Tại sao lãi suất tăng thì lạm phát giảm

Ngay sau động thái tăng lãi suất điều hành của cơ quan quản lý, sáng ngày 23/9, hàng loạt ngân hàng  thương mại đã tăng lãi suất huy động. Trong ...

Nhu cầu di chuyển quốc tế của người dân tăng cao sau đại dịch covid 19. Dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến vừa nhanh, vừa an toàn, vừa hợp ...

Đến ngày 16/9/2022, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 10,47% so với cuối năm 2021 và tăng 17,19% so với cùng kỳ năm 2021.

Trụ sở Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ [Fed] tại Washington, DC. [Ảnh: AFP/TTXVN]

Thế giới đang đối mặt với một giai đoạn tăng giá gần như toàn diện, từ điện, dầu diesel, thực phẩm, phí Internet, vé máy bay, và bây giờ là lãi suất.

Cuộc chiến ở Ukraine, tình trạng đóng cửa phòng dịch liên tục ở Trung Quốc, cuộc khủng hoảng năng lượng và chuỗi sản xuất bị gián đoạn dai dẳng diễn ra cùng thời điểm nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ gia tăng. Những diễn biến đó đã làm đảo lộn sự cân bằng mong manh giữa cung và cầu, khiến giá cả tăng cao kỷ lục.

Gần như cùng một lúc, các ngân hàng trung ương khắp nơi trên thế giới đang gấp rút tăng lãi suất chủ chốt nhằm kiềm chế lạm phát phi mã - vốn vẫn liên tiếp thiết lập kỷ lục mới hàng tháng.

Ngân hàng Trung ương châu Âu [ECB] đã trở thành một trong những cái tên mới nhất điều chỉnh chính sách tiền tệ, khép lại giai đoạn lãi suất âm kéo dài kể từ những năm tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng nợ quốc gia của Liên minh châu Âu [EU].

Các ngân hàng trung ương khác ở Thụy Điển, Na Uy, Mỹ, Canada, Hàn Quốc và Australia đều đã tiến hành các biện pháp tương tự trong những tháng gần đây, như một cách phản ứng với các chỉ số lạm phát đáng lo ngại.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] thậm chí đã tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm - mức lớn nhất kể từ năm 1994, tới hai lần trong các cuộc họp tháng Sáu và tháng Bảy.

Tương tự, Ngân hàng trung ương Anh [BoE] gần đây cũng đã tăng lãi suất với mức lớn nhất trong hơn 27 năm. Nhưng lý do chính xác đằng sau những động thái đó là gì?

Vai trò của ngân hàng trung ương

Các ngân hàng trung ương là tổ chức công có bản chất rất khác biệt. Chúng là các thực thể độc lập, phi thương mại được giao nhiệm vụ quản lý tiền tệ của một quốc gia - trong trường hợp của ECB là một nhóm các quốc gia. Họ được độc quyền phát hành tiền giấy và tiền xu, kiểm soát dự trữ ngoại hối, hoạt động như những bên cho vay khẩn cấp và đảm bảo hệ thống tài chính luôn có “sức khỏe tốt”.

Nhiệm vụ hàng đầu của ngân hàng trung ương là đảm bảo ổn định giá cả. Điều này có nghĩa là họ cần kiểm soát cả lạm phát [khi giá tăng] và giảm phát [khi giá suy giảm].

Giảm phát thường làm suy yếu nền kinh tế và đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên cao. Do đó, mọi ngân hàng trung ương đều đặt mục tiêu lạm phát ở mức dương và vừa phải - thường là khoảng 2%, để khuyến khích tăng trưởng ổn định.

Nhưng khi lạm phát bắt đầu tăng vọt, các ngân hàng trung ương sẽ gặp rất nhiều rắc rối.

[Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục tăng lãi suất để giảm lạm phát]

Lạm phát quá mức có thể nhanh chóng phá vỡ lợi ích thu được trong những năm kinh tế phát triển thịnh vượng trước đây, làm xói mòn giá trị của các khoản tiết kiệm tư nhân và ăn mòn lợi nhuận của các công ty. Chi phí trở nên đắt đỏ hơn đối với tất cả mọi người khi người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ đều phải chật vật để đảm bảo các mục tiêu kinh tế.

Và đó là thời điểm ngân hàng trung ương phát triển khai các chính sách tiền tệ gián tiếp thông qua hệ thống ngân hàng thương mại.

Cảm nhận tác động chính sách

Các ngân hàng thương mại - những ngân hàng mà người dân tìm đến khi họ cần mở tài khoản hoặc đi vay, vay tiền trực tiếp từ ngân hàng trung ương để trang trải những nhu cầu tài chính cần thiết nhất của họ.

Các ngân hàng thương mại phải xuất trình một tài sản có giá trị - được gọi là tài sản thế chấp, nhằm đảm bảo rằng họ sẽ trả lại khoản tiền này. Trái phiếu công, nợ do chính phủ phát hành, là một trong những hình thức thế chấp phổ biến nhất.

Nói cách khác, một ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay tiền, trong khi các ngân hàng thương mại cho các hộ gia đình và doanh nghiệp vay tiền.

Quang cảnh bên ngoài trụ sở Ngân hàng Trung ương Anh ở London. [Ảnh: AFP/TTXVN]

Khi một ngân hàng thương mại trả lại những gì họ đã vay từ ngân hàng trung ương, ngân hàng đó cũng phải trả một khoản lãi suất. Ngân hàng trung ương có quyền thiết lập lãi suất của riêng mình; đây chính là lãi suất chuẩn mà họ đang điều chỉnh để kiềm chế lạm phát.

Nếu ngân hàng trung ương tính lãi suất cao hơn đối với các ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mại sẽ tăng lãi suất áp lên các khoản vay cấp cho các hộ gia đình và doanh nghiệp có nhu cầu.

Do đó, các khoản nợ cá nhân, vay mua ô tô, thẻ tín dụng và các khoản thế chấp trở nên đắt hơn. Người dân khi đó đều trở nên miễn cưỡng hơn khi yêu cầu các dịch vụ tài chính này. Phía các doanh nghiệp, vốn thường xuyên cần các khoản tín dụng để đầu tư, cũng sẽ suy nghĩ kỹ trước khi đi vay.

Hiện thực không như lý thuyết

Điều kiện tài chính thắt chặt hơn chắc chắn khiến người tiêu dùng giảm chi tiêu ở hầu hết hoặc tất cả các lĩnh vực kinh tế. Khi nhu cầu hàng hóa và dịch vụ giảm, giá của chúng cũng có xu hướng giảm.

Đây chính là điều mà các ngân hàng trung ương hiện mong muốn kiềm chế chi tiêu để kiềm chế lạm phát.

Nhưng tác động của chính sách tiền tệ có thể mất đến vài năm để hiện thực hóa. Do đó, chúng khó có thể đưa ra giải pháp tức thời cho những thách thức cấp bách nhất.

Bên cạnh đó, càng làm vấn đề thêm phức tạp khi nguồn cung năng lượng hiện là động lực chính đằng sau lạm phát. Trong khi đó, năng lượng lại bị chi phối mạnh mẽ bởi một yếu tố dường như "không liên quan" đến nền kinh tế, đó là xung đột giữa Nga và Ukraine.

Xăng và điện là những mặt hàng mà mọi người đều phải sử dụng bất kể chúng có giá bao nhiêu. Vì vậy, chờ đợi nhu cầu giảm nhanh chóng để hạ nhiệt giá không thể xảy ra trong trường hợp này.

Điều này giải thích tại sao các ngân hàng trung ương như Fed đang thực hiện những động thái mạnh mẽ như vậy, ngay cả khi chúng có thể gây tổn hại cho nền kinh tế. Chính sách tiền tệ “diều hâu” là lựa chọn chênh vênh và nhiều khó khăn như làm cho các khoản vay đắt hơn có thể hạn chế lạm phát, nhưng đồng thời làm chậm tăng trưởng, làm suy yếu tiền lương và gia tăng thất nghiệp./.

H.Thủy [TTXVN/Vietnam+]

Mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá

Lạm phát là sự gia tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, cùng với sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Lạm phát là hiện tượng kinh tế phổ biến của mọi quốc gia trong các giai đoạn phát triển kinh tế. Đơn vị đo lường lạm phát là chỉ số giá tiêu dùng [CPI] được cơ quan thống kê quốc gia công bố hàng tháng, quý, năm.

Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ người cho vay. Cụ thể, lãi suất là tỷ lệ phần trăm trên tiền gốc phải trả cho một số lượng nhất định của thời gian mỗi thời kỳ, thường được tính theo năm. Lãi suất là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ [CSTT], được ngân hàng trung ương [NHTW] các nước sử dụng để điều tiết các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như lạm phát, đầu tư, thất nghiệp… Lãi suất được đề cập đến trong bài viết này là lãi suất thị trường, được tính toán, tổng hợp từ lãi suất cho vay trung hạn của 4 NHTM Nhà nước ở Việt Nam, hình thành trên cơ sở lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước [NHNN] .

Tỷ giá hối đoái là một chỉ số đo lường giá trị của hai loại tiền tệ, tỷ giá hối đoái phản ánh giá trị của 1 đơn vị đồng tiền này khi trao đổi 1 đơn vị đồng tiền khác. Tỷ giá hối đoái là mức giá tại một thời điểm đồng tiền của một quốc gia hay khu vực có thể được chuyển đổi sang đồng tiền của quốc gia hay khu vực khác. Theo đó, tỷ giá được tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ. Khi tỷ giá giảm đồng nghĩa với việc đồng nội tệ lên giá và ngoại tệ giảm giá, ngược lại tỷ giá tăng thì đồng nội tệ giảm còn ngoại tệ sẽ lên giá. NHTW sử dụng công cụ tỷ giá để điều tiết các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: Cán cân thương mại, lạm phát, ổn định giá vàng, ổn định lãi suất thị trường… Trong rổ ngoại tệ của Việt Nam giao dịch trên thị trường ngoại hối và ngoại thương thì USD là đồng ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn nhất, được NHNN chọn là 1 trong 8 loại ngoại tệ để tính tỷ giá trung tâm trong quản lý điều hành chính sách tỷ giá. Tỷ giá được đề cập đến trong bài viết này là tỷ giá giữa đồng USD và VND, là tỷ ngoại tệ trung tâm bình quân hàng năm do NHNN Việt Nam công bố.

Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát

Khi NHNN cắt giảm lãi suất cơ bản [nới lỏng tiền tệ] khiến cho lãi suất trên các khoản vay cũng giảm theo, điều này sẽ khiến người dân quan tâm hơn đến các khoản vay. Do vậy, lượng tiền lưu thông và mức tiêu dùng xã hội cũng tăng lên. Cùng lúc đó, lượng cung tiền với giá rẻ sẽ làm giá trị đồng tiền quốc gia thấp đi so với các loại ngoại tệ khác. Đồng nghĩa với việc tỷ lệ lạm phát có thể tăng lên.

Ngược lại, khi NHNN tăng lãi suất cơ bản [thắt chặt tiền tệ] khiến các NHTM gia tăng lãi suất cho vay ở các kỳ hạn, làm cho nhu cầu về tiền giảm xuống. Cùng với đó, người dân thích gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lợi từ mức lãi suất cao, vì thế nhu cầu tiêu dùng thấp đi làm giảm nguy cơ tăng giá hàng hóa. Việc tăng lãi suất như vậy sẽ làm giảm lượng tiền trong lưu thông, ảnh hưởng tích cực lên đồng tiền của một quốc gia. Vì vậy sẽ dẫn đến lạm phát thấp.

Tuy nhiên, lãi suất tăng cao vừa là biện pháp kiềm chế lạm phát nhưng đồng thời lại có tác động làm tăng chi phí tài chính cho doanh nghiệp, vì vậy cũng góp phần làm tăng giá cả hàng hóa khi doanh nghiệp chuyển chi phí đó cho người tiêu dùng và đẩy lạm phát gia tăng.

Theo lý thuyết hiệu ứng Fisher [1993], lãi suất danh nghĩa và lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với nhau. Fisher giả thiết rằng lãi suất danh nghĩa bằng kỳ vọng lạm phát cộng với lãi suất thực. Khi lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa tăng để đảm bảo mức lãi suất thực. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lạm phát kỳ vọng cũng như hoạt động chi tiêu và đầu tư. Nếu người dân tin rằng lãi suất tiết kiệm sẽ không đổi hoặc tăng rất thấp, nghĩa là lãi suất thực sẽ âm thì họ sẽ rút tiền gửi tiết kiệm và đầu tư vào tài sản thực hay hàng hóa để bảo vệ sức mua. Khi đó, lạm phát sẽ có xu hướng gia tăng, vì thế lãi suất là một biến số quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tiêu dùng, đầu tư của các chủ thể kinh tế, đồng thời cũng là biến số kinh tế tác động đến kỳ vọng lạm phát

Theo quy luật kinh tế thị trường, lạm phát phải thấp hơn lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền gửi phải thấp hơn lãi suất cho vay. Nếu tỷ lệ lạm phát cao hơn so với mức lãi suất tiền gửi thì việc gửi tiền vào các ngân hàng sẽ vô ích khi đồng tiền mất giá nhanh hơn lãi suất được hưởng. Vì thế người tiêu dùng muốn dùng tiền để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ, cất trữ vàng hoặc đầu cơ bất động sản để đảm bảo sức mua của đồng tiền. Điều này càng làm tăng lượng tiền trong lưu thông, dẫn đến gia tăng lạm phát và tác động xấu tới nền kinh tế nói chung. Nếu mức lãi suất và tỷ lệ lạm phát tương đương nhau, tình hình cũng sẽ có diễn biến tương tự nhưng ở tốc độ chậm hơn.

Như vậy, lạm phát và lãi suất có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau, vừa là nguyên nhân và hệ quả của nhau. Khi lạm phát cao dẫn đến phải áp dụng chính sách lãi suất cao để đảm bảo lãi suất thực, nhưng khi áp dụng chính sách lãi suất cao trong một thời gian nhất định [thắt chặt tiền tệ] có thể kìm hãm gia tăng lạm phát. Do đó, sự tác động giữa lạm phát và lãi suất có thể thuận chiều hay nghịch chiều tùy từng giai đoạn cụ thể và ở mỗi quốc gia có những điều kiện khác nhau.

Mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát

Theo lý thuyết kinh tế học vĩ mô, trong nền kinh tế mở, tác động của chính sách tỷ giá đến lạm phát theo ba kênh truyền dẫn sau:

Kênh thứ nhất: Tác động của tỷ giá tới lạm phát qua xuất khẩu ròng, đó là khi đồng nội tệ giảm giá so với đồng tiền nước ngoài, xuất khẩu ròng tăng lên, cán cân thương mại có thể được cải thiện. Do xuất khẩu ròng là một thành phần của tổng cầu AD, nên khi xuất khẩu ròng tăng, đường AD dịch chuyển lên trên [trong mô hình AD-AS], tác động làm lạm phát gia tăng.

Kênh thứ hai: Tác động của tỷ giá tới lạm phát qua cán cân thanh toán. Cơ chế truyền dẫn này trải qua hai giai đoạn:

[i]. Khi tỷ giá tăng, xuất nhập khẩu ròng sẽ tăng lên, góp phần cải thiện tình trạng cán cân thương mại. Mặt khác khi xuất nhập khẩu ròng tăng, đường IS dịch chuyển sang phải [mô hình IS-LM], lãi suất trong nước tăng lên, trong ngắn hạn luồng vốn đổ vào trong nước tăng [nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp] làm cán cân vốn tăng lên, từ đó cán cân thanh toán tổng thể được cải thiện.

[ii]. Khi cán cân thanh toán tổng thể thặng dư, tức là luồng vốn nước ngoài đổ vào trong nước tăng lên, lúc này sẽ có hai khả năng xảy ra: [1] NHTW sẽ phải cung ứng thêm tiền để mua ngoại tệ nhằm giữ tỷ giá không bị giảm xuống để khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, mặt khác để tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia. Như vậy, tác động không mong muốn là cung tiền tăng lên, đường LM dịch chuyển sang phải [mô hình IS-LM] làm cân bằng tiền hàng trong nền kinh tế thay đổi, lạm phát sẽ tăng lên; [2] nếu NHTW không vì mục tiêu giữ cho đồng bản tệ được định giá thấp để khuyến khích xuất khẩu và giả định rằng dự trữ ngoại hối đã đủ mức cần thiết và không cần tăng thêm, trong trường hợp cán cân tổng thể thặng dư thì vẫn có một lượng ngoại tệ tăng lên trong nền kinh tế. Với những nước có nền kinh tế bị đôla hóa ở mức độ cao, tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế trong trường hợp này vẫn tăng lên vì nó bao gồm hai phần là: Tổng phương tiện thanh toán bằng nội tệ và tổng phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ. Khi tổng phương tiện thanh toán tăng lại gây sức ép lên giá cả và đẩy lạm phát tăng lên.

