Thái độ hơn trình độ là gì

Khi tìm kiếm một ứng viên tiềm năng, có thể rất hấp dẫn để bạn “nghiêng” về các ứng viên có kiến thức chuyên môn, kỹ năng vượt trội. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy nhà tuyển dụng thường ưu tiên các ứng viên có tính cách và thái độ phù hợp hơn là người có trình độ chuyên môn cao, bởi các lí do sau.

Bạn sẽ thu hút được nhiều ứng viên hơn

Sẽ rất khó để bạn tìm thấy một ứng viên có thể thỏa mãn hết tất cả các tiêu chí tuyển dụng. Khi quá tập trung vào kỹ năng, bạn đang tạo một màn che ngăn cản bạn nhìn thấy một ứng viên lý tưởng - một người ham học hỏi, có đạo đức làm việc mạnh mẽ và có tư duy tích cực [bản lĩnh, lạc quan, có trách nhiệm...]. Thậm chí, người này còn có thể sở hữu các kỹ năng mà bạn không nhận ra rằng nó có giá trị thực sự với doanh nghiệp của mình.

Các kỹ năng cần thiết có thể nhanh chóng thay đổi

Ngày nay, các kỹ năng và kiến thức chuyên môn cần thiết đối với doanh nghiệp không ngừng phát triển, có nghĩa là các công cụ bạn đang sử dụng có thể không phải là điều bạn cần trong 3 hoặc 4 năm tới. Do đó, bạn nên tập trung vào việc ứng viên có sẵn sàng theo kịp những tiến bộ mới, bất kể họ thành thạo vào thời điểm hiện tại hay không. 

Nhân viên của bạn sẽ dành nhiều thời gian hơn cho công việc

Các hành vi gây lãng phí thời gian như “tám” chuyện hay tung các tin đồn thường được sinh ta từ thái độ tiêu cực - những người chỉ thích nhìn vào những điểm xấu và các tình huống tồi tệ. Loại hành vi này ảnh hưởng xấu đến tinh thần làm việc của nhân viên và dẫn đến năng suất thấp. Trái lại, những người sở hữu thái độ tích cực sẽ không bị phân tâm bởi sự lôi kéo của những cuộc trò chuyện vô nghĩa. Trong nhiều trường hợp, thái độ tích cực của họ có thể lan truyền sang những đồng nghiệp khác, khiến mọi người tập trung vào các hành vi đúng đắn và điều này giúp kết quả kinh doanh tốt hơn và sự hài lòng của nhân viên cũng tăng cao hơn.

Môi trường công sở sẽ vui vẻ hơn

Vui vẻ có thể không đứng đầu trong danh sách ưu tiên của bạn khi “săn lùng” nhân viên mới, nhưng niềm vui chắc chắn có lợi cho môi trường làm việc. Chúng ta dành nhiều thời gian cùng đồng nghiệp thậm chí còn hơn là với gia đình và bạn bè, vậy tại sao không kết nối bản thân mình và công ty của bạn với những người tích cực? Nếu tất cả nhân viên trong văn phòng đều vui vẻ hơn, bạn sẽ ngạc nhiên bởi công ty có thể nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra.

Họ sẽ có nhiều thành tích cao hơn

Một người tích cực biết cách ăn mừng những thành công nhỏ - điều sẽ tạo động lực tuyệt vời cho các thành công lớn hơn. Họ biết trân trọng những thành công nhỏ đạt được hàng ngày [thậm chí có vẻ tầm thường vào thời điểm đó] và sử dụng điều này để thúc đẩy bản thân tiến xa hơn nữa.

Nếu bạn muốn hướng công ty đến những mục tiêu lớn hơn, bạn cần phải đủ thực tế để biết rằng những mục tiêu này không được thực hiện trong một đêm. Bạn và tập thể cần phải nỗ lực hết sức mình. Vì vậy, nhân viên của bạn cần hiểu rằng những khó khăn và nỗ lực của ngày hôm nay sẽ được đền đáp như thế nào vào ngày mai. Và nhân viên có thái độ tích cực luôn đánh giá cao hành trình của họ đồng thời góp phần lan tỏa tinh thần hăng say làm việc đến các đồng đội của mình.

