Tại sao ngân sách trung ương không có nguồn thu bổ sung

Quan hệ giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương: Thực trạng và một số đề xuất

TS. Đinh Thị Nga - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

03:00 05/11/2017

Nhóm 1: Các khoản ngân sách trung ương hưởng 100%

Các khoản này bao gồm cả khoản tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế, gồm:

- Thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu;

- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

- Thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa nhập khẩu, bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa nhập khẩu do cơ sở kinh doanh nhập khẩu tiếp tục bán ra trong nước;

- Thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu;

- Thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, lãi được chia cho nước chủ nhà, các loại phí, tiền cho thuê mặt nước, các khoản thuế, phí và thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;

- Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam;

- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước trung ương thực hiện, không kể khoản được cấp có thẩm quyền cho khấu trừ để khoán chi phí hoạt động; phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập trung ương và doanh nghiệp nhà nước trung ương thực hiện, sau khi trừ phần được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật.

Số thu phí được khấu trừ và trích lại để bù đắp chi phí không thuộc phạm vi thu ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật;

- Lệ phí do các cơ quan nhà nước trung ương thu, không kể lệ phí môn bài quy định tại điểm g và lệ phí trước bạ quy định tại điểm h khoản 1 Điều 5 Thông tư 342.

- Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước trung ương quyết định thực hiện xử phạt, tịch thu;

- Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp mà có vốn của trung ương tham gia trước khi thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại và các đơn vị, tổ chức khác thuộc trung ương quản lý;

- Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc trung ương xử lý, sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật;

- Các khoản thu hồi vốn của ngân sách trung ương đầu tư tại các tổ chức kinh tế [bao gồm cả gốc và lãi]; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu;

- Thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp quyền khai thác tài nguyên nước phần ngân sách trung ương được hưởng theo quy định của pháp luật;

- Tiền sử dụng khu vực biển đối với khu vực biển thuộc thẩm quyền giao của trung ương;

- Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Thu từ quỹ dự trữ tài chính trung ương;

- Thu kết dư ngân sách trung ương;

- Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang của ngân sách trung ương;

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, bao gồm cả thu ngân sách cấp dưới nộp lên.

TTO - Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng trong bối cảnh hiện nay không có chính sách tốt hoàn toàn, Chính phủ, các bộ ngành phải cân nhắc để đưa ra giải pháp tối ưu, duy trì sản xuất kinh doanh, nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài.

  • Bộ Tài chính: Đã chi hết ngân sách dự phòng trung ương
  • Ngân sách trung ương rất khó khăn, chờ tiết kiệm chi 14.600 tỉ
  • Cục Thuế TP.HCM lý giải việc thu ngân sách 8 tháng vẫn tăng trên 15%

Hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó lúc này sẽ góp phần tạo ra nguồn thu. Trong ảnh: sản xuất tại công ty sản xuất thiết bị điện công nghiệp ở TP.HCM - Ảnh: KIM CƯƠNG

Ngân sách của trung ương và các địa phương thời gian qua gặp khó do vừa giảm thu vì dịch COVID-19 kéo dài, vừa phải chi số tiền lớn cho công tác phòng chống dịch. Vấn đề đặt ra là thời gian tới phải tìm thêm nguồn ngân sách ở đâu để tiếp tục chống dịch hiệu quả và khôi phục kinh tế?

Phải cân đối,co kéo thêm

Theo PGS.TS Vũ Sỹ Cường - phó trưởng bộ môn phân tích chính sách tài chính Học viện Tài chính, ngay trong lĩnh vực chi thường xuyên vẫn còn dư địa, trong chi thường xuyên ngoài chi tiền công, tiền lương, các nguồn chi khác vẫn điều chỉnh được. Cái khó là hiện nay phân cấp quá mạnh, tiền chi thường xuyên của trung ương cạn dần nhưng địa phương vẫn còn nguồn chi.

Bên cạnh các chính sách tài khóa hỗ trợ thuế, phí, tiền thuê đất cho doanh nghiệp hiện nay, ông Cường khuyến nghị cần bổ sung biện pháp hỗ trợ tài khóa theo cách chi. Chẳng hạn doanh nghiệp bỏ chi phí khôi phục hoạt động là 1 thì có thể trừ vào lợi nhuận chịu thuế sang năm 1,2-1,5 đồng. Họ có thể tự huy động vốn để trở lại hoạt động bằng bất kỳ kênh nào cũng được. Điều này khuyến khích DN tìm mọi cách để huy động nguồn lực hoạt động trở lại nều nhà nước chia sẻ rủi ro với họ.

