Tại sao mắc bệnh dại lại tiết nhiều nước bọt

Bệnh dại gây ra bởi virus dại thuộc giống Lyssavirus, họ Rhabdoviridae, lây truyền từ động vật sang người. Bệnh dại do virus dại cổ điển gây ra có tỷ lệ tử vong gần như 100% trên người. Hiện nay bệnh dại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Bệnh dại là bệnh gây ra bởi virus dại, lây truyền từ động vật sang người qua chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm virus dại. Có 2 thể lâm sàng của bệnh dại là thể điên cuồng và thể dại câm [bại liệt]. Trong đó, thể điên cuồng là phổ biến nhất. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại. Đôi khi, có trường hợp mắc bệnh dại do hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm virus dại. Người bị bệnh dại nếu không kịp thời tiêm vắc-xin phòng bệnh sẽ có nguy cơ tử vong rất cao.

Ở người, biểu hiện đầu tiên của bệnh dại là một hội chứng nhiễm trùng bình thường. Sau đó, người bệnh bị rối loạn cảm giác ở xung quanh vết thương [đau hoặc ngứa ở vết cắn]. Bệnh nhân có thể có biểu hiện sốt, mệt mỏi, đau đầu, lo sợ, sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng. Các dấu hiệu viêm não gồm tính tình hung tợn, ảo giác, co giật, động kinh và hôn mê. Người bệnh tử vong trong vòng 3 - 4 ngày do ngừng thở bởi một cơn co thắt hoặc liệt cơ hô hấp. Ở người bị động vật dại cắn có được tiêm vắc-xin ngừa dại nhưng tiêm muộn thì triệu chứng không đầy đủ và không điển hình, có thể bị liệt dần dần từ chân trở lên, khi liệt tới các cơ hô hấp thì tử vong.

Ở động vật, biểu hiện của bệnh dại là viêm não. Chó, mèo bị dại thường bỏ ăn, cắn chủ nhà. Sau đó, bệnh chuyển sang thời kỳ toàn phát với biểu hiện một trong hai thể: Thể cuồng [chạy rông, cào bới đất, cắn người, cắn các con vật khác] hoặc thể liệt [bị liệt nằm im một chỗ].

Người bệnh có thể có biểu hiện sốt, mệt mỏi, đau đầu, sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng

Virus dại [Rhabdovirus] gây bệnh dại ở động vật và người là loại virus thuộc giống Lyssavirus, họ Rhabdoviridae. Virus dại có hình quả trứng hoặc hình viên đạn [một đầu tròn, một đầu dẹt], chiều dài trung bình 100-300 nm, đường kính 70-80 nm. Bộ gen di truyền của virus dại là ARN.

Virus dại có thành phần gồm: 67% protein, 26% lipid, 3% carbohydrate và 1% ARN. Có 2 chủng virus dại là virus dại đường phố [virus dại tồn tại trên động vật bị bệnh] và virus dại cố định [cố định thời gian ủ bệnh trên thỏ].

Ở nhiệt độ thường, virus dại có thể sống được 1 - 2 tuần. Vì vậy, các đồ dùng có dính nước bọt của động vật bị dại hoặc nước bọt của người mắc bệnh dại rất nguy hiểm. Ở nhiệt độ 4°C, virus dại có thể sống được nhiều tháng. Trong điều kiện đông khô hoặc - 80°C, virus dại có thể tồn tại rất lâu. Ở 60°C, virus dại chết sau 5 phút và ở điều kiện 100°C, virus dại chết sau 1 phút. Virus dại bị bất hoạt nhanh trước các tác nhân như tia cực tím, cồn iod, xà phòng, cloramin 5%, formol 0,05%,...

2.2 Khả năng gây bệnh của virus dại

Đường lây: Virus dại thường đi từ nước bọt của động vật gây bệnh hoặc người bị bệnh vào động vật và người khác qua vết cắn, đôi khi là vết cào xước có dính nước bọt hoặc qua vết liếm của động vật lên vùng da bị trầy xước. Ngoài ra, virus dại có thể lây truyền từ người sang người thông qua việc cấy ghép giác mạc hoặc các nội tạng khác [hiếm gặp]

Đường đi của virus trong cơ thể: Từ vết cắn, virus dại phát triển từ lớp trong cùng cả mô dưới da hoặc từ cơ bắp tiến vào các dây thần kinh ngoại biên. Virus tiếp tục di chuyển dọc theo các dây thần kinh lên não, gây tổn thương cho tế bào thần kinh ở vùng sừng Amon, ở hành tủy. Tốc độ di chuyển của virus ước tính là 12- 24mm/ngày. Từ hệ thần kinh trung ương, virus dại đi theo dây thần kinh tới tuyến nước bọt, gây ô nhiễm tuyến nước bọt, dịch não tủy, giác mạc, các tuyến nhầy ở mũi và da. Người bị nhiễm virus dại có những thay đổi hành vi và biểu hiện lâm sàng khi virus bắt đầu xâm nhập não bộ.