Kênh thứ ba: Tác động của tỷ giá tới lạm phát qua giá hàng nhập khẩu. Giá hàng nhập khẩu bị tác động bởi hai thành phần là giá nhập khẩu trên thị trường thế giới và tỷ giá danh nghĩa. Khi tỷ giá danh nghĩa tăng làm giá hàng nhập khẩu tăng và ngược lại. Hàng nhập khẩu có thể là hàng hóa phục vụ cho sản xuất trong nước hoặc phục vụ tiêu dùng. Nếu là hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất, khi tỷ giá tăng dẫn đến chi phí các yếu tố đầu vào tăng, sản phẩm đầu ra cũng phải tăng giá. Nếu là hàng nhập khẩu tiêu dùng, khi tỷ giá tăng dẫn đến giá của hàng hóa tính bằng nội tệ tăng lên cũng là một nguyên nhân gây ra lạm phát. Tuy nhiên, ảnh hưởng của giá hàng nhập khẩu đến lạm phát sẽ biểu hiện rõ hơn khi quốc gia có tỷ lệ nhập khẩu/GDP lớn, còn với những nước có tỷ lệ này nhỏ, dẫn truyền từ sự thay đổi của tỷ giá qua giá hàng nhập khẩu đến lạm phát là không đáng kể

Theo Goldberg và Knetter [1997], những chuyên gia kinh tế đặt nền móng cho nghiên cứu về ảnh hưởng của tỷ giá đến lạm phát cho rằng, có hai kênh truyền dẫn tỷ giá quan trọng đó là truyền dẫn tỷ giá trực tiếp và gián tiếp.

+ Kênh truyền dẫn trực tiếp phụ thuộc vào yếu tố của thị trường nước xuất khẩu. Gọi e là tỷ giá của đồng tiền nội tệ trên một đơn vị đồng ngoại tệ và p* là giá hàng hóa nhập khẩu từ thị trường nước ngoài theo ngoại tệ, thì khi đó e.p* là giá hàng hóa nhập khẩu tính theo đồng nội tệ. Nếu tỷ giá e tăng nhưng giá p* không thay đổi thì giá hàng hóa nhập khẩu theo nội tệ sẽ tăng tương ứng. Kết quả này gọi là truyền dẫn tỷ giá đến giá nhập khẩu. Sự tăng lên trong giá nhập khẩu sẽ truyền dẫn vào giá sản xuất, giá tiêu dùng nếu các doanh nghiệp nhập khẩu tăng giá bán đối với nhà sản xuất hàng hóa cuối cùng, và do đó sẽ làm gia tăng lạm phát [còn gọi là nhập khẩu lạm phát].

 + Kênh truyền dẫn gián tiếp đề cập đến tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế. Một sự giảm sút trong tỷ giá làm cho sản phẩm nội địa rẻ hơn đối với người tiêu dùng nước ngoài và hệ quả là xuất khẩu và tổng cầu sẽ tăng dẫn đến sự tăng lên trong mức giá nội địa. Như vậy, sự giảm sút trong tỷ giá về lâu dài sẽ tác động làm giảm lạm phát.

Về ảnh hưởng của lạm phát đến tỷ giá, khi lạm phát cao, đồng nội tệ mất giá so với ngoại tệ, có tác động làm gia tăng tỷ giá. Khi lạm phát giảm, đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ, có tác động làm hạ thấp tỷ giá.

Như vậy, tỷ giá là một công cụ của Nhà nước trong việc điều hành các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như lạm phát, cán cân thương mại, cán cân thanh toán… Khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ thấp giá thì có lợi cho xuất khẩu, có tác động làm gia tăng lạm phát. Khi tỷ giá giảm, đồng nội tệ lên giá thì có lợi cho nhập khẩu, có tác động làm giảm lạm phát. Do đó, tỷ giá có biến động cùng chiều với lạm phát

Video liên quan

Chủ Đề