Tại sao nên bỏ tết nguyên đán

Tết cổ truyền là nền tảng tạo động lực cho việc duy trì hạnh phúc gia đình - những tế bào quan trọng để góp phần tạo nên một cơ thể ổn định [tức xã hội].

Với quá trình hình thành, tồn tại và phát triển lâu dài của lịch sử dân tộc, Tết Nguyên đán đã vượt qua sự kiểm định của lịch sử về những giá trị tự thân của nó để có thể tồn tại cho đến ngày nay.

Bỏ Tết cổ truyền kéo theo nhiều hệ lụy

Trước đây, dưới thời các triều đại Lý, Trần, Lê, ông cha ta cũng tổ chức lễ Tết rất trang trọng. Những lễ nghi trong ngày Tết Nguyên đán như tục tiễn ông Táo về trời, bày mâm ngũ quả, tất niên, cúng giao thừa, tục xông nhà, mừng tuổi… chính là những giá trị hiện sinh, thành quả của cả dân tộc Việt Nam trong hàng nghìn năm dựng và giữ nước.

Những giá trị văn hóa trong Tết Nguyên đán còn tồn tại đến ngày nay đã là sự kế thừa có chọn lọc của nhiều yếu tố. Vì lẽ đó, chúng ta không thể gạt bỏ được thêm nữa những giá trị ấy. Nếu tiếp tục gạt bỏ, việc đánh mất luôn cả Tết cổ truyền rất có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, sự phát triển xã hội nếu gạt qua ngày Tết cổ truyền sẽ chuyển thành sự phát triển nhất thời vì suy cho cùng, văn hóa là nền tảng của sự phát triển.

Đó là lý do tại sao để chỉ văn hóa của một quốc gia, người ta thường dùng khái niệm “nền văn hóa”. Những quan điểm cho rằng đưa Tết Nguyên đán đồng nhất với Tết của phương Tây sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy to lớn.

Tết là lúc sum họp bên gia đình. Đồ họa: Châu Châu.

Thứ nhất, bấy lâu nay, chúng ta vẫn quen với cách gọi Việt Nam ăn Tết Âm lịch. Đó là cách tính thời gian dựa vào sự vận động của Mặt Trăng [khác với Dương lịch là cách tính thời gian dựa vào sự vận động của Mặt Trời]. Nhưng thực chất lại không phải vậy.

Lịch Việt Nam [và cả một số quốc gia ở Đông Nam Á] đang sử dụng chính xác là lịch Âm Dương. Nó được đánh giá là loại lịch rất khoa học, vì phản ánh đúng nhiều hiện tượng liên quan Mặt Trăng như thủy triều, khí triều, sự sinh trưởng của sinh vật trong tháng [dẫn lại theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm].

Đây chính là sản phẩm của lối tư duy tổng hợp và cần phải nhấn mạnh rằng đó là sản phẩm chung của các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, việc chối bỏ sản phẩm chung này là hoàn toàn không có cơ sở dù xét dưới góc độ khoa học hay thực tế.

Hơn nữa, Tết Nguyên đán là dấu mốc cho thấy sự giao hòa của đất - trời vạn vật. Đó còn là sự hòa điệu giữa con người với thiên nhiên. Chữ “nguyên” có nghĩa bắt đầu; “đán” là buổi ban mai, bắt đầu ngày mới. Còn chữ “Tết” là do sự biến âm từ chữ “tiết” mà ra. Vì vậy, “Tết Nguyên đán” còn được gọi là Tết ta, Tết Cả để phân biệt với Tết Tây theo Dương lịch.

Chối bỏ Tết Nguyên đán cũng là một hành động góp phần cổ súy cho việc chối bỏ tổ tiên mình. Đây là một phi giá trị không thể chấp nhận được.

Trở lại vấn đề, sự hình thành và tồn tại của Tết Nguyên đán ở Việt Nam đã phản ánh vai trò của nó trong đời sống của xã hội người Việt. Với đặc thù nghề lúa nước mang tính thời vụ cao, phải tối tăm mặt mũi vì việc đồng áng cho nên họ có tâm lý ăn chơi bù.

Vì vậy, xét dưới mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, Tết Nguyên đán chính là biểu hiện của sự vận động của vũ trụ theo chu kỳ xuân - hạ - thu - đông.

“Nó có ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính” [dẫn theo nhà nghiên cứu Thạch Phương].