Từ vết cắn, virus dại phát triển từ lớp trong cùng cả mô dưới da hoặc từ cơ bắp tiến vào các dây thần kinh ngoại biên

Thời kỳ ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh dại ở người thường kéo dài trong khoảng 2 - 8 tuần. Đôi khi, có người ủ bệnh chỉ trong thời gian ngắn [10 ngày] hoặc thời gian rất dài [1 - 2 năm]. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào các yếu tố gồm: Số lượng virus xâm nhập cơ thể, sự nặng - nhẹ của vết thương, khoảng cách từ vết thương đến não bộ. Vết thương càng nặng, càng gần hệ thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Bệnh dại hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Đặc biệt, bệnh có tỷ lệ tử vong xấp xỉ 100% nếu không được tiêm vắc-xin kịp thời. Vì vậy, mỗi người cần chủ động tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh dại để phòng bệnh hiệu quả, giảm tối đa những nguy cơ khó lường có thể xảy ra khi bị động vật dại cắn.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin phòng bệnh dại. Lý do nên tiêm vắc-xin tại Vinmec:

  • Khách hàng được khám sàng lọc sức khỏe trước tiêm, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh, phác đồ tiêm theo đúng lứa tuổi, được hướng dẫn cách theo dõi và chăm sóc sức khỏe sau tiêm theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới [WHO];
  • Có đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm, áp dụng các biện pháp giảm đau hiệu quả khi tiêm chủng;
  • 100% khách hàng được theo dõi sức khỏe sau tiêm 30 phút và được đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về;
  • Có ekip cấp cứu chuyên nghiệp, phòng sau tiêm chủng trang bị đầy đủ các thiết bị y tế hiện đại, kịp thời xử trí đúng phác đồ trong trường hợp xảy ra sự cố sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn sau tiêm chủng;
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu vui chơi cho trẻ em, giúp khách hàng có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau tiêm;
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại với dây chuyền bảo quản lạnh đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo chất lượng;
  • Với khách hàng là trẻ em, hệ thống của Vinmec sẽ gửi tin nhắn nhắc lịch tiêm trước ngày tiêm, đồng thời thông tin tiêm chủng của trẻ sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng của quốc gia.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Bộ Y tế

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc - Bác sĩ Nội tổng quát - Nội tiết - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ đã có hơn 10 năm học tập, nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực nội tiết.

Nước bọt được tiết ra từ tuyến nước bọt đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở con người. Trường hợp nước bọt tiết quá ít hay tăng tiết nước bọt quá nhiều cũng là vấn đề đáng được lưu tâm, bởi có thể cơ thể đang gặp phải điều gì đó bất thường.

Theo nghiên cứu thì mỗi ngày có khoảng 800 - 1.500ml nước bọt được tiết ra. Với thành phần chính là chất nhầy và các men tiêu hóa, muối khoáng, protein, các chất sát khuẩn, urê, bạch cầu... nước bọt có vai trò rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn bằng cách thấm ướt thức ăn khiến cho dễ nuốt, làm ẩm ướt miệng, phân huỷ chất bột nhờ men amylase, sát khuẩn miệng nhờ các lysozyme và các kháng thể....

Nước bọt là chất dịch trong khoang miệng, có trách nhiệm hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa trong cơ thể diễn ra suôn sẻ, khi bị tăng tiết nước bọt quá nhiều thì có thể đó chính là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý sau:

1.1 Bệnh trào ngược dạ dày

Khi mắc phải bệnh trào ngược dạ dày sẽ làm cho niêm mạc bị kích thích và hậu quả là sẽ khiến người bệnh bị tăng tiết nước bọt, ợ hơi, ợ chua. Nước bọt tiết ra lúc này sẽ có vị chua. Người bệnh cần đi khám để chắc chắn về tình trạng sức khỏe và có sự thay đổi lối sống phù hợp.