Ví dụ một chủ doanh nghiệp khách sạn giờ không còn đồng nào, phải đi vay vốn ngân hàng 1 tỉ đồng để kinh doanh trở lại thì Nhà nước có thể bảo lãnh cho vay vốn, hoặc sang năm 2022 Nhà nước có thể hỗ trợ khấu trừ thuế TNDN cho doanh nghiệp lên 1,5 tỉ đồng.

"Như vậy doanh nghiệp sẽ bằng mọi cách huy động vốn để đầu tư kinh doanh. Đây là sự hỗ trợ gián tiếp cho phép doanh nghiệp chuyển lỗ sang năm sau nhằm khuyến khích doanh nghiệp trở lại kinh doanh. Chính sách hỗ trợ về thuế cũng bảo đảm công bằng giữa các doanh nghiệp " - ông Cường nói.

Còn theo TS Cấn Văn Lực - cố vấn cấp cao chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV, bối cảnh hiện nay Bộ Tài chính phải cân đối, co kéo thêm để có nguồn chi. Chẳng hạn, bộ có thể phát hành thêm trái phiếu chính phủ, vay nợ thêm để có nguồn chi, như vậy sẽ phải chấp nhận bội chi ngân sách, nợ công cao hơn một chút nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Điều này không ảnh hưởng quá lớn đến nền kinh tế, nhiều nước họ cũng đang áp dụng chính sách này. Tại Mỹ thâm hụt ngân sách, nợ công đã tăng kỷ lục.

Gói hỗ trợ tài khóa Chính phủ triển khai vừa qua chưa phải lớn, vẫn còn dư địa để phát hành trái phiếu chính phủ, vay nợ từ WB, IMF vì hiện nay các tổ chức này đều có quỹ cho các nước vay để phòng chống dịch bệnh - TS Cấn Văn Lực cho biết thêm.

Công nhân của Công ty CP sản xuất thiết bị điện công nghiệp Cát Vạn Lợi [TP.HCM] vừa lưu trú vừa sản xuất trong nhà xưởng đã 2 tháng nay - Ảnh: KIM CƯƠNG

Hỗ trợ doanh nghiệp, phòng chống dịch bệnh "thông minh"

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, việc ban hành các chính sách hỗ trợ là giải pháp ngắn hạn để trợ giúp cho người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch gây ra. Còn giải pháp tốt nhất và lâu dài với người dân, doanh nghiệp là hoạt động sản xuất kinh doanh và cuộc sống cần sớm trở lại bình thường.

Để khôi phục nền kinh tế, điều quan trọng nhất đối với doanh nghiệp là thị trường, vốn, là lao động, phục hồi sản xuất kinh doanh. Còn với người lao động là công ăn việc làm và thu nhập. Đây là nhu cầu rất chính đáng. Do đó, Việt Nam cần phải chống dịch thật tốt để từng bước mở cửa thị trường, kích cầu tiêu dùng…

Bàn về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi COVID-19, PGS.TS Phạm Thế Anh, kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách [VEPR], cho rằng bối cảnh hiện nay có thể điều chỉnh hạ lãi suất đầu ra của ngân hàng nhưng mức hạ bao nhiêu phụ thuộc lãi suất huy động đầu vào. Trong khi lãi suất đầu vào của các ngân hàng thương mại phụ thuộc vào lượng tiền bơm ra trong nền kinh tế những năm qua, với tổng dư nợ gần 10 triệu tỉ đồng. Giờ nếu hạ lãi suất đầu vào các ngân hàng thương mại quá thấp sẽ không đủ hấp dẫn để hút tiền vào. Dòng tiền không vào ngân hàng sẽ chảy vào thị trường bất động sản, chứng khoán, gây ra bong bóng tài sản, tạo sức ép lạm phát.

"Các giải pháp đưa ra trong bối cảnh hiện nay theo tôi chỉ có biện pháp đỡ dở hơn chứ không phải biện pháp tốt. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngân hàng thương mại phải hạ lãi suất cũng là biện pháp hành chính" - ông Anh nói.

Theo ông Anh, nếu có thể chuyển nguồn tạm thời từ các dự án đầu tư công chưa cần thiết, chưa thể giải ngân được để có nguồn lực chi cho phòng chống dịch, hỗ trợ khôi phục kinh tế thì nên thực hiện. Nhưng muốn thực hiện giải pháp chuyển nguồn cần có sự đồng ý của Quốc hội.

Nhiều chuyên gia kinh tế khuyến nghị với nguồn lực hạn hẹp cần ưu tiên hỗ trợ đối tượng doanh nghiệp đang gặp khó khăn, không có doanh thu hoặc thua lỗ chứ không phải cứu doanh nghiệp còn đang khỏe. Các doanh nghiệp khó khăn rất cần được hỗ trợ về chi phí công đoàn, tiền thuê đất đai hoặc một phần chi phí lãi vay cho họ.

Việc đầu tiên cần làm, theo các chuyên gia kinh tế, là đưa ra biện pháp phòng chống dịch bệnh thông minh, cho doanh nghiệp hoạt động trở lại chứ không có ngân sách nào hỗ trợ nổi nền kinh tế lockdown tất cả. Biện pháp hỗ trợ tốt nhất là bình thường trở lại với điều kiện doanh nghiệp hoạt động phải đáp ứng điều kiện phòng chống dịch.

Hàng quán trên đường Nguyễn Thị Thập, quận 7, TP.HCM bán hàng mang đi trưa 17-9 - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

"Ngân sách nhà nước không bao giờ cạn kiệt"

Hôm qua 17-9, trả lời Tuổi Trẻ về số chi ngân sách cho công tác phòng chống dịch COVID-19, ông Hồ Đức Phớc - bộ trưởng Bộ Tài chính - cho biết năm nay dịch giã quá phức tạp, nên với tinh thần chống dịch như chống giặc, đảm bảo nhiệm vụ chi cho công tác phòng chống dịch này, nguồn ngân sách dự phòng trung ương đến nay đã chi hết số được giao trong năm nay là 17.500 tỉ đồng.

Trong khi đó, nhu cầu chi cho công tác phòng chống đại dịch vẫn còn rất lớn. Hàng chục ngàn chiến sĩ công an, quân đội đang tham gia công tác chống dịch ở phía Nam nhưng chưa có kinh phí để hỗ trợ.

Hằng năm ngân sách dự phòng trung ương chiếm khoảng 2-4% tổng chi ngân sách để đảm bảo cho các nhiệm vụ chi thiên tai, bão lũ, dịch bệnh… bất thường xảy ra. Hiện nguồn này của năm nay đã hết, ngân sách dự phòng trung ương đã chi hết và đang chờ bổ sung chứ không phải "ngân sách gần như không còn đồng nào".

Để có nguồn kịp thời chi cho công tác phòng chống dịch, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Chính phủ đồng ý và đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép sử dụng 14.620 tỉ đồng để chuyển vào nguồn ngân sách dự phòng. Đây là khoản được tiết kiệm chi từ ngân sách trung ương từ 50% kinh phí hội nghị, hội thảo, công tác trong và ngoài nước; tiết kiệm 10% chi thường xuyên của năm 2021…

Còn nói về ngân sách nhà nước, ông Phớc cho biết số thu vài tháng qua giảm do tác động của đại dịch nhưng "ngân sách không bao giờ cạn kiệt. Ngân sách cạn kiệt thì lấy gì chi trả lương, đầu tư công…" - ông Phớc nói.

Về nguồn lực phục vụ cho công tác phòng chống dịch trong năm nay, theo bộ trưởng Bộ Tài chính, ngân sách đã chi là 21.400 tỉ đồng. Đồng thời ngân sách năm nay tập trung nguồn lực để hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 với số tiền ước tính 250.000 tỉ đồng.

Năm 2022 dự kiến có dự phòng riêng cho phòng chống dịch

Để có thể chủ động nguồn phục vụ cho công tác phòng chống dịch, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc thông tin thời gian tới Bộ Tài chính sẽ tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội bố trí một khoản ngân sách riêng cho công tác phòng chống dịch của năm sau.

Bên cạnh đó, các giải pháp sẽ được tăng cường theo hướng tiết kiệm chi ngân sách, bảo đảm chi cho an sinh xã hội, chăm lo cho người dân được tốt hơn, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế nhanh chóng.

TP.HCM: có thể huy động từ đất đai, tài sản, trái phiếu

PGS.TS Trần Hoàng Ngân - viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM - cho hay mỗi năm TP.HCM chuyển cho trung ương khoảng 300.000 tỉ đồng, do đó khi TP.HCM gặp khó, kéo theo nguồn ngân sách trung ương cũng sẽ khó khăn. Vì vậy cần phải có chiến lược để huy động về tài chính, từ các nguồn lực như đất đai, tài sản, trái phiếu của chính quyền đô thị...

"Trong khi nguồn từ đầu tư công cũng khá eo hẹp thì việc phát hành trái phiếu, huy động tiền trong dân là phương án hiệu quả lúc này" - ông Ngân cho biết khi trao đổi với Tuổi Trẻ.

Theo TS Vũ Thành Tự Anh, để giải quyết bài toán nguồn lực chống dịch và mở cửa hiện nay ở TP.HCM, cần tính đến việc huy động nguồn vốn từ 30.000 tỉ đầu tư công hằng năm của TP.HCM. Nếu không, khó có thể đưa ra được gói hỗ trợ mới thứ 3 là gần 8.000 tỉ đồng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi. "Khoản hỗ trợ này cần được HĐND phê duyệt với mục đích hỗ trợ khẩn cấp y tế, chứ chúng ta không thể giữ mãi tình hình hiện nay" - ông Anh nói.

N.BÌNH - N.HIỂN

Một cửa hàng bán vịt quay, heo quay trên đường Dương Bá Trạc, quận 8 bán hàng mang đi sáng 17-9 - Ảnh: TỰ TRUNG

Đà Nẵng: đấu giá bổ sung quỹ đất đắc địa

Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, thu ngân sách nhà nước tại Đà Nẵng trong 8 tháng năm 2021 không đạt như kỳ vọng, tổng thu ngân sách nhà nước của TP sơ bộ tính đến ngày 20-8 đạt 13.547 tỉ đồng, bằng 93% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, tổng chi ngân sách trong giai đoạn này là 19.504 tỉ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Để đảm bảo nguồn thu theo kế hoạch đề ra, bên cạnh việc đẩy mạnh thu thuế, phí, Đà Nẵng đang triển khai đấu giá đất nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách và phục vụ xúc tiến đầu tư. UBND TP Đà Nẵng đề nghị thường trực HĐND TP cho chủ trương để lập các thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất bổ sung năm 2021 đối với 2 khu đất lớn; 200 lô đất ở chia lô và 4 khu đất xin chủ trương áp dụng hình thức thuê đất trả tiền một lần. Tất cả các khu đất này nằm ở vị trí đắc địa, có giá trị lớn.

Cụ thể, đề xuất bổ sung danh mục đấu giá quyền sử dụng đất năm 2021 đối với khu đất lớn ký hiệu A1-2-1 [diện tích khoảng 10.181m2], vị trí khu đất giáp 3 mặt tiền đường Phạm Văn Đồng - Ngô Quyền và Lý Thánh Tông, khu đất ký hiệu A2, có diện tích 2.144,7m2 nằm ở mặt tiền đường Nguyễn Văn Linh - Hoàng Diệu. Đối với 200 lô đất ở chia lô gồm 100 lô đất tái định cư có vị trí 2 mặt tiền và 100 lô đất tái định cư có mặt cắt đường từ 10,5m trở lên.

Ngoài ra đề nghị cho phép đấu giá trả tiền 1 lần đối với 4 khu đất khác, gồm khu đất A9 đường Võ Văn Kiệt [diện tích 1.608m2], khu đất A3-2 [dự án trường liên cấp quốc tế thuộc khu dân cư mới Nam cầu Cẩm Lệ, diện tích 20.855m2], khu đất A1.1 Võ Văn Kiệt [diện tích 4.165,6m2] và khu đất A1-1 [diện tích 10.379m2, thuộc khu đất A1 dự án vệt 200m cầu sông Hàn ra biển]. Cơ sở để UBND TP Đà Nẵng đề xuất đối với hình thức trả tiền thuê đất một lần là để đảm bảo ngay được nguồn thu ngân sách theo nghị quyết của HĐND TP, đồng thời 4 khu đất trên có diện tích lớn, nằm ở vị trí trục đường chính và nguồn thu cao.

HỮU KHÁ

Bộ Tài chính: Đã chi hết ngân sách dự phòng trung ương

TTO - Chiều 17-9, Bộ Tài chính khẳng định ngân sách dự phòng trung ương năm nay với 17.500 tỉ đồng đã được chi hết, trong khi đó nhu cầu chi cho phòng chống dịch COVID-19 còn rất lớn.

Video liên quan

Chủ Đề