Tại sao cổ phiếu masan giảm

Ảnh: Internet. CTCP Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) vừa công bố BCTC hợp nhất năm 2020 đã kiểm toán. 

Theo đó, Masan Group trong năm 2020 ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất 77.218 tỷ đồng và lãi ròng hơn 1.395 tỷ đồng. 

Dù vậy, điểm đáng chú ý đến từ việc vốn chủ sở hữu Masan Group tại ngày 31/12/2020 giảm 51,7% (tức giảm 26.858 tỷ đồng) xuống 25.030 tỷ đồng. Bóc tách các con số, có thể thấy vốn chủ sở hữu Masan Group giảm mạnh do công ty ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm 25.201 tỷ đồng. 

Thuyết minh báo cáo tài chính về khoản lỗ này cho hay, Masan Group trong tháng 6 và tháng 8/2020 đã mua 14,8% vốn chủ sở hữu của CTCP The CrownX từ bên thứ ba với tổng số tiền gần 23.692,2 tỷ đồng. Sau khi mua lại, lợi ích kinh tế của Masan Group trong CrownX tăng từ 70% lên 84,8%. Tuy nhiên, việc tài sản ghi nhận chỉ là 1.672 tỷ đồng đã dẫn tới khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm 22.020 tỷ đồng của Masan Group. 

Bên cạnh đó, Masan Group còn ghi giảm 4.696 tỷ đồng vào lãi sau thuế chưa phân phối liên quan đến giao dịch mua thêm cổ phần của CTCP Phát triển và Thương mại Dịch vụ VCM từ 58,6% lên 80,1%.  

Ngoài ra, tập đoàn còn thực hiện một loạt giao dịch khác ảnh hưởng tới hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, như: Giao dịch tăng sở hữu tại Masan MeatLife, tăng sở hữu tại công ty Hàng tiêu dùng Masan (MSC), tăng sở hữu tại CTCP Vinacafé Biên Hòa,....

Dù vốn chủ sở hữu giảm, nhưng tổng nguồn vốn Masan Group tại ngày 31/12/2020 vẫn tăng 18,9% lên hơn 115.736 tỷ đồng. Nguyên nhân do nợ phải trả tăng gấp gần 2 lần lên 90.706 tỷ, chủ yếu đến từ việc tăng các khoản vay nợ tài chính, các trái phiếu đảm bảo và không đảm bảo. Tính ra, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của Masan Group là 3,6 lần, tăng mạnh so với con số 0,8 lần vào cuối năm 2019).

CrownX (hoạt động từ ngày 27/6/2020) được hình thành từ việc hợp nhất giữa CTCP Phát triển và Thương mại Dịch vụ VCM và Công ty TNHH MasanConsumerHoldings. Đây là công ty sở hữu 85,71% cổ phần Công ty Masan Consumer Holdings (MCH) và 83,74% cổ phần của Công ty Dịch vụ Thương mại VinCommerce. 

Ở diễn biến đồng thời, Masan Group đã công bố kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2021 vào ngày 1/4 tại Sapa, tỉnh Lào Cai.

Theo đó, tập đoàn dự kiến trình mục tiêu doanh thu thuần năm 2021 là 92.000 - 102.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông vào mức 2.500 - 4.000 tỷ đồng. Như vậy, năm 2021 doanh nghiệp dự kiến doanh thu tăng 19-32%, lợi nhuận tăng 102,5-224% so với năm 2020.

Chốt phiên giao dịch 12/3, thị giá MSN đạt 87.300 đồng/cổ phiếu, đi ngang ở mức tham chiếu.

CTCP Tập đoàn Masan (mã MSN) vừa phê duyệt phương án phát hành 2 trái phiếu ra công chúng với tổng mệnh giá 4.000 tỷ đồng. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có bảo đảm.

Theo thông tin được công bố, 2 lô trái phiếu vừa được Masan phát hành có mã MSNH2328001MSNH2328002 với giá trị mỗi trái phiếu là 2.000 tỷ đồng.

Các trái phiếu này đều có kỳ hạn 60 tháng (5 năm) kể từ ngày phát hành với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu. Dự kiến 2 lô trái phiếu này sẽ được phát hành tương ứng trong quý 1/2023 và quý 2/2023.

Tại sao cổ phiếu masan giảm

Lãi suất của trái phiếu thả nổi, bằng tổng của 4,1%/năm cộng với lãi suất tham chiếu (hiện khoảng 6,4%/năm). Như vậy, lãi suất của các khoản trái phiếu doanh nghiệp do Masan phát hành ra công chúng đợt này sẽ khoảng hơn 10%/năm. Mức lãi suất này cao hơn nhiều so với mức lãi suất của nhiều lô trái phiếu Masan phát hành trước đó.

Mục đích chào bán nhằm tăng cường tiềm lực tài chính cho doanh nghiệp và để huy động nguồn vốn với chi phí hợp lý trên thị trường hiện nay. Đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn phát sinh từ hoạt động kinh doanh, cơ cấu lại các khoản nợ, cụ thể là thanh toán một phần hoặc toàn bộ khoản gốc đến hạn của các phái phiếu đã phát hành trước đó.

Vào cuối tháng 9/2022, Masan cũng đã huy động thành công 2 lô trái phiếu kỳ hạn 5 năm với tổng trị giá 1.500 tỷ đồng với mức lãi suất 2 kỳ đầu cố định 9,5%/năm.

Tính đến thời điểm hiện tại, dư nợ trái phiếu của công ty mẹ Masan Group là 19.500 tỷ đồng. Trong số trái phiếu kể trên, có 14.000 tỷ đồng sẽ đáo hạn thanh toán vào tháng 3 và tháng 8/2023, 4.000 tỷ đồng đáo hạn vào tháng 1/2024. Đặc biệt, Masan Group đang có khoản nợ hơn 15.000 tỷ trái phiếu không có đảm bảo.

Masan hiện chưa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022. Về kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2022, Masan đạt doanh thu thuần hợp nhất 36.023 tỷ đồng, giảm 12,5% so với mức 41.196 tỷ đồng ở cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.110 tỷ đồng, tăng trưởng 122,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi ròng đạt 2.577 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2022.

Kế hoạch năm 2022 của Masan là đạt tổng doanh thu 90.000 - 10.0000 tỷ đồng, tăng 1,5% - 12,8% so với thực hiện 2021. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 6.900 - 8.500 tỷ đồng, giảm từ 15,8% - 31,6% so với cùng kỳ năm trước.