Tại sao lại bị tắc tia sữa

Khi nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ có thể gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Nếu không được xử lý kịp thời, dễ dẫn đến viêm nhiễm tuyến vú, áp xe vú gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ. Vậy nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng này như thế nào? Các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm bắt những thông tin liên quan nhé.

1. Tắc tia sữa được hiểu là như thế nào?

Tắc tia sữa là tình trạng một lượng sữa bị giữ lại phía bên trong bầu ngực tại các ống dẫn sữa. Điều này gây khó khăn cho quá trình bú sữa của bé yêu hay việc mẹ hút sữa tích trữ.

Tắc tia sữa không gây nguy hiểm tới tính mạng của mẹ. Tuy nhiên, nếu không được xử lý và khắc phục kịp thời, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản của mẹ. Cụ thể như bệnh lý viêm, nhiễm trùng tuyến vú, áp xe vú, u xơ tuyến vú. Ngoài ra, tắc sữa làm tăng khả năng mẹ có thể phải nuôi con bằng sữa ngoài.

Tắc tia sữa là tình trạng một lượng sữa bị giữa lại phía bên trong bầu ngực tại các ống dẫn sữa

2. Nguyên nhân gây tắc tia sữa sau sinh

Tắc tia sữa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:

  • Một lý do nào đó, mẹ không cho bé bú thường xuyên, đúng cữ hoặc không vắt sữa từ 5 giờ đồng hồ cho đến 1 ngày sẽ khiến tồn đọng sữa ở bầu ngực. Tình trạng này duy trì sẽ khiến mẹ bị tắc tia sữa sau một thời gian ngắn.

  • Mẹ gặp phải tình trạng căng thẳng, stress sau sinh gây ảnh hưởng đến quá trình kích thích tuyến sữa hoạt động. Căng thẳng khiến giảm sản xuất hormone oxytocin, làm ngừng hoạt động sản xuất sữa của cơ thể.

  • Sữa mẹ sản xuất quá nhiều nhưng bé không bú hết hoặc mẹ không vắt hết lượng sữa dư thừa là nguyên nhân gây ra tình trạng ứ đọng và tắc tia sữa. Điều này có thể khiến mẹ bị đau tức bầu ngực hoặc sốt nhẹ.

  • Mẹ mặc áo ngực quá chật hoặc bó sát cũng có thể gây ra tắc các tuyến sữa do ngực phải chịu áp lực lớn. Ngoài ra, mẹ thường xuyên nằm úp cũng sẽ gây ra tình trạng tương tự.

  • Bé ngậm vú mẹ sai cách khiến lượng sữa được sản xuất ra không được bú hết. Khi sữa tồn đọng quá nhiều sẽ gây tắc, viêm đường dẫn sữa.

  • Mẹ cũng có thể bị tắc tia sữa do nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể thông qua đường máu hoặc do quá trình vệ sinh đầu vú của mẹ khi cho con bú không được đảm bảo. Khi mẹ bị nhiễm khuẩn vú, hệ thống dẫn sữa trở nên bị viêm, sưng, ứ đọng làm sữa không thể giải phóng ra bên ngoài được.

  • Các nguyên nhân khác: ảnh hưởng của chế độ ăn uống, mẹ bị cảm lạnh, cơ địa,…

Mẹ cho bé bú sai cách, khiến lượng sữa sản xuất không được bú hết là nguyên nhân gây ra tình trạng ứ đọng, tắc tuyến sữa

3. Dấu hiệu khi mẹ bị tắc sữa

Các biểu hiện của tắc tia sữa thường tiến triển một cách từ từ, tuy nhiên, một vài trường hợp lại trở nên nhanh chóng và rất rõ rệt. Cụ thể như sau:

  • Mẹ cảm thấy một hoặc cả hai bên bầu ngực trở nên căng tức, có cảm giác đau nhức. Tình trạng này có chiều hướng tăng lên mỗi ngày.

