Thanh toán Gối đầu tiếng Anh là gì

Nếu bạn có ý định dấn thân vào con đường sự nghiệp chuỗi cung ứng đặc biệt là đối với lĩnh vực thu mua, việc phải tiếp xúc với các thuật ngữ Tiếng Anh là điều không thể tránh khỏi. Hầu hết, các hoạt động, các phòng ban trong chuỗi cung ứng luôn phải làm việc với các tài liệu bằng Tiếng Anh. Vì thế, để tiếp cận với lĩnh vực thu mua một cách dễ dàng hơn, hãy tham khảo 20 thuật ngữ Tiếng anh thường gặp trong phòng ban Procurement dưới đây: 

  1. Một thỏa thuận mua hoặc đơn đặt hàng đối với một số lượng nhất định của hàng hóa cụ thể trong một khoảng thời gian, thường là một năm.

  2. Mua hàng tập trung – Một loại hình mua hàng trong chuỗi cung ứng. Với hình thức mua hàng này, các nguyên vật liệu cần thiết cho toàn bộ doanh nghiệp sẽ được mua tại cùng một thời điểm và sau đó được gửi đến cho các phòng ban hay các dây chuyền sản xuất khi cần sử dụng chúng.

THAM GIA: GROUP CỘNG ĐỒNG LOGISTICS VÀ SUPPLY CHAIN VIỆT NAM

  1. Có thể giao được, nghĩa là những sản phẩm hiện hữu có thể được giao hoặc những sản phẩm dịch vụ được đề cập đến trong Đơn đặt hàng và mọi tài liệu, dữ liệu liên quan và bao gồm mọi Quyền sở hữu trí tuệ do Nhà cung cấp phát triển theo Đơn đặt hàng đó.

  2. Ngày giao nhận hàng hóa hoặc thực hiện dịch vụ như yêu cầu của đơn đặt hàng.

  3. Địa điểm thực hiện hoạt động giao hàng hoặc dịch vụ được người mua yêu cầu.

  4. Mua hàng phi tập trung, với hình thức mua hàng này, thay vì toàn bộ trách nhiệm thuộc về phòng ban thu mua, quyền mua hàng được phân tán đến cho từng nhánh hay văn phòng tại các địa phương.

  5. Mua hàng trực tiếp – Việc mua nguyên vật liệu được sử dụng trong sản xuất hoặc để bán lại thay vì mua gián tiếp.

  6. Vật liệu nguy hiểm, nhà cung cấp sẽ cung cấp theo yêu cầu của người mua, và nguyên liệu không được chứa những chất độc hại cụ thể nào do người mua quy định.

  7. Mua hàng gián tiếp – Việc mua các dịch vụ vật liệu được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp, chẳng hạn như các sản phẩm MRO để bảo trì, sửa chữa hoặc vận hành các nguồn cung cấp.

  8. Nhà thầu độc lập, nghĩa là nhà cung cấp sẽ thực hiện các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận với tư cách là một nhà thầu độc lập họ sẽ không được coi là nhân viên, đại lý, đối tác, công ty con hoặc liên doanh của người mua theo cách nào.

  9. đa nguồn cung cấp, một chuỗi cung ứng có thể có nhiều nguồn cung ứng khác nhau.

  10. Đại lý thu mua, là người đại diện doanh nghiệp thực hiện hoạt động thu mua hàng hóa, dịch vụ.

  11. chỉ số giá tại một thời điểm nhất định của một sản phẩm hoặc một danh mục sản phẩm.

  12. Đơn đặt hàng giữa người mua và nhà cung cấp về hàng hóa hay dịch vụ, đính kèm những điều khoản cần thiết.

  13. Giá hàng hóa/ điều khoản thanh toán, dịch vụ được quy định trong đơn đặt hàng hiện hành.

  14. Một biểu mẫu được sử dụng bởi người sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ để ghi lại các yêu cầu của họ và được gửi đến bộ phận mua hàng để thực hiện việc mua hàng

  15. ý chỉ có một nhà cung cấp duy nhất có thể đáp ứng được các yêu cầu của các mặt hàng, như thông số kỹ thuật, không thể thay thế bằng một nhà cung cấp khác.

  16. Nguồn cung ứng tách rời, nghĩa là có trên 2 nhà cung cấp những mặt hàng giống nhau cho một chuỗi cung ứng.

  17. Đề xuất của nhà cung cấp, là những thông tin, yêu cầu, đề nghị, báo giá của nhà cung cấp liên quan đến việc cung cấp hàng hoá/ dịch vụ. 

  18. Các loại thuế, nhà cung cấp thường phải ghi rõ các loại thuế hiện hành trên mỗi hóa đơn và kèm theo mã số thuế.

VILAS mong rằng, với 20 thuật ngữ Tiếng Anh trên đây có thể giúp bạn dung nạp kiến thức về kiến thức mua hàng một cách dễ dàng hơn. Và tất nhiên, VILAS sẽ tiếp tục cập nhật nhiều thuật ngữ về mua hàng hơn thế ở những bài viết tiếp theo. Cùng đón chờ bạn nhé !

