của nhiều nhạc sĩ tài danh được mô tả bằng tiếng hát lơ lửng với khói sương, nhấp nhô cùng sóng nước, đam mê theo cung bậc, thì thầm với kẻ tình si, du dương trong tĩnh lặng, vỗ về với yêu thương.

Nguyên Sa viết: “Thanh Thuý là nữ ca sĩ được ngợi ca nhiều nhất trong văn, trong thơ. Thi sĩ Hoàng Trúc Ly, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Viên Linh, nhà văn Tuấn Huy, triết gia Nguyễn Văn Trung. Bởi vì Thanh Thuý chính là người yêu trong mộng của cả một thế hệ, trong đó có những nhà văn, nhà thơ bén nhạy bắt được cảm xúc riêng tư mà diễn đạt cái khách quan mênh mông trong cái chủ quan, riêng lẽ sống thực và chân thành... Trịnh Công Sơn những ngày đầu đời đã viết Ướt Mi cho Thanh Thuý”.

Nguyên sa lấy tựa đề “Từ Em Tiếng Hát Lên Trời” trong bốn câu thơ lục bát rất tuyệt của Hoàng Trúc Ly tỏ bày trong niềm giao cảm về Thanh Thuý: “Từ em tiếng hát lên trời Tay xao dòng tóc, tay mời âm thanh. Sợi buồn chẻ xuống lòng anh Lắng nghe da thịt tan thành hư vô”. Khi xuất hiện dưới ánh đèn màu, trên sân khấu, tiếng hát Thanh Thúy hoà nhập vào cung đàn, chan hoà với âm thanh đã bay bổng, vươn cao trên đỉnh non cao. Đầu thập niên 60, ngọn bút của cây bút đầu đàn nhóm Sáng Tạo & Kịch Ảnh, Mai Thảo đã gọi “Tiếng Hát Lúc Không Giờ” Và, Mai Thảo, văn hữu gán cho danh xưng ông hoàng của vũ trường, như bị mê hoặc bởi âm điệu, như bị cuốn hút trong mơ hồ, lãng đãng của cung bậc và bóng dáng, trong men rượu, trong ánh đèn mờ ảo, tay kiếm lão luyện trong văn giới đã phóng với đường gươm: “Tôi vẫn thấy một con chim nhạn bay trong giòng sông sương mù... chậm và khuya... công phu... kỳ lạ!”. Với tiếng hát đó, Mai Thảo còn gọi thêm “Tiếng Hát Khói Sương” qua bài viết của Lâm Tường Dủ, hình như thông dụng nhất. Sau nầy có ca khúc Tiếng Hát Khói Sương của Đắc Đăng, Thanh Thuý đã hình thành CD mang tựa đề với ca khúc đó. Nguyễn Văn Trung, giáo sư triết Đại học Văn Khoa Sài Gòn, cây bút không chuyên về ca nhạc cũng bị cuốn hút vào giọng ca và bóng dáng nên đã gọi “Tiếng Hát Liêu Trai” Bài viết Ảo Ảnh Thanh Thuý của Nguyễn Văn Trung được in vào trong tác phẩm Nhận Định. Theo thời gian, luận án tiến sĩ triết học Karl Marx của ông đã phôi pha, nằm im trong ngăn tủ đâu đó, may còn nhắc nhở bốn tiếng “Tiếng Hát Liêu Trai” để nhắc lại tên ông.

Ở hải ngoại, vào cuối thập niên 90, tác phẩm "Chân Dung Những Tiếng Hát" của Hồ Trường An, bằng cái nhìn cá nhân của nhà văn, không viết dưới dạng “order” đầy dẫy hình dung từ sáo ngữ. Nhiều chân dung bị đẽo, gọt, nhận xét khắt khe qua ngọn bút; Hồ Trường An viết về Thanh Thuý “Tiếng Hát Khói Sương Chiêu Niệm": “Cô là một nhà ảo thuật âm thanh. Cô giỡn vọt âm thanh, bẻ vặn tiết điệu, bỏ đứt nền nếp chân truyền trong lối hát. Chính ở cách phá thể, ở những quái chiêu táo bạo đó cô thành công rực rỡ”.

Vào tuổi trăng tròn, Thanh Thuý xuất hiện tại phòng trà Việt Long của Đức Quỳnh vào cuối năm 1959, Giọng ca trầm trầm, mang nỗi buồn man mác, nghẹn ngào, nức nở với dáng dấp mảnh mai, yểu điệu thục nữ, mái tóc dài buông lơi trên vai gầy trong tà áo dài màu trắng, lam nhạt... mang sắc thái đặc biệt cho người ca sĩ. Trong thời gian đó, Thanh Thuý xuất hiện trước công chúng trên Đại Nhạc Hội của ban thoại kịch Kim Cương. Tiếng hát Thanh Thuý vang vọng trên làn sóng phát thanh từ cuối thập niên 50 đã tạo dựng tiếng hát truyền cảm đặc biệt đi vào lòng thính giả khắp nơi để nhân diện chân dung người ca sĩ. Tháng 2 năm 1960, Thanh Thuý xuất hiện trên Đại Nhạc Hội Sầm Giang, có Kim Tước, Thuý Nga... như cánh hải âu lướt mình trên sóng nước, tên tuổi người nữ ca sĩ trẻ đẹp, thướt tha lồng với tiếng hát trầm buồn, rung động được ngự trị trong bao trái tim giới thưởng ngoạn, được sự đánh giá của nhiều cây bút tên tuổi về tài năng mới trong làng ca nhạc, ngợi ca trên nhiều báo. Từ đó, Thanh Thuý đi vào con đường nghệ thuật với cánh cửa thênh thanh rộng mở như ánh sao lấp lánh trong

khung trời âm nhạc, như đoa hướng dương của hoạ sĩ Van Gogh vào cuối thế kỷ XIX giữa bảo tàng mỹ thuật.

Trong khoảng thời gian ngắn, Thanh Thuý bước lên đài danh vọng của thế giới đèn màu để đạt được ước mơ của mình và có được điều kiện trang trải cuộc sống gia đình trong hoàn cảnh khó khăn, thân mẫu đang lâm trọng bệnh. Nhưng niềm ước mong của người con hiếu thảo không được toại nguyện trước định mệnh cay nghiệt. Tháng 6 năm 1960, thân mẫu Thanh Thuý qua đời. Là người con thứ tư trong gia đình nhưng Thanh Thuý phải thay người quá cố để chăm sóc hai người em gái là Thanh Mỹ và Thanh Châu. Và hai người em vẫn nương theo thời gian gần gũi với Thanh Thuý, qua bao năm sống nơi hải ngoại, dù có cuộc sống riêng tư nhưng hình ảnh đó vẫn mãi bên nhau. Mang tâm trạng đau buồn thương nhớ, tiếng hát Thanh Thuý càng u sầu, não nùng, bi cảm, trong âm điệu ngọt ngào, du dương chất chứa nỗi đắng cay... làm sao khỏi xúc động, tái tê? Từ phong cách trình diễn đến lời ca trầm mặc, thiết tha, nghẹn ngào, tạo nét độc đáo, riêng rẽ cho ngôi sao bồng bềnh giữa khói sương. Năm 1962 Thanh Thuý được bầu chọn Hoa Hậu Nghệ Sĩ. Đồng thời trong ba năm liền theo cuộc trưng cầu ý kiến của nhật báo Trắng Đen, Thanh Thuý được bình chọn là nữ ca sĩ ăn khách nhất. Cảm nhận được hình ảnh đó, nhà văn Tuấn Huy, tác giả Nỗi Buồn Tuổi Trẻ, Ngày Vui Qua Mau đã gọi tiếng hát Thanh Thuý “Tiếng Sầu Ru Khuya” trên tờ Điện Ảnh, tháng 3 năm 1963.

Thanh Thuý: Tiếng Hát Liêu Trai, Tiếng Hát Khói Sương, Tiếng Hát Lúc Không Giờ, Tiếng Sầu Ru Khuya, Tiếng Hát Lên Trời, Tiếng Hát Khói Sương Chiêu Niệm... qua nhiều cây bút với ngôn ngữ văn chương không ngần ngại hạ bút để viết về tiếng hát.

Cuộc Đời Và Nghệ Thuật Hoạ sĩ Vũ Hối, qua nét bút độc đáo như tranh vẽ với bốn câu thơ: “Liêu trai tiếng hát khói sương Nghẹn ngào nhung nhớ giòng Hương quê mình Nghiên sầu từng nét lung linh Giọng vàng xứ Huế ấm tình quê hương”.

Cũng như Lệ Thanh, Hà Thanh... Thanh Thuý sinh trưởng ở sông Hương núi Ngự, lớn lên ở Sài Gòn. Gia đình Thanh Thuý ở phía sau chùa Viên Tự, đường Phan Đình Phùng. Gia đình rất mộ đạo, từ nhỏ, Thanh Thuý thường theo bà ngoại và mẹ đến làm công quả ở chùạ Quy y phật với pháp danh Sumana, được sự dạy dỗ của Thượng toạ Hộ Giác và Tăng thống Tố Thắng. Vì vậy khi mới tuổi thanh xuân, bước chân vào nghề ca hát, thân mẫu Thanh Thuý rất lo sự cám dỗ ánh đèn sân khấu nên lúc nào cũng tựa cửa chờ con mỗi khi đi trình diễn. Và, Thanh Thuý vào nghề ca hát vì yêu thích lẫn kế sinh nhai để giúp đỡ gia đình.

Đầu thập niên 60 Thanh Thuý nổi danh, tên tuổi Thanh Thuý rất ăn khách vì vậy Nguyễn Long đưa hình ảnh đó vào điện ảnh. Nguyễn Long viết và thực hiện cuốn phim Thuý Đã Đi Rồi vào tháng 11 năm 1961. Ca khúc Thuý Đã Đi Rồi làm tựa đề trong phim, lời của Nguyễn Long, nhạc của Y Vân, Minh Hiếu đóng vai Thanh Thuý trong phim làm nổi bật hình ảnh yêu kiều chân dung nữ ca sĩ. Đi vào kịch nghệ, theo Nguyễn Long, các vở kịch được trình diễn trên sân khấu, truyền hình Việt Nam, nghệ sĩ Xuân Dung, Kim Cương, Bích Thuỷ đóng vai Thanh Thuý. Hình ảnh đó làm mê hoặc bao kẻ tình si, và chân dung Người Em sầu Mộng trong thơ Lưu Trọng Lư đã mang đến cho bao trái tim đa cảm, lãng mạn, Trong đó, có chàng nhạc sĩ vừa tròn tam thập, người Trà Vinh, dong dỏng cao, tóc phủ dài trông rất lãng tử, cũng là hoàng tử trữ tình của thể điệu Bole1ro, Rumba qua nhiều ca khúc được ái mộ. Từ tỉnh lên thủ đô, chàng sống phiêu bạt ở Sài Gòn, dang dở mối tình với cô học trò con nhà giàu có. Hình ảnh Thanh Thuý dẫm lên trái tim Trúc Phương, là nguồn cảm hứng cho chàng nhạc sĩ đam mê sáng tác. Và, ngược lại, Thanh Thuý nổi danh, được yêu thích nhiều qua nhiều ca khúc của Trúc Phương. . Từng nốt nhạc, cung bậc rướm máu trên đầu ngón tay nhấn trên phím đàn tây ban cầm để viết nên cung điệu như dòng thơ của Bích Khê: “Dây đàn yêu thương rung trong mơ... Tôi mang lên lầu lên cung thương. Ôi tôi bao giờ thôi yêu nàng

Tình trong tôi nghe như tinh tang”.

Sau ba thập niên, tháng ngày thoi thóp với căn bệnh ngặt nghèo, trong căn phòng thuê tồi tàn, nhỏ hẹp ở ngõ hẻm quận 11, Sài Gòn, Trúc Phương lìa bỏ cõi trần ngày 18 tháng 9 năm 1995, để lại cho đời 65 ca khúc và một số tác phẩm khác chưa được phổ biến. Trong những ca khúc đầu đời của trái tim đau khổ, duyên nợ bẽ bàng, tình yêu đơn phương tan theo mây khói nhưng hào quang lại về trên đỉnh mây trời giữa kẻ viết dòng nhạc, lời ca và người nâng niu tiếng hát. Đâu đây vẫn vang vọng với tuyệt phẩm Chuyện Chúng Mình, Hai Lối Mộng, Ai Cho Tôi Tình Yêu, Chiều Cuối tuần, Buồn Trong Kỷ Niệm, Bóng Nhỏ Đường Chiều, Tàu Đêm Năm Cũ, Hình Bóng Cũ... mang mang thiên cổ luỵ, xót thương, nghe để tiếc thương cho chuyện tình cay đắng... tiếng hát Thanh Thuý chơi vơi, bồng bềnh trên đỉnh cao, trái tim nhạc sĩ rướm máu, chôn vùi bên vực thẳm.

Sau khi mãn tang cho thân mẫu, Thanh Thuý lập gia đình vào năm 1964, người chồng cũng là tài tử chính trong phim Bão Tình. Chàng sĩ quan Ôn Văn Tài sau nầy mang cấp bậc đại tá trong binh chủng Không Quân. Gia đình được định cư tại Hoa Kỳ trong năm 1975. Vào cuối thập niên 90, đôi tình nhân thuở nào được trở thành ông bà nôị.

Với Trúc Phương, duyên nợ không trọn nhưng mối giao cảm trong âm nhạc vẫn cón cao đẹp, giữ mãi cho nhaụ Bên bờ Thái Bình Dương, Thanh Thuý vẫn tiếp tục gởi đến tha nhân nhiều ca khúc của Trúc Phương, tương trợ tác giả nơi quê nhà sống bất hạnh. Được tin Trúc Phương vĩnh biệt nhân gian, bên trởi Cali, bên người thân trong gia đỉnh, Thanh Thuý viết: “Anh Trúc Phương, một ngôi sao sáng của vòm trời âm nhạc Việt Nam vừa vụt tắt. Tin anh qua đời đến với tôi quá đột ngột. Tôi đã bàng hoàng xúc động với sự mất mát lơn lao nầy. Anh và tôi không hẹn nhưng đã gặp nhau trên con đường sống cho kiếp tằm. Anh trút tâm sự qua cung đàn, còn tôi qua tiếng hát. Trong khoảng thập niên 60, têntuổi anh và tôi gắn liền nhau: Trúc Phương, tiếng hát Thanh Thuý... Đường đời đã chia đôi chúng tôi ra hai ngã, hai hướng đi. Tôi đã giã từ sân khấu, giã từ lời ca tiếng nhạc, theo chồng đi đến những phương trời xa. Còn anh vào quân ngũ và tiếp tục hăng say sáng tác, hầu hết những nhạc phẩm đều nói về cuộc đời người lính phong sương, xa nhà, xa thành phố, xa người em nhỏ hậu phương... "

Video liên quan

Chủ Đề