Mặt khác, Tết Nguyên đán là một hiện tượng văn hóa, về mặt nội dung mang trong mình nhiều nghi thức có giá trị giáo dục. Tết Nguyên Đán là dịp để con cháu chăm chút, sửa sang lại bàn thờ ông bà tổ tiên.

Ở Việt Nam, tất cả chúng ta đều biết tín ngưỡng thờ tổ tiên chiếm một vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của người Việt, từng được gọi là “Đạo Ông Bà”. Vì lẽ đó, chối bỏ Tết Nguyên đán cũng là một hành động góp phần cổ súy cho việc chối bỏ tổ tiên mình. Đây là một phi giá trị không thể chấp nhận được.

Thứ ba, kinh nghiệm xương máu của Nhật Bản - một quốc gia phương Đông đã từ bỏ Tết Âm - Dương để chuyển sang ăn Tết Tây. Ngày nay, nhiều người Nhật cảm thấy tiếc nuối với thứ lịch đã khiến họ mất dần bản sắc của mình, khiến họ lao vào một cuộc vật lộn không ngừng nghỉ của guồng xoay công nghiệp. Do đó, với Việt Nam, có lẽ cũng nên nhìn nhận lại quan niệm cho rằng ăn Tết Tây để “hòa nhập” với các nền văn hóa trên thế giới.

Giá trị văn hóa không thể thay đổi

Giá trị của Tết Nguyên đán không chỉ hiển thị ra bên ngoài mà nó còn nằm sâu bên trong các nghi lễ, các quan niệm về nó. Việc bóc tách các giá trị trầm tích này là việc làm cần thiết để có sự minh định về ý nghĩa to lớn của nó.

Cũng cần nói thêm rằng sự vận động bao giờ cũng đem lại những phi giá trị. Sự hiện sinh của Tết Nguyên đán đương đại cũng không nằm ngoài quy luật đó khi nhiều phi giá trị đã hình thành.

Tuy nhiên, đó là những vấn đề có thể giải quyết được vì chẳng có hiện tượng nào là hoàn hảo, điểm cốt yếu là nhìn nhận nó như thế nào để có cách giải quyết phù hợp mà thôi.

Trái lại, loại bỏ Tết Nguyên đán lại là một việc làm hệ trọng hơn, một khi đã bỏ thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ lấy lại được. Những giá trị trầm tích trong Tết Nguyên đán cũng theo đó mà vĩnh viễn mất đi.

Với Việt Nam, chúng ta chưa có quyền tự hào về kinh tế nếu so sánh với một số quốc gia trong khu vực, song chúng ta lại có quyền tự hào về bề dày văn hóa truyền thống của dân tộc.

Sự diễn giải về những giá trị cũng như vai trò của ngày Tết Nguyên đán với cộng đồng người Việt sẽ chẳng bao giờ là đủ. Việc xa gia đình vào thời khắc giao thừa hay mùng một Tết sẽ giúp chúng ta cảm nhận được hơn sự thiêng liêng và những giá trị văn hóa không thể thay đổi của ngày lễ này - ngày Tết cổ truyền của dân tộc!

Những năm gần đây, cứ mỗi khi Tết đến xuân về, bên cạnh không khí háo hức mong chờ, người ta lại mang câu chuyện Tết cổ truyền nên giữ hay bỏ để tranh luận. Nhiều quan điểm và ý kiến được đưa ra và có vẻ như đến nay vấn đề này vẫn chưa có kết thúc.

Năm nay một lần nữa câu chuyện giữ hay bỏ Tết cổ truyền lại được khơi ra buộc nhiều người phải lên tiếng.

Phố ông đồ - Tranh: Trịnh Lữ

Một bên ủng hộ việc từ bỏ Tết khẳng định kỳ nghỉ dài hạn vào dịp lễ này quả thực quá vô ích trong thời đại ngày càng cấp tiến.

Hơn thế nữa, hàng loạt những hệ lụy kéo theo như bài bạc, rượu chè, tai nạn ngày Tết luôn khiến Nhà nước phải đau đầu, vậy tại sao lại giữ Tết cổ truyền? Đó là chưa kể đến việc khi cả Thế giới vẫn đang trong guồng quay công việc thì một nước hãy còn "nghèo" như Việt Nam lại chọn cách "nghỉ ngơi" dài hạn khiến kinh tế suy giảm. Nếu sáp nhập Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán thành một, chúng ta có thể tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và cả giảm bớt các hậu quả khác.

Giáo sư Võ Tòng Xuân từng cho rằng: "Tết cổ truyền dài lê thê, ăn nhậu bê tha, cờ bạc, tệ nạn và nên gộp tết âm và tết dương cho gọn, ăn Tết cùng thời điểm với các nước trên thế giới cho đúng tinh thần hội nhập, hòa cùng dòng chủ lưu của thế giới".

Một số nhà kinh tế học cũng nhận định Tết là thủ phạm của sự đình trệ kinh tế. Theo các chuyên gia này, nền kinh tế Việt Nam đang hoạt động “lệch pha” so với các nước phương Tây: Khi họ nghỉ Giáng sinh, năm mới thì chúng ta làm việc; còn khi chúng ta ăn Tết cổ truyền thì họ lại quay trở lại guồng quay công việc. Điều này dẫn đến sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế những tháng đầu năm.

Một bên ủng hộ việc từ bỏ Tết khẳng định kỳ nghỉ dài hạn vào dịp lễ này quả thực quá vô ích trong thời đại ngày càng cấp tiến. Ảnh: Internet

Ở phía bên kia "chiến tuyến", những ai kiên quyết giữ Tết cổ truyền thì lại "lạnh lùng" chốt một câu rằng: Kinh tế? Nếu đến cội nguồn truyền thống chúng ta còn không thể giữ thì làm sao dám trông mong những điều lớn hơn. Rõ ràng, họ có lý khi khẳng định Tết cổ truyền hoàn toàn không phải là nguyên nhân khiến nền kinh tế trì trệ mà ngược lại, thậm chí nó còn là đòn bẩy để các doanh nghiệp và thương nhân thu về lợi ích nhờ vào việc buôn bán, mua sắm dịp Tết.

Ông Joe Buckley, học giả người Anh chuyên nghiên cứu về lao động và phát triển tại Việt Nam cho rằng: “Phát triển kinh tế và ăn Tết cổ truyền luôn có thể song hành cùng nhau. Rất nhiều quốc gia vẫn phát triển thịnh vượng và vẫn ăn Tết Nguyên đán”.

Ông Buckley phân tích: Trung Quốc, cũng như Việt Nam, rất coi trọng Tết Nguyên đán và người lao động thường được nghỉ ít nhất 7 ngày trong dịp lễ này. Mọi hoạt động kinh tế trong thời gian này coi như “đóng băng”. Nhưng 30 năm qua, chúng ta thấy rõ nền kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh mẽ và giờ đã lớn thứ hai thế giới.

Hàn Quốc cũng là một ví dụ tiêu biểu khác, theo ông Buckley. Những năm 1950, Hàn Quốc là một trong những nước nghèo nhất thế giới, nhưng hiện nay nền kinh tế Hàn Quốc nằm trong top 20 thế giới và đã công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công mà vẫn không cần bỏ Tết cổ truyền.

“Trung Quốc, Hàn Quốc hay Singapore, Malaysia vẫn phát triển rất ổn định mà không hề bỏ Tết Nguyên đán. Phát triển kinh tế và ăn Tết cổ truyền luôn có thể song hành cùng nhau”, ông Buckley, từng có thời gian sống và làm việc gần 10 năm tại Việt Nam, khẳng định.

Đã có thống kê cho rằng sức mua mùa Tết 2018 ước tính đạt trên 45.000 tỷ đồng cho tổng thị trường Việt Nam, gần gấp đôi giá trị mỗi tháng thường, tương đương với 1% tổng GDP 2017. Đó là chưa kể đến các dịch vụ như du lịch, ăn uống,...cũng theo đó mà đi lên.

Còn nếu xét về mặt phong tục truyền thống thì Tết dân tộc đã có từ lâu đời. Và dù, thời gian có khiến ngày lễ này biến đổi ít nhiều thì về cơ bản nó vẫn giữ được những nét đặc trưng vốn có. Đó là không khí những ngày cận kề Tết, với đêm Giao thừa ấm áp, với gia đình đoàn viên sum họp, với cờ hoa rợp trời, với bánh mứt hạt dưa, với hàng trăm những thứ khác mà chỉ có Tết cổ truyền mới mang lại được. Đến cuối cùng, khoảng thời gian nghỉ Tết vẫn luôn được người dân Việt Nam mong đợi vì nó đã là một thói quen bất biến.

Tết cổ truyền nên giữ hay bỏ: Cuộc tranh luận có cần thiết?

Rõ ràng việc giữ hay bỏ Tết cổ truyền vẫn là câu chuyện bỏ ngỏ vì suy cho cùng ai cũng có lý của riêng mình. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng: không chỉ riêng Tết mà hầu như các dịp nghỉ lễ khác chúng ta cũng đều đối mặt với tiêu cực. Do đó, thay vì cứ "đấu khẩu" nên giữ hay bỏ thì mỗi người nên tìm cách khắc chế những nguy cơ từ việc ăn Tết. 

Tiến sĩ Sin Harng Luh, Đại học Quốc gia Singapore, nhận định: “Trở nên tiến bộ, văn minh không có nghĩa là gạt bỏ các giá trị văn hóa ra một bên. Tết là nét văn hóa truyền thống rất riêng của Việt Nam. Nếu người phương Tây nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới theo phong tục của họ từ xưa đến nay tại sao Việt Nam lại cứ lăn tăn câu chuyện bỏ hay giữ Tết cổ truyền?”

Theo các chuyên gia, không có dịp lễ hội nào không mệt mỏi - bởi mua sắm, chi tiêu, bởi kẹt xe, tắc đường. Nhưng mục đích chung của các kỳ nghỉ lễ là trao thời gian cho người người lao động, để họ có thể vui chơi, giảm mệt mỏi, hay để đoàn viên bên gia đình.

“Nếu cội nguồn truyền thống của mình mà không giữ được thì sao trông mong phát triển những thứ lớn lao hơn” - TS Sin Harng Lun, Đại học Quốc gia Singapore.

Hay như Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in từng phát biểu năm 2017, nếu không có những dịp nghỉ lễ dài ngày, người lao động sẽ rất e dè xin nghỉ phép để nghỉ ngơi hoặc du lịch. Kỳ nghỉ lễ là thời gian người lao động “danh chính ngôn thuận” tạm rời bỏ công việc để chăm sóc cho bản thân mình.

Các chuyên gia đặt vấn đề: Thay vì tranh cãi về việc bỏ hay giữ Tết âm lịch, tại sao không nghĩ cách hạn chế bớt những tiêu cực của nó?

Rõ ràng việc Tết cổ truyền nên giữ hay bỏ vẫn là câu chuyện bỏ ngỏ vì suy cho cùng ai cũng có lý của riêng mình. Ảnh:Internet

Đã từ lâu Tết cổ truyền đối với người dân Việt Nam là những giây phút thiêng liêng nhất. Đó là những thời khắc hàng triệu con tim chung một nhịp, cùng dành cho nhau những lời tốt đẹp nhất, cầu cho nhau một năm sức khỏe, may mắn. Đó là thời khắc lòng người lắng động, trời đất giao hòa trong một niềm hy vọng chung. Ở khía cạnh tinh thần, sự đồng nhất ý nguyện của cả dân tộc vào một thời khắc là sức mạnh tổng hợp vô biên cho sự mong cầu quốc thái dân an. 

Nếu không có Tết chúng ta sẽ thiên thu bất tận trong cuộc mưu sinh. Các dịp đoàn tụ gia đình, dòng họ sẽ là lúc nào tiện thì thực hiện. Cuộc hẹn gặp không cố định ấy sẽ khiến các mẹ đợi con về trong mong ngóng vô định. Chúng ta, trong các mối quan hệ khác, cũng sẽ mỗi người nghĩ một hướng...

Đã từ lâu Tết cổ truyền đối với người dân Việt Nam là những giây phút thiêng liêng nhất. Ảnh: Internet

Bỏ Tết chúng ta còn gì nữa? Không đoàn tụ, chẳng tổ tiên, các giá trị truyền thống sẽ bay theo, người Việt sẽ nửa tây nửa ta, quen mà lạ. Những đứa con làm ăn xa sẽ chẳng khác nào những kẻ lang thang lưu lạc, đôi khi sai đường, lạc lối về.

Kinh tế là ưu tiên. Hội nhập là tốt. Nhưng sẽ chẳng thể đi xa nếu gốc không vững, các giá trị truyền thống bị mai một. Cái gì cũng muốn giống Tây là tư duy hướng ngoại, nhược tiểu, nhìn nhà mình cái gì cũng tệ hơn người ta, ao ước giống người ta, lệ thuộc người ta. Rồi một lúc nhìn lại từ đầu xuống chân sẽ chẳng còn gì là ta nữa, nhìn cứ nhang nhác giống ai đó.

Một năm mới 2019 sắp đến, hy vọng chúng ta sẽ là những người văn minh đón Tết dân tộc, đương nhiên, văn minh không đồng nghĩa với việc gạt bỏ giá trị văn hóa của dân tộc. Tết vẫn là Tết thôi!

Video liên quan

Chủ Đề