XEM THÊM: MUA HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI NHỮNG HÌNH THỨC NÀO

Mua hàng trả chậm hay trả gối đầu là phương thức thanh toán tồn tại từ lâu ở các chợ đầu mối, đầu tiên là trong các khu chợ có đông người Hoa buôn bán. Chữ tín trong kinh doanh được người Hoa đặt lên đầu, vì thế khi mua [hoặc bán] chịu một món hàng nào đó, nghĩa là họ đã đem tên tuổi trên thương trường của mình đi tín chấp. Ngày nay, phương thức này đã trở nên phổ biến và không chỉ giới hạn tại các chợ đầu mối mà con lan tỏa đến các cửa hàng, siêu thị, các cơ sở sản xuất, các công ty… Không có gì đáng nói nếu ai cũng giữ được chứ tín với nhau, nhưng khi có sự cố xảy ra khiến một mắt xích trong đường dây mua bán gối đầu bị đứt, lập tức sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến những mắt xích khác.

Bạn đang xem: Gối đầu là gì

Một luật chơi “không có hậu”

Ngoài hậu quả thường trực là bị chiếm dụng vốn, với phương thức thanh toán này, người bán còn bị ràng buộc trách nhiệm chặt chẽ đối với người mua. Khi người mua chưa trả tiền, nghĩa là họ còn có quyền trả lại hàng hóa nếu chất lượng kém, đồng thời buộc người bán [hay nhà sản xuất] phải cung cấp thường xuyên. Vì vậy, đồng vốn quay vòng của các nhà sản xuất luôn bị thiếu hụt và khả năng mở rộng thị phần bị hạn chế. Đây là nỗi khổ của nhiều doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ.

Đây là nỗi khổ của nhiều doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ

Anh Tôn Châu – chủ cơ sở đồ chơi Kim Mã than thở: “đã không có vốn phải đi vay để làm, mà đem giao hàng thì chẳng ai chịu trả tiền ngay, mau lắm cũng nửa tháng mới thanh toán. Đọng vốn nhiều quá, nên muốn để dành tiền đầu tư sản phẩm mới cũng không được. Rồi chạy đầu này, đắp đầu kia… không phát triển lên nổi”. Còn “cẩn thận” như doanh nghiệp tư nhân Anh Chi – không dám bán gối đầu nhiều chỗ – thì đành phải chịu cảnh hàng xuất hiện rất ít ngoài chợ hay cửa hàng so với những nhãn hiệu khác, dù chất lượng sản phẩm không thua kém. Giám đốc chi nhánh phía nam của công ty Đồ Hộp Hạ Long – anh Đoàn Văn Phúc cũng thừa nhận: “trừ mặt hàng Agar quay vòng nhanh [một tuần], các loại đồ hộp thường thanh toán chậm, lúc nào cũng đọng 800 triệu đồng tiền vốn tại các chợ, cửa hàng… riêng các siêu thị nợ 100 triệu đồng. Đành phải chấp nhận thực trạng: càng mở rộng mạng lưới thì công nợ càng lớn!”.

Thực tế là tại các chợ đầu mối, qua thăm dò của chúng tôi, có trên 90% mặt hàng sản xuất trong nước phải bán gối đầu, trong khi nhiều mặt hàng ngoại khác [hoặc hàng liên doanh với nước ngoài như P & G, Unilever…] thì được ưu thế trả tiền ngay do bán chạy hơn. Chị Ngọc Điệp bán hàng bách hóa ở chợ Kim Biên cho biết: “các công ty nước ngoài sáng đưa hàng là chiều lấy tiền. Mình cần thì phải lấy. Còn hàng trong nước gối đầu một kỳ, hoặc trả chậm mỗi ngày một ít, cuối năm mới thanh toán hết. Ngay đến kem P/S lúc trước không cho thiếu, nay cũng chịu cho trả gối đầu, cạnh tranh mà!”. Ở chợ vải Soái Kình Lâm, 100% thương vụ mua bán sỉ đều là ký sổ nợ. Vì thế, muốn bán được hàng, các công ty dệt lớn như Long An, Thành Công cũng chấp nhận phương thức thanh toán này như những cơ sở dệt tư nhân ở Bảy Hiền.

