Tại sao các phong trào khởi nghĩa thất bại

Những câu hỏi liên quan

Vì sao các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần chống quân xâm lược Minh lại thất bại?     

A. Do nhà Trần đã suy sụp và nhân dân không muốn tầng lớp quý tộc nhà Trần tiếp tục lãnh đạo đất nước.  

B. Do sự mất đoàn kết của những người lãnh đạo, không tập hợp được đông đảo nhân dân cả nước tham gia.     

C. Những người lãnh đạo bất tài.     

D. Có người tạo phản, bán đứng cuộc khởi nghĩa.

Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương

Nêu nguyên nhân thất bại của Phong trào Cần Vương

Phong trào Cần Vương là một trong những phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược do Tôn Thất Thuyết lãnh đạo. Vậy tại sao phong trào Cần Vương thất bại? Sau đây là chi tiết nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương, Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn cùng tìm hiểu.

  • Top 9 mẫu phân tích bài thơ Quê hương lớp 8

Phong trào Cần Vương là một mốc son về tinh thần yêu nước cuối thế kỷ XIX, tuy thất bại nhưng đã tô thắm thêm truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam.

1. Vì sao phong trào Cần vương thất bại Trắc nghiệm

A. Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ.

B. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.

C. Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh.

D. Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo

Đáp án: D. Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo

2. Nguyên nhân thất bại của Phong trào Cần Vương

Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương:

Tính chất địa phương: Phong trào Cần Vương thất bại có nguyên nhân đến từ sự kháng cự chỉ có tính chất địa phương. Các lãnh đạo của phong trào chỉ có uy tín tại địa phương nơi xuất thân, khi họ bị bắt hoặc giết thì nghĩa quân đầu hàng hoặc giải tán.

Thiếu sự quy tụ và đường lối lãnh đạo: Phong trào Cần Vương vẫn chưa hội tụ và tập hợp được thành một khối thống nhất; chưa có phương hướng hoạt động cũng như đường lối chiến lược rõ ràng đủ mạnh để chống Pháp.

Quan hệ với nhân dân: Các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương không lấy được sự tin tưởng từ nhân dân bởi gốc rễ chưa xuất phát từ nông dân. Các đạo quân còn đi cướp bóc của dân chúng.

Mâu thuẫn với tôn giáo: Việc xung đột với Công giáo của quân Cần Vương buộc nhiều giáo dân phải tự vệ bằng cách kết nối thông đồng với thực dân Pháp. Theo thống kê của người Pháp cho biết, có hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương giết hại.

Mâu thuẫn sắc tộc: Sự sai lầm trong chính sách sa thải các quan chức Việt, cho dân tộc thiểu số quyền tự trị khiến các sắc dân này đã đứng về phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi. Các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương. Họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả.

Vũ khí: Với vũ khí tự túc, thô sơ, quân Cần Vương khó mà đối đầu với vũ khí hiện đại của quân đội Pháp.

Lực lượng chênh lệch: Lực lượng của phong trào Cần Vương quá chênh lệch so với đội quân hùng mạnh của Pháp. Họ chỉ có thể tấn công vào những chỗ yếu, sơ hở của địch; không đủ khả năng thực hiện chiến tranh trực diện với lực lượng của địch.

Tinh thần chiến đấu: Ngoại trừ một số thủ lĩnh có tinh thần chiến đấu đến cùng và hi sinh vì nước, không ít thủ lĩnh quân khởi nghĩa nhanh chóng buông vũ khí đầu hàng khi tương quan lực lượng bắt đầu bất lợi. Vì vậy mới khiến phong trào nhanh chóng suy yếu và tan rã.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

2. Lý giải vì sao phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta mặc dù diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại. Bài học lịch sử được rút ra từ các phong trào là gì?


Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta mặc dù diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại vì: Các cuộc khởi nghĩa không phát triển rộng trên toàn dân, chỉ diễn ra một số nơi lẻ tẻ nên không tập hợp được sức mạnh đoàn kết của nhân dân, đa số các cuộc khởi nghĩa đều mang tính tự phác. Ngoài ra, sự lãnh đạo của các cuộc khởi nghĩa còn non kém, so sánh lực lượng và vũ khí chúng ta đều thua kém và lạc hậu hơn...

Bài học lịch sử được rút ra từ các phong trào là:

  • Phải có sự liên kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân yêu nước
  • Phải có đường lối đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh
  • Các phong trào yêu nước phải luôn ở thế chủ động và tự giác...


Câu hỏi: Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV

A. Chưa có một lãnh tụ đủ sức tập hợp toàn dân

B. Nội bộ những người lãnh đạo có mâu thuẫn

C. Thiếu sự liên kết, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa để tạo nên một phong trào chung

D. Tất cả các ý trên đúng

Lời giải:

Đáp án: D. Tất cả các ý trên đúng

Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV chủ yếu dựa trên các yếu tố:

- Chưa có một lãnh tụ đủ sức tập hợp toàn dân

- Nội bộ những người lãnh đạo có mâu thuẫn

- Thiếu sự liên kết, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa để tạo nên một phong trào chung

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về các cuộc kháng chiến ở thế kỷ XV tại Việt Nam nhé!

1. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ

Tháng 11 - 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh đã huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn quân cùng với hàng chục vạn dân phu, do tướng Trương Phụ cầm đầu, chia làm hai cánh tràn vào biên giới nước ta.

Quân Minh lần lượt đánh bại quân nhà Hồ ở một số địa điểm thuộc Lạng Sơn. Hồ Quý Ly phải lui về đóng ở bờ nam sông Nhị [sông Hồng], lấy thành Đa Bang [Ba Vì, Hà Nội] làm trung tâm phòng ngự.

Ngày 22 - 1 - 1407, sau khi đánh bại quân nhà Hồ ở Đa Bang, quân Minh đánh chiếm Đông Đô [Thăng Long]. Quân nhà Hồ phải lui về cố thủ ở thành Tây Đô.

Tháng 4 -1407, quân Minh tấn công vào Tây Đồ, Hồ Quý Ly chạy vào Hà Tĩnh và bị bắt vào cuối tháng 6 - 1407.

* Nguyên nhân thất bại của nhà Hồ:

- Không đoàn kết được sức dân để tạo nên một cuộc chiến tranh nhân dân.

- Những chính sách của nhà Hồ không hợp lòng dân.

- Đường lối kháng chiến của nhà Hồ thiên về phòng thủ, bị động.

2. Chính sách cai trị của nhà Minh

* Chính trị: Xoá bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao Chỉ sát nhập vào Trung Quốc.

* Kinh tế:

- Đặt hàng trăm thứ thuế.

- Bắt phụ nữ, trẻ em đưa về Trung Quốc làm nô tì.

* Văn hoá:

- Thi hành chính sách đồng hoá, ngu dân.

- Bắt dân ta phải bỏ phong tục, tập quán theo phong tục của người Trung Quốc.

- Tiêu hủy sách quý, mang về nhà Trung Quốc nhiều sách có giá trị.

3. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần

a. Khởi nghĩa Trần Ngỗi [1407 -1409]

- Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi [1407 - 1409]

- Trần Ngỗi là con vua Trần, tháng 10/1407 tự xưng là Giản Định Hoàng đế.

- Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng.

- 12/1408, nghĩa quân đánh tan quân Minh ở Bô Cô [Nam Định]

- Sau chiến thắng Bô Cô, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, cuộc khởi nghĩa tan rã dần.

b. Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng[1409 - 1414]

- Năm 1409 Trần QúyKhoáng lên ngôi lấy niên hiệu là Trùng Quang Đế, phát động khởi nghĩa.

- Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng từ Thanh Hóa đến Hóa Châu.

- Năm 1411, quân Minh tăng viện, tấn công vào Thanh Hóa, nghĩa quân phải rút vào Thuận Hóa.

- Năm 1413, quân Minh tấn công Thuận Hóa, nghĩa quân tan rã dần, các thủ lĩnh Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dụ lần lượt bị bắt,cuộc khởi nghĩa thất bại.

* Ý nghĩa lịch sử của 2 cuộc khởi nghĩa:

- Hai cuộc khởi nghĩa kết thúc và đem lại nhiều thất vọng và tổn thất. Riêngkhởi nghĩa Trần Quý Khoáng [1409-1414] kết thúc nhưng lại xảy ra 1 cuộc chiến tranh nữa là đặng dung và nguyễn cảnh dị lãnh đạo.

- Có thể thấy mặc dù thất bại, nhưng 2 cuộc khởi nghĩa trên đã thể hiện được chiến đấu tự cường, không hề khuất phục trước bọn xâm lược, tạo đà tiếp nối cho các cuộc khởi nghĩa lớn mạnh sau này.

* Nguyên nhân thất bại:

- Các cuộc khởi nghĩa thiếu liên kết, chưa có sự phối hợp để tạo nên một phong trào chung, thống nhất.

- Nội bộ những người lãnh đạo mâu thuẫn, thiếu đoàn kết với nhau làm cho sức chiến đấu của cuộc khởi nghĩa suy yếu.

- Thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn soi đường.

Video liên quan

Chủ Đề