Khi mắc phải bệnh trào ngược dạ dày sẽ làm cho niêm mạc bị kích thích và hậu quả là sẽ khiến người bệnh bị tăng tiết nước bọt

Bệnh viêm tụy có thể khiến chức năng tuyến tụy bị rối loạn và làm tăng tiết nước bọt nhiều hơn, chính thì thế hãy nghĩ ngay đến bệnh viêm tụy nếu như có dấu hiệu tăng tuyến nước bọt trong thời gian dài.

1.3. Bệnh gan

Về mặt y học, lượng nước bọt tiết ra trong khoang miệng do hệ thần kinh điều khiển, chính vì thế khi mắc phải bệnh gan thì hệ thần kinh cũng sẽ bị ảnh hưởng và khiến cho lượng nước bọt tiết ra nhiều trong khoang miệng người bệnh.

1.4 Bệnh về răng miệng

Nếu như mắc phải một số bệnh răng miệng như nhiệt miệng, viêm amidan... thì cũng có thể khiến tăng tiết nước bọt nhiều hơn trong khoang miệng. Hãy đi khám nha khoa để biết rõ tình hình sức khỏe của bản thân để có hướng điều trị đúng cách.

Về mặt cấu tạo, tuyến nước bọt mang tai nằm ở góc xương hàm 2 bên là tuyến lớn nhất, trường hợp bệnh nhân bị bệnh tăng tiết nước bọt bất thường thì nguyên nhân có thể là do:

  • Thói quen sử dụng thực phẩm nóng hoặc ngọt: Thực tế đã chứng minh, những đồ ăn cay nóng hoặc quá ngọt có thể kích thích cơ thể tăng tiết nước bọt nhiều hơn.
  • Do bị tắc ống dẫn tuyến nước bọt mang tai: Đây là một trong những nguyên nhân tăng tiết nước bọt rất thường gặp, ống dẫn tuyến nước bọt có vai trò đưa nước bọt từ tuyến mang tai tới miệng, nhưng đôi khi sự hình thành sỏi có thể khiến ống dẫn bị tắc và nước bọt không thể lưu thông và gia tăng tình trạng tăng tiết nước bọt.
  • Do bị viêm tuyến nước bọt: Nguyên nhân tăng tiết nước bọt cũng có thể là do viêm tuyến nước bọt, nếu một trong 3 tuyến nước bọt chính là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi bị viêm thì có thể dẫn tới tình trạng viêm tuyến nước bọt.
  • Do mọc răng hoặc vệ sinh răng miệng kém: Ở trẻ em, khi tăng tiết nước bọt quá nhiều thì cũng có thể là do nguyên nhân mọc răng. Phụ huynh không cần quá lo lắng mà hãy kiểm tra tình trạng răng miệng của trẻ để biết rõ tình hình và có hướng xử lý đúng.
  • Do Pellagra: Chứng bệnh do thiếu niacin và dấu hiệu nhận biết là tăng tiết nước bọt nhiều.
  • Do bệnh dại: Nếu nguyên nhân tăng tiết nước bọt là do bệnh dại thì cần phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời.

  • Để giảm bớt tình trạng tăng tiết nước bọt, người bệnh hãy xem lại chế độ ăn uống của bản thân, giảm các thức ăn cay nóng, nhiều đường, quá mặn...từ bỏ thói quen nhai kẹo cao su...

Người mắc bệnh tăng tiết nước bọt cần giảm các thức ăn cay nóng, nhiều đường, quá mặn...

  • Ngoài ra, việc thường xuyên uống nước và uống từng ngụm nhỏ cũng là cách giúp điều trị tăng tiết nước bọt hiệu quả.
  • Xây dựng thói quen sống lành mạnh, tránh thức khuya và để cơ thể chịu quá nhiều áp lực, hãy dành thời gian giải trí sau ngày làm việc mệt mỏi, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để chẩn đoán bệnh và có hướng xử lý kịp thời cũng là cách phòng ngừa tăng tiết nước bọt hiệu quả.

Nếu như tình trạng tăng tiết nước bọt diễn ra trong thời gian dài thì người bệnh nên đi khám để được các bác sĩ kiểm tra và đưa ra lời khuyên cụ thể với từng trường hợp. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị vì nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn và làm gia tăng tình trạng bệnh. Hiện nay, một số loại thuốc làm giảm tiết nước bọt có chất atropin có thể làm ngưng tiết nước bọt tạm thời, nhưng loại thuốc này chỉ được dùng trong trường hợp đặc biệt khi phẫu thuật vùng răng miệng và chỉ tác dụng trong thời gian ngắn, việc sử dụng thuốc điều trị phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề