Tại sao hôm nay ăn chè đậu đỏ

Theo văn hóa phương Đông, Thất Tịch được xem như là ngày lễ tình yêu hay là ngày Valentine Đông Á đối với các nước phương Tây. Lễ thất tịch thường được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm và gần tới ngày này thì có khá nhiều các bạn trẻ tăng dần việc ăn đậu đỏ. Vậy tại sao lại ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch?

Ý nghĩa ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch

Trước khi tìm hiểu lý do thì các bạn hãy cùng Nafoods Store tìm hiểu nhanh về một sự tích của Trung Quốc liên quan đến ngày lễ Thất Tịch này.

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Thất Tịch

Ngày Thất Tịch được bắt nguồn từ truyền thuyết Ngưu Lang - Chức Nữ tại Trung Quốc. Truyện kể rằng, Chàng là Ngưu Lang, một chàng chăn trâu nghèo nhưng lại rất chăm chỉ và lương thiện. Nàng là Chức Nữ, một nàng tiên dệt vải, con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời. Cả hai người đem lòng yêu nhau và kết duyên vợ chồng.

Ngưu Lang - Chức Nữ - Ngày Thất Tịch

Nhưng rồi mối tình của họ bị Ngọc Hoàng Thượng Đế chia cách vì “ kẻ tiên, người phàm “, bắt Chức Nữ phải trở về thiên đình. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà - ranh giới giữa 2 cõi phàm tiên. Quá đau lòng cả hai khóc than bên dòng sông nhưng Ngưu Lang vẫn chung tình đợi chờ Chức Nữ quay lại.

Ngưu Lang - Chức Nữ - Ngày Thất Tịch

Vương Mẫu Nương Nương vì cảm thương tấm chân tình này nên đã sai đàn quạ kết thành một cây cầu Ô Thước để 2 người gặp nhau đúng một lần trong năm. Và đó là ngày 7 tháng 7 âm lịch - ngày Thất Tịch mà chúng ta được biết đến ngày hôm nay.

Ở nhiều giai thoại khác, vào ngày này trời sẽ đổ mưa ngâu và những giọt mưa chính là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi họ gặp nhau sao bao ngày xa cách.

Mưa ngâu ngày Thất Tịch

Đậu đỏ và ngày Thất Tịch có ý nghĩa liên quan gì?

Vì sao ăn đậu đỏ ngày Thất Tịch lại là trào lưu của các bạn trẻ. Tất cả đều được bắt nguồn từ anh chàng Blogger khá nổi tiếng tên Qing An ở Trung Quốc. Vào khoảng năm 2019, anh chàng đã đăng một dòng trạng thái kêu gọi bạn bè ăn đậu đỏ ngày Thất Tịch để cầu duyên. Trước đó, câu chuyện đậu đỏ có tác dụng cầu tình duyên càng được tin tưởng hơn vì bài thơ "Tương tư" của Vương Duy thời Đường:

"Hồng đậu sinh nam quốc

Xuân lai phát kỷ chi

Nguyện quân đa thái hiệt

Thử vật tối tương tư."

Bài thơ nói về một loại hồng đậu chỉ nở vào xuân nên đừng ngại tay hái, chúng là vật thể hiện lòng tương tư đấy!

Cây Hồng Đậu Trung Quốc

Tuy nhiên, hồng đậu này không phải đậu đỏ, cũng không dùng để ăn. Nhưng khi phát âm thì lại tương tự đậu đỏ. Có thể chính vì vậy mà giới trẻ đặc biệt tin rằng ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch sẽ giúp họ "đỏ tình duyên", tìm được ý trung nhân yêu sâu đậm dù có gặp bao nhiêu trắc trở như mối tình của Ngưu Lang - Chức Nữ.

Tuy chè đậu đỏ và ngày Thất Tịch không liên quan gì nhau, song chè đậu đỏ vẫn là một món ăn bổ dưỡng, dễ nấu và thưởng thức chúng vào ngày Thất Tịch cũng là một thú vui, một kiểu "dạo phố Thất Tịch" tại gia.

Ăn chè đậu đỏ - Đỏ đường tình duyên

Đó cũng chính là lời giải thích cho nguyên do tại sao lại ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch mà Nafoods Store gửi đến bạn. Không chỉ là chè đậu đỏ mà các món ăn khác từ đậu đỏ cũng được các bạn trẻ, nhất là các bạn độc thân, hưởng ứng nhiệt liệt. Các quán bán chè đậu đỏ luôn rất đắt hàng trong ngày này.

Phong Thủy Tam Nguyên - Tam Hợp Phái cho biết theo quan niệm của nhiều nước, đậu đỏ vốn được xem là một vật mang lại nhiều may mắn bởi màu đỏ tương trưng cho sự tốt lành, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc. Bên cạnh đó nhiều người còn ăn chè đậu đỏ để cầu nhân duyên.

Người ta đồn nhau rằng, nếu những cặp đôi yêu nhau ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch [Mùng 7 tháng 7 Âm lịch] thì họ sẽ có một tình yêu bền vững, còn với những người đang lẻ bóng một mình sẽ tìm được ý trung nhân

Mặc dù không ai kiểm chứng được rằng ăn đậu đỏ vào ngày Thất tịch có thực sự mang lại sự may mắn trong tình duyên hay không, nhưng theo Đông y, hạt đậu đỏ còn chứa công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc và điều dưỡng khí huyết trong cơ thể.

Kết quả phân tích của khoa học hiện đại ngày nay cũng cho thấy những chất dinh dưỡng có trong đậu đỏ sẽ giúp bạn thu về hàng loạt lợi ích sau.

Giúp giảm cân

Nếu bạn đang muốn giảm cân thì hãy lựa chọn đậu đỏ vào trong thực đơn ăn kiêng hàng ngày. Bởi trong đậu đỏ có chứa rất ít calories [một chén đậu đỏ chỉ chứa khoảng 300 calo] nhưng lại giàu chất xơ nên giúp cơ thể no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn vặt. Đồng thời, nó còn giúp đốt cháy lượng mỡ dư thừa đã tích trữ lâu trong cơ thể, từ đó giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Thúc đẩy đường tiêu hóa làm việc trơn tru

Lượng chất xơ có trong đậu đỏ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột của bạn, từ đó giúp quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn diễn ra thuận lợi. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy chất xơ có thể làm giảm các triệu chứng của tình trạng kích ứng đường ruột.

Tốt cho làn da

Đậu đỏ cũng được biết tới là loại thực phẩm giúp tẩy sạch tế bào chết trên da. Người ta thường dùng bột đậu đỏ để làm các loại mặt nạ dưỡng da. Khi bạn sử dụng đậu đỏ trong việc làm đẹp da thì nó không chỉ giúp tẩy sạch tế bào da chết mà còn giảm bớt tình trạng viêm nhiễm và hạn chế các vết sưng tấy trên da do mụn gây ra.

Tốt cho thận

Đậu đỏ sẽ giúp điều chỉnh chức năng thận và khôi phục lại sự cân bằng về lượng chất ẩm có trong hai quả thận. Theo các chuyên gia về dinh dưỡng và sức khỏe, để thu về lợi ích tốt nhất từ đậu đỏ, bạn cần ăn những món chế biến từ loại đậu này khoảng 2 lần/tuần.

Khử độc cơ thể

Việc ăn đậu đỏ mỗi tuần cũng là một cách giúp bạn thanh lọc, thải độc cho cơ thể. Loại đậu này còn có khả năng làm giảm cảm giác mệt mỏi, khử độc cho da và các cơ quan trong cơ thể. Nhờ quá trình khử độc này mà cấu trúc của da sẽ được cải thiện, từ đó khiến làn da trở nên rạng rỡ, tươi tắn hơn.

Phòng ngừa các bệnh về tim mạch

Lượng protein phong phú có sẵn trong đậu đỏ được đánh giá là rất có lợi cho sức khỏe ở cơ quan tim. Protein làm hạ thấp mức cholesterol xấu - LDL và gia tăng lượng cholesterol tốt - HDL trong cơ thể. Thêm nữa, khi cơ thể có đủ protein, cơ bắp của bạn sẽ được củng cố, săn chắc hơn.

Kiểm soát huyết áp

Lượng kali có trong hạt đậu đỏ giúp điều chỉnh và kiểm soát mức huyết áp trong cơ thể của bạn. Ngoài ra, đối với các mẹ bầu, việc bổ sung đủ lượng kali cũng giúp ngăn ngừa những dị tật có thể xảy ra cho thai nhi của mình.

Có rất nhiều món ăn được làm từ đậu đỏ như chè đậu đỏ, bánh bao nhân đậu đỏ, bánh rán doremon, xôi đậu đỏ, cháo đậu đỏ... Nếu không tự làm được, bạn có thể ghé các địa điểm bán chè tha hồ lựa chọn các vị đậu đỏ cho mình. Chẳng hạn như chè đậu đỏ thập cẩm, chè sữa chua đậu đỏ, trà sữa đậu đỏ, bingsu đậu đỏ...

Vào ngày này, đảm bảo món chè hay đồ giải khát kèm đậu đỏ vô cùng đắt hàng. Mặc dù không rõ ăn đậu đỏ có đem lại sự may mắn thực sự cho những ai thoát kiếp độc thân hay không nhưng hương vị thơm ngon hấp dẫn do đậu đỏ đem lại cũng đáng để bạn thử vô cùng.

Nếu như ngày Valentine có xuất xứ từ Châu Âu thì ngày Lễ Thất Tịch – Valentine Đông Á có xuất xứ từ Trung Quốc. Về mặt ý nghĩa 2 ngày này tương đối giống nhau, là ngày vinh danh tình yêu đích thực cũng như là cơ hội cho đôi lứa thể hiện và vun đắp tình cảm. Lễ Thất Tịch còn có tên gọi là lễ Khất Xảo, lễ Trùng Thất,... là một trong những ngày lễ quan trọng trong truyền thống phương Đông, có khởi nguồn từ Trung Quốc.

Cứ mỗi dịp đến ngày Thất Tịch [ngày mùng 7/7 âm lịch] hàng năm là người người nhà nhà lại rần rần ăn đậu đỏ, đặc biệt là những người đang cô đơn. Người ta đồn rằng ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch thì đường tình duyên sẽ phấp phới, ai chưa có "bồ" sẽ sớm "thoát ế", những đôi yêu nhau sẽ có tình cảm bền chặt. Cũng vì thế mà trào lưu ăn chè đậu đỏ vào ngày này đang khá phổ biến trong giới trẻ Việt Nam. Vậy trào lưu này bắt nguồn từ đâu, có thật sự ăn chè đậu đỏ sẽ tìm được ý trung nhân?

Giới trẻ truyền nhau ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch sẽ "giải ế"?. Ảnh minh họa

Chia sẻ về điều này với PV, phong thủy gia Linh Quang cho rằng, thật sự nếu ăn chè đậu đỏ mà tìm một nửa còn lại thì đã không có nhiều người lên mạng xã hội than vãn vì chuyện "ế". Tuy nhiên đây cũng là một cơ hội tốt để người độc thân kiếm tìm cơ hội "thoát ế" và cầu tình duyên đến với mình. Và dẫu có thành sự thật hay không thì chè đậu đỏ vẫn là một món ăn vô cùng tốt cho sức khỏe mà chúng ta nên thử.

Xét theo ý nghĩa nghĩa phong thủy, đậu đỏ không chỉ bổ dưỡng mà còn là vật phẩm phong thủy rất hiệu nghiệm. Theo khoa học phong thủy, đậu đỏ có màu đỏ sậm rất đẹp, tượng trưng cho sự may mắn. Đây là màu sắc sẽ giúp gia chủ rước thêm tài lộc vào nhà, đẩy lui đi mọi điều xui xẻo, buồn phiền. Không chỉ vậy, vận mệnh của người giữ hạt đậu đỏ sẽ đi lên theo hướng tích cực, tình duyên tịnh tiến tấn tới, mọi việc thuận buồm xuôi gió vì đậu đỏ sẽ giúp "hóa hung thành cát"…

Ý nghĩa phong thủy về mặt tượng trưng là vậy, nhưng để sử dụng cho đúng và có hiệu quả lại là cả vấn đề lớn. Ngoài yếu tố bản thân cần nỗ lực cố gắng còn do mệnh số, điều kiện hoàn cảnh của từng người. Không phải cứ sử dụng hạt đậu đỏ, ăn chè hạt đậu đỏ mà đạt được như mục đích mong muốn. Tất cả chỉ là yếu tố tượng trưng, yếu tố về niềm tin và ước vọng cho điều tốt đẹp mà con người hướng tới.

Nguồn gốc của Thất Tịch là một truyền thuyết về Ngưu Lang và Chức Nữ

Ngày Thất Tịch được tính theo lịch Âm, nhằm ngày 7/7 hàng năm. Năm nay Thất Tịch sẽ rơi vào ngày 14/08/2021. Tương truyền nguồn gốc của Thất Tịch là một truyền thuyết của Trung Quốc về Ngưu Lang và Chức Nữ. Chuyện rằng con gái út của Thiên Hậu là nàng tiên dệt vải Chức Nữ đem lòng yêu mến anh chàng Ngưu Lang – một người chăn trâu tuy nghèo nhưng chất phác và lương thiện. Vượt qua rào cản giữa thân phận, họ đã nên duyên vợ chồng và có một gia đình đầm ấm với 2 người con ngoan. Vậy nhưng một ngày biến cố xảy đến khiến Chức Nữ bị buộc trở về Thiên Đình.

Ngày Chức Nữ ra đi, Ngưu Lang đau khổ đuổi theo nhưng không thể vượt qua được con sông Ngân do Thiên Hậu dùng để ngăn cách cõi tiên và cõi trần. Từ đó trở đi, khi nhìn lên bầu trời ở hai bên của dải Ngân Hà là 2 ngôi sao Ngưu Lang và Chức Nữ. Ngọc Đế vì cảm nhận được tình yêu của họ mà mỗi năm cho phép Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau một lần – đó chính là ngày Thất Tịch [7/7 Âm lịch]. Chiếc cầu bắc ngang sông Ngân được tạo nên bởi hàng ngàn con quạ nên có tên là cầu Ô Kiều. Vào ngày này cũng thường hay có mưa Ngâu, được lý giải là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi phải nói lời tạm biệt.

Phong thủy gia Linh Quang cho rằng không có chuyện ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch "giải ế"

Tại Việt Nam, tên gọi cổ truyền ngày Thất Tịch gọi là ngày "ông Ngâu bà Ngâu". Dù không có những lễ hội quá lớn như những nước khác song Việt Nam cũng có những hoạt động truyền thống riêng. Trong ngày 7/7 nói riêng và tháng 7 Âm Lịch nói chung, ông bà ta thường quan niệm không nên tổ chức Hỷ – nghĩa là đám cưới.

Ngày "Ông Ngâu bà Ngâu" hàng năm các đôi lứa thường đến chùa làm lễ cầu mong cho tình duyên son sắt, vững bền. Các đôi yêu nhau cũng thường ngắm sao Ngưu Lang và Chức Nữ đêm 7/7 Âm Lịch. Người ta tin rằng cùng ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ ngày Thất Tịch thì sẽ mãi mãi bên nhau.

Giới trẻ cũng truyền tai nhau rằng nên ăn đậu đỏ trong ngày này thì sẽ mau "thoát ế"; những đôi yêu nhau sẽ thêm yêu nhau đậm sâu. Vì vậy mà trong ngày này, cháo đậu đỏ, sữa đậu đỏ, canh đậu đỏ và đặc biệt là chè đậu đỏ thường…cháy hàng. Chẳng biết những nam thanh nữ tú ăn chè đậu đỏ năm nay sang năm sau có thể có người yêu hay không nhưng nhà nhà người người vẫn nô nức ăn đậu đỏ.

Chuyên gia phong thủy gia Linh Quang nhấn mạnh, mọi điều tốt đẹp cần xuất phát từ tâm, từ những cố gắng và nỗ lực của bản thân. Những phong tục tập quán chúng ta nên gìn giữ nhưng không vì thế mà chạy theo xu hướng của những tư duy trái ngược với lý lẽ thường tình để rồi tin tưởng theo cách mù quáng và có những hành vi thái quá đối với cuộc sống sẽ ảnh hưởng không tốt đến tính cách và đạo đức của con người.

Phương Thuận [ghi]

Video liên quan

Chủ Đề