Xem thêm: Phú Quý Bất Năng Dâm, Bần Tiện Bất Năng Di, Uy Vũ Bất Năng Khuất

Sau chợ, là các cửa hàng mà đặc biệt là các siêu thị ra đời hàng loạt gần đây. Hầu hết các siêu thị đang hoạt động đều có tỷ lệ hàng “mua trước, trả sau” lên đến 80% – 90%. Nhiều chủ hàng hoặc giám đốc doanh nghiệp đã tình nguyện mang hàng đến ký gởi ở các siêu thị vì thấy an tâm hơn: các siêu thị đều có tư cách pháp nhân [trực thuộc một công ty nào đó], mua bán hàng có hợp đồng và hóa đơn và bán trực tiếp cho người tiêu dùng, thu tiền mặt… nên ít rủi ro hơn các chợ bán cho mối.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là các nhà sản xuất và cung cấp hàng hóa chỉ thuần túy là “nạn nhân” của phương thức gối đầu. Bản thân nhiều doanh nghiệp cũng chiếm dụng vốn lẫn nhau hoặc mua nguyên liệu nước ngoài trả chậm mà nguyên do không phải bao giờ cũng chính đáng. Họ là chủ nợ, đồng thời cũng là con nợ. Nói cách khác, họ cũng là một mắt xích trong chuỗi dây chuyền cung ứng [vốn, thiết bị, nguyên liệu, nhãn lực…] sản xuất – tiêu thụ.

Sụp đổ dây chuyền!

Năm 1995, chợ vải Soái Kình Lâm vỡ nợ đến 60 tỷ đồng, lớn nhất trong “lịch sử” mua bán của chợ và bỏ xa các chợ đầu mối khác như Bình Tây, An Đông, Kim Biên – mỗi chợ này có mức vỡ nợ từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng. Theo “hồ sơ” của các ban quản lý, nhiều tiểu thương vỡ nợ bán cả sạp cả nhà cũng không đủ khả năng chi trả. Đáng chú ý là tình trạng thiếu nợ không trả được của tiểu thương các chợ không chỉ tiếp diễn mà còn có nguy cơ gia tăng. Tại chợ Bình Tây, đơn thưa kiện của các chủ hàng gửi ban quản lý đã tăng gấp rưỡi năm trước. Tính từ đầu năm đến nay, đã có năm sạp bị thưa kiện với số tiền nợ lên đến hơn một tỷ đồng. Chưa kể một số sạp khác đã rút êm – sang rạp xong rồi mới có đơn thưa kiện gởi ban quản lý. Có những trường hợp đáng chú ý như vụ bà Nguyễn Thị Hưởng – chủ sạp bách hóa 1011 có đơn thưa của 57 chủ nợ, với tổng số nợ lên đến 151.100.000đ, nhưng tiền sang sạp sau khi trả nợ thuế còn 47.100.000đ, chỉ đủ trả 30% số nợ!

không ít cửa hàng trong các trung tâm thương mại bị vỡ nợ giống như các sạp trong chợ đầu mối

Lý do nào đã đẩy các tiểu thương vào con đường vỡ nợ? Chị Nguyễn Thị Phương bán bách hóa tại chợ Bình Tây nói: “các cơ sở sản xuất bán thiếu cho sạp cũng còn có chỗ mà đòi, còn tụi tui bán thiếu cho các mối tỉnh chỉ nhờ vào… may rủi. Cuối năm ở đây như ngồi trên đống lửa, các mối tỉnh không đến thanh toán, coi như mất cả tiền cả mối. Lúc trước, bằng mọi cách phải thanh toán công nợ trước khi năm âm lịch kết thúc. Bây giờ nhiều người không coi trọng chữ tín nữa. Quỵt nợ chợ này, họ sang chợ khác mua hàng, không ai biết đâu mà đòi! Mức lời đã ít, tiền bán lấy được thì lâu, trong khi hàng tháng phải trả tiền mặt bằng, thuế và nhiều chi phí khác… nhiều sạp phải chơi hụi lấy lời mà xoay. Chợ ế, mất nhiều mối hàng lớn, bị giựt hụi… không gượng nổi là kể như vỡ nợ”!Còn ở các siêu thị? Trong những buổi chờ trả tiền theo lịch hàng tuần của một số siêu thị lớn, đã có không ít lời phàn nàn của các khách hàng [xin giấu tên] về số lần hẹn trả tiền đã quá hạn, về số phiếu nợ chưa được thanh toán ngày càng tăng [chín – mười phiếu]. Thực tế, đã có không ít cửa hàng trong các trung tâm thương mại bị vỡ nợ giống như các sạp trong chợ đầu mối. Tình trạng này liệu có diễn ra ở các siêu thị? Thật khó biết. Nhưng không thể không lưu ý đến lời khuyến cáo từ các ban quản lý chợ: “nhiều sạp vẫn buôn bán bình thường nhộn nhịp, bỗng đóng cửa nghỉ mới hay bị vỡ nợ… nên không thể nào ngăn ngừa trước!”.

Có thật là không còn cách nào để giảm thiểu tình trạng chiếm dụng vốn này và ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ dây chuyền, tác hại cho cả nền kinh tế?

Theo ông Trần Đình Thọ – phó giám đốc sở thương mại thành phố Hồ Chí Minh – "cần thiết phải có luật thương mại ra đời để làm nền tảng xử lý các vụ vỡ nợ, đồng thời bảo hộ hoạt động của nó, là một thiếu sót nghiêm trọng. Nhà nước nên gấp rút hành luật thương mại để hoạt động mua bán diễn ra có trật tự và người kinh doanh trung thực được bảo vệ…”.


Chuyên mục:

Video liên quan

Chủ Đề