Tại sao mỹ cho phép dụng súng

Nước Mỹ nên vì sự an toàn của cộng đồng mà hạn chế quyền sử dụng súng đạn của các cá nhân, một người Mỹ gốc Việt theo dõi về vấn đề này nói với VOA trong lúc Tổng thống Joe Biden công bố các biện pháp kiểm soát súng đạn.

Mỹ trong thời gian qua đã chứng kiến nhiều vụ xả súng hàng loạt làm chết nhiều người khiến dư luận dấy lên đòi hỏi phải có các biện pháp kiểm soát bạo lực súng đạn.

Các biện pháp trước mắt

Ông Biden hôm 8/4 đã thực hiện một loạt các bước đi khiêm tốn để giải quyết cái mà ông gọi là ‘dịch’ bạo lực súng đạn và thừa nhận rằng ‘cần phải làm nhiều hơn nữa’ cũng như thúc ép Quốc hội có hành động quyết liệt hơn bằng cách bịt các lỗ hổng về kiểm tra lý lịch, cấm vũ khí tấn công và tước bỏ quyền được miễn tố của các nhà sản xuất súng.

Ông Biden cho biết Bộ Tư pháp sẽ ban hành một quy tắc để hạn chế sự phổ biến của cái gọi là ‘súng ma’ – tức là những khẩu súng được lắp ráp từ các bộ phận không có số series. Mục đích của quy tắc này là đòi các bộ phận trong bộ dụng cụ lắp ráp phải có số series để có thể truy vết được chúng và để cho cây súng lắp ráp được xem là súng hợp pháp. Khi đó, người mua phải được kiểm tra lý lịch.

Các chuyên gia cho biết loại súng ma đã trở nên đặc biệt hấp dẫn đối với các tổ chức tội phạm và những kẻ cực đoan cánh hữu vốn muốn có trong tay vũ khí không thể truy ra được để không cần phải kiểm tra lý lịch gì hết. Loại súng ma này thường được dùng trong các vụ xả súng ở các bang như California, nơi có luật sử dụng súng rất nghiêm ngặt.

Tổng thống Biden cũng cho biết ông sẽ yêu cầu thiết bị được bán dưới dạng nẹp ổn định để biến súng lục thành súng trường phải tuân theo các quy định của Đạo luật Súng quốc gia. Hung thủ trong vụ xả súng ở Boulder, bang Colorado, hồi tháng trước đã sử dụng một khẩu súng lục có nẹp tay súng, để giữ cho nó ổn định và chính xác hơn, ông nói.

Ông Biden cho hay Bộ Tư pháp cũng sẽ công bố luật gọi ‘cờ đỏ’ kiểu mẫu cho các bang. Biện pháp này cho phép sĩ quan cảnh sát và các thân nhân kiến nghị tòa án tạm thời tước súng khỏi những người có thể gây nguy hiểm cho bản thân họ hoặc người khác.

Mặc dù ông Biden không thể một mình thông qua luật ‘cờ đỏ’ mà không có sự chuẩn thuận của Quốc hội, nhưng các quan chức chính quyền cho biết mục tiêu của luật mẫu này là giúp các tiểu bang muốn thông qua nó có thể dễ dàng làm được ngay bây giờ. Bộ Tư pháp cũng có kế hoạch công bố một báo cáo toàn diện về buôn bán súng, điều mà họ đã không làm kể từ năm 2000.

“Luật ‘cờ đỏ’ có thể ngăn chặn các tay súng giết người hàng loạt trước khi họ thực thi kế hoạch bạo lực của họ,” ông Biden nói và cho biết ông muốn có một đạo luật ‘cờ đỏ’ quốc gia.

‘Xã hội không an toàn’

Trao đổi với VOA, bà Công Huyền Phương Dung hiện đang làm quản lý dữ liệu tại trường đại học Northern Illinois University, nói bà hoàn toàn ủng hộ việc hạn chế quyền sử dụng súng đạn trong đó có việc cấm các vũ khí có tính sát thương cao và thực hiện kiểm tra lý lịch chặt chẽ.

Bà Dung từng chứng kiến một vụ xả súng hàng loạt ở ngôi trường này vốn cách nơi bà sống không xa hồi năm 2008 khiến cho sáu người chết. May mắn là con gái của bà hôm đó không có mặt tại trường nên thoát nạn, bà cho biết.

“Từ năm 2008 đến giờ nước Mỹ đã có biết bao nhiêu vụ xả súng,” bà đặt vấn đề và đề xuất cấm các vũ khí có thể sát thương nhiều người.

“Cái vũ khí tấn công [assault weapon] là để giết giặc ngoài chiến trường chứ không phải để tự vệ cũng không phải để cho người dân sử dụng. Chỉ trong vài giây là mấy chục người chết,” bà nói.

Ngoài ra, bà yêu cầu tăng cường kiểm tra lý lịch những người sử dụng súng, trong đó cấm những người có tiền sử bạo lực, có vấn đề tâm thần, có vấn đề về cơn giận dữ hay có tiền sử đánh đập vợ con không được mua súng.

Về lập luận quyền sử dụng súng là quyền tự do cá nhân được Tu chính án thứ hai cho phép, bà Dung nói mỗi năm có rất nhiều người chết vì xả súng vì vậy quyền tự do cá nhân để mua súng sát thương cao thành ra ‘không phải là điều đáng xét đến’.

“Lâu lâu lại xảy ra các vụ nổ súng. Con nít đi học ở trường không có an toàn, đi ra đường, đi mua sắm cũng không có an toàn,” bà than phiền.

Về lập luận không nên cấm súng vì ‘chính người sử dụng súng có lỗi chứ bản thân súng đạn không thể giết người’, bà Dung nói nếu súng rất dễ tìm mua được thì những người có ý định giết người lại càng dễ dàng thực hiện ý đồ.

Tuy nhiên, bà cũng nói rằng nước Mỹ không thể nào cấm tất cả các loại súng vì ‘đó là văn hóa của người Mỹ’ nếu cấm hết thì sẽ dẫn đến phản ứng ngược.

Về khả năng Tổng thống Biden không thể thông qua được dự luật kiểm soát súng ở Thượng viện, bà Dung nói bà hy vọng ông sẽ ra các sắc lệnh hành pháp và chờ đến năm 2022 để hy vọng có thế đa số mạnh mẽ ở Thượng Viện thì lúc đó mới có thể thông qua được dự luật này.

‘Nỗi xấu hổ trước quốc tế’

“Chúng ta còn phải đi một chặng đường dài, có vẻ như chúng ta luôn còn một chặng đường dài,” ông Biden nói khi công bố các biện pháp kiểm soát súng từ Nhà Trắng bên cạnh Phó Tổng thống Kamala Harris và thừa nhận những giới hạn của các biện pháp mà ông có thể thực hiện không cần thông qua Quốc hội.

“Bạo lực súng đạn ở đất nước này là dịch bệnh, và đó là nỗi xấu hổ trước quốc tế,” Tổng thống Biden nói.

Các sáng kiến được Tổng thống Biden công bố không tương xứng với mức độ cam kết của ông đối với việc kiểm soát súng đạn trong suốt sự nghiệp của ông, đặc biệt trong thời gian ông làm thượng nghị sĩ. Hồi năm 1993, ông Biden đóng một vai trò then chốt trong việc thông qua Đạo luật phòng chống bạo lực súng ngắn Brady mang tính bước ngoặt. Một năm sau, ông giúp ban hành lệnh cấm 10 năm đối với vũ khí tấn công.

Ông Biden thừa nhận ông không thể làm gì nhiều về vấn đề này nếu không có sự hậu thuẫn của Quốc hội. “Đây mới chỉ là khởi đầu,” ông nói. “Chúng ta còn rất nhiều việc phải làm.”

Hạ viện đã thông qua hai dự luật kiểm soát súng hồi tháng trước, nhưng chúng đang mòn mỏi chờ được thông qua ở Thượng viện khi đối mặt với ngưỡng 60 phiếu cần có để thông qua hầu hết các dự luật, do đó đòi hỏi lá phiếu thuận của ít nhất 10 thượng nghị sĩ phía đảng Cộng hòa.

Ông Biden cũng loan báo đề cử ông David Chipman, một người ủng hộ kiểm soát súng, làm lãnh đạo Cục Rượu bia, Thuốc lá, Súng và Chất nổ. Cục này đã không có giám đốc thường trực kể từ năm 2015.

Chỉ trong hai ngày cuối tuần 3 và 4-8, nước Mỹ phải chứng kiến hai vụ xả súng kinh hoàng cướp đi sinh mạng của 30 người và làm hơn 30 người bị thương. Dù liên tiếp xảy ra những vụ xả súng cướp đi sinh mạng của những người vô tội, tuy nhiên, việc kiểm soát súng đạn cá nhân ở Mỹ là chuyện không đơn giản.

  • Nước Mỹ lại bất an vì súng đạn
  • Trường học ở Mỹ bất an vì súng đạn

Hơn 60 người thương vong trong hai ngày cuối tuần

10h sáng 3- 8, một đối tượng mang theo súng trường đã bất ngờ nã đạn vào những người mua hàng tại siêu thị Wal-Mart ở thành phố El Paso, bang Texas khiến ít nhất 20 người thiệt mạng và 26 người bị thương. Vụ việc xảy ra vào thời điểm có khoảng 1.000 - 3.000 người đang mua sắm. Các nạn nhân của vụ xả súng này chưa được nêu danh tính. Tuy nhiên, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador nói trong đó có ít nhất ba người Mexico.

Hình ảnh hiện trường cho thấy các nạn nhân nằm la liệt ngay tại bãi đỗ xe. Vanessa, một nhân chứng kể rằng: "Tôi nghe thấy những tiếng nổ liên tục. Tôi thấy một người phụ nữ đang cầm hàng hóa rời siêu thị Walmart. Bà ấy gục ngã ngay trên đường tới ôtô của mình. Đó là lúc tôi biết đây không phải tiếng pháo hoa".

Camera ghi lại cảnh Patrick Crusius xả súng trong siêu thị Walmart.

Nhiều nhân chứng cho biết một đứa trẻ đã chạy ra ngoài để cảnh báo mọi người về "một vụ xả súng đang diễn ra trong siêu thị", nhưng không ai để ý vì đứa bé còn quá nhỏ. Một người khác cho biết thủ phạm mặc áo đen và quần rằn ri, "hắn đeo cái gì đó giống tai nghe và mang một khẩu súng trường màu tối. Hắn chĩa súng vào mọi người và bắt đầu khai hỏa bừa bãi. Điều cuối cùng tôi thấy là hắn đã bắn ai đó đang nấp trong góc".

Thủ phạm sau đó đã bị bắt và được xác định là Patrick Crusius, 21 tuổi, đến từ Allen, bang Texas, cách thị trấn El Paso hơn 1.000km. Hắn từng học trường Cao đẳng Collin ở McKinney, bang Texas niên khóa 2017 - 2019. Trước khi gây án khoảng 1 tiếng rưỡi, Crusius đã đăng một bản tuyên bố cho hành vi của mình.

Crusius tốt nghiệp cấp 2 tại trường Plano và từng theo học cấp 3 tại trường phổ thông Liberty một thời gian. Trường cao đẳng Collin cho biết Crusius bắt đầu theo học tại đây từ năm 2017. Collin là một trường công tại McKinney, Texas. Hàng xóm cũ của Crusius, bà Leigh Ann Locascio, mô tả y là một người cực kỳ cô độc. Crusius thường ngồi một mình trên xe buýt tới trường cả thời cấp 2 và cấp 3.

Cảnh sát trưởng El Paso Greg Allen cho biết cảnh sát đang xem xét một bài viết dài 4 trang đăng tải trên mạng trực tuyến, tình nghi do Crusius viết vài ngày trước khi gây án. Theo đó bài viết này dường như chịu ảnh hưởng của tuyên bố từ kẻ bắn giết ở nhà thờ Christchurch, New Zealand hồi tháng 3 năm nay, khiến hơn 50 người thiệt mạng.

Tác giả của bài viết kêu gọi tấn công vào trung tâm thương mại Walmart "nhằm trả đũa sự xâm lăng của những người gốc Mỹ Latinh ở Texas", đồng thời bày tỏ những quan điểm cực hữu. Công ty Facebook hiện đã cho xóa tài khoản Facebook và Instagram mang tên Patrick Crusius.

Thống đốc bang Texas Greg Abbott cho rằng vụ tấn công dường như là hành vi phạm tội vì động cơ thù hằn. "Chúng tôi sẽ truy tố cả hành vi giết người và tội ác mang động cơ thù ghét. Đó chính xác là những gì đã xảy ra", Abbott nói.

Tổng thống Donald Trump đã lên án vụ xả súng là hành vi hèn nhát đồng thời nhấn mạnh “nước Mỹ cần phải hành động nhiều hơn nữa để ngăn chặn tình trạng bạo lực súng đạn”.

Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ xả súng tại siêu thị Walmart.

Nhưng, chỉ 13 tiếng đồng hồ sau vụ xả súng đẫm máu tại thành phố El Paso, rạng sáng 4-8, một vụ xả súng nữa lại xảy ra bên ngoài quán bar Ned Peppers trên phố East 5th thuộc quận Oregon của thành phố Dayton, bang Ohio làm 10 người chết và ít nhất 16 người bị thương. Theo một nhân chứng, kẻ xả súng đã lớn tiếng tuyên bố về "cuộc cách mạng của game thủ" trong lúc ra tay tàn sát.

AFP dẫn lời người phát ngôn Sở Cảnh sát TP. Dayton, Matt Carper cho biết khi đó cảnh sát đang tuần tra trên đường nên nhanh chóng tiếp cận hiện trường và tiêu diệt thủ phạm. Đối tượng này sử dụng một khẩu súng dài và hiện vẫn chưa rõ động cơ. Cảnh sát đã xác định được nghi phạm là Connor Betts và trong số người bị bắn có cả em gái của hắn.

Vì sao nước Mỹ loay hoay với việc kiểm soát súng đạn?

Không một quốc gia phát triển nào trên thế giới lại phải đối mặt với mức độ bạo lực súng đạn cao như Mỹ. Tháng 6- 2018, Viện Nghiên cứu quốc tế và phát triển có trụ sở tại thành phố Geneve [Thụy Sĩ] công bố một báo cáo từ kết quả tổng hợp và phân tích dữ liệu của 133 nước và vùng lãnh thổ cho thấy nước Mỹ chỉ chiếm 4% dân số thế giới, nhưng lại sở hữu tới 40% số lượng súng đạn trên toàn cầu.

Theo đó, thế giới hiện có hơn 1 tỷ khẩu súng, nhưng có tới 857 triệu khẩu [tương đương 85%] trong số này thuộc sở hữu dân thường, phần còn lại phiên chế trong các lực lượng vũ trang [133 triệu khẩu - 13%] và nhân viên bảo vệ pháp luật [2%]. Trong số này, người dân Mỹ sở hữu tới hơn 300 triệu khẩu súng, nhiều hơn tổng số vũ khí nóng của người dân tại 25 nước đứng sau Mỹ trong danh sách này cộng lại.

Nghi phạm Patrick Crusius.

Mỗi năm, những người Mỹ mua khoảng 14 triệu khẩu súng mới sản xuất trong nước và súng nhập khẩu. Mặt trái của việc người dân sở hữu quá nhiều súng đạn là hàng loạt vụ xả súng xảy ra trong những năm gần đây. Vụ xả súng hôm 3-8 tại El Paso là một trong những vụ khiến nhiều người chết nhất kể từ năm 1966 tới nay.

Theo thống kê của nhóm vận động kiểm soát súng đạn "Everytown for Gun Safety", trong thời gian 8 năm [2009- 2017], Mỹ xảy ra ít nhất 173 vụ xả súng lớn [cướp đi sinh mạng của ít nhất 4 người], khiến hơn 1.000 người thiệt mạng.

Vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đại xảy ra ngày 1-10-2017, Stephen Paddock, 64 tuổi, đã xả súng từ trên tầng 32 của Khách sạn Mandalay Bay Resort and Casino vào đám đông hơn 20.000 người đang tham dự một lễ hội âm nhạc ở khu vực trung tâm thành phố Las Vegas thuộc bang Nevada làm 58 người đã thiệt mạng và hơn 500 người bị thương.

Sau vụ xả súng tại một trường học ở bang Florida, cướp đi sinh mạng của 17 người hồi tháng 2-2018, Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh tăng tuổi tối thiểu được phép mua súng trường và siết chặt kiểm soát những người mua loại vũ khí này. Cuối tháng 2- 2019, Hạ viện Mỹ thông qua hai dự luật liên quan đến kiểm soát súng đạn.

Dự luật an toàn súng đạn quy mô lớn, cho phép mở rộng việc kiểm tra lý lịch đối với gần như mọi trường hợp mua bán súng, bao gồm cả các vụ mua vũ khí tại các cuộc trưng bày vũ khí, qua internet. Dự luật H.R.1112, quy định kéo dài thời gian xem xét kiểm tra thông tin đối với hoạt động mua bán súng đạn. Trong đó đề xuất sẽ kéo dài thời gian xem xét ban đầu để kiểm tra thông tin về hoạt động mua bán súng đạn từ 3 đến 10 ngày.

Tuy nhiên, ngày 20- 6-2019, Thượng viện Mỹ đã bác bỏ cả 4 đề xuất hạn chế súng đạn do hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đưa ra. Đây cũng là minh chứng cho thấy các nhà lập pháp Mỹ đều thống nhất cần phải làm gì đó để giải quyết một vấn đề quan trọng đối với đất nước, tuy nhiên, họ lại không thể tìm ra cách thức hiện thực hóa điều này.

Nhân viên Walmart chưa hết kinh hoàng sau khi chứng kiến cảnh xả súng.

Các biện pháp kiểm soát súng đều không đủ số phiếu cho thấy sức mạnh chính trị của phe ủng hộ quyền sử dụng súng đạn ở Quốc hội và Hiệp hội súng trường quốc gia [NRA]. Nhiều năm qua, NRA phản đối hầu hết các đề xuất tăng cường quy định kiểm soát súng và đứng sau các nỗ lực ở cấp độ Liên bang và Tiểu bang nhằm giảm bớt các hạn chế trong việc sở hữu súng đạn.

Tổng ngân sách hàng năm của NRA là khoảng 250 triệu USD, được phân bổ cho các chương trình giáo dục, súng đạn, chương trình hội viên, học bổng, vận động các nhà lập pháp và các nỗ lực liên quan. Tuy nhiên, NRA đã nổi tiếng là thế lực có thể can thiệp vào những chính sách liên quan tới việc sở hữu súng đạn ở Mỹ.

Ngọc Trang [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề