Tại sao sau sinh lại thèm ngọt

Lựa chọn thực phẩm phù hợp khi nuôi con bằng sữa mẹ là rất quan trọng. Bạn nên có một chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, chọn những thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ khỏe, bé khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng nên để ý và quan sát những phản ứng sau khi cho con bú để biết bé có dị ứng với những thực phẩm bạn ăn hay không. 

Có rất nhiều ý kiến về chế độ dinh dưỡng cho bé khi cho con bú, thực phẩm nên và không nên ăn. Khoa học vẫn chưa chứng minh được rằng bạn cần một chế độ ăn uống kiêng khem trong thời kỳ cho con bú, trừ khi bạn có vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, trên thực tế, có một số trẻ phản ứng với các loại thực phẩm mà mẹ ăn. Rất mất thời gian để tìm ra đâu là thức ăn gây dị ứng cho bé.

Lần đầu tiên cho con bú là thời điểm tốt nhất để biết bé có bị dị ứng hay không. Trừ khi bạn có tiền sử nhạy cảm hoặc anh/chị của bé bị dị ứng hay nhạy cảm với thành phần nào đó, khuyến cáo chung là nên có một chế độ ăn uống cân bằng và không hạn chế hoặc kiêng khem bất kỳ loại thực phẩm nào. Thực phẩm giàu canxi, sắt và iốt rất tốt, vì những thành tố này sẽ chuyển thành chất dinh dưỡng thường bị thiếu trong thời kỳ cho con bú. Tương tự như vậy, carbohydrate và đạm rất hữu ích để duy trì năng lượng và tái tạo tế bào.

Tham khảo: Làm sao để nhiều sữa cho con bú

Dinh dưỡng cho mẹ khi cho con bú

  • Không cần thiết phải "ăn cho hai người" cho dù bạn có thấy ngon miệng hay không. Cơ thể người mẹ luôn biết chuyển hóa lượng thức ăn của mình để sản xuất đủ sữa cho con.
  • Lượng calo dư thừa vẫn sẽ được tích trữ dưới dạng chất béo, và cho con bú không nên được xem như một cái cớ để ăn nhiều đồ ăn vặt. Có một thực tế rằng một số phụ nữ giảm cân trong thời kỳ cho con bú và không cần phải lo lắng quá nhiều về những gì họ ăn. Những người khác không may mắn như vậy và thấy rằng họ cần phải rất cẩn thận về chế độ ăn uống để có thể lấy lại vóc dáng trước đây trong vòng 6-12 tháng sau khi sinh.
  • Lượng chất béo tích lũy trong suốt quá trình mang thai được sử dụng như nguồn dự trữ năng lượng trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, bạn không tăng cân nhiều không có nghĩa là bạn sẽ không thể cho con bú mẹ.
  • Phụ nữ đang cho con bú không nên ăn uống kiêng khem. Điều này có thể có ảnh hưởng đến việc sản sinh sữa.
  • Uống nước đầy đủ là rất quan trọng. Uống trà, cà phê và nước ngọt đóng vai trò như thuốc lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu. Nước lọc, nước trái cây và trà không có caffeine cũng tốt.
  • Uống để đỡ khát và tập thói quen uống một ly nước mỗi khi bạn ngồi xuống để cho bé ăn. Đảm bảo lượng nước trung bình là 2,5-3 lít mỗi ngày. Lượng này có thể điều chỉnh tùy theo mức độ hoạt động và nhu cầu cá nhân. Nước lọc hoặc nước đóng chai có thể không chứa flour-chất rất tốt giúp ngăn ngừa sâu răng.
  • Tránh bỏ bữa. Thời gian đầu làm mẹ thường rất bận rộn và bạn sẽ không để ý đến thời gian biểu. Ăn sáng, ăn trưa, ăn tối và ăn nhẹ giữa bữa sẽ giúp bạn sản sinh sữa thật tốt.
  • Bà mẹ cho con bú có thể thèm đường và đồ ngọt. Hãy nhớ rằng, ăn gì cũng ở mức vừa phải và không ăn quá nhiều. Thỏa mãn cơn thèm của bạn và tránh phá vỡ thú vui ăn uống bằng cảm giác tội lỗi.
  • Chuẩn bị một bữa ăn nhẹ để bạn có thể vừa ăn vừa cho con bú. Hãy tranh thủ lúc này.
  • Một số trẻ nhạy cảm với sự thay đổi vị hoặc mùi sữa của mẹ khi mẹ ăn tỏi, hành hay các loại thực phẩm đậm đà hoặc cay. Nếu bạn thấy bé phản ứng không giống ngày thường, bạn nên xem lại những thức ăn bạn đã ăn ở bữa trước.

Tham khảo: Đau đầu ti khi cho con bú

Khuyến cáo hiện nay từ Hội Miễn dịch học và Dị ứng của Úc www.allergy.org.au là các bà mẹ không cần phải hạn chế bất cứ loại thức ăn nào khi họ đang cho con bú. Đối với những em bé có bệnh chàm và có dấu hiệu bị dị ứng, việc tránh một số loại thực phẩm có thể hữu ích, nhưng để xác định chính xác loại thực phẩm nào thì cần có sự tư vấn của bác sĩ. Không phải tất cả phản ứng ở trẻ đều do dị ứng thức ăn từ mẹ ăn vào.

Phụ nữ ăn kiêng trong thời kỳ cho con bú có nguy cơ thiếu dinh dưỡng, nên cần duy trì một chế độ ăn uống hợp lý cân bằng. Nếu bạn không chắc chắn về những loại thực phẩm bạn nên ăn, hãy nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng. 


Dị ứng: Cần để ý điều gì

Một số trẻ có thể đặc biệt nhạy cảm hoặc dị ứng với các loại thực phẩm thông qua sữa mẹ. Các phản ứng phổ biến nhất là từ các loại thực phẩm như thủy sản, sữa bò và thực phẩm từ sữa, đậu phộng, các loại hạt và trứng. Nhìn chung, phản ứng của bé sẽ khác so với ngày thường, thay đổi giờ ăn giấc ngủ.

Một số bà mẹ thấy rằng nên ghi chép lại những gì họ đã ăn. Trung bình sau khoảng 4-12 tiếng, thức ăn sẽ được tiêu hóa và chuyển hóa vào sữa mẹ.

Tham khảo: Cách chăm sóc bé

Các triệu chứng dị ứng hoặc nhạy cảm với thực phẩm của các trẻ bú sữa mẹ

  • Quấy khóc, đau bụng.
  • Không thoải mái như bình thường.
  • Phát ban không phải do bệnh tật.
  • Thường xuyên đi phân lỏng.

Điều quan trọng là đừng quy kết rằng việc bé quấy khóc là do bé phản ứng với những gì bạn đã ăn. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé khóc. Bạn có thể áp dụng các biện pháp thông thường như đu đưa, dỗ dành, tắm và mát-xa, cho bé ăn thêm hoặc đi dạo.

Vậy bạn nên ăn gì?

  • Bánh mì, ngũ cốc, ngũ cốc nguyên hạt cũng như gạo, mì ống và mì sợi. Những thức ăn này sẽ cung cấp cho bạn năng lượng để duy trì hoạt động cả ngày và cả chất xơ.
  • Sữa và sản phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát và các món tráng miệng có sữa. Các thực phẩm này sẽ cung cấp cho cơ thể canxi và phốt-pho, giúp xương và răng khỏe mạnh.
  • Thịt, cá, trứng và gia cầm. Đạm và sắt là những chất dinh dưỡng chính được tìm thấy trong các loại thực phẩm động vật.
  • Trái cây, rau, nước trái cây và các loại đậu sẽ cung cấp vitamin và khoáng chất. Đây là những chất cần thiết để đảm bảo chức năng tế bào và phòng ngừa bệnh tật.
  • Một nằm các loại hạt mỗi ngày, một quả chuối, một bát ngũ cốc hoặc bánh mì nướng để bạn có thể ăn trên đường đi đâu đó.
  • Ăn khi nào bạn cảm thấy đói. Đừng để đói quá rồi ăn bất kỳ thức ăn nào bạn thấy. Nếu bạn không đi chợ để tích trữ lương thực, bạn có thể nhờ người bạn đời của mình, mua online hoặc nhờ một người bạn hoặc thành viên gia đình mua hàng cho bạn.

Rượu

Chúng ta thường tin rằng khi các bà mẹ đang cho con bú uống rượu, họ sẽ sản sinh nhiều sữa hơn. Những lời khuyên hiện nay là không có mức độ rượu nhất định nào đảm bảo an toàn cho các bà mẹ đang cho con bú. Hàm lượng rượu trong sữa mẹ tương ứng với độ cồn trong máu của người mẹ. Rượu chuyển hóa vào sữa mẹ trong vòng 30-60 phút.

  • Tránh uống rượu thường xuyên hoặc uống nhiều khi bạn đang cho con bú. Nên vắt sữa trước và cho con bú sữa đó.
  • Nếu bạn uống rượu phải lưu ý nên cho con bú 2-3 tiếng sau khi uống.
  • Tránh uống rượu trong ba tháng đầu sau khi sinh do gan và đường ruột của bé vẫn còn non nớt.
  • Nếu bạn hoặc chồng bạn uống rượu thì không nên ngủ với bé.
  • Nếu bạn uống rượu, nên ăn trước khi uống,hoặc uống trong bữa ăn và chọn loại có nồng độ cồn thấp.
  • Nếu bạn uống rượu, hãy để bé cho người khác chăm sóc.

Tham khảo www.breastfeeding.asn.au để biết thông tin cụ thể hơn. 

Tìm hiểu thêm:  Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Khi một em bé được sinh ra, đó là niềm vui bất tận với bất cứ người mẹ nào. Tuy nhiên ngay sau khi bạn từ bệnh viện về nhà, bên cạnh niềm hạnh phúc còn rất nhiều những khó khăn mẹ phải đối mặt. Hãy chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để không bị “sốc” trước những thay đổi này:

Mất ngủ triền miên

Nếu như trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ gặp khó khăn trong việc tìm một giấc ngủ ngon thì sau khi có mặt của em bé, chị em sẽ phải đối mặt với tình trạng mất ngủ triền miên do không có thời gian để ngủ. Em bé vừa đến với cuộc sống mới nên có thể chưa phân định được ngày – đêm, nhiều bé có thể sẽ ngủ cả ngày và ban đêm thì thức giấc và quấy khóc.

Hơn nữa, nếu mẹ chưa có sữa về sẽ phải thức giấc liên tục để pha sữa cho con, thay tã, bỉm, hút sữa, cho con ăn… Những việc nhỏ mọn này sẽ làm mẹ không có thời gian để nghỉ ngơi.

Sau sinh, mẹ sẽ phải thường xuyên đối mặt với triệu chứng mất ngủ. [ảnh minh họa]

Đôi mắt sưng húp

Mất ngủ cộng với những cơn đau do rạch tầng sinh môn, đau do ngực căng sữa sẽ làm mẹ không ít lần rơi nước mắt và điều này vô tình khiến đôi mắt mẹ sau sinh sưng húp, quầng thâm. Hãy cố gắng dành thời gian để nghỉ ngơi khi em bé ngủ, mẹ sẽ bớt mệt mỏi hơn.

Mẹ hay cáu kỉnh

Những đêm mất ngủ cộng với việc vất vả chăm sóc bé và những cơn đau do rạch tầng sinh môn, đau do cơn co tử cung… khiến chị em thường xuyên cáu gắt. Đây là hiện tượng tâm lý bình thường và người nhà nên dành thời gian quan tâm đặc biệt tới sản phụ, giúp đỡ họ những việc có thể để chị em cảm thấy dễ chịu hơn.

Bụng vẫn như mang bầu

Mẹ đừng nuôi hy vọng rằng sau sinh sẽ “đẹp mòn con mắt” ngay bởi chị em mất tới 9 tháng để em bé phát triển trong cơ thể thì cũng phải mất một khoảng thời gian dài để cơ thể có thể phục hồi lại. Sau sinh, bụng mẹ vẫn sẽ to như đang mang bầu 4-5 tháng và chị em có thể áp dụng các biện pháp như gen bụng, tập thể dục để sớm lấy lại vóc dáng như mong muốn. Ngoài ra, một chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý để vừa có đủ sữa, vừa không bị tăng cân sau sinh cũng rất cần thiết.

Tập thể dục là cách giúp chị em sớm lấy lại vóc dáng sau sinh. [ảnh minh họa]

Không có ham muốn “yêu”

“Yêu” sau sinh là vấn đề luôn khiến các mẹ đau đầu bởi họ không hề cảm thấy có chút ham muốn nào. Theo các chuyên gia, trong thời gian cho con bú, các hormone trong cơ thể cũng khiến vùng kín của chị em khô hạn và không có cảm hứng “yêu”.

Vì vậy các mẹ không nên tự trách bản thân mà nên chia sẻ với bạn đời để nhận được sự đồng cảm. Thay bằng “yêu” các cặp đôi có thể vuốt ve hoặc sử dụng thêm chất bôi trơn để hỗ trợ cuộc “yêu”.

Cảm giác thèm ăn cả ngày

Sau sinh nở, bạn đang sở hữu một thân hình quá khổ và rất muốn giảm cân. Tuy nhiên, rất nhiều chị em than phiền rằng họ luôn có cảm giác đói và không thể nhịn ăn. Đây là điều bình thường bởi khi mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thì em bé sẽ hấp thụ tất cả chất dinh dưỡng và vitamin từ cơ thể người mẹ. Chị em nên chọn những thực phẩm có lượng calo cao, có chế độ ăn uống khoa học, cân bằng để không bị tăng cân mà vẫn đủ sữa cho con tu ti.

Xem thêm chủ đề Tin tức mẹ bầu

Theo Minh Phương [Theo BS] [Khám Phá]

Video liên quan

Chủ Đề