Tại sao nước tiểu có màu vàng đục

Màu sắc của nước tiểu cũng là một tín hiệu chỉ điểm tình trạng sức khỏe cơ thể. Thông thường nước tiểu có màu vàng nhạt, vậy khi nước tiểu có màu vàng đậm sẽ cảnh báo điều gì?

1. Nước tiểu có màu vàng đậm cảnh báo điều gì?

Khi xuất hiện dấu hiệu nước tiểu màu vàng đậm, đó có thể là dấu hiệu những bệnh lý sau đây:

Viêm nhiễm đường tiết niệu: Ở trạng thái bình thường, nước tiểu có màu vàng nhạt. Khi gặp những vấn đề về đường tiết niệu như viêm nhiễm, nhiễm nấm, tổn thương đường tiết niệu… thì nước tiểu sẽ đậm màu hơn. Nhiều trường hợp nước tiểu đục do dịch mủ hoặc lẫn máu trong nước tiểu. Viêm đường tiết niệu thường xảy ra với nữ nhiều hơn nam giới.

Màu sắc nước tiểu cũng chỉ điểm tình trạng sức khỏe của bạn

Bệnh vàng da tan máu: Các bệnh lý như sốt rét, nhiễm cầu khuẩn, nhiễm độc… có thể khiến số lượng hồng cầu bị phá hủy tăng bất thường, giải phóng 1 lượng lớn Bilirubin vào máu làm gia tăng nồng độ Bilirubin trong máu. Thận sẽ hoạt động để thanh thải bớt lượng Bilirubin đó gây nên tình trạng nước tiểu sẫm màu.

Cơ thể bị thiếu nước: Lượng nước cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt hoặc do bị mất nước sẽ khiến lượng nước tiểu sẽ ít đi và sậm màu hơn. Trong trường hợp này, chỉ cần uống đủ lượng nước cần thiết thì tình trạng nước tiểu sậm màu sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Bệnh thiếu máu: Một số bệnh lý gây thiếu máu cũng sẽ khiến cho các tế bào hồng cầu bị phá hủy với số lượng lớn, có thể khiến nước tiểu có màu vàng đậm, thậm chí có màu đỏ, lẫn máu. Đây là tình trạng nghiêm trọng, cần được điều trị kịp thời.

Các bệnh lý gan mật: Ở các bệnh lý về gan với tình trạng suy giảm chức năng gan bao gồm: Viêm gan virus, gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu, xơ gan, ung thư gan… gây nên tình trạng nước tiểu màu vàng đậm. Nguyên nhân xuất phát từ việc suy giảm chuyển hóa Bilirubin tại gan khiến nồng độ chất này trong máu tăng cao.

Ăn thức ăn có màu đậm: Tình trạng nước tiểu có màu sắc khác thường cũng có thể xảy ra nếu sử dụng các loại thực phẩm có màu sắc đậm như củ dền, trái mâm xôi,…

Hội chứng Porphyria: Đây là một dạng rối loạn di truyền hiếm gặp, liên quan đến sự khiếm khuyết trong tổng hợp Hemoglobin hình thành hồng cầu trong máu. Những triệu chứng thường đi kèm với nước tiểu đậm màu đó là đau bụng, dễ bị kích ứng bởi ánh sáng, tổn thương ở thần kinh, động kinh.

Các bệnh lý ung thư: Ở nhiều trường hợp nghiêm trọng, nước tiểu đậm màu là dấu hiệu cảnh báo những loại bệnh ung thư bao gồm: ung thư thận, tuyến tụy, bàng quang, tuyến tiền liệt.

Nước tiểu có màu vàng đậm là triệu chứng điển hình của bệnh lý gan mật

2. Nước tiểu có màu vàng đậm cần làm gì?

Khi nhận thấy nước tiểu có màu vàng đậm kéo dài, theo dõi không phải nguyên nhân do sử dụng thức ăn có màu đậm, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phương pháp khắc phục hiệu quả.

Nếu nguyên nhân do bệnh ký, người bệnh cần chủ động tích cực điều trị kịp thời, tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tăng cường vận động thể dục thể thao vừa sức và lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Nước tiểu của con người là chất thải của các dạng trao đổi chất trong cơ thể được thận bài thải ra ngoài. Thành phần trong nước tiểu có thể ảnh hưởng tới màu sắc và độ trong suốt của nó.

Nước tiểu đục có thể do bệnh tật gây nên, cũng có thể là một hiện tượng sinh lý, phải quan sát tỉ mỉ quá trình thay đổi của nước tiểu mới phán đoán được chính xác.

1. Nước tiểu mới bài tiết ra thì trong, để một thời gian thì đục

Nước tiểu của người bình thường khi mới thì trong suốt có màu vàng nhạt hoặc không màu. Nhưng để một thời gian không lâu, các loại muối trong đó, như muối của axit uric, muối của axit photphoric, muối của axit cacbonic….sẽ bị kết tinh, tách ra, tạo thành phần lắng xuống dưới có màu trắng. Thường các chất cặn nước tiểu ở trong bô hoặc bồn xí đều là các loại muối này tích tụ lại mà thành. Tình trạng đó là một  hiện tượng sinh lý, không phải là một trạng thái bệnh lý.

2. Đái ra nước tiểu đục

 2.1. Nước tiểu có màu sữa:

Có màu trắng như sữa bò, có trường hợp còn có cục ngưng tụ nhỏ đông dính. Nếu nước tiểu có màu trắng sữa tức là bị bệnh ở tuyến limpho. Dịch limpho trong hệ thống limpho của cơ thể có nhiều mỡ, do bệnh phát sinh ở một bộ phận nào đó gây ách tắc, sẽ không chảy trở về được mà trào ra ngoài hệ limpho đi vào hệ thống tiết niệu rồi bài tiết ra ngoài, từ đó tạo ra những hạt đục nhỏ, lơ lửng trong nước tiểu, làm nước tiểu bị sữa hóa có màu trắng sữa. Đó là trạng thái bệnh cần phải đến bác sĩ kiểm tra.

 2.2. Nước tiểu có mủ:

Khi chất đục trong nước tiểu có nhiều tế bào bạch cầu và các mảnh vụn của tổ chức bị viêm thì nước tiểu có màu đục trắng. Phần nhiều là viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra, thường kèm theo hiện tượng đi đái nhiều lần, đi đái vội vàng và đi đái đau…

 2.3. Đái ra nước tiểu trong, nhưng sau khi tiểu có vài giọt nước tiểu đục rỉ ra

Hiện tượng này chỉ gặp ở nam giới, suốt thời gian đái nước tiểu trong nhưng đến cuối cùng có vài giọt nước tiểu đục rỉ ra. Điều này phải dùng kết cấu giải phẫu hệ thống sinh dục tiết niệu của nam giới để giải thích.

Hai bên phía cuối niệu đạo của nam giới có tuyến tiền liệt và túi tinh, cửa ra của hai bộ phận này giao hội nhau ở gần bàng quang và niệu đạo. Do đó khi bài tiết nước tiểu, cơ bàng quang co lại, đặc biệt là thời gian cuối bài tiết dễ chèn ép vào túi tinh và tiền liệt tuyến , khiến các chất tiết ra ở túi tinh và tiền liệt tuyến cũng bị ép ra một chút, mấy giọt nước đục ở cuối tiểu tiện chính là hỗn hợp của nước tiểu, dịch tiền liệt tuyến và tinh dịch.

Khi xuất hiện hiện tượng này, phần lớn là hiện tượng sinh lý, đặc biệt dẽ xuất hiện sau khi nam giới bị hưng phấn. Có một ít trường hợp khi túi tinh và tuyến tiền liệt bị viêm, cũng dễ bị bàng quang co bóp kích thích hơn và làm chảy ra một ít chất tiết từ túi tinh và tuyến tiền liệt. Đó là trạng thái bệnh cần phải kiểm tra.

Như vậy, nước tiểu đục có thể là hiện tượng sinh lý, cũng có thể là hiện tượng bệnh lý. Nếu quan sát kĩ lưỡng toàn bộ quá trình, cung cấp thông tin toàn diện, chính xác, sẽ có tác dụng bổ trợ cho việc chẩn đoán, cũng có thể làm cho bệnh nhân giảm bớt lo sợ. Nếu không, chỉ nói nước tiểu đục đã chẩn đoán thì dễ dẫn đến kết luận sai và phải làm nhiều xét nghiệm không cần thiết, lãng phí thời gian, tiền bạc.

Sưu tầm

*Tìm hiểu thêm: 10 Dấu hiệu của bệnh Thận

Được thành lập từ năm 1998, Phòng khám Binh Minh đã phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu như: Tim mạch, Thần kinh, Tiêu hoá, Gan mật, Nội tiết -Tiểu đường, Thận tiết niệu, Nam khoa, Phụ sản, Cơ xương khớp, Tai mũi họng...

Trong chuyên khoa Thận - Tiết niệu, P.Giáo sư, Bác sĩ, Tiến sĩ  Đỗ Gia Tuyển , Trưởng khoa Thận - Tiết niệu, bệnh viện Bạch Mai; Phó trưởng Bộ môn Nội tổng hợp, Trưởng phân Môn Thận-tiết niệu, trường Đại học Y Hà Nội đang tham gia khám chữa bệnh tại Phòng khám Binh Minh vào sáng Thứ Bảy hàng tuần.

Video liên quan

Chủ Đề