Thái độ tích cực tạo ra một đội ngũ mạnh mẽ

Thực tế, những người có thái độ tuyệt vời sẽ thành công hơn trong việc dẫn dắt đội ngũ thành công. Một phần lý do là họ quan tâm đến tập thể hơn là chính bản thân họ. Cho dù bằng cách thúc đẩy tinh thần trách nhiệm hay thực hiện các cam kết, họ có thể khiến mọi người làm việc cùng nhau để hoàn thành một điều gì đó lớn lao hơn.

Thái độ tích cực sẽ tạo ra cơ hội

Thái độ bi quan là kết quả của suy nghĩ tiêu cực. Nó khiến bạn tập trung vào những khó khăn, hạn chế và ngừng tìm kiếm giải pháp hoặc cơ hội. Ngược lại, người có thái độ tích cực sẽ nắm bắt, thừa nhận các vấn đề và sau đó tập trung vào việc tìm kiếm các giải pháp hoặc sử dụng các thách thức đó để tạo ra cơ hội mới.

Như đã nói, thái độ tiêu cực giống như một chiếc lốp xì hơi. Bạn không thể đi bất cứ nơi nào cho đến khi bạn thay đổi nó. Trên thực tế, hơn 80% nhân viên mới có các kỹ năng và trình độ chuyên môn cần thiết, nhưng thất bại với tư cách là một nhân viên. Họ không thành công là vì họ không phù hợp với văn hóa công ty. Điều đó không có nghĩa là bạn nên bỏ qua khía cạnh kỹ năng, kiến thức của ứng viên, nhưng bằng cách tập trung hơn vào thái độ, bạn sẽ có được những nhân viên mới phù hợp, đóng góp tích cực vào bản sắc thương hiệu của bạn, đồng nghĩa bạn sẽ có một lực lượng lao động hạnh phúc và gắn kết hơn.

Nguồn: careerlink.vn

Sưu tầm: Tuyết Lang – P. KTSX

TÂM SỰTâm sự chuyện công việc - Công sở

Ý nghĩa của câu tục ngữ quen thuộc “tiên học lễ, hậu học văn” đã phản ánh phần nào về thái độ khi thực hiện công việc quan trọng hơn khả năng, trình độ, Chính vì thế khi đã bước chân vào một Tổ chức thì mọi người nên biết và nên nhớ mình cần phải làm gì.Tại vì sao thái độ hơn trình độ?Bạn là một người có tài. Bạn luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ một cách xuất sắc. Bạn là người ưu điểm so với các đồng nghiệp trong Công ty. Và chỉ vì điều này nên bạn có quyền “lên mặt”, cho rằng ta đây tài giỏi và coi thường những người xung quanh mình thì quả thật các bạn đã và đang đi quá “lệch đường”.Bởi vì, thái độ làm việc và đạo đức nghề nghiệp là phần thể hiện ra bên ngoài của phần gốc rễ bên trong, là nền tảng giáo dục, kiến thức tư duy của Mỗi một con người bạn. Trình độ chuyên môn dễ dàng nhận ra thế nhưng nền tảng văn minh cốt lõi thì cực kỳ khó thấy. Vậy nên nếu chỉ có chuyên môn mà không có nền tảng văn hóa thì dù có tài năng cỡ nào cũng khó mà tiến xa được.Hoàn toàn khác biệt với các kiến thức chuyên môn đã được học tại trường hay tích lũy được trong số làm việc, thái độ tích cực đòi hỏi Mỗi cá nhân phải nối tiếp Nhận ra trong khi đó mình, thậm chí có người phải trải qua khá nhiều “đắng cay ngọt bùi” hiện đại có thể rút ra được những bài học xương máu cho bản thân.

Thái độ hay trình độ quan trọng hơnNhững bài học trên sách vở có thể sẽ khác nhiều so với thực tế, tùy từng hoàn cảnh mà bạn lựa chọn cách xử lý khác nhau. Nhưng chung quy lại vẫn cần ghi nhớ những điều dưới đây nếu muốn thành công hơn trong tương lai:+ Khiêm tốn, biết người biết ta: Đức tính khiêm tốn không bao giờ thừa đối với bất kì môi trường làm việc nào. Bạn có thể giỏi, có thể đem về hàng tá hợp đồng cho công ty nhưng đừng nên vì thế mà tỏ ra khinh thường người khác, hay cãi lại lời cấp trên, tự cho mình là số một thì trước sau gì bạn cũng phải hối hận.+ Luôn “tươi tắn”: Mặc dù ngày hôm đó bạn có một vài chuyện buồn bực, tâm trạng mệt mỏi nhưng không vì thế mà tỏ ra khó chịu vô cớ với đồng nghiệp hay nói chuyện với khách hàng thái độ cộc cằn bằng những câu từ khó nghe, không đầu không cuối. Đừng chỉ vì một phút bốc đồng mà sau này phải hối tiếc. Bất kỳ ai cũng có cảm tình với những người niềm nở và có thái độ phù hợp.+ Có trách nhiệm với công việc: Đừng bao giờ làm việc theo kiểu đối phó, làm cho xong và không quan tâm đến chất lượng. Hãy cố gắng hết khả năng của mình để xứng đáng với khoản thù lao nhận được hằng tháng, để mỗi ngày kĩ năng của bản thân được nâng cao. Và hơn hết là tập cho mình đức tính làm việc có trách nhiệm, luôn có tinh thần cầu tiến để bay xa hơn.Để giữ vững tinh thần làm việc và làm chủ được bản thân trong một xã hội luôn “thiên biến vạn hóa” như hiện nay là điều không hề dễ dàng. Đời sống công sở có nhiều yếu tố chi phối có thể khiến bạn mất kiểm soát, xuất hiện những hành vi không đúng mực sẽ dẫn đến những hệ lụy không mấy tốt đẹp. Thế nên, thái độ tốt hơn trình độ, thái độ làm việc là điều kiện “tiên quyết” giúp bạn thành công hơn sau này.Đọc thêm tại đây: //blog.bizbooks.vn/thai-do-quan-trong-hon-trinh-do-10-kieu-nhan-vien-khong-bao-gio-nhan-duoc-luong-cao/

Thái độ là gì? Thái độ là một trạng thái cảm xúc được thể hiện thành hành vi của con người. Các biểu hiện của thái độ bao gồm cử chỉ, nét mặt, hành động cũng như cách đánh giá nhận xét về một sự vật, sự việc. Thái độ của một con người là cực kỳ quan trọng với tất cả mọi thứ diễn ra xung quanh, đặc biệt là trong công việc. Thái độ sẽ quyết định sự thành công hay thất bại, cái nhìn tích cực hay tiêu cực của cá nhân với công việc đang đảm nhiệm. Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn thấy được tầm quan trọng của thái độ trong công việc. Tại sao thái độ làm việc lại quan trọng hơn trình độ?

Tại sao thái độ làm việc lại quan trọng?

Tại sao thái độ làm việc lại quan trọng

Khi ban vào công ty làm việc trong giai đoạn thử việc thì chính thái độ làm việc của bạn sẽ giúp cho việc bạn có được giữ lại làm tiếp không. Hay thái độ làm việc của bạn tại công ty sẽ quyết định sự thăng tiến của cá nhân hay sự rời bỏ công việc của bạn. Ba yếu tố để quyết định sự thành công của một con người trong công việc đó là: Thái độ làm việc, tri thức, kỹ năng.

Thái độ thường có hai biểu hiện:

  • Thái độ tích cực: Cùng một công việc người có thái độ tích cực sẽ nhìn nhận sự việc, sự vật theo một trạng thái tích cực. Cho dù sự việc có diễn biến xấu đi nhưng việc nhìn nhận bằng thái độ tích cực sẽ giúp cho bản thân cá nhân không bị rơi vào thế cùng cụt của cuộc sống cũng như công việc.
  • Thái độ tiêu cực: Ngược lại với thái độ tích cực, người có thái độ tiêu cực trong cuộc sống hoặc trong công việc thì luôn nhìn nhận sự việc, sự vật bằng một ánh mắt tiêu cực, luôn nhìn thấy sự thất bại, sự chán nản trong mọi công việc.

