Tại sao hiện nay phải có sự hợp tác quốc tế trên lĩnh vực ô nhiễm môi trường

Tại tọa đàm, các chuyên gia Pháp và Việt Nam đều cho rằng ô nhiễm biển, trong đó vấn đề rác thải nhựa là một trong những thách thức lớn đối với hai nước.

Các chuyên gia và học giả tham gia tọa đàm

Ông Nicolas Warnery, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, nhấn mạnh hiện nay biến đổi khí hậu và ô nhiễm biển được xem là mối đe dọa an ninh phi truyền thống, có thể tác động tới an ninh biển nói chung và trong việc thực hiện các chiến dịch quân sự nói riêng.

​​Các chuyên gia và học giả tại tọa đàm cho biết, 60 - 90% rác thải biển trên toàn cầu là nhựa và 80% đến từ đất liền. Các thách thức chính đối với môi trường biển là sự gia tăng nhanh chóng của nhựa sử dụng một lần và tìm kiếm giải pháp thay thế cho vật liệu này, cùng việc quản lý chất thải kém hiệu quả, đòi hỏi sự phối hợp toàn cầu.

TS Nguyễn Ngọc Sơn nêu 4 thách thức chính mà Việt Nam đang gặp phải trong công tác bảo vệ môi trường biển

Phó cục trưởng Cục Kiểm soát tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo, Bộ TN-MT, TS Nguyễn Ngọc Sơn nêu 4 thách thức chính mà Việt Nam đang gặp phải trong công tác bảo vệ môi trường biển, gồm: rác thải nhựa đại dương, tràn dầu, thiếu năng lực kiểm soát chất thải đổ ra đại dương và biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Cụ thể, về vấn đề rác thải nhựa đại dương, Việt Nam là quốc gia xếp thứ 4 trong danh sách những nước làm phát sinh ô nhiễm nhựa biển trên toàn thế giới. Đồng thời, chúng ta chưa có các quy định cụ thể về phạm vi, đối tượng, phương pháp điều tra và thống kê rác thải nhựa đại dương.

Việt Nam tuy đã khởi xướng các hoạt động thúc đẩy việc tái chế nhựa nhưng theo TS Vũ Hải Đăng, Đại học Quốc gia Singapore, túi ni lông quá rẻ nên được sử dụng phổ biến, vận chuyển rác thải nhựa không hiệu quả và không có hệ thống phân loại rác thải. Những yếu tố này là những thách thức còn tồn đọng trong việc hạn chế rác thải nhựa ra biển.

TS Đăng cho biết cơ chế xử phạt thiếu nghiêm ngặt cũng góp thêm phần khó khăn trong công tác bảo vệ và hạn chế nguồn rác thải ra biển.

Hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề ô nhiễm biển

Các chuyên gia và học giả đã đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục vấn đề ô nhiễm biển.

Khắc phục ô nhiễm biển không còn là vấn đề của một quốc gia

Phó giám đốc Học viện Ngoại giao Nguyễn Hùng Sơn cho biết, chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh tới nhiệm vụ bảo vệ môi trường biển. Việt Nam cũng phấn đấu trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương.

Bà Fanny Quertamp, đến từ Dự án “Rethinking Plastics” tại Việt Nam, đề xuất các giải pháp như điều chỉnh các quy định để thích ứng tốt hơn với các yêu cầu của nước ngoài và kiểm soát chất thải của tàu; áp dụng hệ thống chi phí phục hồi đối với thu gom và xử lý chất thải, phân phối chất thải đơn giản và minh bạch hơn, tiêu chuẩn hóa quy trình xử lý chất thải trên tàu, nâng cao năng lực theo Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển [MARPOL] & thông báo về chất thải.

Phó cục trưởng Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng, cần vận dụng Nghị quyết 36- NQ/TW về bảo vệ môi trường bao gồm kết hợp bảo vệ hàng hải với mục tiêu cắt giảm chất thải nhựa, thích ứng với biến đổi khí hậu; cùng 4 công cụ pháp lý, kinh tế, kỹ thuật và giáo dục.

Tại tọa đàm, các chuyên gia chia sẻ về những triển vọng và đề xuất thúc đẩy hợp tác quốc tế trong quản lý, bảo vệ môi trường biển nói chung và tại Biển Đông nói riêng như tăng cường hoạt động, chia sẻ thông tin, nghiên cứu về các hệ sinh thái ở Biển Đông, về tài nguyên, cảnh quan biển, đa dạng sinh học biển; thúc đẩy hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, trang thiết bị trong lĩnh vực nghiên cứu môi trường biển; nâng cao năng lực, tập huấn đào tạo cán bộ, chuyên gia.

Đại tá Nguyễn Đăng Hội, Viện Sinh thái nhiệt đới, Bộ Quốc phòng, cho biết Việt Nam chỉ mới thực hiện nghiên cứu môi trường ở 1/4 các vùng biển.

Ông Hội cũng đánh giá hợp tác trong nước giữa hải quân, Bộ TN-MT và các tổ chức tham vấn đã đầy đủ, nhưng hợp tác quốc tế còn hạn chế, do đó việc hợp tác với quốc gia có kinh nghiệm nghiên cứu đại dương nhiệt đới như Pháp là quan trọng và Việt Nam nên thúc đẩy triển vọng hợp tác với Pháp trong môi trường biển.

Tin liên quan

[TN&MT] - Thực hiện chủ trương chung của Đảng, Nhà nước về chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, trong những năm qua, Tổng cục Môi trường [Bộ TN&MT] đã triển khai có hiệu quả các điều ước, thỏa thuận quốc tế song phương, đa phương, tăng cường năng lực quản lý nhà nước về môi trường, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ môi trường [BVMT] và phát triển bền vững của đất nước.

Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 15 của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN] về môi trường [AMME 15] diễn ra tháng 10/2019

Tăng cường hợp tác song phương và đa phương

 Thực hiện chủ trương tăng cường và phát huy hiệu quả của công tác đối ngoại đặt ra tại các Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 10/4/2014 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; Quyết định số 272/QĐ-TW ngày 21/1/2015 của Bộ Chính trị khóa XI  ban hành Quy chế Quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại [Quy chế 272], thời gian qua, Tổng cục Môi trường đã tích cực triển khai các hoạt động hội nhập quốc tế về môi trường, tăng cường hợp tác song phương và đa phương, thực hiện các điều ước, thỏa thuận quốc tế, tham gia các hội nghị khu vực và toàn cầu để phát huy sự hỗ trợ có hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước về môi trường.

Cụ thể, Tổng cục đã chủ động triển khai thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của Việt Nam tại 8 Điều ước quốc tế, 3 Thỏa thuận quốc tế do Tổng cục làm đầu mối, phối hợp triển khai thực hiện 15 Điều ước quốc tế về môi trường, hoặc liên quan đến môi trường, bao gồm: Công ước Stốckhôm về các chất gây ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy [POP], Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và  tiêu hủy chúng, Công ước Đa dạng sinh học [ĐDSH], Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như nơi cư trú của loài chim nước, Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học, Nghị định thư bổ sung Nagoya - Kuala Lumpur về nghĩa vụ pháp lý và bồi thường trong khuôn khổ Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học và Hiệp định thành lập Trung tâm ĐDSH ASEAN [ACB].

Bên cạnh đó, Tổng cục tiếp tục duy trì mối quan hệ bền vững với các đối tác truyền thống và mở rộng hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế. Hiện nay, Tổng cục đã thiết lập các hoạt động hợp tác song phương với các quốc gia đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapo, Malaysia, Inđônêxia, Philipin, Pháp, Đức, Áo, Hà Lan, Hungary, Thụy Điển, Séc, Mỹ; hay với một số các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới [WB], Ngân hàng Phát triển châu Á [ADB], Chương trình Môi trường Liên hợp quốc [UNEP], Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc [UNIDO], Chương trình Phát triển Liên hợp quốc [UNDP], Tổ chức Hợp tác Quốc tế của Đức [GIZ], Ủy ban Châu Âu [EU], Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế [IUCN], Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên [WWF]....

Theo ông Nguyễn Minh Cường – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế [Tổng cục Môi trường], điểm mới của hoạt động hợp tác quốc tế là nội dung hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu, bao gồm hầu hết các lĩnh vực quản lý môi trường như xây dựng chính sách, luật pháp về BVMT,  cải thiện chất lượng môi trường, quản lý chất thải, đánh giá tác động môi trường, kiểm soát ô nhiễm, xử lý ô nhiễm hóa chất tồn lưu, quan trắc môi trường, bảo tồn ĐDSH, biến đổi khí hậu, mua sắm xanh, nhãn sinh thái…

Qua đó, Việt Nam đã tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế để thực hiện các chương trình, dự án về BVMT, góp phần đáng kể trong việc huy động nguồn vốn, tăng cường năng lực khoa học - công nghệ cho BVMT, tiếp thu kinh nghiệm của các nước đóng góp cho công tác quản lý môi trường ở Việt Nam. Tiêu biểu là các dự án Quản lý an toàn các chất POP và hóa chất nguy hại tại Việt Nam; Dự án Thực hiện Kế hoạch quan trắc các chất POP tại khu vực châu Á; Dự án Lồng ghép chống chịu biến đổi khí hậu và BVMT để phát triển các đô thị xanh loại II.

Ngoài ra, trong năm 2019, Tổng cục Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ, các tổ chức quốc tế tổ chức 9 hội thảo, hội nghị quốc tế trong lĩnh vực môi trường. Thông qua các hoạt động, nội dung hợp tác đã góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật, tăng cường năng lực cho công tác BVMT tại Việt Nam, từ đó, nâng tầm vai trò, vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế về BVMT, bảo tồn ĐDSH và phát triển bền vững.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân và Thứ trưởng Bộ Môi trường Nhật B​ản Yukan Sato tiếp xúc song phương bên lề Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN + 3 lần thứ 16 tại Xiêm Riệp [Campuchia] ngày 9/10/2019

Đặc biệt coi trọng hợp tác trong khu vực ASEAN

Ông Nguyễn Minh Cường cho biết, trong các mối quan hệ hợp tác quốc tế, Bộ TN&MT, Tổng cục Môi trường rất coi trọng hợp tác trong khu vực ASEAN. Đây là một trong những khuôn khổ hợp tác đa phương mà ngành tham gia sâu rộng và đạt hiệu quả nhất, chung tay cùng Cộng đồng ASEAN giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách hiện nay.

Năm 2019, Bộ TN&MT, Tổng cục Môi trường đã tham gia tích cực vào hoạt động hợp tác của khu vực cũng như giữa ASEAN với các đối tác và toàn cầu, qua đó, chia sẻ các ý tưởng, sáng kiến, biện pháp về BVMT, bảo tồn ĐDSH, thành phố bền vững môi trường, giáo dục môi trường, quản lý tài nguyên nước, môi trường biển và đới bờ, quản lý hóa chất, chất thải....

Cụ thể, Lãnh đạo Bộ, Tổng cục đã tham dự nhiều sự kiện quan trọng trong lĩnh vực môi trường và biến đổi khí hậu của khu vực như Hội nghị các Quan chức cấp cao về môi trường ASEAN lần thứ 30 [ASOEN 30], Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 15 [AMME 15],  Hội nghị đối thoại cấp Bộ trưởng ASEAN - Nhật Bản về hợp tác môi trường lần thứ nhất,  Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN + 3 lần thứ 16 [Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản], Diễn đàn cấp cao ASEAN - EU lần thứ nhất... Tại các hội nghị, Lãnh đạo Bộ, Tổng cục cùng lãnh đạo các nước đã thảo luận về các hoạt động hợp tác đối với những vấn đề “nóng" của khu vực như rác thải nhựa trên biển; tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm khói mù xuyên biên giới, công nghệ thân thiện môi trường; sản xuất và tiêu dùng bền vững; nền kinh tế tuần hoàn...

Theo luân phiên, năm 2020, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN,  đây cũng là năm bản lề trong triển khai kế hoạch hiện thực hóa Tầm nhìn ASEAN 2025 và cũng là dịp kỷ niệm tròn 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN. Theo kế hoạch công tác ASEAN năm 2020, Tổng cục Môi trường là đơn vị được Bộ TN&MT giao nhiệm vụ và trọng trách tổ chức các hội nghị do Việt Nam đăng cai, bao gồm: Hội nghị Nhóm công tác ASEAN về môi trường và đới bờ lần thứ 21 [AWGCME 21], Hội nghị các quan chức cao cấp ASEAN vê môi trường lần thứ 31 [ASOEN 31] và các hội nghị có liên quan trong khuôn khổ hợp tác ASEAN về môi trường.

“Đây cũng là cơ hội để khẳng định sự tham gia chủ động và tích cực của Việt Nam đối với lĩnh vực hợp tác môi trường, quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam. Đồng thời, góp phần cho thành công của năm Việt Nam đảm nhận vai trò là Chủ tịch ASEAN”, ông Nguyễn Minh Cường khẳng định.

Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2020, do tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, các hoạt động hợp tác đối ngoại của Tổng cục Môi trường được tiếp tục triển khai chủ yếu thông qua hình thức trực tuyến như tham gia các Hội nghị Nhóm công tác ASEAN về thành phố bền vững môi trường, Giáo dục Môi trường, Quản lý Tài nguyên nước; tham gia đóng góp cho các Hội nghị trực tuyến quan chức cao cấp về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN lần thứ 28; Hội nghị Hội đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN lần thứ 23 [ASCC] và Cấp cao ASEAN lần thứ 36 tại Hà Nội; triển khai Đánh giá giữa kỳ đối với Kế hoạch Tổng thể Văn hóa - Xã hội của ASEAN 2025... phần nào đảm bảo được tiến độ của một số hoạt động hợp tác cụ thể theo kế hoạch đặt ra. Dự kiến, trong 6 tháng cuối năm 2020, sẽ diễn ra các Hội nghị AWGCME 21, Hội nghị ASOEN 31 và Hội nghị đối thoại chính sách môi trường Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 7 [nếu diễn biến của dịch Covid-19 khả quan hơn].

Video liên quan

Chủ Đề