  • Vùng vú của mẹ xuất hiện các khối tròn có bề mặt gồ ghề với những kích thước khác nhau. Khi sờ vào cảm thấy cứng, và đau.

  • Lượng sữa tiết ra rất ít hoặc không tiết ra dù mẹ đã chủ động vắt sữa ra bên ngoài.

  • Xuất hiện một số nốt sần nhỏ quanh ngực, vùng ngực có cảm giác nóng bất thường khi chạm vào.

  • Một vài trường hợp mẹ có thể xuất hiện các biểu hiện như sốt cao, mệt mỏi, nhức đầu,…

4. Cách điều trị

Để loại bỏ tình trạng, mẹ cần làm tan các vị trí tuyến sữa bị ứ đọng, vón cục. Khi bị tắc tia sữa, thực hiện các thao tác theo phương pháp khoa học dưới đây sẽ giúp ống sữa của mẹ lưu thông nhanh chóng. Gồm có:

  • Trước khi cho bé bú, mẹ nên cởi hoàn toàn áo ngực để lượng sữa được lưu thông không bị hạn chế. Làm ấm ngực bằng việc đặt một tấm gạc hoặc khăn ấm, kết hợp với massage nhẹ.

  • Mẹ nên cho bé bắt đầu với bên ngực bị tắc. Mẹ cần xoa bóp bầu vú nhẹ nhàng theo chuyển động tròn, bắt đầu từ khía sau của vùng tắc cho tới phía trước núm vú.

  • Khi mẹ bú không hết, mẹ cần dùng tay hoặc máy hút sữa để loại bỏ phần sữa còn dư, đảm bảo không có sữa đọng lại.

Massage nhẹ kích thích sữa là phương pháp hỗ trợ quá trình lưu thông ống dẫn sữa mà mẹ nên sử dụng

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng, trong trường hợp tắc sữa kèm biểu hiện sốt, mẹ nên dừng cho bé bú. Bởi bé có thể gặp phải các rối loạn về đường tiêu hóa sau khi bú sữa mẹ.

Nếu phát hiện sớm các triệu chứng của tắc sữa, mẹ có thể khắc phục ngay tại nhà khi áp dụng những cách làm dưới đây:

  • Mẹ có thể chườm nóng tại vùng ngực bằng việc sử dụng một túi chườm hoặc chai nước nóng ở mức độ vừa phải. Khi chườm, mẹ cần kết hợp massage để làm thông vùng tắc sữa nhanh và hiệu quả hơn.

  • Trong giai đoạn tia sữa mới bị tắc và vón cục nhẹ ở gần núm vú, mẹ có thể thông tắc bằng việc sử dụng các dụng cụ hút sữa đơn giản.

Mẹ có thể sử dụng các dụng cụ hút sữa để loại bỏ phần sữa dư thừa, tránh gây ứ đọng tại bầu ngực

Khi tắc sữa lâu ngày, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm hay áp xe vú thì mẹ cần sử dụng tới kháng sinh toàn thân dưới dạng uống hoặc tiêm, thậm chí phải tiến hành trích thảo mủ.

5. Ngăn ngừa tình trạng tắc tuyến sữa

Để hạn chế tình trạng tắc tuyến sữa xảy ra, mẹ nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Thường xuyên cho bé bú đúng cữ, sử dụng tay hoặc máy vắt sữa để loại bỏ phần sữa thừa ra bên ngoài. Tránh tình trạng sữa ứ đọng lâu ngày gây tắc, viêm vú.

  • Bổ sung đủ hàm lượng nước cần thiết mỗi ngày.

  • Không sử dụng áo ngực quá chật, sai kích thước. Hạn chế các tác động gây áp lực nặng nên vùng ngực.

  • Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ cần tránh việc quá căng thẳng, cố gắng giữ cho mình một tâm trạng thoải mái, lạc quan và vui vẻ nhất có thể.