Thái độ quyết định sự thành công, thái độ quyết định cách chúng ta làm việc, hành động, quyết định sự gắn bó khăng khít trong các mối quan hệ, thái độ tốt có thể biến trở ngại thành cơ hội, từ thất bại sang thành công.

Các thái độ trong công việc của một người thành công

Các thái độ trong công việc của một người thành công

Vì sao thái độ lại quyết định thành công? Tại sao thái độ làm việc lại quan trọng? Thái độ là cụm từ bao hàm nghĩa rộng về sự vật sự việc thông qua nhân sinh quan của một con người. Đặc biệt trong công việc người thành công thường có các thái độ trong công việc như sau:

Tôn trọng đồng nghiệp, sếp và mọi người xung quanh

Việc bạn tôn trọng mọi người xung quanh và đồng nghiệp đặc biệt là sếp thì cũng chính là việc bạn tôn trọng chính bản thân mình. Tôn trọng là một trong những lý do tại sao thái độ làm việc lại quan trọng. Đừng bao giờ coi thường hay hả hê trước những lỗi lầm của đồng nghiệp, thay vì đó hãy động viên và khích lệ đồng nghiệp cùng cố gắng. Với sếp hãy dùng những từ ngữ kính trọng trong công việc cũng như giao tiếp.

Tuân thủ mệnh lệnh cấp trên

Điều này được thể hiện qua sự tự giác và tập trung trong công việc, hoàn thành deadline đúng thời hạn.

Trung thực và kỷ luật

Trung thực trong mọi hoạt động của công việc, đừng lấy thành quả của cá nhân khác làm thành quả của bản thân mình. Sẵn sàng nhận trách nhiệm khi không may xảy ra lỗi lầm và hướng khắc phục xử lý với công việc.

Hợp tác với đồng nghiệp trong công việc

 Điều đó thể hiện ở quá trình phối hợp làm việc nhóm trên tình thần hỗ trợ cùng nhau tiến bộ đi lên.

Học hỏi cầu tiến trong công việc

Có những thứ tưởng chừng bạn đã nắm rõ nhưng đừng vì vậy mà chủ quan, sẵn sàng học hỏi mọi người xung quanh, khiêm tốn là đức tính không thể thiếu trong thái độ quyết định thành công.

Tinh thần động lực và hoàn thành công việc

 Việc bạn máu lửa trong công việc, nhiệt huyết hăng say với công việc là thái độ giúp bạn thành công.

Người thành công trong công việc luôn luôn có những thái độ tích cực, những cái nhìn tích cực và hành động tích cực trong mọi công việc, mọi hoàn cảnh đặc biệt là thái độ trong công việc.

Tại sao thái độ quan trọng hơn trình độ?

Tại sao thái độ quan trọng hơn trình độ

Vì sao thái độ hơn trình độ? Bạn có một trình độ cao khi bước chân vào doanh nghiệp có thể ban đầu bạn sẽ được đánh giá cao. Tuy nhiên thời gian làm việc sau này sẽ có câu trả lời cho bạn, nếu bạn có thái độ tốt cộng với trình độ cao thì bạn sẽ sớm thăng tiến và đạt được mục tiêu mà mình để ra. Bên cạnh đó, có thể trình độ bạn chưa cao nhưng bạn có thái độ làm việc tốt, thái độ cầu thị, cầu tiến trong công việc thì chính thái độ sẽ quyết định thành công của bạn.

Ngược lại bạn có trình độ cao nhưng thái độ của bạn tự cao tự đại lúc nào cũng coi mình là số 1, không thường xuyên học hỏi, tôn trọng đồng nghiệp và bạn bè xung quanh thì bạn sẽ bị đào thải khỏi môi trường làm việc.

Hơn thế nữa thái độ là nơi thể hiện rõ đạo đức, nhân phẩm của một con người, một cá nhân không thể tiến xa và thành công nếu chỉ mang trong mình một trình độ cao mà thiếu đi đạo đức.

Tổng kết

Trên đây là những chia sẻ của Jobs365 về thái độ làm việc quan trọng hơn trình độ. Hi vọng thông qua bài viết này mỗi chúng ta sẽ có thái độ làm việc cũng như trong cuộc sống một cách tích cực bạn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề