Tứ thập nhi bất hoặc là gì

Tam thập nhị lập là một trong những lời dạy của Khổng Tử được nhiều người biết đến. Tuy nhiên vẫn có những người vẫn còn băn khoăn không biết là gì và có ý nghĩa như thế nào. Vậy nên nếu như muốn hiểu thêm thì hãy cùng tìm hiểu bài viết Tam thập nhị lập với lời dạy của Khổng Tử ngay sau đây nhé. 

Tìm hiểu: Các trường phái tư tưởng nổi bật của Trung Quốc

Đây là một lời dạy của nhà khai sáng Nho giáo, giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất Á Đông – Khổng Tử. Theo giáo lý Khổng học thì đây là điều thường được áp dụng cho đàn ông và con trai. Tuy vậy thì ở tuổi 30 cho dù có trai hay gái thì đều là độ tuổi có thể tự lập và có sự nghiệp riêng vững vàng. 

Ý nghĩa của Tam thập nhị lập

Khổng Tử đã từng nói rằng: “Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, và thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ”. Nếu căn cứ theo sự giải thích của ông thì có nghĩa rằng con người khi đến một độ tuổi nào đó mới hiểu rõ được một vài điều. Những điều mà những người chưa đến ngưỡng tuổi đó sẽ không hiểu được. 

Tuy nhiên muốn đạt tới mức hiểu biết đó không phải cứ sống đến tuổi đó là sẽ biết được. Mà con người ta phải chuyên tâm học hỏi liên tục từ khi còn trẻ mới đạt được. Người xưa hay nói “tam thập nhị lập” tức là với một người bình thường. Thì 30 tuổi là tuổi bắt đầu lập thân và lập nghiệp. Trước tuổi này con người thường ít ổn định do nhận thức còn non và khó giữ. 

Ứng dụng trong đời sống 

Nếu như không học hành và ý chí học hỏi thì cho dù đến tuổi 30 cũng không có sức lực để tự lập được. Nhưng nếu đã ở tuổi 30 mà không thể tự lập được thì cuộc đời sau này sẽ gặp nhiều gian khó và khó giúp đất nước phát triển. Vì thế muốn lập thân cho đúng ý nghĩa như lời Khổng Tử nói thì cần phải chú tâm vào việc học trước tiên. Không chỉ hàng ngày đến trường được xem là học, mà còn phải đọc sách mở mang trí tuệ, tìm tòi kinh nghiệm thực tiễn. 

Học là học hỏi các bậc tiền nhân, các tấm gương sáng của các bậc hiền triết. Học hỏi những người đồng trang lứa và những người có tài trong xã hội chúng ta đang sống. Học để có thể tránh khỏi những điều sai lầm, học hỏi kinh nghiệm của người khác. Học để hiểu biết và khiến bản thân trở nên tốt hơn. Khi học cần phải có đầu óc nhận xét và phê phán. Phải biết phân biệt được đúng biết sai. Học phải đi đôi với hành để có thể mang những gì mình học được giúp ích cho đời, giúp ích cho đất nước. 

6 giai đoạn của đời người 

Khổng Tử đã chia cuộc đời của một con người thành 6 giai đoạn. Và “Tam Thập Nhị Lập” là một trong những giai đoạn này. Trong “Luận Ngữ” có ghi chép lại một câu nói của Khổng Tử đó là “Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học. Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ”. Và nó được phân tích thành 6 giai đoạn như sau: 

Khổng Tử đã chia đời người thành 6 giai đoạn

Giai đoạn 1 “Thập hữu ngũ nhi chí vu học”

Có nghĩa là ở tuổi 15 thì sẽ để hết tâm trí vào việc học hành. Hay còn nói cách khác là ở độ tuổi thiếu thời thì cần tập trung vào việc tu dưỡng. Cũng như xác định chí hướng và tích lũy kiến thức của bản thân. 

Giai đoạn 2 “Tam thập nhị lập” 

Ở tuổi 30 là độ tuổi để lập thân và lập nghiệp. Đây là độ tuổi đã trụ vững, có nghề nghiệp và khả năng nuôi sống bản thân và gia đình mình. Và đã xác định được vị trí của mình trong xã hội rồi. 

Giai đoạn 3 “Tứ thập nhi bất hoặc” 

Ở độ tuổi 40 thì đã không còn mê hoặc nữa mà đã chín chắn, lịch duyệt. Đây là độ tuổi đã có kiến thức và kinh nghiệm phong phú cho mình. Vì thế nên đối với những việc diễn ra trong xã hội phải có chính kiến rõ ràng, kiên định, không còn nghi ngờ.

Giai đoạn 4 “Ngũ thập nhi tri thiên mệnh”

Tuổi 50 là độ tuổi biết rõ sứ mệnh của mình. Con người ở độ tuổi này đã nắm vững quy luật tự nhiên và xã hội. Đã biết được xu thế của thời cuộc, nên công việc thường thuận lợi và dễ dàng đi đến thành công.

Giai đoạn 5 “Lục thập nhi nhĩ thuận”

Độ tuổi 60 thì là độ tuổi không còn chướng tai gai mắt. Bởi do đã lý giải đúng căn nguyên của mọi việc diễn ra xung quanh và thấu hiểu nhân tình thế thái. Vậy nên dễ thông cảm và có thái độ khoan dung hơn. Ở độ tuổi này nhìn sự việc không còn thấy chướng tai gai mắt nữa. Và sẽ không như tuổi trẻ hiểu biết còn nông cạn. Vì thế trước nhiều sự việc thường cảm thấy khó chịu và bực mình.

Giai đoạn 6 “Thất thập nhi tòng tâm sử dục, bất du cửu”

Khi đã tới tuổi 70 thì cổ lai hy thì đạt đến cảnh giới đắc đạo tâm tính và đạo đã hợp nhất. Lúc đó mọi thứ đã thành bản năng nên nghĩ gì hay làm gì cũng đều hợp đạo. Và chẳng vi phạm phép tắc nữa. 

Trên đây là một số điều cơ bản nếu như bạn muốn tìm hiểu về Tam thập nhị lập với lời dạy của Khổng Tử. Mong rằng với bài viết này mọi người có thể hiểu biết hơn về lời dạy này của Khổng Tử. 

Học tiếng Trung cùng ChineseRd 

Để tìm hiểu kỹ hơn về du học Trung Quốc cũng như học tiếng Trung, rất vui được chào đón các bạn gia nhập đại gia đình ChineseRd.

ChineseRd Việt Nam cam kết cung cấp một nền tảng học tiếng Trung Quốc trực tuyến mới, chất lượng, dễ dàng sử dụng cho người Việt học tiếng Trung Quốc và toàn cầu.

Phương thức liên hệ với ChineseRd

Địa chỉ: Tầng 3 tòa nhà Sao Mai, 19 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội.

Số điện thoại: 02456789520 [Hà Nội – Việt Nam]

hoặc 0906340177 [Hà Nội – Việt Nam]

hoặc 86 755-82559237 [Thâm Quyến – Trung Quốc]

Email:  Email: 

Facebook: //www.facebook.com/TiengTrungGiaoTiepTrucTuyen

Instragram: #tiengtrungchineserd

Chủ Đề