Tại sao hợp tác xã lại có tài sản không chia

Hợp tác xã sau khi thực hiện thủ tục giải thể, phần tài sản và vốn góp còn lại của hợp tác xã được phân chia như thế nào phụ thuộc vào nguồn gốc trước đó của tài sản.  Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và tốt nhất.

Luật Hợp tác xã quy định cụ thể về việc phân chia tài sản của Hợp tác xã. Theo đó, tại Điều 49– Luật Hợp tác xã 2012 về Xử lý tài sản và vốn góp của Hợp tác xã thì: 

1. Trình tự xử lý vốn, tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:

a] Thu hồi các tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

b] Thanh lý tài sản, trừ phần tài sản không chia;

c] Thanh toán các khoản nợ phải trả và thực hiện nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

2. Xử lý tài sản còn lại, trừ tài sản không chia được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a] Thanh toán chi phí giải thể, bao gồm cả khoản chi cho việc thu hồi và thanh lý tài sản;

b] Thanh toán nợ lương, trợ cấp và bảo hiểm xã hội của người lao động;

c] Thanh toán các khoản nợ có bảo đảm theo quy định của pháp luật;

d] Thanh toán các khoản nợ không bảo đảm;

đ] Giá trị tài sản còn lại được hoàn trả cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo tỷ lệ vốn góp trên tổng số vốn điều lệ.

3. Việc xử lý tài sản thực hiện theo thứ tự ưu tiên được quy định trên. Trường hợp giá trị tài sản còn lại không đủ để thanh toán các khoản nợ thuộc cùng một hàng ưu tiên thanh toán thì thực hiện thanh toán một phần theo tỷ lệ tương ứng với các khoản nợ phải chi trả trong hàng ưu tiên đó.

4. Chính phủ quy định việc xử lý tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể, phá sản

Theo đó, Tại Điều 21 - Nghị định 193/2013/ NĐ - CP hướng dẫn về luật hợp tác xã, trong đó quy định:

1. Tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản được xử lý như sau:

a] Phần giá trị tài sản được hình thành từ khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước thì chuyển vào ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

b] Phần giá trị tài sản được hình thành từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm đã được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn, tài sản khác được Điều lệ quy định là tài sản không chia khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên thì đại hội thành viên quyết định phương án xử lý thích hợp;

c] Phần giá trị tài sản được hình thành từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm đã được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động thì đại hội thành viên quyết định chuyển giao cho chính quyền địa phương hoặc một tổ chức khác nằm trên địa bàn nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng dân cư tại địa bàn;

d] Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai.

2. Trường hợp giải thể, phá sản mà vốn, tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không đủ để thanh toán các khoản nợ thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được sử dụng tài sản không chia theo thứ tự sau đây để thanh toán các khoản nợ:

a] Khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia;

b] Phần trích từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;

c] Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.

Người gửi: Anh Huy [Hà Tĩnh]

[ Ảnh minh họa:Internet]
Tư vấn luật: 1900 6589

Xin chào anh! Cám ơn anh đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của anh, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn anh như sau:

– Luật Hợp tác xã năm 2012;

– Nghị định 193//2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã.

Tài sản không chia là một bộ phận tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không được chia cho thành viên, hợp tác xã thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên hoặc khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động [theo khoản 4 Điều 4 Luật Hợp tác xã 2012]

Khoản 2 Điều 48 Luật Hợp tác xã quy định Tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:

“a] Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất;

b] Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia;

c] Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;

d] Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia”

Khoản 2 Điều 21 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định:

Trường hợp giải thể, phá sản mà vốn, tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không đủ để thanh toán các khoản nợ thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được sử dụng tài sản không chia theo thứ tự sau đây để thanh toán các khoản nợ:

“a] Khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia;

b] Phần trích từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;

c] Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.”

Như vậy, trong trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản mà vốn hay tài sản còn lại không đủ để thanh toán các khoản nợ thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được sử dụng tài sản không chia để thanh toán các khoản nợ đó.

Trong tình huống của anh, do hợp tác xã của anh đang trong thời gian hoạt động, nên không thể dùng tài sản không chia để thanh toán các khoản nợ phát sinh.

Hy vọng với những phân tích của chúng tôi, anh có thể tìm ra phương án giải quyết tốt nhất cho vấn đề của mình.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về vấn đề Xử lý tài sản không chia của hợp tác xã . Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 Đối với hợp tác xã là một tổ chức kinh tế đặc biệt kết hợp hai hình thái sở hữu công tư thì việc quy định sử dụng tài sản là điều rất quan trọng. Hợp tác xã khác công ty ở chỗ nó có những tài sản được coi là không được phân chia trong bất kỳ trường hợp nào. Trong bài viết dưới đây, Công ty luật Thái An sẽ tư vấn về vấn đề tài sản không chia của hợp tác xã.

Cơ sở pháp lý điều chỉnh là các văn bản pháp luật sau:

  • Luật Hợp tác xã năm 2012
  • Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/ 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;
  • Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều của Luật hợp tác xã
  • Nghị định 107/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP

Tài sản không chia của hợp tác xã là một bộ phận tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không được chia cho thành viên, hợp tác xã thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên hoặc khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động.

===>>> Xem thêm: Thành lập hợp tác xã

Tài sản không chia của hợp tác xã được quy định tại Khoản 2 Điều 48 Luật Hợp tác xã năm 2012 như sau:

“Điều 48. Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:

a] Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất;

b] Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia;

c] Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;

d] Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia”.

Như vậy, có thể thấy là tài sản không chia của hợp tác xã là những tài sản do Nhà nước cấp, đặc biệt là quyền sử dụng đất, các tài sản khác theo quy định của Điều lệ hợp tác xã và theo quyết định của Hội đồng thành viên hợp tác xã.

===>>> Xem thêm: Vốn của hợp tác xã

Theo Điều 21 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều của Luật hợp tác xã và Nghị định 107/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP, tài sản không chia của hợp tác xã khi hợp tác xã giải thể, phá sản được xử lý như sau:

Phần giá trị tài sản được hình thành từ khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước thì chuyển vào ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã.

Xử lý tài sản không chia của hợp tác xã khi giải thể

Có hai loại phần tài sản không chia mà hình thành từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm của hợp tác xã và được Đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia thuộc một trong hai trường hợp: tài sản không được chia khi một người chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã và tài sản không được chia khi hợp tác xã chấm dứt hoạt động.

===>>> Xem thêm: Giải thể hợp tác xã

Hai loại tài sản không chia này sẽ được xử lý như sau:

  • Phần tài sản không chia khi chấm dứt tư các thành viên hợp tác xã được đại hội thành viên quyết định phương án xử lý thích hợp.
  • Phần giá trị tài sản không chia khi hợp tác xã chấm dứt hoạt động thì được chuyển giao cho chính quyền địa phương hoặc một tổ chức khác [ưu tiên bàn giao lại cho các hợp tác xã] nằm trên địa bàn nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng dân cư tại địa bàn.

===>>> Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã

Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai.

Trường hợp giải thể, phá sản mà tài sản của hợp tác xã không đủ để thanh toán các khoản nợ thì hợp tác xã được sử dụng tài sản không chia để thanh toán các khoản nợ theo thứ tự sau đây:

  1. Khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia;
  2. Phần trích từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;
  3. Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.

===>>> Xem thêm: Chuyển nhượng vốn hợp tác xã

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về tài sản không chia của hợp tác xã. Nếu bạn cần được tư vấn từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật  – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Giám đốc at Công ty Luật Thái An

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh là thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

* Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

Video liên quan

Chủ Đề