  • Mẹ nên tập các bài thể dục nhẹ như thiền, yoga, đi bộ,…

Mẹ nên tập các bài thể dụng nhẹ như thiền, yoga để duy trì một tinh thần thoải mái, lạc quan

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu tắc tia sữa, mẹ nên nhanh chóng khắc phục, tránh trường hợp phát triển thành viêm nhiễm, áp xe vú gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong trường hợp đã áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà nhưng không đem lại hiệu quả, mẹ cần thăm khám và điều trị tại các bệnh viện, cơ sơ y tế uy tín.

Khi bị tắc tia sữa, các bà mẹ sẽ phải chịu cương vú, căng tức vú, đau nhức và vô cùng mệt mỏi. Không những thế, tình trạng tắc tia sữa sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ, khiến trẻ khó khăn khi bú và không được bú đủ no. Mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị tắc tia sữa sau sinh, đồng thời tìm cách phòng ngừa hiệu quả tình trạng này.

1. Triệu chứng tắc tia sữa sau sinh

Tắc tia sữa là khi sữa mẹ không thể đẩy ra ngoài mà bị ứ đọng trong các ống dẫn sữa. Mẹ bị tắc tia sữa sẽ phải chịu nhiều đau đớn và con sẽ khó khăn khi bú, vì thế tình trạng này cần được khắc phục sớm để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và không làm gián đoạn quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

Bầu ngực của mẹ bị căng tức, cương cứng, đau do bị tắc tia sữa

Tùy vào mức độ tắc tia sữa mà mẹ sẽ có thể xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện của tình trạng tắc tia sữa sau sinh:

Bầu ngực của mẹ bị căng tức, cương cứng, đau và mức độ đau sẽ càng ngày càng nghiêm trọng hơn.

Sữa của mẹ tiết ra chậm hơn, ít hơn hoặc một số trường hợp nặng dù mẹ có hút sữa bằng tay hoặc bằng máy thì cũng không thấy sữa tiết ra từ bầu ngực.

Xuất hiện những cục cứng, có kích thước khác nhau ở bầu ngực của mẹ. Khi sờ vào những cục này gây đau nhức. Bầu ngực của mẹ nóng bất thường, kèm theo đó có thể là tình trạng sốt, đau đầu, mệt mỏi,…

2. Những nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa sau sinh

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa sau sinh:

- Do mẹ vừa sinh: Đối với những bà mẹ vừa trải qua sinh nở, đặc biệt là sinh mổ do tác dụng của thuốc gây mê, gây tê khiến cho khả năng tiết sữa của mẹ gặp nhiều khó khăn. Thuốc chống nhiễm trùng cũng có thể là nguyên nhân khiến hormone sản xuất sữa mẹ bị ức chế.

Bé bú không hết sữa dẫn đến tình trạng ứ đọng sữa trong bầu ngực của mẹ

- Mẹ nhiều sữa: Một số trường hợp phụ nữ sau sinh có rất nhiều sữa, nhưng em bé lại không thể bú hết và điều này chính là nguyên nhân khiến cho lượng sữa bị tích tụ trong bầu ngực của mẹ và lâu dần dẫn đến tắc tia sữa.

- Bé bú không đúng khớp: Khi bé ngậm vú mẹ nhưng không đúng khớp thì bé sẽ rất khó để bú hết được lượng sữa mẹ. Vì thế xảy ra tình trạng sữa thừa đọng lại và gây tắc tia sữa.

- Mẹ không cho bú thường xuyên: Nếu sau mỗi 5 tiếng mẹ không cho con bú hoặc không vắt sữa thì có nguy cơ tồn đọng sữa gây bít tắc ống dẫn sữa.

- Ngực của sản phụ phải chịu áp lực: Những trường hợp mẹ mắc những loại áo ngực quá chật hoặc thậm chí có thói quen nằm sấp khi ngủ cũng sẽ khiến cho tia sữa bị ép và gây tắc tia sữa sau sinh.

- Ít hút sữa: Trong trường hợp bé không thể bú hết lượng sữa mẹ, mẹ cần hút sữa. Nếu không hút sữa hoặc hút không hết sữa thì sẽ dẫn đến tình trạng sữa bị ứ đọng lâu trong bầu ngực và gây tắc tia sữa.

- Căng thẳng: Sản phụ sau sinh cần có tinh thần vui vẻ, thoải mái. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sau sinh, do người phụ nữ phải chịu nhiều áp lực từ việc chăm sóc con, đặc biệt là những người mới sinh con đầu lòng thì rất dễ gặp phải tình trạng căng thẳng, stress. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến mẹ bị tắc tia sữa.

3. Tắc tia sữa sau sinh có nguy hiểm không?

Khi bị tắc tia sữa, các bà mẹ không thể chủ quan vì nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Cụ thể như sau:

- Viêm tuyến vú: Khiến bầu ngực sưng to, xuất hiện nhiều cục cứng khiến người mẹ rất đau đớn.

- Áp xe vú: Nếu tình trạng tắc tia sữa ko được điều trị sớm sẽ khiến xảy ra mưng mủ tuyến vú.

- Gây mất sữa mẹ khiến trẻ phải dùng sữa công thức.

- Tắc tia sữa khiến mẹ khổ sở vì những cơn đau và kèm theo đó là ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của người mẹ. Tình trạng này kéo dài còn có thể dẫn tới trầm cảm sau sinh, ảnh hưởng đến quá trình nuôi con và sức khỏe của người bệnh.

4. Phương pháp điều trị và phòng ngừa tắc tia sữa sau sinh

Mục đích của việc điều trị tắc tia sữa đó là làm tan những cục ứ đọng và làm thông tia sữa.

Một số tình trạng tắc tia sữa sau sinh dẫn đến viêm tuyến vú, áp xe vú có thể cần dùng thuốc điều trị hoặc phẫu thuật

Dưới đây là những hướng dẫn giúp điều trị hiệu quả tình trạng tắc tia sữa sau sinh:

  • Nên chườm khăn ấm lên ngực hoặc xoa bóp ngực nhẹ nhàng trước khi cho con bú.

  • Sau khi cho con bú, mẹ vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa để tránh tình trạng sữa còn sót lại gây ứ đọng.

  • Khi có biểu hiện tắc sữa, mẹ nên cho trẻ bú bên ngực bị tắc trước.

  • Nếu tình trạng tắc không được cải thiện hiệu quả bằng những cách trên hoặc để lâu ngày dẫn đến viêm vú, áp xe vú thì mẹ cần đi khám để được bác sĩ điều trị. Thông thường với những trường hợp viêm hoặc áp xe, bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc có thể phải trích mủ.

Những phương pháp phòng ngừa tắc tia sữa sau sinh:

- Mẹ cần cho bé bú đúng cữ. Trong trường hợp bé bú ít mẹ cần hút sữa bằng máy hoặc vắt sữa tay để tránh tình trạng ứ đọng sữa ở bầu ngực.

Nếu bé bú ít, mẹ cần hút sữa bằng máy hoặc vắt sữa tay để tránh tình trạng tắc tia sữa

- Nên thường xuyên uống nước. Uống đủ nước cũng là cách giúp sữa được sản xuất nhiều hơn và giúp tuyến vú luôn thông suốt, dòng sữa chảy dễ dàng hơn.

- Nên ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý và đặc biệt luôn giữ tinh thần vui vẻ, hạn chế căng thẳng để tránh gây tắc tia sữa.

- Không tác động mạnh lên bầu ngực.

- Không mặc áo ngực quá chật.

- Mẹ có thể hoạt động nhẹ nhàng như tập yoga, đi dạo bộ,… để hỗ trợ cơ thể sản xuất sữa và phòng ngừa nguy cơ tắc tia sữa sau khi sinh.

Khoa Sản của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ y tế đáng tin cậy dành cho mọi đối tượng phụ nữ. Đặc biệt, các bác sĩ sản khoa của bệnh viện đều là những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám chữa các bệnh lý sản khoa, trong đó có tình trạng tắc tia sữa sau sinh. Bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch khám sớm và được hỗ trợ tư vấn với cước gọi miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề